Đề Xuất 3/2023 # Cách Bố Trí Cửa Sổ Phòng Ngủ Hợp Phong Thủy Đẩy Lùi Bệnh Tật # Top 4 Like | Saigonhkphone.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Bố Trí Cửa Sổ Phòng Ngủ Hợp Phong Thủy Đẩy Lùi Bệnh Tật # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Bố Trí Cửa Sổ Phòng Ngủ Hợp Phong Thủy Đẩy Lùi Bệnh Tật mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phòng ngủ nên có cửa sổ để không khí lưu thông hài hòa và giúp cho giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, phòng ngủ nên có mấy cửa sổ, kích thước và cách bố trí cửa sổ như thế nào là hợp phong thủy thì không phải ai cũng biết. chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Phòng ngủ nên có mấy cửa sổ?

Kích thước cửa sổ phòng ngủ theo phong thủy

Bố trí cửa sổ trong phòng ngủ

Vì sao phòng ngủ không nên để cửa sổ quá to

1. Phòng ngủ nên có mấy cửa sổ?

Đối với phòng ngủ, cửa sổ giúp phòng ngủ thoáng mát, đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, phòng ngủ nên có mấy cửa sổ để đảm bảo sức khỏe, ánh sáng cũng như phong thủy?

Phòng ngủ thì chỉ nên có từ một đến hai cửa sổ. Số lượng cửa sổ trong phòng ngủ không nên quá nhiều, kể cả phòng ngủ có rộng tới đâu.

Đối với phòng ngủ nhỏ chỉ nên làm cửa sổ 1 cánh hay cửa sổ nhỏ cánh kéo. Vì cửa như vậy vừa giúp nhà thông thoáng lại vừa không hao hụt năng lượng của căn phòng. Đối với phòng ngủ lớn, nên bố trí cửa sổ phòng ngủ ớ 2 phía tường đối diện nhau, tránh để cửa sổ đối diện nhau. Làm như vậy sẽ tạo ra dòng khí đối lưu giúp căn phòng ngủ thoáng mát hơn.

Các phòng ngủ của người già và trẻ nhỏ chỉ nên trổ 1 cửa sổ nhỏ cung cấp đủ ánh sáng và giúp lưu thông khí tốt hơn cho căn phòng.

Cửa sổ phòng ngủ nên để thấp để không khí dễ lưu thông.

Bên cạnh đó, còn phải lưu ý tới kích thước của cửa sổ. Cửa sổ quá to sẽ làm nội khí ra ngoài. Nếu bạn mua nhà cũ và căn nhà đã có thiết kế cửa sổ quá lớn thì nên hạn chế lại bằng cách treo rèm 2 lớp ở cửa sổ và luôn buông lớp mỏng xuống.

Kích thước cửa sổ phòng ngủ có thể thay đổi để phù hợp với mục đích cũng như nhu cầu sử dụng của gia chủ và nên phụ thuộc vào kích thước phòng. Tốt nhất, nên để cửa sổ có kích thước bằng 1/2 đến 1/3 lần kích thước cửa ra vào.

Cửa ra vào phòng ngủ cũng là một vị trí bạn cần lưu ý khi bố trí phòng ngủ hợp phong thủy. Nhiều người không hiểu về phong thủy nên bố trí cửa phòng ngủ không hợp lý. Để biết cách bố trí cửa phòng ngủ hợp phong thủy, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Cách bố trí cửa phòng ngủ tránh phạm phong thủy.

3. Cách bố trí cửa sổ trong phòng ngủ

Hướng Nam và Đông Nam có thể mở cửa sổ lớn để tiếp nhận được nhiều ánh nắng mặt trời và gió mát vào mùa hè.

Các hướng Tây, Tây Bắc thì chỉ trổ cửa sổ nhỏ, để giảm thiểu ánh nắng quá chiều hôm và gió bấc rét mướt.

4. Vì sao phòng ngủ không nên để cửa sổ quá to

Nhiều người cho rằng thiết kế loại cửa sổ phòng ngủ rộng và thoáng nhất sẽ làm căn phòng trở nên càng sáng sủa, tự nhiên, thông thoáng khí, có lợi cho sức khỏe của gia chủ. Tuy nhiên, đó hoàn toàn là điều không tốt.

