Cập nhật nội dung chi tiết về 8 Điều Cần Phải Biết Về Bát Hương Đồ Thờ Cúng mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Bát hương là gì?
là một trong những đồ thờ cúng quan trọng trên bàn thờ. Bát hương là nơi kết nối tâm linh giữa dương gian và âm thế, là nơi cầu khấn thần phật, tổ tiên hay tưởng nhớ những người đã khuất.
Việc lựa chọn kích thước, màu sắc là một phần quan trọng trong việc lựa chọn bát hương như thế nào cho tốt, bởi điều này có thể ảnh hưởng tới sự thịnh vượng, công danh sự nghiệp, hậu thế. Bởi vậy việc lựa chọn bát hương hoặc bốc bát hương không thể qua loa mà cần phải có kiến thức chuẩn.
2. Bát hương có những loại nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, chất liệu bát hương khác nhau như: Bát hương bằng đồng, bát hương vàng, bát hương bằng gỗ, bát hương bằng đá .v.v.. tuy nhiên được sử dụng nhiều nhất vẫn là bát hương bằng gốm sứ. Bởi trên hết là về họa tiết, màu sắc của bát hương sứ được chế tác tính xảo, tỉ mỉ với màu men đa dạng, độc đáo nhìn rất vào mắt, có sức sống và điều mà nhiều người quan tâm nhất là bát hương gốm sứ thuộc mệnh thổ, hợp phong thủy khi bài trí trên ban thờ (Với bát hương gốm sứ thuộc hành thổ, đảm bảo yếu tố ngũ hành trên ban thờ).
Đi sâu vào bát hương sứ thì còn được chia thành các kiểu khác nhau với giá bát hương cũng khác nhau: Bát hương sứ in họa tiết chìm, bát hương sứ đắp nổi, bát hương sứ dát vàng, bát hương me cổ.
2.1. Bát hương sứ in họa tiết chìm
Thường là các dòng bát hương in chìm giá rẻ bởi được sản xuất nhanh, đơn giản, dễ làm, dễ thao tác từ khâu tinh luyện đất cho đến in họa tiết lên trên sản phẩm. Các thao tác không quá phức tạp, tiết kiệm thời gian nên có giá trị tối ưu hơn so với cả dòng bát hương sứ khác.
2.2. Bát hương sứ đắp nổi
Với dòng bát hương đắp nổi còn phải chia ra dòng trung cấp và dòng cao cấp. Dựa vào mỗi bài men, họa tiết, màu sắc mà bat huong đắp nổi sẽ có sự khác nhau về giá thành cũng như độ thẩm mỹ. Hiện nay bát hương men rạn đắp nổi được sử dụng nhiều hơn hẳn các dòng đắp nổi thông thường, bát hương sứ men rạn được đánh giá cao cấp, đẹp nhất, khó làm nhất từ trước đến nay là bát hương men rạn gạo nếp. Điểm nổi trội của rạn gạo nếp với: Đường rạn sắc nét chảy đều trên từng mạch sứ, nét rạn đậm, rõ ràng, nét canh bong (nét chìm nổi họa tiết) được chế tác tỉ mỉ, tinh xảo, lơ màu họ tiết đều tay, tạo nên hồn cho bát hương sứ men rạn gạo nếp.
2.3. Bát hương sứ dát vàng
Bát hương sứ men Rạn Gạo Nếp dát vàng – chúng tôi
Đúng như tên gọi, bát hương đẹp dát vàng thể hiện sự quyền quý, cao sang. Với gia chủ sử dụng đồ thờ cúng dát vàng thì thường sẽ bài trí cả một bộ trên ban thờ chứ không chỉ riêng bát hương sứ dát vàng. Bởi về mặt thẩm mỹ sẽ mang tới sự đồng điệu, nhất quán bởi bát hương sứ dát vàng có độ tương phản mạnh, nên khi bài trí đồ thờ cúng lệch tông sẽ làm cho không gian thờ cúng tâm linh có cảm giác xáo trộn, lộn xộn không đạt tính thẩm mỹ
Bát hương men Hoàng Lưu Ly – Gốm sứ Hải Long Bát hương men Rạn Bóng Suối Nguồn – Gốm sứ Hải Long Bát hương men rạn gạo nếp – Gốm sứ Hải Long Bát hương men Ngọc Lục Bảo – Gốm sứ HL
2.4. Bát hương Bát Tràng men cổ
3. Chọn Bát Hương kích cỡ như nào cho hợp phong thủy?
Phần lớn, kích cỡ bát hương thường được chọn theo thước lỗ ban 39 cm (Trên thước lỗ ban, kích cỡ vào ô đỏ được gọi là số đẹp, chọn đồ thờ nên chọn kích cỡ số đẹp. Nguyên tắc chọn số trên thước lỗ ban là ĐEN BỎ – ĐỎ DÙNG). Mỗi kích cỡ sẽ ứng với một cung nhất định, mỗi cung mang một ý nghĩa khác nhau, hay cùng tìm hiểu nên chọn bát hương kích cỡ như nào cho tốt bên dưới:
*Lưu ý: Kích cỡ Bát hương được tính bằng đường kính miệng. Bát hương 16, 18 được lựa chọn nhiều nhất cho ban thờ nhỏ, ban thờ thần tài bởi trước hết là hợp phong thủy, sau là kích cỡ vừa tầm hợp thẩm mỹ.
