Đề Xuất 3/2023 # Bình Địa Mộc Là Gì? Màu Và Mệnh Hợp Với Bình Địa Mộc # Top 11 Like | Saigonhkphone.com

Đề Xuất 3/2023 # Bình Địa Mộc Là Gì? Màu Và Mệnh Hợp Với Bình Địa Mộc # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bình Địa Mộc Là Gì? Màu Và Mệnh Hợp Với Bình Địa Mộc mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trái đất là sự kết hợp của nhiều loại vật chất và sinh vật khác nhau. Mỗi nhóm có những đặc điểm khác nhau và tiếp tục chia nhỏ thành từng nhóm khác. Có những loài cây cổ thụ, gỗ tốt thì cũng có những loại cây thân mềm, thân cỏ sinh trưởng ở vùng thấp.

Nếu Đại Lâm Mộc là đại diện của loài cây lớn thì Bình Địa Mộc là đại diện của những loại cây thân mềm, sinh trưởng ở vùng thấp, đồng bằng. Vì thế Bình Địa Mộc còn được gọi là gỗ đồng bằng.

Người thuộc mệnh Bình Địa Mộc có tính tình ôn hòa, mềm dẻo, dễ gần, lịch thiệp. Họ thích lối sống giản dị, ít bon chen vào đám đông, thích giúp đỡ người khác, ứng xử khiêm nhường, khoan dung độ lượng nhưng đôi lúc yếu đuối, nhu nhược, thiếu cá tính của riêng mình.

Người mệnh Tùng Bách Mộc sinh năm nào?

Những người sinh vào các năm Mậu Tuất (1958, 2018) và năm Kỷ Hợi (1959, 2019) thuộc mệnh Bình Địa Mộc.

Màu hợp với Bình Địa Mộc

Mệnh Bình Địa Mộc nên kết hợp với màu đen (thuộc mệnh Thủy) và màu xanh lá tương hòa sẽ mang lại nhiều may mắn và tăng thêm sự tự tin cho chính bạn.

Bên cạnh đó người thuộc mệnh này nên tránh dùng màu đỏ (thuộc mệnh Hỏa), vàng (thuộc mệnh Thổ), trắng (thuộc mệnh Kim) đều xung khắc. Nếu dùng những màu này sẽ bất lợi và không gặp may mắn.

Mệnh hợp với Bình Địa Mộc

Theo quy luật tương sinh thì Thủy sinh Mộc và Mộc sinh Hỏa, vì vậy Bình Địa Mộc tương sinh với mệnh Thủy và Hỏa.

Theo quy luật tương khắc, Mộc khắc Thổ và Mộc khắc Kim nên Bình Địa Mộc tương khắc với người mệnh Thổ và Kim

Hải Trung Kim: Sự kết hợp của hai nạp âm này đem lại viễn cảnh héo úa, lụi tàn.

Lư Trung Hỏa: Nếu gặp nhau thì Lư Trung Hỏa được lợi hơn vì có nguồn sinh.

Đại Lâm Mộc: Mối quan hệ này mang lại cát lợi, phúc đức.

Lộ Bàng Thổ: Sự kết hợp của hai mệnh này đa phần có kết cục thất bại nặng nề.

Kiếm Phong Kim: Tương khắc về ngũ hành, mang lại viễn cảnh u buồn và ngang trái.

Sơn Đầu Hỏa: Dù tương sinh về ngũ hành nhưng hai dạng vật chất ít có sự tương tác nhau nên chỉ tạo ra may mắn nhỏ nhoi.

Giản Hạ Thủy: Hai nạp âm này kết hợp nhau sẽ mở ra thời kỳ giàu có, đầy đủ và sung túc.

Thành Đầu Thổ: Hai mệnh này nếu gặp nhau thường mang đến bế tắc, u buồn và khổ não.

Bạch Lạp Kim: Mối quan hệ này là đại kỵ, không nên gặp nhau vì dang dở nhiều mặt.

Dương Liễu Mộc: Mối quan hệ tương hợp, mang đến cục diện giàu sang, vinh hiển.

Tuyền Trung Thủy: Hai nạp âm này nếu kết hợp nhau sẽ mở ra thời kỳ giàu sang và phong thịnh.

Ốc Thượng Thổ: Nếu kết hợp nhau sẽ không tạo ra thành quả tốt.

Tích Lịch Hỏa: Cuộc hội ngộ của hai mệnh này sẽ mang lại sự sung túc và giàu sang.

Tùng Bách Mộc: Về bản chất sự vật hai mệnh này không tương tác, nhưng nếu kết hợp nhau thì Bình Địa Mộc sẽ được hỗ trợ nhiều.

Trường Lưu Thủy: Sự phối hợp này mang lại cục diện vinh hoa phú quý.

Sa Trung Kim: Hai mệnh này nếu gặp nhau thì không sớm cũng muộn dẫn đến thất bại.

Sơn Hạ Hỏa: Mang lại chút ít may mắn vì ngũ hành tương sinh.