Có thể bạn đã thể nghiệm quá trình sau: đêm mùa hè nóng nực muốn mát mẻ hơn, thường thích nằm kề cửa sổ mở hết cỡ. nhưng sáng hôm sau thức dậy, cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Đó là bởi bạn đã “ngấm gói” làm năng lượng toả ra tán phát tiêu hao quá nhiều gây nên. Thời gian kéo dài, khiến ta dễ dẫn tới hiện tương ngủ không đủ, mệt mỏi, không muốn dậy … Với người tuổi cao, dễ gây mất ngủ.

Một trong số những nguyên nhân dẫn tới việc khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi nữa là do đèn trong phòng ngủ được bố trí không hợp lý và thiếu khoa học. Để biết các nguyên tắc và những điều cần lưu ý khi bố trí đèn trong phòng ngủ, mời bạn tham khảo bài viết: Cách bố trí đèn phòng ngủ hợp lý và tốt cho sức khỏe.

Như vậy phòng ngủ có cửa sổ quá lớn sẽ làm cho vượng khí thoát hết ra ngoài, người trong căn phòng chứa vượng khí sẽ bị mệt mỏi, hụt hơi lúc nào cũng buồn ngủ, tinh thần không minh mẫn.

Ngoài ra, theo phong thủy nếu cửa sổ quá lớn đồng nghĩa với việc đón một lượng sáng nhiều hơn, chói mắt hơn, gây nóng nực, khiến người dùng khó chịu, dễ gây mất bình tĩnh, dễ bực bội cáu gắt vô cớ. Nếu gia chủ làm kinh doanh, buôn bán sẽ dễ gặp chuyện không vừa ý, dễ nổi nóng, khi mua sắm dễ mất bình tĩnh, sáng suốt …

Thiết kế nhà ở theo phong thủy đòi hỏi phòng ngủ của bạn phải có dòng khí ổn định, là nơi dễ tích tụ năng lượng. Vậy nên tại phòng ngủ không nên thiết kế cửa sổ quá lớn

Cách Bố Trí Cửa Chính Và Cửa Sổ Hợp Phong Thủy

Nhà mà không có cửa thì chỉ là một khối điêu khắc, hoặc cái chòi ngắm cảnh mà thôi. Hướng nhà hướng cửa, vai trò quan trọng của hệ thống cửa và những vấn đề cơ bản về cửa trong phong thuỷ lâu nay nhiều người, nhiều nơi đã đề cập.

Bài viết này tập trung vào ba vấn đề hay gây thắc mắc trong giới gia chủ và nhà chuyên môn, đó là quan niệm về cổng, cách bố trí cửa sổ cho hợp phong thuỷ, và cách thức dùng thước lỗ ban để đo cửa như thế nào?

1. Khéo làm cổng

Kiến trúc cổ Trung Quốc, Nhật Bản rất đề cao cổng, xem cổng như là vị trí xung yếu quan trọng, dùng chất liệu kiên cố, bít bùng để làm cổng, đặt tượng sư tử, kỳ hưu phía trước để trấn trạch. Tuy nhiên, văn hoá truyền thống và phong thuỷ Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt hơn về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem luỹ tre, mương nước… là những “rào chắn” thiên nhiên hữu hiệu. Nếp nhà Việt – văn hoá Việt luôn quan niệm và xử lý cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà… chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hoà thân thiện vốn có của cha ông ta.

Trong trường hợp nhà có sân rộng, yếu tố phương vị mở cổng cần lưu tâm. Cách xác định vị trí và hướng cho cổng tương tự chọn vị trí chọn hướng cho cửa chính của nhà. Về mặt bát trạch, cần thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc tây tứ mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ đông tứ mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh “trực xung” với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi quan niệm “sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng”.

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành cung mệnh. Cổng cho gia chủ có mệnh thuộc thổ nên theo hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, gam màu vàng, nâu là hợp. Còn cổng cho gia chủ mệnh thuộc kim nên làm hình dáng có vòm cong tròn, màu xám, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Các gia chủ mệnh thuỷ sẽ nên lưu ý hơn gam màu chủ yếu của cổng là màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.

Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng hoạ tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh mộc, trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh hoả sẽ khá phù hợp.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách làm cổng. Có người thích cổng nhẹ nhàng, song sắt thưa thoáng để quan sát và thông gió tốt hơn. Nhưng cũng có gia chủ lại chuộng kiểu cổng kín mít và dày, với mong mỏi giữ gìn sự riêng tư bên trong, tạo cảm giác an tâm hơn. Thực tế thì tuỳ theo từng địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hoà thiên nhiên và cảnh quan toàn khu.