Với bàn thờ nhỏ, bàn thờ thần tài thì thường sử dụng bát hương bé
Bát hương 11 cm (Cung Vượng – Thêm Phúc): Phúc lộc dồi dào
Bát hương 14 cm (Cung Khổ – Kiếp Tài): Bị cướp của (Đây là cung xấu nên tránh dùng, bởi lẽ do kích thước ban thờ thần tài thường là cỡ nhỏ, nhiều người không để ý điều này nên lựa chọn bát hương không hợp phong thủy)
Bát hương 16 cm (Cung Nghĩa – Đại Cát): Nhiều điều may mắn, thuận lợi.
Bát hương 18 cm (Cung Nghĩa – Lợi Ích): Gặp nhiều điều có lợi trong phát triển công danh, sự nghiệp
Với ban thờ cỡ lớn, ban thờ tổ, ban thờ gia tiên thì sử dụng bát hương cỡ to:
Những kích thước đẹp cho bộ đồ thờ cúng (tô đỏ) hoặc Quý đọc giả có thể tải ứng dụng thước lỗ ban bên dưới:
Bát hương 20 cm (Cung Quan – Phú Quý): Giàu có, danh vọng
Bát hương 22 cm (Cung Quan – Tài Lộc): Của cải, tài lộc tăng lên nhanh chóng
Bát hương 24 cm (Cung Tử – Ly Hương): Xa quê hương
Bát hương 28 cm (Cung Hưng – Đăng khoa): Con cái học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt
Bát hương 30 cm (Cung Hưng – Thêm đinh): Có thêm con trai.
4. Những điều cần phải biết khi bài trí bát hương
4.1 Cách đặt bát hương
Bát hương nên đặt chính giữa ban thờ, trong thời gian 1 năm không được tác động, xê dịch tùy tiện. Đến thời điểm cuối năm thay bát hương thì chú ý tay không nên để dơ bẩn khi làm sạch ban thờ, rút chân hương. Chân hương rút hết được đốt hết hoặc bỏ ra sông, hồ (Lưu ý không dùng túi li lông để bọc chân hương). Số chân hương cần giữ lại là số lẻ, thường thì là 1 hoặc 3 chân hương. Bát hương tuyệt đối không được đặt chông chênh, trên một ban thờ dù nhỏ hay lớn thì đều cần phải có 3 bát hương. Bát hương ở giữa để thờ thần phật, hai bát hai bên là thờ ông bà, tổ tiên. Với ban thờ thần tài thổ địa thì có thể dùng 1 bát hương.
4.2 Tránh đựng cát trong bát hương
Nhiều gia đình sử dụng cát để đựng trong bát hương là một ý nghĩ, một hành động hoàn toàn không đúng. Trong thuật phong thủy hay dễ dàng thấy trong đời sống thường ngày, cát bị ảnh hưởng bởi bụi bặm, cặn thải nên việc sử dụng để thờ cúng chốn linh thiêng sẽ khiến gia chủ gặp những điều không may mắn.
4.3 Không nên sử dụng bát hương có cấu tạo bằng đá
Điều tối kỵ là việc sử dụng bát hương bằng đá, với chất liệu bát hương bằng đá chỉ sử dụng hợp với miếu chùa, không phù hợp với việc bài trí ban thờ gia tiên, ban thờ tổ. Sử dụng chất liệu bằng đá sẽ bị ảnh hưởng tới đường tài lộc trong gia đình.
5. Báo giá bát hương tốt nhất hiện nay
6. Địa chỉ mua bát hương Bát Tràng chính hãng
Địa chỉ mua bán Bát hương tại Hà Nội: Số 3, xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, HN
Địa chỉ mua bán Bát hương tại HCM: Số 32, đường 19/5b, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TpHCM
6 Điều Cần Phải Biết Về Bình Gốm Phong Thủy
Bình gốm phong thủy là dòng gốm sứ trang trí văn phòng, nhà cửa, có dáng cơ bản là những chiếc lọ. Tuy nhiên là dòng linh phẩm nên được thiết kế với hình dáng đặc biệt. Mỗi loại sẽ có một kích cỡ khác nhau, được gia chủ bài trí, bày biện ở những vị trí quan trọng trong không gian.
Hiện nay có 5 loại và có 3 loại chính được sử dụng, ứng dụng nhiều nhất trong đời sống thường ngày gồm: Mai bình tích lộc, bình hút tài lộc, lọ lộc bình (hay còn được gọi là lục bình), tiếp đến là Bảo Bình An (Ra mắt Tháng 5/2020) và bình gốm dáng Tỳ bà.