Bình Địa Mộc: Hai nạp âm này khi gặp nhau sẽ mở ra viễn cảnh thành công rực rỡ trong suốt sự nghiệp và cuộc sống.

Bích Thượng Thổ: Hai mệnh này nếu gặp nhau cũng khó có thể hòa hợp.

Kim Bạch Kim: Có sự hình khắc mạnh về tính chất ngũ hành, nếu gặp nhau sẽ có tương lai nhàu nhĩ, ảm đạm.

Phúc Đăng Hỏa: Xét về bản chất, hai sự vật này không tương tác, hơn nữa các chi của hai nạp âm này lại xung khắc nên khi kết hợp nhau sẽ mang lại viễn cảnh u buồn, nhàm chán.

Thiên Hà Thủy: Cuộc hội ngộ của hai nạp âm này giúp mùa màng bội thu, hoa trái tươi tốt.

Đại Trạch Thổ: Về nguyên lý ngũ hành thì tương khắc nhưng về bản chất sự vật thì hai nạp âm này kết hợp nhau sẽ mang đến mùa màng bội thu và tươi tốt.

Thoa Xuyến Kim: Hai nạp âm không tương tác nhau, có hình khắc nhẹ về nguyên lý ngũ hành.

Tang Đố Mộc: Cuộc hội ngộ này mang lại cát lợi và phúc đức.

Đại Khê Thủy: Sự kết hợp này mở ra tương lai tươi sáng, tốt đẹp.

Sa Trung Thổ: Nếu hai nạp âm này gặp nhau thì sẽ hình khắc mạnh.

Thiên Thượng Hỏa: Sự kết hợp này mang đến những niềm vui to lớn.

Thạch Lựu Mộc: Hai nạp âm này có sự hỗ trợ lẫn nhau, mở ra thời kỳ thăng tiến và phát triển.

Đại Hải Thủy: Cuộc gặp này sẽ dẫn đến viễn cảnh thiếu hụt, đói kém và có nhiều khó khăn.

Mệnh Bình Địa Mộc Là Gì? Người Mệnh Bình Địa Mộc Có Vận Mệnh Ra Sao, Cuộc Đời Thế Nào?

1. Mệnh Bình Địa Mộc là gì?

Trong ngũ hành nạp âm, Bình Địa Mộc là cây ở đồng bằng. Khác với những cây đại thụ như mệnh Đại Lâm Mộc, cây cối được nhắc đến ở mệnh Bình Địa Mộc thường là những cây thân mềm, sinh trưởng ở khu vực đồng bằng.

Người mệnh Bình Địa Mộc sinh năm Mậu Tuất (1958, 2018) và năm Kỷ Hợi (1959, 2019)

là năm mà thiên can Mậu thuộc hành Thổ tương hòa với địa chi Tuất cũng thuộc hành Thổ. Mệnh này có gốc, rễ, cành, ngọn tương đắc, là người tài năng xuất chúng hơn người.

là năm mà thiên can Kỷ thuộc hành Thổ tương khắc với địa chi Hợi thuộc hành Thủy. Thủy Thổ xung khắc nên người này cuộc sống không được bình yên êm ả như người sinh năm Mậu Tuất, thường phải trải qua nhiều sóng gió, gian khổ trong đời, có nỗ lực cố gắng thì mới có thành công.

2. Tính cách, vận mệnh của người mệnh Bình Địa Mộc

2.1 Tính cách

Cây ở đồng bằng thường là cây thân mềm, thân thảo, không phải trải qua nhiều gió bão khắc nghiệt nên người mệnh Bình Địa Mộc thường có tính tình hòa nhã, mềm dẻo linh hoạt, dễ kết thân với mọi người.

Tuy nhiên, cũng bởi là cây thân mềm nên người này tính cách không được cứng rắn mà đôi khi tỏ rõ sự yếu đuối, nhu nhược, cũng không có cá tính, bản sắc của riêng mình.

Khi đứng trước sóng gió cuộc đời, họ không có khả năng chịu đựng bền bỉ, kiên trì như những người khác. Mặc dù biết lợi dụng các mối quan hệ xã giao để xử lý tình huống nhưng nhìn chung họ không có tầm nhìn xa trông rộng, thường chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt chứ không giải quyết được triệt để vấn đề.

Mỗi khi có chuyện khó khăn, họ thường mất nhiều thời gian để tìm cách xử lý, hao tổn nhiều sinh lực, thậm chí có thể thấy chán nản, bất lực mà buông xuôi trước thử thách, nghịch cảnh, không dễ để đi đến cùng.

Muốn có được thành công, bản thân Bình Địa Mộc cần phải tự xốc dậy tinh thần của mình, rèn luyện ý chí, nghị lực của bản thân. Sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, người thân xung quanh có ý nghĩa lớn với mệnh chủ, sẽ giúp mệnh chủ dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.

Song nhìn ở hướng tích cực thì người này có sự thoải mái, dễ gần và tạo sự thoải mái cho người đối diện nên đường nhân duyên khá tốt, dễ gặp được quý nhân giúp đỡ, các mối quan hệ xã giao rộng khắp.