2. Mở và bố trí cửa sổ

Miệng dẫn khí (khí khẩu) của ngôi nhà là bộ cửa chính, là cổng vào và cửa phòng (nói chung là các cửa đi). Khi xây cất, trang trí nhà thì vị trí và kích thước cửa đi cũng được quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong thông thoáng, điều dẫn dương quang (ánh sáng mặt trời ) và gia giảm luồng khí, đặc biệt khi cửa đi phải đóng kín vì an ninh.

Không ít gia chủ đã từng băn khoăn về số lượng, tỷ lệ và kích thước cửa đi với cửa sổ thế nào cho phù hợp. Khoa học phong thuỷ xưa nay không quy định bắt buộc về số lượng cửa trong mỗi ngôi nhà, mỗi gian phòng. Điều cốt yếu là sự tương quan giữa cửa sổ – cửa đi với toàn thể không gian sử dụng. Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà có nhiều cửa sổ hay cả mảng kính mở rộng thì hướng ngoại hơn, có xu hướng thu hút hơn, phù hợp làm cửa hàng, văn phòng kinh doanh, nơi tập trung đông người. Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.

Theo nguyên lý âm – dương (tĩnh – động) của phong thuỷ, những chỗ cần giao tiếp và thay đổi thường xuyên (tính dương) thì nên có nhiều cửa sổ. Ví dụ như phòng khách, chỗ bán hàng, phòng ăn (có thể khuất tầm nhìn từ ngoài vào nhưng phải hướng ra thiên nhiên). Còn đối với không gian cần tĩnh lặng (tính âm) như phòng ngủ, phòng làm việc thì chỉ nên bố trí cửa sổ vừa đủ kèm theo khả năng che chắn bớt ánh sáng và tránh gió lùa.

Làm cửa sổ để mở ra, nó như đôi mắt không thể nhắm suốt, do đó cách mở cửa sổ rất quan trọng, cần lưu tâm ba vấn đề chính. Thứ nhất, cửa sổ nên mở về hướng có gió tốt như gió Nam, Đông Nam, Tây Nam và ánh sáng ổn định (hướng Bắc) nhất là đối với không gian làm việc, bàn viết và học tập. Có khi hướng cửa chính của nhà là Tây nhưng cửa sổ có thể mở được ở Bắc – Nam thì phải tận dụng. Thứ hai, cửa sổ mở ra cần thu được tầm nhìn – cảnh quan đẹp cho người sử dụng bên trong đồng thời lại tránh được người từ bên ngoài nhìn vào nội thất của mình.

Do đó theo phong thuỷ, không nên mở cửa sổ ngay trên đầu giường, hoặc kê giường sát cửa sổ mở rộng. Tốt nhất là giường bố trí chếch góc so với hệ thống cửa đi – cửa sổ vừa thuận lợi cho bố trí đồ đạc, vừa tránh hung khí tác động vào giường ngủ. Thứ ba, khi cửa đi phải đóng thì cửa sổ chính là miệng đối lưu không khí hữu hiệu, vì thế nên chú ý bổ sung cho nhà hệ thống cửa sổ trên cao, cửa sổ trời hay cửa sổ mái (thiên song). Các loại cửa này có ưu điểm là dẫn truyền luồng khí trên cao tránh khí quẩn tù đọng trong nhà, giảm bớt tầm nhìn từ ngoài vào, và lấy ánh sáng trên cao xuống các không gian sâu bên trong nhà mà cửa sổ ngang không đáp ứng được.

3. Đo cửa thế nào?

Cho dù trong nhà ở luôn có nhiều loại cửa: cửa trước, cửa sau, bên hông… tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà, thì khoa học phong thuỷ vẫn xác định mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính. Hướng của bộ cửa chính này chính là hướng nạp khí chính của ngôi nhà, còn các cửa cổng, cửa hậu, cửa bên… chỉ là cửa phụ. Cần nhấn mạnh bộ cửa nào là chính (nổi bật khí) như tạo viền, trang trí thêm… đồng thời các cửa khác có thể gia giảm kích thước và đặt chậu kiểng hay vật trang trí để ngăn bớt cường độ của các dòng khí phụ dẫn vào nhà.

Có ba nguyên tắc làm cơ sở cho việc sử dụng thước lỗ ban, đó là quan điểm dương trạch khí, các cấp độ môn – táo – chủ, và nguyên tắc hình phễu.