Mai Bình Tích Lộc
Được đánh giá là dòng sản phẩm phù hợp nhất trong cấc loại bình gốm trang trí nhà cửa, bởi việc bố trí Mai Bình tích lộc đa dạng, thoải mái và ít quy tắc hơn so với các bình gốm phong thủy khác. Mai bình thường có dáng cổ nhỏ, tròn, thân phình to và uốn nhỏ về đáy, đáy bình loe ra một chút để đảm bảo cân bằng bố cục cũng như làm điểm tựa vững chắc cho bình.
Mới đây nhất, dòng mai bình tích lộc bằng gốm sứ được chế tác mới nhất trong năm 2020, linh phẩm Mai Bình tích lộc gốm sứ được nghiên cứu & chế tác bởi Bạch Thổ Phường. Hình dáng mai bình được thiết kế đột phá, mang dáng thon gọn hơn so với các dòng mai bình trước kia. Mang tới sự tinh tế, sự mềm mại của dòng sản phẩm gốm sứ.
Mai Bình tích lộc đắp nổi 3d vẽ vàng men sứ Lửa Hoàn Nguyên (Cho người mệnh hỏa – mệnh thổ)
Ngoài việc được khoác trên mình một vóc dáng mới thon gọn, mai bình tích lộc của Bạch Thổ Phường còn được đắp nổi 3d với họa tiết ý nghĩa một cách kỹ lưỡng gọn gàng, lơ màu đều tay, vẽ vàng tỉ mỉ. Giúp cho sản phẩm nâng tầm giá trị, độc bản nguyên thủy. Như ở trên ảnh các bạn đã thấy, với hai 2 thành ngữ “Thuận Buồm Xuôi Gió – Mã Đáo Thành Công” trên 1 linh phẩn gốm sứ sẽ là một lời chúc, một vận may khi bài trí trong nhà hoặc làm quà biếu.
Bảo Bình An được nghiên cứu & chế tác trong cùng thời điểm với Mai Bình tích lộc của Bạch Thổ Phường. Về hình dáng, Bảo Bình An bo nhỏ ở cổ, thân trên phình to và thu nhỏ nhiều về dưới đáy (Đáy không loe như Mai Bình Tích Lộc). Bảo Bình An được thiết kế nhỏ gọn, với mục đích trang trí bàn làm việc, bàn phòng khách một cách nhẹ nhàng, đơn giản mà không quá phô trương.
Bình hút tài lộc
Là dòng sản phẩm gốm phong thủy, trang trí có dáng thấp, miệng nhỏ, cổ nhỏ, thân phình to, với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau. Bình hút lộc thường được gia chủ bài trí ở những nơi kín đáo, khác với mai bình và lục bình. Các họa tiết đa phần cũng xoay quanh các tích như: Tam hợp, khổng tước đào hoa (chim công hoa đào), tứ cảnh (xuân hạ thu đông – tùng cúc chúc mai), thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công .v.v. Với bình hút lộc thường được các gia chủ lựa chọn loại vẽ vàng hoặc dát vàng. Điều này dễ dàng giải thích bởi khi vẽ vàng hoặc dát vàng lên sản phẩm sẽ có điểm nhấn, nổi bật và sang trọng hơn rất nhiều.
+10 mẫu bình hút lộc men sứ Ngọc lục bảo, Hoàng lưu ly, men Rạn gạo nếp dát vàng, vẽ vàng chế tác bởi Bạch Thổ Phường
Lọ lộc bình (Lục bình) gốm sứ phong thủy
Là bình có dáng cao, miệng rộng, cổ dài, thân phình vừa ôm về đáy. Lộc bình thường được gia chủ lựa chọn bày 1 đôi một cặp chứ không bày lẻ bao giờ. Với kích cỡ to, lục bình thước được lựa chọn để bài trí 2 bên ban thờ, án gian hoặc bày ở hai bên cạnh vật chủ giúp cân bố cục cũng như tăng thẩm mĩ trong không gian. Các loại lộc bình thường cao từ 1m6 trở lên, các kích cỡ được tham khảo nhiều: 1m8 – 2m1
2. Bình gốm phong thủy loại tốt được chế tác như nào?
Để làm một chiếc bình phong thủy tốt thì phải đảm bảo phải làm tốt từ các khâu bao gồm:
– Nguyên liệu: Lựa chọn nguyên liệu đất phải thật kỹ lưỡng, các nguyên liệu đất như cao lanh, tràng thạch, sa thạch đều phải được tuyển chọn một cách khắt khe trước khi tinh luyện. Các nguyên liệu làm đồ gốm phong thủy được tìm chọn tận Côn Sơn Kiếp Bạc, Đất Tổ Hùng Vương, nguồn đất nhuốm màu thời gian lịch sử, mang tới giá trị văn hóa nguồn cội trong mỗi sản phẩm.