Họ cũng là người ham học hỏi, biết lắng nghe, nhờ thế mà tiếp thu kiến thức nhanh, mạnh. Có điều để nói về tính chuyên sâu thì này không được giỏi lắm khi họ thiếu sự kiên trì, tập trung.

Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của mệnh chủ bởi họ không có nhiều tham vọng, chỉ hướng đến cuộc sống giản dị, đơn giản, không thích bon chen với đời.

Trong quan hệ đối nhân xử thế, họ thường chọn cách nhún nhường, khoan dung độ lượng với mọi người, thà chịu thiệt 1 chút chứ không muốn tranh cãi, gây thù chuốc oán với ai.

2.2 Công danh

Xét về con đường công danh sự nghiệp, mệnh Bình Địa Mộc sinh năm Mậu Tuất sẽ thuận lợi suôn sẻ hơn so với người tuổi Kỷ Hợi. Kỷ Hợi tuổi trẻ vất vả trăm bề, trải qua nhiều khó khăn mới có được thành quả mong muốn, trong khi Mậu Tuất lại may mắn hơn, có nhiều cơ hội phát tài, cuộc sống cũng nhiều phần êm ả.

Mệnh chủ nếu theo nghiệp giáo dục, y tế, ngoại giao, tư vấn… thì sẽ dễ đạt được thành công. Ngoài ra thì nông nghiệp, chăn nuôi, Đông y Nam y… cũng khá hợp mênh Bình Địa Mộc, dễ có mùa màng bội thu, vật nuôi mau lớn, người bệnh cũng mau khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe.

2.3 Tình duyên

Sự mềm mỏng, nhã nhặn của người mệnh này thường dễ dàng lấy được cảm tình của người đối diện. Mặc dù họ không có sự nổi bật, sắc sảo như những mệnh khác nhưng chính sự ôn hòa tỏa ra từ con người họ lại khiến cho đối phương không thể không chú ý tới.

Đôi khi người này cũng rụt rè, nhút nhát song lại tạo nên bản sắc riêng, như 1 sức hút bí ấn khiến cho người khác phái cảm thấy cuốn hút và muốn khám phá, muốn che chở và bảo vệ cho họ.

Trái với sự nhẹ nhàng bên ngoài, bản thân Bình Địa Mộc cũng giống như đồng bằng bao la rộng lớn, sẵn sàng bao bọc, che chở, khoan dung cho những người xung quanh.

Họ dễ mềm lòng và tha thứ cho những sai sót, khuyết thiếu của đối phương, ít khi tranh cãi mà thường nhường nhịn, lấy phần thiệt về mình. Cuộc sống gia đình nhờ thế mà êm ấm, hạnh phúc lâu bền.

Trong gia đình vợ chồng tương kính như tân, hiếm khi lời qua tiếng lại, luôn lấy sự hòa thuận làm đầu, con cháu nhờ thế cũng có tính tình điềm đạm, gia đình hạnh phúc lâu bền.

3. Mệnh Bình Địa Mộc hợp mệnh gì, khắc mệnh gì?

3.1 Bình Địa Mộc hợp mệnh gì?

– Bình Địa Mộc

2 nạp âm này giúp cho Mộc khí từ suy thành vượng, mang tới sự thành công rực rỡ trong sự nghiệp, cuộc sống vinh hiển, phú quý hơn người. – Đại Lâm Mộc

Khi 2 mệnh này kết hợp với nhau thì thường mang tới sự may mắn, suôn sẻ, phúc khí dồi dào.

Vốn dĩ 2 nạp âm không có nhiều mối liên hệ, bởi Đại Lâm Mộc là cây rừng già, ở chốn rừng sâu núi thẳm, còn Bình Địa Mộc lại là cây ở đồng bằng, song Mộc khí yếu ớt của Bình Địa Mộc sẽ được Đại Lâm Mộc bổ trợ, nâng đỡ, tạo nên cách cục tốt.

– Dương Liễu Mộc

Sự mềm mại của Dương Liễu phần nào nâng đỡ thêm Mộc khí cho Bình Địa Mộc, mang tới cách cục giàu sang, vinh hoa phú quý.

– Tùng Bách Mộc

Mặc dù mối liên kết giữa 2 mệnh này khá mỏng mảnh song Tùng Bách Mộc lại có nguồn Mộc khí vượng, tương trợ tốt cho Bình Địa Mộc vốn dĩ đa phần là cây thân mềm.

Sự cương trực, mạnh mẽ của cây tùng cây bách sẽ bổ trợ tốt cho mệnh chủ Bình Địa, tạo ra nhiều lợi ích ngoài tưởng tượng.

– Tang Đố Mộc

Ở cả 2 nạp âm này thì Mộc khí đều ở dạng mềm dẻo, yếu ớt, cần phải được tương trợ, nâng đỡ nhiều. Bình Địa Mộc và Tang Đố Mộc hội ngộ với nhau dễ tạo ra may mắn, phúc khí vượng.