– Dương trạch khí: Lão Tử thuở trước từng nói: vo đất làm bình cốt để dùng phần rỗng bên trong. Hay quan điểm kiến trúc hiện đại: khoảng không giữa các bức tường quan trọng hơn là bản thân các bức tường! Tức là môi trường sống của con người cần căn cứ vào khoảng trống, ở phần rỗng, chứ không phải là các phần đặc! Do vậy, phải đo các khoảng lọt lòng thông thuỷ cho khí đi qua, tức là đo khoảng trống (phần tĩnh ổn định) chứ không phải đo cánh cửa (phần mở, mang tính động). Cụ thể là đo phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao. Về chiều cao, cần tính và đo khoảng lọt lòng từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên.

– Nguyên tắc hình phễu: để tàng phong tụ khí thì luôn cần hệ kích thước cửa đi đảm bảo nguyên tắc từ ngoài vào trong theo hình phễu thu dần vào. Cửa cổng phải rộng và cao hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa đi vào phòng, cửa phòng ngủ hơn cửa đi vào phòng vệ sinh. Nguyên tắc này đảm bảo cho những cửa ở nơi đối ngoại đông người nên rộng hơn cửa phòng vốn chỉ dùng đối nội.

– Những khung cửa không có cánh cũng đo phần lọt lòng nhỏ nhất và cố định như đã nêu trên. Đối với loại cửa vòm, chiều cao đo tính đến phần đỉnh vòm. Cách tính này đảm bảo các bộ cửa đi đáp ứng được ý đồ thẩm mỹ và tương quan với ngôi nhà, miễn phần mở để đi lại theo kích thước phong thuỷ, những phần chung quanh chỉ đóng vai trò phụ trợ lấy sáng và thông thoáng. Khi cửa đi đóng thì cửa sổ chính là nguồn điều tiết thông thoáng và tầm nhìn, kích thước cửa sổ không bắt buộc phải theo thước lỗ ban mà quan trọng là tương quan cửa sổ trong không gian sử dụng.

(Theo SGTT)

Cùng Danh Mục:

Tại Sao Kiêng Kỵ Bếp Đặt Ngay Cửa Sổ – Cách Bố Trí Cửa Sổ Phòng Bếp

1.Tại sao lại kiêng kỵ đặt bếp ở ngay cửa sổ?

Bếp đặt ngay cửa sổ không tốt cả về mặt kiến trúc, an toàn cuộc sống và ngay cả về phong thủy!

Nếu như nhà bạn đặt bếp ở gần cửa sổ thì khi nấu nướng bạn sẽ gặp phải những vấn đề như: gió từ bên ngoài thổi vào làm tắt bếp gây trở ngại cho quá trình đun nấu; gió bên ngoài tạt mùi dầu, mùi ga vào bên trong căn bếp gây ra độc hại cho người nấu và cả những thành viên dùng cơm trong bếp nữa. Mặt khác, hậu quả nghiêm trọng hơn đó là gây ra hỏa hoạn, làm ảnh hưởng đến con người và tài sản. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đặt bếp nấu ngay cửa sổ sẽ khiến cho tài lộc, những dòng khí may mắn dễ dàng rời khỏi qua đường cửa sổ đi mất. 

2. Cách bố trí cửa sổ bếp phù hợp

– Hướng cửa sổ bếp:

Đầu tiên phải chọn lại hướng, một cửa sổ hợp phong thủy thì trước tiên phải đón được ánh nắng và gió từ bên ngoài vào phòng bếp một cách êm đềm và nhẹ nhàng, vừa đủ dùng. Hướng Đông sẽ là hướng tốt nhất nên đặt cửa sổ hướng về đó, để lấy được lượng ánh sáng trong lành của buổi sáng sớm, không bị ảnh hưởng bởi nắng gắt của trời chiều về Tây, đồng thời còn có thể làm dịu đi sức nóng khi nấu nướng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những hướng có gió thổi mạnh lùa vào nhà qua ô cửa sổ này.

