Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Đặt Tên Con Trai, Con Gái Theo Phong Thủy Ngũ Hành mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cách đặt tên con gái theo phong thủy ngũ hành hợp mệnh bố mẹ
1.1. Tên con gái mệnh Kim
Hành Kim là chỉ về sức mạnh và mùa thu; bên cạnh đó, nó còn ám chỉ đến sức chịu đựng. Vì thế mà những bé được xem tên theo hành Kinh thường sẽ rất mạnh mẽ và có trực giác rất tốt. Tuy nhiên, điểm yếu lúc đặt tên con theo mệnh Kim là bé thường cứng đầu, nghiêm nghị và hay sầu muộn.
Một số tên hay thuộc hành kim mà bà mẹ có thể tham khảo cho bé:
Ái, Dạ, Ân, Trinh, Phượng, Vân, Kiều, Hân, Mỹ, Nhi, Trang, Tâm,…
Nguyệt, Trâm, Châu, Hiền, Đoan, Dạ, Mỹ, Hiền, Ái, Ngân, Nhi, Trang, Vy, Xuyến,…
1.2. Tên con gái mệnh Mộc
Nhắc đến hành Mộc sẽ nhắc đến mùa xuân, là lúc mà trời đất dung hòa, vạn vật xanh tươi và sinh sôi. Và nếu các ông bố bà mẹ xem tên phong thủy cho con mệnh Mộc thì đứa bé thường sẽ bị ảnh hưởng bởi tính nghệ sỹ và thường rất nhiệt huyết khi làm mọi việc. Tuy nhiên, điểm yếu là bé thường thiếu sự kiên nhẫn, hay bỏ ngang công việc giữa chừng và dễ nổi nóng.
Một số tên thuộc mệnh Mộc cho con theo phong thủy ngũ hành mà ba mẹ cần biết: Châu, Ngọc, Lý, Cát, Viên, Anh, Diệp, Bích, Khuê, Ngân, Kim, Đào, Quỳnh, Mai, Cúc, Lan, Hương, Xuân, Huệ, Hạnh, Trà,…
1.3. Tên con gái mệnh Thủy – Xem tên phong thủy cho con
Bố mẹ thường đặt tên con cái của mình theo mệnh. Và khi đặt tên con gái theo mệnh Thủy, bé có xu hướng thích kết bạn, nhạy cảm với nghệ thuật và biết đồng cảm với mọi người. Tuy nhiên, điểm yếu của người có tên theo dụng thần hành Thủy thường cảm thấy lo sợ, lo lắng và hay có stress.
Tên thuộc hành Thủy dành cho bé gái:
Thủy, Lệ, Sương, Hà, Giang, Loan, Nga, Uyên, Khuê, Trinh, Sương, Thủy, Giao,..
Giang, Tuyên, Thương, Tiên, Hà, Khê, Kiều, Loan, Băng, Lệ, Nhung, Nga, Trinh,…
1.4. Tên con gái mệnh Hỏa
Hành hỏa thường chỉ đến mùa hè, sức nóng và lửa. Hành Hỏa có thể đem lại hơi ấm, ánh sáng, hạnh phúc hoặc có thể là bùng nổ và bạo tàn. Vì thế mà bé mang tên hợp mệnh Hỏa thường nhanh nhẹn, thông minh và có tính hài hước. Tuy nhiên, những bé có ngũ hành Hỏa thường hơi nóng vội và ít khi quan tâm đến cảm xúc, cảm nhận của người khác.
1.5. Tên con gái mệnh Thổ
Thổ được hiểu đơn giản là nơi nuôi dưỡng, ươm trồng, phát triển và là nơi sinh ký tử quy của mọi vật. Do đó mà những bé có tên theo phong thủy hợp mệnh Thổ thường có xu hướng nhẫn nại, trung thành và đáng tin cậy. Tuy nhiên, những bé này lại có tính khá bảo thủ.