– Thạch Lựu Mộc

2 nạp âm cùng thuộc hành Mộc sẽ hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho mọi chuyện được hanh thông suôn sẻ hơn, con đường sự nghiệp hanh thông, thăng tiến ầm ầm.

– Đại Khê Thủy

Nước suối lớn đổ về sông, mang theo nhiều dinh dưỡng mát lành cho cây cối, cho cây lớn lên từng ngày, vì thế Đại Khê Thủy được coi là nguồn sinh vô tận với Bình Địa Mộc, mang tới sự sinh trưởng bền vững, tài lộc sung túc.

– Tuyền Trung Thủy Nước suối mát lành giúp cây cối nhanh sinh trưởng, 2 mệnh này đến với nhau sẽ mở ra thời kỳ thịnh vượng, vạn sự cát lành, tài lộc dồi dào sung túc.

– Giản Hạ Thủy

Cây muốn lớn lên, ngoài đất thì còn cần nước nữa. Nguồn nước ngầm cho rễ cây hút nước, nuôi dưỡng cành lá, cho cây trái bội thu, nhất là cây ở đồng bằng thì càng cần đến nguồn nước này. Vì thế, sự kết hợp giữa Bình Địa Mộc và Giản Hạ Thủy sẽ mang đến mùa màng tươi tốt, tài lộc dồi dào, nhiều niềm vui và hạnh phúc.

– Trường Lưu Thủy

Nước sông lớn chẳng những cung cấp nước mà còn mang tới nguồn dinh dưỡng dồi dào từ phù sa, giúp cây ở đồng bằng lớn nhanh lớn khỏe. Giàu sang phú quý sẽ tới khi 2 mệnh này ở bên nhau. – Thiên Hà Thủy

Nước trời ở đây là nước mưa, nguồn nước tự nhiên cung cấp cho cây cối nhiều dưỡng chất. Mùa màng gặp thiên thời, mưa thuận gió hòa thì dễ bội thu, cây đồng bằng chẳng mong đợi gì hơn. Sự kết hợp này được coi là lý tưởng, dung hòa được đôi bên, mang lại lợi ích cho cả 2.

– Sơn Đầu Hỏa

Mặc dù Mộc sinh Hỏa nhưng Sơn Đầu Hỏa địa thế ở núi cao hiểm trở còn Bình Địa Mộc nằm ở vùng đất bằng phẳng, hiếm khi có sự tương tác với nhau, thế nên 2 mệnh này chỉ mang đến may mắn nhỏ chứ khó tạo ra thành công rực rỡ.

– Lư Trung Hỏa

Mộc sinh Hỏa, cây ở đồng bằng thân mềm nhưng dễ cháy, là nguồn cung cấp nhiên liệu, tạo ra sức sống cho Hỏa nên đây cũng có thể coi là mối quan hệ cát lợi.

– Tích Lịch Hỏa

Sấm sét, chớp giật của Tích Lịch Hỏa sẽ tạo ra phản ứng hóa học trong không khí, giúp tạo ra những nguồn dinh dưỡng tốt cho cây cối.

Cây của Bình Địa Mộc khi gặp Tích Lịch Hỏa dễ có sinh lực dồi dào, lớn lên khỏe mạnh, xanh tốt, cho hoa trái đầy tay. Nói chung đây là sự kết hợp tạo ra của cải sung túc, giàu sang.

– Sơn Hạ Hỏa

Sự may mắn được tạo ra bởi sự kết hợp giữa 2 mệnh này không nhiều khi cây đồng bằng và lửa dưới chân núi không tương tác nhiều, song vốn dĩ Mộc sinh Hỏa nên cũng sẽ vẫn tạo ra được những điều tốt lành như mong muốn.

– Thiên Thượng Hỏa

Ánh nắng mặt trời là thứ không thể thiếu được với cây cối. Cây muốn lớn nhanh lớn khỏe ngoài đất, nước thì còn cần ánh sáng, vì thế sự kết hợp giữa 2 nạp âm này sẽ mang tới nhiều tin vui, báo hiệu nhiều điều cát lành, may mắn.

– Đại Trạch Thổ

Cây ở đồng bằng thường cần nhiều nước, nhiều dinh dưỡng hơn các nạp âm thuộc Mộc khác. Vì thế mặc dù Mộc khắc Thổ nhưng thực tế thì cây luôn cần có đất, Đại Trạch Thổ sẽ giúp cây cối có môi trường tốt để sinh trưởng, là cách cục tốt.

3.2 Bình Địa Mộc khắc mệnh nào?

– Hải Trung Kim

Cây ở đồng bằng cần nước ngọt chứ không chịu được nước biển mặn, càng khắc kỵ với kim loại, Bình Địa Mộc gặp Hải Trung Kim khiến cây cối tàn úa, không phải là cách cục tốt.

– Kiếm Phong Kim

Kim khắc Mộc mà Kiếm Phong Kim còn là công cụ được con người tạo ra từ kim loại, được tôi rèn vô cùng sắc bén. Sức mạnh của nạp âm này đủ để phá hoại Bình Địa Mộc, vì thế dễ tạo ra sự buồn thảm, ngang trái, hiếm khi được như ý.