Vì cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên, thế nên nếu có thể chọn hướng theo mệnh của gia chủ là tốt nhất. Bên cạnh đó, các chủ nhà cần đảm bảo hướng cửa sổ này nhìn ra ngoài sẽ không bị các chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn như: bãi rác, nhà cửa, cống rãnh hay thân cây to, những căn nhà bên cạnh hoặc những công trình đối diện,…

Lưu ý: Như đã nói ở trên, cửa sổ bếp là nơi lưu thông không khí với bên ngoài nên lượng gió lùa vào nhà sẽ rất mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến người nấu ăn và các thành viên trong gia đình. Chính vì thế nên cửa sổ bếp cần hạn chế hướng phía Tây Bắc, vì hướng này có nhiều “gió chướng” ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của các thành viên. Và cùng với đó, cũng nên tránh hướng Tây, vì nắng chiều gay gắt sẽ làm cho gian bếp vốn đã nhiều tính “Hỏa”, sẽ trở nên rất khó chịu, bức bối và luôn luôn trong trạng thái nóng nực.

– Kích thước cửa sổ bếp:

Mặc dù với những chung cư thì không thể chọn lựa kích thước của cửa sổ, nhưng với nhà ống, nhà riêng thì có thể. Và cửa sổ nhà bếp là loại cửa sử dụng với mục đích lấy không khí là chính nên thường chỉ cần có thiết kế nhỏ gọn là được. Nhưng, kích thước của cửa sổ bếp nhà bạn như thế nào thì lại còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

+) Vị trí đặt cửa: cửa sổ phải cao ngang bồn rửa bát hoặc cao hơn từ bàn ăn trở lên.

+) Có kích thước hài hòa với diện tích không gian bếp và cá tính riêng của chủ nhân.

Đối với những căn bếp hiện đại ngày nay, các gia chủ thường thích những cửa sổ có kích thước rộng lớn chút để có thể thu hết  ánh sáng bên ngoài vào bếp, giúp cho căn bếp trở nên sáng nhất có thể và thoáng đãng như đang ở ngoài tự nhiên nhất có thể. 

– Chọn kiểu dáng cửa sổ

Kiểu dáng cửa sổ bếp cần đáp ứng tính thẩm mỹ và độ an toàn cũng như là phải tốt cho sức khỏe. Đối với khung cửa bếp rộng thì phải có khung chịu lực, vì kiểu cửa sổ bếp này sẽ đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn hơn cho căn bếp. Với kiểu cửa sổ bếp như thế này thì phải cần phối hợp với kiểu dáng của cửa chính vào bếp để tạo thành khối liên thông, làm cho sức nóng từ bên trong bếp toả ra ngoài và luồng khí dương từ bên ngoài vào nhà được thuận lợi và dễ dàng hơn. 

Nếu sử dụng cửa sổ bếp là một khối chữ nhật sẽ tạo ra cảm giác vững chãi, vuông vức và điều này xét về yếu tố phong thủy là rất tốt. Nếu cửa sổ bếp nhà bạn có chia ô thì nên chú ý các ô cửa sổ sao cho phù hợp với quy tắc sinh – lão – bệnh – tử từ dưới lên.

Những kiểu cửa sổ dàn ngang cũng rất được ưa chuộng và phổ biến. Nhưng với cửa sổ phòng bếp thì tốt nhất là không nên chọn làm cửa lùa mà nên chọn loại cửa lá chớp để mưa gió không lùa trực tiếp vào bếp. Điều này cũng sẽ tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng và dễ chịu khi bước vào, nó tạo cảm giác như đây là một phòng khách thứ 2 vậy. 

– Chọn chất liệu cho cửa sổ bếp:

“Kính” chính là chất liệu được rất nhiều các hộ gia đình ưa chuộng và lựa chọn cho gian bếp nhà mình. Dùng chất liệu này sẽ tạo ra một không gian thoáng đãng, đồng thời cũng rất tốt cho phong thuỷ của căn bếp. Nên kết hợp dùng khung bằng sắt hoặc nhôm đã được sơn màu sáng nhằm tạo cảm giác vừa mát mẻ, vừa nhẹ nhàng, sạch sẽ cho căn bếp.

Lưu Ý Để Bố Trí Cửa Sổ Phòng Bếp Phù Hợp

Không phải gian bếp nào cũng có cửa sổ, nhưng nếu phòng bếp của bạn may mắn sở hữu một khung cửa sổ thoáng rộng, hãy bố trí sao cho khoa học và hợp phong thủy để có thể đón những luồng khí may mắn vào nhà mình.

Trên thực tế, việc bố trí cửa sổ khi thiết kế nội thất tủ bếp bếp quan trọng không kém so với việc sắp đặt vị trí bếp nấu hay máy hút khói… Xét trên góc độ khoa học thì cửa sổ tạo ra những luồng khí trong lành cho căn bếp, tạo cho nơi này luôn dễ chịu, thoáng đãng. Xét về khía cạnh phong thủy, cửa sổ phòng bếp là nơi lưu thông không khí bên trong và ngoài căn bếp, nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tài vận của những người sống trong nhà.