– Tinh luyện: Kết hợp với nguyên liệu từ vùng đất thiêng, việc tinh luyện cầu kì hơn khi nguồn nước được chọn từ mạch nước sông hồng nhuốm đậm phù sa màu mỡ, thời gian tinh luyện có khi lên đến 72h.
– Tạo hình – đắp nổi: Đây là công đoạn rất công phu, yêu cầu người thợ gốm phải thật cẩn thận khi thao tác, từng nét đắp nổi phải được thật hiện tỉ mỉ mới lên được chi tiết của các họa tiết. Nét đắp nổi hay còn được gọi là nét canh bong, nét 3D.
– Lơ màu – tráng men: Đường nét lơ màu phải thật đều tay, công đoạn tráng men, dội men cũng phải được thực hiện mềm mại đến độ nhuần nhuyễn. Điều này sẽ giúp sản phẩm có độ phủ đều màu men, không bị chỗ đậm chỗ nhạt, các sản phẩm sẽ có điểm nhấn.
– Đun lò: Nhiệt độ lò quan trọng để tạo nên một sản phẩm hoàn mỹ, từ hình dáng cho đến màu sắc. Đun ở nhiệt độ cao không chỉ khử tạp chất mà còn mang tới độ đanh bền cho sản phẩm.
3. Cách đặt Bình gốm phong thủy như nào cho đúng
Phần lớn, các dòng gốm sứ phong thủy thường được đặt ở những nơi uy nghiêm, trang trọng trong không gian gia đình, văn phòng. Vị trí thường được đặt ở những khu vực sau:
– Những điều nên thực hiện:
Được đặt trên kệ có chân vững chắc.
Nên đặt ở văn phòng làm việc, bàn làm việc, phòng tiếp khách, những nơi có không gian thoáng đãng.
Bình gốm (sứ) phong thủy thuộc hành Thổ, thì bài trí tốt nhất là ở hướng Tây Nam trong không gian kiến trúc.
Riêng với lộc bình cỡ lớn (Từ 1m6 trở lên) nên đặt trên đế gỗ giày, được xắp xếp 2 bên sao cho cân bố cục.
– Những điều cần tránh:
Tránh đặt ở nơi gần đường đi lối lại, cửa ra vào, dưới mặt đất (Dễ va chạm rơi vỡ).
Nếu nhà có trẻ em, nên đặt ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ em.
4. Lựa chọn Bình gốm phong thủy như nào cho đúng
Bảng màu phong thủy
Bản mệnh là một trong những yếu tố quan trọng cho gia chủ. Màu sắc của các loại bình ứng với từng mệnh phù hợp với gia chủ. Gốm Hải Long xin được lấy một ví dụ cho dùng bình phong thủy màu nào thì hợp với mệnh của gia chủ.
Trong cuộc sống có 5 yếu tố (ngũ hành) để hình thành lên vật chất: Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa. Tuổi của gia chủ sẽ ứng với 1 trong 5 hành, mỗi hành sẽ hợp với màu sắc riêng.
– Men sứ Hoàng Yến (Chủ đạo màu vàng) hợp với người
– Men sứ Ngọc Lục Bảo (Chủ đạo màu xanh ngọc) hợp với người
– Men sứ Lam Chàm Cổ hoặc gọi với tên là Bích Lưu Ly (Chủ đạo màu xanh dương) hợp với người
– Men sứ Kim Sa – Vàng trong cát – hợp với người
– Men sứ Lửa Hoàn Nguyên (Chủ đạo màu đỏ) hợp với người
Men sứ Rạn Bóng suối nguồn là màu trung hòa, dùng cho các bản mệnh.
– Người mệnh Mộc ( 1950 – 1951 – 1958 – 1959 – 1972 – 1973 – 1980 – 1981 – 1988 – 1989): Hợp nhất với màu xanh dương, xanh lước biển (blue) và màu xanh đen.
– Người mệnh Hỏa ( 1956 – 1957 – 1964 – 1965 – 1978 – 1979 – 1986 – 1987 – 1994 – 1995): Hợp nhất với màu của hành Mộc, màu xanh lá cây và màu hồng, đỏ
– Người mệnh Thổ ( 1960 – 1961 – 1968 – 1969 – 1976 – 1977 – 1990 – 1991 – 1998): Hợp với những màu tương sinh đỏ, hồng, tím, cam (hành Hỏa), trắng, xám, bạc (hành Kim). Màu vàng, nâu (hành Thổ)
– Người mệnh Kim ( 1954 – 1955 – 1962 – 1963 – 1970 – 1971 – 1984 – 1985 – 1992 – 1993): Màu sắc phù hợp trắng, xám bạc. Ngoài ra còn có hợp với màu vàng, nâu
– Người mệnh Thủy ( 1952 – 1953 – 1966 – 1967 – 1974 – 1975 – 1982 – 1983 – 1996 – 1997): Màu sắc phù hợp nhất xanh dương, xanh đậm, xanh đen, và màu trắng.