Nếu bạn đang có ý định đặt tên con theo ngũ hành tương sinh thì có thể tham khảo ngay một số tên cho con theo phong thủy ngũ hành thuộc mệnh Thổ sau: Châu, Ngọc, Lý, Cát, Viên, Anh, Diệp, Bích, Khuê, Ngân, Kim, Ngọc, Trân, Anh, Châu, Diệu, Khuê, Anh,…
2. Cách đặt tên cho con trai theo phong thủy
2.1. Tên con trai mệnh thổ
Hành Thổ thường gắn liền với những màu sắc đặc trưng của đất như nâu, vàng. Nếu bố mẹ muốn đặt tên con theo mệnh Thổ thì có thể chọn một trong số những tên cho con theo phong thủy ngũ hành sau: Sơn, San, Nghiêm, Thông, Giáp, Thạc, Kiên, Tự, Kiệt, Bảo, Đại, Thành, Đăng, Thắng, Bảo, Sơn, Điền, Quân, Hoàng, Trung, Kiên, Đại, Bằng, Giáp, Thạch, Hòa, Thạch, Trường, Long, Lập,…
Xem tên cho con theo phong thủy hợp mệnh Thổ
2.2. Tên con trai mệnh Hỏa
Những bé trai mệnh Hỏa thường là người năng động, có nhiều năng lượng. Do đó, những bé trai thuộc mệnh này nên chọn một trong những tên sau: Đức, Luyện, Quang, Thanh, Nam, Đăng, Huân, Hiệp, Hùng, Minh, Huy, Thái, Vĩ,…
Xem tên hợp mệnh Hỏa
2.3. Tên con trai mệnh Thủy
Quân, Quyết, Tiến, Toàn, Hưng, Trọng, Nhuận, Luân, Dư, Hồ, Trí, Quang, Nhậm,…
Hội, Hải, Võ,
Khê, Hải, Vũ, Võ, Trí, Tiến, Toàn, Hội, Quang, Luân,…
Đặt tên con mệnh Thủy
2.4. Tên con trai mệnh Mộc
Mệnh Mộc thường nói về cây cỏ. Những người mang mệnh Mộc thường có sức mạnh tiềm tàng, năng lực mạnh mẽ. Nếu bạn đang tìm một cái tên hay cho bé trai mệnh Mộc nhà mình thì tham khảo ngay một số tên sau: Bách, Bình, Đông, Khôi, Lam, Lâm, Nhân, Phúc, Quý, Sâm, Tích, Tùng, Điền, Phong…
Đặt tên con trai mệnh Thủy
2.5. Tên con trai mệnh Kim
Hành Kim thường đại diện cho sức mạnh, sự chịu đựng. Những bé trai mệnh Kim thường là người sắc sảo, công minh. Do đó, bạn có thể chọn một trong số cái tên mệnh Kim sau để đặt tên con trai.
Doãn, Cương, Chung, Phong, Hiện, Nghĩa, Đức, Thắng, Khánh, Hải, Hưng,…
Nguyên, Vương, Quân, Nguyên, Nghĩa, Khanh, Chung, Cương, Kính, Thiết, Thắng, Phong, Hữu, Thế,…
Đặt tên con trai mệnh Thủy
3. Gợi ý cách đặt tên cho con theo phong thủy hợp tuổi bố mẹ cho bé sinh năm 2021
– Mệnh bé sinh năm 2021: Thổ
– Sinh năm: Tân Sửu
– Theo thuyết Ngũ hành:
Tương sinh: Hỏa sinh Thổ – Thổ Sinh Kim
Tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy
– Màu sắc tương sinh, tương khắc với bé sinh năm 2021:
Màu tương sinh: Màu đỏ, cam, hồng, tím
Màu tương khắc: Xanh lá cây, xanh nõn chuối
3.1. Đặt tên cho con trai theo phong thủy năm 2021
Gia Huy: Bé sẽ là người làm rạng danh cả gia đình và dòng tộc.
Gia Hưng: Tên này mang ý nghĩa đứa bé sẽ là người làm hưng thịnh gia đình, dòng tộc.
Quang Khải: Bé là người thông minh, sáng suốt và luôn có nhiều thành công trong cuộc sống.
Ðăng Khoa: Tên sẽ đi cùng với niềm tin về tài năng, học vấn và có nhiều thành công trong tương lai.
Minh Khang: Tên này giúp bé gặp nhiều may mắn và luôn mạnh khỏe trong cuộc sống.
Minh Khôi: Thể hiện sự sáng sử, đẹp đẽ và khôi ngô của đứa bé.
Gia Khánh: Tên này mang ý nghĩa giúp bé luôn là niềm vui, niềm tự hào của gia đình.
Trung Kiên: Cái tên này sẽ giúp bé luôn có nhiều quyết tâm, vững vàng hơn trong cuộc sống và luôn có chính kiến.
Bảo Long: Tên này mang ý nghĩa bé là niềm tự hào lớn của bố mẹ và đạt được nhiều thành công.
Trường An: Giúp sau này con có cuộc sống may mắn, an lành và hạnh phúc.
Tuấn Kiệt: Ý nghĩa là bé không những đẹp mà còn tài giỏi trong tương lai.
Phúc Lâm: Sau này bé sẽ là phúc lớn trong dòng họ, gia tộc.