– Bạch Lạp Kim

Khi luyện kim loại không nên có tạp chất, vì thế mà nạp âm Kim này chớ nên tùy tiện kết hợp với Bình Địa Mộc thì dễ tạo nên sự lỡ làng dang dở, làm gì cũng khó thành công như ý. – Sa Trung Kim

Cây ở đồng bằng sức chịu đựng kém, khó mà chống chọi trước sức mạnh của Sa Trung Kim, vì thế 2 người thuộc 2 mệnh này chớ nên vội vàng kết hợp với nhau, dễ thất bại.

– Kim Bạch Kim

Kim khí ở nạp âm này hoàn toàn đủ mạnh để lấn át, ức chế Bình Địa Mộc, vì thế 2 người đến với nhau khó có được tương lai sáng sủa rạng rỡ.

– Thoa Xuyến Kim

Đôi bên không có sự tương tác với nhau, thậm chí còn hình khắc nhẹ do Kim khắc Mộc, chớ nên vội vàng quyết định.

– Lộ Bàng Thổ

Mặc dù Mộc khí ở Bình Địa Mộc không quá vượng, cây ở đồng bằng không khắc Thổ quá nhiều song nói đi nói lại, cây lớn tạo bộ rễ lớn, có thể khiến cho đường xá mất đi sự kiên cố, vững chắc ban đầu. Vì thế mà sự hội ngộ của 2 nạp âm này dễ dẫn đến thất bại nặng nề ngoài mong muốn.

– Thành Đầu Thổ

Tường thành cần kiên cố, bền vững thì mới làm được tốt khả năng bảo vệ của nó. Thành Đầu Thổ kị bị cây cối, Mộc khí xâm phạm, làm cho sự bền chắc của đất tường thành bị phá vỡ.

Cây sống ở đất bị nén chặt sinh trưởng không thuận lợi mà bản thân đất tường thành cũng chịu tổn hại, thế nên 2 nạp âm này ở bên cạnh nhau thường tạo ra kết cục không tốt, bế tắc, khó có được niềm vui.

– Ốc Thượng Thổ

Đất trên mái nhà là ngói, cây ở đồng bằng hiếm khi xung khắc với ngói, nhưng ngói lại kỵ Mộc nên 2 mệnh này khó có thể kết hợp tốt đẹp với nhau.

– Bích Thượng Thổ

Bích Thượng Thổ là đất tường nhà, cây cối mọc trùm lên tường nhà ắt hẳn không phải chuyện tốt khi khiến cho căn nhà bị u tối, còn ảnh hưởng đến kết cấu bền vững của căn nhà, dễ mang tới những điều không mong muốn, vì thế 2 mệnh này khó có thể hòa hợp với nhau.

– Sa Trung Thổ

Bình Địa Mộc đến với Sa Trung Thủy dễ tạo ra hình khắc hung hại khi Mộc khắc Thổ, cây hút hết chất dinh dưỡng ở đất này.

– Phúc Đăng Hỏa

Tưởng chừng đôi bên kết hợp với nhau là tốt song thực chất lại ẩn chứa nhiều xung khắc khi mà cây thân mềm ở đồng bằng khó có thể là nguồn năng lượng cho ngọn đèn, dễ tạo ra không khí nhàm chán, buồn tẻ.

– Đại Hải Thủy

Trước sức mạnh của biển cả, cây đồng bằng khó mà có thể sống được. Hơn thế nữa, nước biển mạnh chỉ làm cho cây cối cạn kiệt năng lượng mà thôi, tiền bạc vì thế mà hao hụt, kinh tế khó khăn, tương lai u tối.

4. Mệnh Bình Địa Mộc hợp màu gì, khắc màu gì?

Dùng đúng hút may mắn ầm ầm. Người mệnh này cần tìm những màu sắc có ngũ hành tương sinh hoặc tương hòa với hành Mộc thì mới dễ gặp nhiều điều may mắn thuận lợi trong cuộc sống.

Theo phong thủy, mệnh Bình Địa Mộc nên dùng đồ màu đen hay xanh lá cây là tốt nhất.

Màu đen là màu thuộc hành Thủy, Thủy sinh Mộc dưỡng Mộc, tất mang tới điều tốt lành.

Còn màu xanh lá cây là màu thuộc hành Mộc, là màu sắc tương hòa, giúp mệnh chủ làm gì cũng suôn sẻ hanh thông.

Để xét về màu sắc phong thủy không hợp với mệnh chủ Mộc này thì nên tránh những màu như đỏ thuộc hành Hỏa, vàng thuộc hành Thổ hay trắng thuộc hành Kim, đây là những màu tương khắc, tương xung với mệnh Mộc nên dễ gây ra những điều bất lợi cho mệnh chủ.

Đặc biệt, màu trắng mang năng lượng Kim rất mạnh, trong khi Bình Địa Mộc là cây gỗ mềm, cây thân thảo, không chịu được lực sát thương của Kim, nên hạn chế dùng đồ màu này.