*Lưu ý: Ngoài việc lựa chọn màu hợp phong thủy thì cũng có thể lựa chọn màu theo sở thích cá nhân, nếu như màu đó không quá tương khắc với bản mệnh của mình.
Tư vấn thông tin – báo giá & Chăm sóc khách hàng liên hệ qua Hotline
5. Kích thước bình gốm hợp phong thủy
Với việc sử dụng thước lỗ ban bạn có thể dễ dàng biết được chiếc mai bình có kích thước hợp phong thủy hay không. Ngoài ra, mai bình phong thủy khi chế tác cũng được nghệ nhân, người thợ lành nghề đo sẵn sao cho có một kích thước đẹp nhất, tỉ lệ phù hợp nhất cho việc bài trí, trang trí nội thất. Với kích thước cao 48 (Cung Vượng – Hỷ sự) cm thì việc đặt trên bàn làm việc, phòng khách, văn phòng làm việc là phù hợp nhất.
6. Cửa hàng bán Bình gốm phong thủy Bát Tràng
Để tìm mua sản phẩm Bình gốm Bát Tràng đắp nổi, vẽ vàng chính hãng chế tác thủ công bạn có thể tới một trong những địa chỉ sau tùy theo khu vực:
Hà Nội: Số 3, xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Tp HCM: Số 32, đường 19/5B, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp HCM
8 Điều Về Mệnh Đại Lâm Mộc Mà Bạn Cần Biết
21+ mẫu đồng hồ đeo tay cao cấp tại ShopWatch
Theo bạn, ý nghĩa của Đại Lâm Mộc là gì?
Nếu dựa trên từ điển Hán – Việt để luận nghĩa thì: Đại có nghĩa là to, lớn. Lâm được hiểu là rừng. Mộc có nghĩa là cây. Ghép lại t sẽ được ý nghĩa toàn bộ của Đại Lâm Mộc là cây rừng lớn hay cây đại thụ ở trong rừng.
Đại Lâm Mộc gồm những tuổi nào?
Như vậy, những người sinh vào năm Mậu Thìn và Kỷ Tỵ sẽ thuộc mệnh Đại Lâm Mộc.
Màu sắc hợp với Đại Lâm Mộc
Đối với phong thuỷ, màu sắc vô cùng quan trọng và màu sắc hợp phải là màu thuận theo ngũ hàng. Cụ thể mệnh Mộc cũng như Đại Lâm Mộc sẽ hợp với các màu sắc sau:
– Màu sắc tương sinh: Xanh nước biển, xanh da trời, đen là những màu sẽ mang lại tài lộc cho Đại Lâm Mộc. Bởi vì theo ngũ hành, Thuỷ sinh Mộc và những màu sắc trên đại diện cho hành Thuỷ.
– Màu sắc tương hợp: Xanh lá cây. Đại Lâm Mộc chỉ có một màu tương hợp duy nhất và đây cũng là màu tượng trưng cho mệnh Mộc, sẽ đem lại vượng khí.
Những màu sắc thuộc hành Thổ và Kim đều không hợp với nạp âm này. Nếu bạn không muốn gặp nhiều xui xẻo thì hãy tránh xa những màu sắc như vàng, nâu đất – tượng trưng cho Thổ và trắng, bạc, xám – tượng trưng cho Kim.
Đến đây, bạn đã hiểu được 30% về bản mệnh của người tuổi Mậu Thìn và Kỷ Tỵ rồi đó. 70% còn lại đang đợi bạn ở phần tiếp theo!
Đặc điểm của người mệnh Đại Lâm Mộc
Những người tuổi Mậu Thìn và Kỷ Tỵ thường có tính cách ôn hoà, có lòng bao dung, luôn giúp đỡ người khác được nhiều người quý mến. Hơn nữa, họ còn có ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước thử thách, đúng với “cây lớn giữa rừng”. Ngoài ra, họ còn là những người thích tìm tòi, ham học hỏi nên có kiến thức thâm sâu, biết nhiều hiểu rộng.
Những người tuỏi 1988 – 1989 thường thận trọng trong chuyện tình cảm. Họ thích cuộc sống hôn nhân bình lặng nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ. Những người Đại Lâm Mộc rất xứng đáng để lựa chọn là nửa kia bởi vì họ yêu thật lòng và hết lòng vì người mình yêu, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho nửa kia của mình.
Khi có biến cố, Đại Lâm Mộc thường làm người chủ động làm lành nhưng họ đã cố gắng để hàn gắn mà kết quả vẫn không có thì họ sẽ dứt khoát buông tay.
Với bản tính kiên cường, không chịu sóng gió, ý chí tiến thủ và là một người có tri thức, có đầu óc phán đoán nên họ rất giỏi trong việc đầu tư. Tuy nhiên thì Đại Lâm Mộc cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công việc nhưng qua sóng gió chắc chắn là thành công lâu bền và ổn định về sự nghiệp, tiền tài.