Để có một cửa sổ phòng bếp khoa học và hợp phong thủy, khi bố trí cần ghi nhớ những lưu ý sau:

Hướng cửa sổ bếp:

Một cửa sổ hợp phong thủy trước tiên phải đón được ánh nắng và gió từ bên ngoài vào phòng bếp. Do đó nên bố trí cửa sổ bếp về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi sáng sớm, đồng thời làm dịu sức nóng khi nấu nướng. Mặt khác, bạn cũng cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này.

Nếu như cửa sổ là nơi lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu cho căn bếp thì nên chọn hướng cửa sổ phù hợp với tuổi và mệnh của chủ nhà. Bên cạnh đó, cần đảm bảo hướng cửa này nhìn ra không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn như: nhà cửa, bãi rác, cống rãnh hay thân cây to. Nếu bếp nhà bạn đặt hướng Tây Bắc, làm thế nào để hóa giải hiểm họa: Cách hóa giải hiểm họa khôn lường khi đặt bếp hướng Tây Bắc.

Kiêng kỵ: Cửa sổ bếp là nơi lưu thông không khí với bên ngoài nên lượng gió lùa vào nhà sẽ rất mạnh. Cửa sổ bếp cần hạn chế hướng Tây Bắc vì hướng này nhiều gió chướng ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Đồng thời cũng nên tránh hướng Tây vì nắng chiều sẽ làm cho gian bếp vốn đã nhiều tính “Hỏa” trở nên rất khó chịu, bức bối.

Kích thước:

Cửa sổ là loại cửa phụ với mục đích lấy không khí là chính nên thường được thiết kế nhỏ gọn. Tuy nhiên kích thước của cửa sổ bếp như thế nào cần căn cứ vào nhiều yếu tố:– Vị trí đặt cửa: Cửa phải cao ngang bồn rửa bát hoặc từ bàn ăn trở lên.– Sự hài hòa với diện tích không gian bếp và cá tính riêng của chủ nhân.

Cửa phải cao ngang bồn rửa bát hoặc từ bàn ăn trở lên.

Với các căn bếp hiện đại ngày nay, gia chủ thường thích trổ những cửa sổ có kích thước rộng lớn để có thể lấy ánh sáng tự nhiên một cách tối đa. Đồng thời cũng làm cho không gian bếp trở nên khoáng đạt và thoáng rộng, phòng ăn cũng được tận hưởng ánh sáng này.

Cửa sổ bếp hình khối chữ nhật tạo ra cảm giác vững chãi, vuông vức, điều này xét về yếu tố phong thủy là rất tốt. Bên cạnh đó, các khung cửa sổ bếp thường được chia ô. Khi thiết kế cần chú ý ô cửa sổ sao cho thích hợp theo quy tắc sinh – lão – bệnh – tử từ dưới lên.

Kiểu ô cửa dàn ngang là kiểu dáng cửa sổ rất phổ biến và được ưa chuộng. Tuy nhiên với những gian bếp nhỏ thì kiểu ô cửa đứng lại là lựa chọn phù hợp vì nó sẽ giúp lấy được nhiều ánh sáng hơn và căn bếp trông cao, thoáng hơn. Đối với kiểu ô cửa này, tốt nhất không nên làm cửa lùa mà nên chọn cửa lá chớp để mưa gió không lùa trực tiếp vào bếp. Điều này sẽ tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng và dễ chịu khi bước vào

Kiểu ô cửa đứng phù hợp với gian bếp nhỏ. Chất liệu:

Với các gian bếp hiện đại người ta thường chọn chất liệu kính để làm cửa sổ vì chất liệu kính tạo ra một không gian thoáng đãng, đồng thời cũng rất tốt cho phong thuỷ. Gợi ý cho bạn cách làm đẹp phòng bếp với 9 ý tưởng độc đáo cho cửa tủ bếp “điệu đà”.

Bạn cũng có thể kết hợp dùng khung bằng sắt hay nhôm đã được sơn màu sáng nhằm tạo cảm giác vừa nhẹ nhàng vừa sạch sẽ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Bố Trí Cửa Sổ Phòng Ngủ Hợp Phong Thủy Đẩy Lùi Bệnh Tật trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!