Thạch Lựu Mộc Là Gì? Màu Và Mệnh Hợp Với Thạch Lưu Mộc

Nhiều người mang mệnh Thạch Lựu Mộc có thể vẫn chưa hiểu rõ về bản chất của mệnh này. Để biết rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn Thạch Lựu Mộc là gì? Màu và mệnh hợp với Thạch Lưu Mộc.

Theo chiết tự, “Thạch” có nghĩa là đá, “lựu” là cây lựu, tên của một loài cây, còn “mộc” là gỗ hay các loài thực vật. Như vậy nghĩa của Thạch Lựu Mộc là cây lựu đá.

Giống lựu đá cây dù thấp nhưng lại rất bền bỉ, có thể sinh trưởng ở vùng núi đá như táo, lê ở Hà Giang. Ngoài việc cho ra quả, sức sống cao, bền bỉ thì gỗ còn khá cứng, gốc cây có hình dạng hơi đặc biệt nên người ta trồng nó để làm cảnh.

Người mệnh Thạch Lưu Mộc sinh năm nào?

Những người sinh năm Canh Thân (1860, 1920, 1980, 2040) và Tân Dậu (1861, 1921, 1981, 2041) mang bản mệnh Thạch Lựu Mộc.

Năm Canh Thân: can Canh hành Kim tương hòa với chi Thân thuộc hành Kim.

Năm Tân Dậu: can Tân thuộc âm Kim tương hòa với chi Dậu thuộc mệnh Kim.

Màu hợp với Thạch Lưu Mộc

Mệnh này ưa các màu đen, xanh dương (thuộc mệnh Thủy) vì trong những điều kiện khắt nghiệt, gam màu nhịu nhẹ này giúp họ luôn tỉnh táo, phấn chấn và tràn đầy năng lượng. Còn màu xanh lục (thuộc mệnh Mộc) có tính chất hỗ trợ, tương đắc với cốt cách và tinh thần của họ.

Màu đỏ (thuộc mệnh Hỏa), màu vàng (thuộc mệnh Thổ), màu trắng (thuộc mệnh Kim) không mang lại những điều may mắn cho họ, đôi lúc họ ức chế về mặt tinh thần, dồn nén cảm xúc khiến họ bị mất tập trung.

Mệnh hợp với Thạch Lưu Mộc

Thạch Lựu Mộc và Hải Trung Kim: Nước biển mặn chát, hàm lượng kim loại lại cao chính là kẻ thù của các loài thực vật. Thạch Lựu Mộc dù kiên cường, nhưng sẽ bị ức chế sự sinh trưởng, phát triển, khô héo và úa vàng. Vì vậy hai nạp âm này kết hợp sẽ hình khắc mạnh.

Thạch Lựu Mộc và Lư Trung Hỏa: Cây lựu gỗ tốt, là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa, sự kết hợp này vô cùng cát lợi.

Thạch Lựu Mộc và Đại Lâm Mộc: Hai loài thảo mộc cùng tranh giành nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng, kẻ yếu hơn sẽ chịu thiệt nên hai mệnh này gặp nhau không hòa hợp.

Thạch Lựu Mộc và Lộ Bàng Thổ: Mộc khắc Thổ, đất ven đường đi bị hư hại kém bền vững khi gặp cây lựu gỗ. Nên hai mệnh này kết hợp nhau dẫn đến cục thất bại, bi thương, sầu thảm.

Thạch Lựu Mộc và Kiếm Phong Kim: Cây cối có hình khắc mạnh, dưới uy lực của Kiếm Phong Kim các loài thảo mộc đều bị đứt lìa.

Thạch Lựu Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Mộc sinh Hỏa, gỗ cây lựu khi gặp đám cháy sẽ giúp đám cháy quang huy rực rỡ, nhưng sau đó cũng thành tro bụi. Chưa kể Thân Hợi hình, Dậu Tuất hình, nên cuộc gặp gỡ này thường không có cát lợi.

Thạch Lựu Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm tốt cho cây cối, cây lựu sống ở chỗ khô cằn, gặp nguồn nước mạch này quý giá vô cùng, cây sinh trưởng tốt, đơm hoa, kết trái. Hai nạp âm này gặp nhau sẽ có viễn cảnh tốt đẹp.

Thạch Lựu Mộc và Thành Đầu Thổ: Không mang lại cát lợi vì hình khắc, Dần – Thân và Mão – Dậu xung khắc nhau.

Thạch Lựu Mộc và Bạch Lạp Kim: Hai nạp âm này không có mối quan hệ, nhưng khắc nhau vì Kim – Mộc xung khắc.

Thạch Lựu Mộc và Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu thường được trồng làm cảnh với cây lựu, nên hai người thường gắn bó, mật thiết, không nên tách rời nhau.

Thạch Lựu Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nguồn nước mát ngọt giúp cho cây sinh trưởng tốt. Hai nạp âm này kết hợp lại nhau sẽ tạo nên sự sống, màu xanh, hoa thơm, trái ngọt.