Với bản mệnh trên, tuổi 1988 – 1989 sẽ hợp với tuổi nào? Hãy đọc phần tiếp theo!
Đại Lâm Mộc hợp với tuổi nào – mệnh gì?
Theo bạn, tuổi nào sẽ hợp với Mậu Thìn và Kỷ Tỵ?
Về phong thuỷ thì Mộc sẽ hợp với Thuỷ và Hoả bởi vì Thuỷ sinh Mộc còn Mộc sinh Hoả. Cụ thể các mệnh hợp với 1988 – 1989 như sau:
1. Lư Trung Hoả (1986-1987)
Lửa trong lò thì ắt cần phải Mộc để duy trì sự cháy, mà lại là Mộc từ cây lớn trong rừng thì cháy càng đượm. Chính vì thế mà các tuổi này gặp nhau thì sẽ mang đến thành công, nếu đánh điểm số thì mối nhân duyên này sẽ đạt được 10 điểm.
2. Sơn Đầu Hoả (1994 – 1995)
Lửa trên núi mà gặp cây rừng thì ắt sẽ cháy to, cháy lớn. Hai mệnh này hợp tác sẽ cực kỳ phát triển.
3. Đại Lâm Mộc (1988 – 1989)
Nhiều mệnh cùng nhau thì lại khắc nhau nhưng riêng Đại Lâm Mộc thì lại khác. Đại Lâm Mộc gặp Đại Lâm Mộc thì sẽ tạo thế vững chắc, bền vững.
4. Thiên Thượng Hoả (1978 – 1978)
Lửa trên trời sẽ là một nguồn ánh sáng giúp cây quang hợp và phát triển tốt. Tuy không tạo được ra những thành công lớn nhưng hai mệnh gặp nhau thì cũng sẽ mang đến cát lợi.
5. Đại Khê Thuỷ (1974 – 1975)
Thuỷ sinh Mộc nên chắc chắn hai mệnh này gặp nhau sẽ đem tới nhiều cát lợi. Hơn nữa, Đại Khê Thuỷ là dòng suối lớn còn Đại Lâm Mộc là cây lớn trong rừng, cây lớn mà gặp nước suối trong mát thì sẽ phát triển xanh tốt.
6. Thiên Hà Thuỷ (1966 – 1967)
Nước mưa thì luôn giúp cây phát triển. Thiên Hà Thuỷ gặp Đại Lâm Mộc sẽ gặp nhiều may mắn. Nước trên trời sẽ giúp cây lớn trong rừng tươi tốt.
7. Sơn Hạ Hoả (1956 – 1957)
Lửa dưới núi và cây trong rừng thì hiếm có cơ hội tác duyên nhưng theo ngũ hành, Mộc sinh Hoả nên hai mệnh này gặp nhau cũng sẽ mang cát lợi.
8. Tuyền Trung Thuỷ (1944 – 1945)
Cây trong rừng gặp nước suối đầu nguồn sẽ giúp cây phát triển. Hơn nữa, Thuỷ và Mộc lại có quan hệ tương sinh. Hai mệnh này gặp nhau sẽ mang đến tài lộc, may mắn.
9. Dương Liễu Mộc (1942 – 1943)
Mộc với Mộc đều có tính ôn hoà. Cây lớn trong rừng thì cứng rắn, cây dương liễu thì mềm mại, 2 cây này kết hợp với nhau sẽ hộ trợ nhau tốt và gặt hái được nhiều thành công.
10. Giản Hạ Thuỷ (1996 – 1997)
Thuỷ và Mộc có quan hệ tương sinh nên hai mệnh này hợp nhau. Hơn nữa, nước trong khe suối nhỏ sẽ giúp cây phát triển.
11. Tùng Bách Mộc (1950 – 1951)
Cả hai đều là Mộc nên không khắc nhau và cả 2 đều là cây lớn trong rừng nên sẽ hỗ trợ nhau đứng vững. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng hai cây lớn cạnh nhau sẽ có sự cạnh tranh nhưng đã là 2 cây lớn, có bộ rễ sâu thì những cạnh tranh nhỏ cũng không ảnh hưởng gì đến nhau.
Những mệnh khắc với Đại Lâm Mộc
Theo ngũ hành thì Mộc khắc Kim, Thổ và hợp với Thuỷ, Hoả. Tuy nhiên thì mỗi nạp âm lại có tính chất riêng nên nhiều khi quan điểm chung trên lại có chút chưa đúng.
1. Hải Trung Kim (1984 – 1985)
Kim loại dưới biển và cây lớn trên rừng vốn cũng không gặp nhau được nhưng do Mộc khắc Kim nên 2 mệnh này cũng không hợp.