Anh Minh: Cái tên thể hiện sự thông minh, nhanh nhẹn và có tài năng.
Thiên Ân: Ý nghĩa là ân đức trời dành cho gia đình.
Quốc Bảo: Tên này mang ý nghĩa bé không chỉ là báu vật của cha mẹ mà tương lai sẽ thành đạt, vang danh khắp nơi.
Huy Hoàng: Cái tên này thể hiện sự thông minh, sáng suốt và luôn tạo nhiều ảnh hưởn đến tốt đến người khác.
Hữu Đạt: Tên này giúp bé đạt được nhiều mong muốn trong cuộc sống.
Anh Dũng: Bé là người mạnh mẽ, có chí khí và đạt được nhiều thành công.
Hùng Cường: Tên giúp bé sau này luôn vững vàng, mạnh mẽ trong cuộc sống, đặc biệt bé sẽ không sợ khó khăn.
Kiến Văn: Bé là người có kiến thức, có ý chí và sáng suốt.
3.2. Đặt tên con gái theo phong thủy 2021
Thùy Anh: Sau này sẽ là cô gái thùy mị, xinh đẹp, ngoan hiền và hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
Phương Anh: Tên này giúp con xinh đẹp, thông minh, tài năng và có nhiều tài.
Mai Anh: Con là cô gái xinh đẹp, thông minh, sáng suốt và nhanh nhẹn.
Hạ An: Cái tên này mang ý nghĩa giúp con có cuộc sống vui vẻ, an nhàn và luôn yêu đời.
Quế Chi: Dù gặp bất cứ khó khăn gì thì con cũng cố gắng và kiên cường để vượt qua.
Mỹ Duyên: Cô gái xinh đẹp, có duyên và nhã nhặn.
Nhật Bích: Thể hiện sự an lành, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngọc Diệp: Con sẽ giống như một viên ngọc soi sáng và luôn lộng lẫy.
Linh Đan: Tên này giúp con sau này trở thành người tốt, biết yêu thương, có trái tim nhân hậu và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Hiền Thục: Tên thể hiện được sự đảm đang, hiền dịu và luôn yêu thương gia đình.
Thiên Hương: Cái tên giúp con sẽ thông minh, giỏi giang và xinh đẹp.
Quỳnh Mai: Sau này con sẽ có cuộc sống sung túc, giàu sang nhưng vẫn có trái tim nhân hậu, yêu thương mọi người.
Thùy Linh: Tên sẽ giúp con sau này trở thành một cô gái đẹp, thùy mị, có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.
Vân Khánh: Hạnh phúc và luôn sống tích cực, vui vẻ, quan tâm đến mọi người.
Ngọc Khuê: Là viên ngọc sáng và sau này con sẽ có một cuộc sống sung túc, giàu sang và là người có nhiều kiến thức.
Thanh Trúc: Sau này là một người con gái xinh đẹp, mạnh mẽ và sống khá ngay thẳng, luôn cố gắng phấn đấu đạt nhiều thành công trong tương lai.
Hoàng Yến: Là cô gái thông minh có cá tính, nhanh nhẹn và có nhiều thành công trong cuộc sống.
Cát Tiên: Cái tên này giúp con sau này trở thành một cô gái thông minh, có trí tuệ, có cá tính.
Diễm Quỳnh: Sau này trở thành một cô gái đẹp, thông minh, kiều diễm nhưng lại khá bí ẩn.
Anh Thư: Là một cô con gái vừa có thông minh, xinh đẹp lại có nhiều kiến thức.
4. Đặt tên con theo phong thủy hợp tuổi bố mẹ năm 2022
Theo thuyết Ngũ hành:
Tương sinh: Thủy, Thổ
Tương khắc: Hỏa
– Màu sắc tương sinh, tương khắc với bé sinh năm 2022:
Màu tương sinh: Trắng, Xám, Vàng, Nâu
Màu tương khắc: Đỏ, Cam, Hồng, Tím
4.1. Đặt tên con trai theo phong thủy năm 2022
Tên bé trai năm 2022
Ý nghĩa
Đức Bình
Con sinh ra sẽ luôn bình yên, kèm theo đó là tài cao đức độ. Thường có quý nhân phù trợ và ít gặp kẻ tiểu nhân.
Hùng Cường
Cái tên nói lên sự mạnh mẽ, Cường đây không phải cường hào mà chính là cường tráng. Bé sẽ ít bị ốm đau bệnh tật, bởi có sức khỏe cường tráng, lực lưỡng.
Minh Đức
Tài cao đức độ, thông minh khi tuổi đời còn nhỏ, sau này làm rạng danh đất nước. Đa phần cái tên này thường được nhiều vận may.