Thạch Lựu Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không liên hệ gì nhau. Có hình khắc nhẹ vì Mộc và Thổ khắc nhau.

Thạch Lựu Mộc và Tích Lịch Hỏa: Đại lợi, vì cây nhỏ, lại có thêm dưỡng chất sinh sôi và sét không đánh những loại cây nhỏ nên sự kết hợp này rất tốt đẹp. Người mệnh Mộc có tính cách ôn hòa, điềm tích có thể bổ sung, dung hòa nhau.

Thạch Lựu Mộc và Tùng Bách Mộc: Mối quan hệ tương hòa, hai bên cùng có lợi, khí chất tương đồng.

Thạch Lựu Mộc và Trường Lưu Thủy: Bản thân cây lựu là giống cây thân rắn không cần nhiều nước, gặp dòng đại thủy trôi nổi không xác định phương hướng. Sự kết hợp này cả hai đều không có lợi.

Thạch Lựu Mộc và Sa Trung Kim: Các mỏ khoáng sản không giúp cây phát triển tươi tốt. Thảo mộc ở khu đất có mỏ kim loại tiềm ẩn khó phát triển, sống được là quá tốt. Vì vậy hai nạp âm này gặp nhau sẽ không có được thành công.

Thạch Lựu Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Đám cháy bùng lên mạnh mẽ, cây cối tan thành tro bụi, nên Thạch Lựu Mộc gặp Sơn Hạ Hỏa sẽ không thể thành đại sự.

Thạch Lựu Mộc và Bình Địa Mộc: Các cây thân mềm ở đồng bằng có sức sống kém hơn, nhưng nó thúc đẩy giúp cây lựu vươn lên để giành lấy ánh sáng. Cuộc gặp này có tính chất tương hòa, lại kích thích sự phát triển nên rất cát lợi.

Thạch Lựu Mộc và Bích Thượng Thổ: Hai sự vật này tương khắc nhau về lý luận. Khi rễ, cành lá của cây lựu xâm hại, tường nhà sẽ không còn bền vững và kiên cố. Hai nạp âm này không nên kết hợp với nhau, vì hình khắc mạnh.

Thạch Lựu Mộc và Kim Bạch Kim: Không tương tác, chúng hình khắc nhau theo thuộc tính Kim – Mộc và xung khắc về địa chi Dần – Thân, Mão – Dậu.

Thạch Lựu Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Hai sự vật này không tương tác nhau, nhưng lại hợp về thuộc tính Mộc sinh Hỏa, bản thân các địa chi Thìn, Tị, Thân, Dậu tam hợp hoặc nhị hợp. Nên hai mệnh này gặp nhau sẽ làm nên đại sự.

Thạch Lựu Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa tốt cho cây cối, nên khi gặp nhau cây cối tất xanh tươi, đơm hoa, kết quả. Hai mệnh này gặp nhau sẽ có kết quả vẻ vang, ngọt ngào.

Thạch Lựu Mộc và Đại Trạch Thổ: Hai mệnh này khắc nhau về nguyên lý, nhưng đất cồn bãi là nơi trồng cây rất tốt, ngoài các can Mậu, Kỷ (Thổ) sinh Canh, Tân (kim) nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ đại cục sung túc, phát đạt.

Thạch Lựu Mộc và Thoa Xuyến Kim: Hai sự vật này khắc nhau về thuộc tính, các chi Thân – Dậu, Tuất – Hợi lại hình hại nhau. Vì vậy hai nạp âm này gặp nhau sẽ không cát lợi.

Thạch Lựu Mộc và Tang Đố Mộc: Hai mệnh Mộc tương hòa, cây dâu và cây lựu đều do con người trồng, nên dù không cùng họ thì cũng là hàng xóm láng giềng. Các chi Thân – Tý, Dậu – Sửu tam hợp nên hai mệnh này gặp nhau sẽ rất tốt đẹp.

Thạch Lựu Mộc và Đại Khê Thủy: Nước chảy mạnh, cây trôi nổi, các chi Dần, Mão xung khắc với các chi Thân, Dậu. Hai nạp âm này gặp nhau thì khắc như nước với lửa.

Thạch Lựu Mộc và Sa Trung Thổ: Mộc khắc Thổ theo quy luật, nhưng trên thực tế cây lựu có thể sinh trưởng ở loại đất này. Các chi Thìn, Tị nhị hợp hoặc tam hợp với Thân, Dậu.

Thạch Lựu Thổ và Thiên Thượng Hỏa: Hai nạp âm này gặp nhau sẽ cát lợi, tốt đẹp, cây cối phát triển, đơm hoa kết trái. Cây cối mừng rỡ có ánh dương quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết.

Thạch Lựu Mộc và Thạch Lựu Mộc: Đại cát đại lợi, trở thành vườn cây có nhiều loại trái cây ngon lành cho loài người.

Thạch Lựu Mộc và Đại Hải Thủy: Cây cối trôi nổi, phiêu diêu và tàn lụi.