2. Thành Đầu Thổ (1998 – 1999)
Cây lớn không thể nào sống trong đất tường thành và tường thành lại chắn cản hết những vận may. Hơn nữa, Mộc khắc Thổ nên hai mệnh này kết hợp cũng không mang lại kết quả tốt.
3. Tích Lịch Hoả (1948 -1949)
Xét theo ngũ hành thì Mộc sinh Hoả nhưng riêng Tích Lịch Hoả lại đại khắc với Đại Lâm Mộc bởi vì sét khi đánh xuống sẽ làm cây chết. Hai mệnh này không nên gặp nhau.
4. Sa Trung Kim (1954 – 1955)
Đất mà có khoáng sản sẽ ức chế sự phát triển của cây và theo tính chất tương hợp, tương khắc trong ngũ hành thì Kim khắc Mộc nên hai mệnh này không hợp nhau.
6. Đại Trạch Thổ (1968 – 1969)
Đất nền nhà thì sẽ không trồng được cây. Hơn nữa Thổ với Mộc cũng không hợp nên hai mệnh này sẽ khắc nhẹ.
7. Thạch Lựu Mộc (1980 – 1981)
Đúng ra, Mộc với Mộc cũng không phạm nhưng Thạch Lựu Mộc là cây trên đá còn Đại Lâm Mộc là cây lớn trong rừng nên mối quan hệ này sẽ không bền và không mang lại thuận lợi.
8. Sa Trung Thổ (1976 – 1977)
Sa Trung Thổ là cát trộn với đất, chắc chắn đây không phải là một môi trường tốt để cho những cây đại thụ phát triển. Ngoài ra, Thổ với Mộc là quan hệ tương khắc nên hai mệnh này cũng không hợp.
10. Lộ Bàng Thổ (1990 – 1991)
Đất giữa đường và cây lớn sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu cây mọc giữa đường thì đều bị đốn hạ. Thế nên Lộ Bàng Thổ sẽ không hợp với Đại Lâm Mộc.
Tử vi Đại Lâm Mộc 1988 – 1989 năm 2020
1. Tử vi tuổi Mậu Thìn 1988
– Công việc: Năm 2020 tuổi Mậu Thìn cần lưu ý nhiều đến chức vụ và tiền bạc vào các tháng 1, 3, 5, 12. Cần xem xét kỹ những kế hoạch đầu tư kẻo tiền mất tật mang. Ngoài ra, trong giao tiếp cần phải mềm mỏng kẻ hỏng chuyện và gây ra những tranh chấp không đáng có.
– Sức khoẻ: Cần chú ý các bệnh về tim mạch, mắt, tiêu hoá, thận. Đặc biệt là những người đã có tiền sử các bệnh này.
– Di chuyển: Hạn chế di chuyển, đi xa vào các tháng 1, 3, 5 11 âm lịch. Đặc biệt là tháng 5.
– Tình duyên, gia đạo: Những người độc thân thì sẽ có tin vui. Còn những người đã có gia đình thì dễ có bất hoà, không liên phiêu lưu nếu tình duyên gia đạo đang êm ấm.
– Tài vận: Tài lộc đến vào đầu hạ. Cần làm nhiều việc thiện để hoá giải điềm xui.
– Công việc: Có nhiều chuyển biến xấu, công việc thường không được toại ý như tính toán, cần lưu ý đến chức vụ và tiền tài, đặc biệt là các tháng kị 4, 6 âm lịch. Giao tiếp cũng cần phải mềm mỏng để tránh bất hoà, nhất là người thân trong nhà.
– Sức khoẻ: Chú ý các bệnh về tim mạch, mắt và tiêu hoá. Ngoài ra cần phải giữ tinh thần tốt vì năm nay sẽ có nhiều chuyện phải suy nghĩ.
– Di chuyển: Nên lưu ý xe cộ, chạy nhảy, các vật sắc nhọn vào các tháng 4, 6, 10 âm lịch. Đặc biệt là những người làm trong các nhà máy.
– Tình duyên, gia đạo: Trời nắng đẹp nhưng cũng có những cơ giông bất chợt. Nếu tình duyên, gia đạo đang yên ấm thì không nên phiêu lưu.
– Tài vận: Lộc đến vào giữa hạ. Cần làm nhiều việc thiện để có nhiều vượng khí.
Cách chọn phụ kiện phong thuỷ cho Đại Lâm Mộc
1. Casio EFV-550L-1AVUDF
Với tông màu đen – đại diện cho hành Thuỷ là chủ đạo thì Casio EFV-550L-1AVUDF vô cùng hợp với những người mệnh Mộc nói chung và Đại Lâm Mộc nói riêng. Đặc biệt hơn nữa, mặt đồng hồ còn được điểm những chi tiết màu đỏ – tượng trưng cho Hoả cũng rất hợp với mệnh Mộc.