Tổng Quan Về Mệnh Bình Địa Mộc Liệu Có Tốt, Giàu Sang, Phú Quý

Tổng quan về mệnh Bình Địa Mộc

Bình Địa Mộc là gì?

Theo ngũ hành thì Bình Địa Mộc là cây đồng bằng, những loại cây được xác định nói tới trong đây thường là những loại cây thân mềm sinh trưởng trong khu vực đất ở đồng bằng.

Người mệnh Bình Địa Mộc sinh năm bao nhiêu?

Bình Địa Mộc sinh năm bao nhiêu? n hững người tuổi Mậu Tuất và Kỷ Hợi đều thuộc mệnh này cụ thể:

+ Những người sinh năm Kỷ Hợi gồm: 2019, 1959, 1899, 2079 là những người khá vất vả nhưng đạt được thành quả trong cuộc sống

+ Những người sinh năm Mậu Tuất: 2018, 1958, 1898, 2078 là những con người thế hệ tài năng.

Tính cách của người mệnh Bình Địa Mộc

Người thuộc mệnh Bình Địa Mộc thường là những người gần gũi, dễ mến, lịch thiệp, cùng với đó là ham học hỏi, chuyên sâu và suy nghĩ kỹ. Một người có đời sống bình thường, giản dị luôn khiêm nhường, hòa bình không tranh chấp người khác.

Bình Địa Mộc hợp công việc gì?

Những người mệnh này với những tính cách như trên nên họ thích hợp với những công việc như giáo viên, y tế, ngoại giao, tư vấn, có biệt tài nghiên cứu, sửa chữa máy móc, thủ công mỹ nghệ hay chăn nuôi, trồng cây, nếu có thêm chút nghị lực can đảm thì sẽ thành công trong công việc. Một số người khác có thể làm nông nghiệp, chăn nuôi, bốc thuốc nam.

Đường tình duyên của Bình Địa Mộc

Mệnh Bình Địa Mộc thường là những người ôn hòa, lễ phép tính tình không quá nổi bật để được nhiều người chú ý nhưng lại nên sự thu hút không hề nhỏ của phe khác giới. Trong chuyện tình cảm họ là người yêu thương, dễ mềm lòng, sẻ chia, nhường nhịn nên thường được bạn đời trân trọng.

Khi lập gia đình thì trai nể vợ, gái nhường chồng nên chính điều này làm cho gia đạo ổn đình, hạnh phúc, con cháu thảo hiền lấy đó làm gương noi theo.

Bình Địa Mộc khắc và hợp mệnh nào?

Bình Địa Mộc hợp mệnh nào?

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Lư Trung Hỏa

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Đại Lâm Mộc

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Giản Hạ Thủy

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Dương Liễu Mộc

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Tuyền Trung Thủy

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Tích Lịch Hỏa

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Tùng Bách Mộc

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Trường Lưu Thủy

Mệnh Bình Địa Mộc và mênh Bình Địa Mộc

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Thiên Hà Thủy

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Đại Trạch Thổ

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Tang Đố Mộc

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Đại Khê Thủy

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Thiên Thượng Hỏa

Mệnh Bình Địa Mộc và mệnh Thạch Lựu Mộc

Bình Địa Mộc khắc mệnh nào?

Bình Địa Mộc và Đại Hải Thủy

Bình Địa Mộc và Ốc Thượng Thổ

Bình Địa Mộc và Sa Trung Kim

Bình Địa Mộc và Bích Thượng Thổ

Bình Địa Mộc và Hải Trung Kim

Bình Địa Mộc và Lộ Bàng Thổ

Bình Địa Mộc và Kiếm Phong Kim

Bình Địa Mộc và Thành Đầu Thổ

Bình Địa Mộc và Bạch Lạp Kim

Bình Địa Mộc và Kim Bạch Kim

Bình Địa Mộc và Phúc Đăng Hỏa

Bình Địa Mộc và Sa Trung Thổ

Bình Địa Mộc hợp màu gì?

Bình Địa Mộc khắc màu gì?

Theo ngũ hành tương khắc thì Kim khắc Mộc, mà Mộc lại khắc Thổ nên những màu sắc mà mệnh Bình Địa Mộc không nên sử dụng gồm có: Đỏ, hồng, cam tim cùng trắng, xám.

Bình Địa Mộc hợp trồng cây gì?

Mệnh mộc sẽ thích hợp trồng những cây xanh thuộc hành Mộc (bản mệnh) hoặc hành Thủy (tương sinh) để giúp cuộc sống thêm phần suôn sẻ. Cụ thể:

Cây phong thủy hành Mộc hợp mệnh Bình Địa Mộc: cây vạn niên thanh xanh, đế vương xanh, ngũ gia bì, trúc nhật, kim ngân…

Cây phong thủy hành Thủy hợp mệnh Bình Địa Mộc: tùng bách, phát tài, cau phú quý, trúc mây, hồ đào, trầu bà tay Phật, trúc bách hợp…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bình Địa Mộc Là Gì? Màu Và Mệnh Hợp Với Bình Địa Mộc trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!