Về thiết kế thì model này mang thiết kế thể thao khoẻ khoắn đầy nam tính. Vành benzel to bản với những chữ số La Tinh được khắc đều nhau thể hiện 60 giây. Bộ kim to bản được phủ dạ quang giúp bạn có thể xem giờ trong điều kiện thiếu sáng. Bên cạnh đó, 3 sub dial tại 3 vị trí 6h, 9h và 12h được thiết kế cách điệu tạo điểm nhấn cho đồng hồ.
2. Orient FETAC004B0
Khác với mẫu Casio trên, Orient FETAC004B0 là một mẫu đồng hồ vuông thể hiện sự mạnh mẽ, chững chạc.
Tông màu phong thuỷ cũng là tông màu đen – hợp mệnh Mộc. Dù phần vỏ và các chi tiết kim, cọc là màu bạc tuy nhiên cũng không ảnh hưởng đến phong thuỷ bởi màu đen của mặt số và dây đeo đã lấn át.
Thiết kế của model này rất mới mẻ, một mẫu mặt vuông được trang bị thêm 2 sub dial cũng hình vuông bên trong mặt số nhưng không hề tạo cảm giác rối mắt.
3. Citizen NY4050-03L
Không thể bỏ qua Citizen NY4050-03L nếu nhắc đến mẫu đồng hồ hợp mệnh Đại Lâm Mộc.
Về yếu tố phong thuỷ thì mẫu đồng hồ này hoàn toàn đáp ứng được. Những màu sắc trên đồng hồ đa phần là xanh dương, đen – là những màu mang lại vượng khí cho chủ nhân.
Model này có thiết kế vừa hiện đại nhưng cũng mang một chút cổ điển. Vành benzel nhỏ gợi đến những chiếc đồng hồ cổ nhưng lại được đánh mờ theo phong cách hiện đại. Cọc số là sự kết hợp giữ La Mã cổ điển và sọc dài hiện đại.
Tuy mẫu đồng hồ này không có điểm nhấn như thật sự màu xanh của mặt số kết hợp với các chi tiết kim cọc bạc mang đến một sự cuốn hút. Nếu trên tay, bạn sẽ cảm nhận được mặt số sẽ thay đổi tông màu sắc theo từng góc nhìn, có lẽ đây là điểm tạo nên sự khác biệt.
Với những gợi ý trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình được một chiếc đồng hồ đeo tay vừa hợp mệnh, vừa mang lại sự sang trọng, tự tin. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ với ShopWatch theo hotline: 097.559.2299 để được tư vấn và đặt hàng với giá ưu đãi nhất.
Những Điều Bạn Cần Biết Về Bàn Thờ Ông Địa
1. Lịch sử, nguồn gốc – ý nghĩa của bàn thờ Ông Địa
Ông Địa hay còn được gọi là Thổ Công. Đây là một vị Thần chuyên trông coi, bảo vệ khu vực, mảnh đất nào đó. Người Việt chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ với câu nói “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”. Theo quan niệm của người xưa, mỗi gia cư đều có vị Thổ công trông coi, dự định họa phúc.
Nguồn gốc của Ông Địa là từ việc sùng bái Thổ Công ở thời thượng cổ. Dựa vào đất đai, người ta mới có thể làm ra nông nghiệp, cơm áo, của cải và cuộc sống yên bình. Trải qua nhiều năm lịch sử, Ông Địa dần được trừu tượng hóa thành một trong những bậc thần tối cao giữ vai trò hàm dưỡng, sinh sản muôn vật. Hiện nay, Ông Địa thường được biến hóa đa dạng tùy thuộc vào văn hóa của mỗi khu vực.
Những bức tượng Ông Địa đặt trên bàn thờ muôn vẻ. Có ông bụng phệ, to béo, miệng cười thoải mái, hiền lành. Có ông lại mặc áo dài, râu tóc bạc phơ, râu trắng, đội mũ mỏ quạ. Người đi theo đạo giáo thường rất coi trọng, siêu thờ vị thần này. Bình thường, người dân lập bàn thờ Ông Thổ Công. Tuy nhiên, việc cúng lễ vào dịp tết sẽ được coi trọng nhất.
+ Xem Cách khử vết ố trên tách trà gốm sứ
Đối với những gia đình làm ăn kinh doanh, trên bàn thờ Ông Địa luôn đi kèm với Thần Tài. Bàn thờ này thường được đặt phía trước cửa nhà, quay hướng ra ngoài, dựa vào tường vững chắc. Nếu đặt bàn thờ sai hướng, lệch lạc, chơ vơ rất dễ xảy ra tình trạng cuộc sống, công việc của bạn không thuận lợi, khó khăn ập đến.
Những người làm nghề buôn bán tin rằng, khi cúng quanh năm một cách chu đáo nhất, hai vị thần này sẽ phù hộ độ trì cho làm ăn thuận lợi. Mỗi sớm mai, họ thường thắp hương cầu khấn các ngài phù hộ việc kinh
Bạn đang đọc nội dung bài viết 8 Điều Cần Phải Biết Về Bát Hương Đồ Thờ Cúng trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!