Anh Tuấn
Ngoại hình đẹp đẽ, khôi ngô tuấn tú. Lớn lên chắc chắn nhờ ngoại hình mà bén duyên với nghệ thuật, số lắm nữ nhân đeo đuổi.
Quang Vinh
Số tỏa hào quang, đạt vinh hiển khi chớm tuổi trưởng thành. Cái tên này nhẹ nhàng, nhưng không kém phần tôn lên sự phú quý ẩn mình bên trong.
Đức Toàn
Tài đức vẹn toàn, lớn lên hay giúp người nên sẽ được Trời Phật phù hộ, độ trì.
Tuấn Kiệt
Bé vừa đẹp đẽ, vừa tài giỏi. Ngoại hình sáng lạng kèm theo chí khí hào kiệt, uy phong lẫm liệt
Tùng Sơn
Người con trai tài giỏi, ý chí vững chãi như sông núi, kiên cường vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh mà vẫn sống tốt.
Trung Kiên
Bé sẽ luôn vững vàng, không có thế lực nào có thể thay đổi quyết định bên trong, có quyết tâm và chính kiến. Thường sẽ thay Trời hành đạo chống lại mọi sự gian dối.
Trường An
Mong con luôn có một cuộc sống an lành, sức khỏe dài lâu, vượt qua mọi ốm đau bệnh tật.
Thế Vỹ
Cái tên gắn liền với sự tham vọng, quyền lực gánh vác giang sơn. Con sẽ là niềm tự hào to lớn của bố mẹ sau này.
Thế Sơn
Diện mao khôi ngô, vững chắc làm điều phi phàm to lớn như núi non. Mai này dù có mọi chuyện khó khăn cũng dám đương đầu trước mọi thử thách.
Quang Khải
Trí tuệ thông minh sáng suốt. Tư duy luôn được khai thông, cuộc đời ít rơi vào bế tắc.
Phúc Thịnh
Bắt tay vào việc gì thì việc đó luôn phất. Phúc đức đời trước để lại phù hộ cho con một đời giàu sang.
Thế Huân
Mong ước mau sau vinh hiển, lập công làm rạng danh đất nước. Mọi bước đi đều trải dài những huân chương sáng giá.
Anh Bình
Mong ước một đời bình an, không thích lao vào thế giới xa hoa xô bồ. Sống an yên tự tại với cuộc sống bình thường, tránh xa mọi cám dỗ cuộc đời.
Bảo Khang
Con là vật bảo quý giá mà trời đất ban tặng, mong con luôn mạnh khỏe và hiếu thuận mẹ cha.
4.2. Đặt tên con gái theo phong thủy năm 2022
Tên bé gái năm 2022
Ý nghĩa
Tuệ Nhi
Cô gái nhỏ nhắn nhưng trí tuệ uyên thâm, học thức sau này sáng lạng với đường công danh rạng rỡ.
Uyên Thư
Có sở thích với sách nên con đường học vấn thuộc hàng cao thủ. Nhưng tính cách vẫn nhẹ nhàng, thư thái biết cư xử khôn khéo.
Minh Nguyệt
Nhan sắc đẹp tựa ánh trăng tròn trong trẻo, nữ nhân nhưng trí tuệ minh mẫn không thua kém bất cứ anh tài nào.
Bảo Vy
Xinh và nhẹ nhàng như hoa, con là vật bảo quý giá nhất đối với cha mẹ. Lớn lên con sẽ có được tình duyên êm đẹp sống hạnh phúc đến tận mai sau.
Đan Vy
Người nhỏ nhắn nhưng tài giỏi hơn người, đại cát sau này thành danh, phú quý vinh hoa tràn ngập sau tuổi 30.
Tường Vy
Cô công chúa bé nhỏ ấm áp, giàu tình cảm, tính tình nhân hậu. Sau này ít tiếp xúc với xã hội, sống trong tình yêu thương bảo bọc của cha mẹ.
Trang Đài
Có tính cách mạnh mẽ nhưng bề ngoài luôn nhã nhặn, biết cách cư xử với mọi người xung quanh. Khuôn trăng với nét đẹp đầy nữ tính.
Kim Anh
Cô gái khôn khéo, sau này nhờ biết cách ăn nói mà thành công vang dội, được nhiều người yêu mến.
Bảo Kim
Ví như bảo bối vàng ngọc của bố mẹ, số phận hưởng phước vinh hoa.
Châu Anh
Tính cách mạnh mẽ, dũng cảm. Có thể bảo vệ gia đình dù là phận nữ nhi.
Bảo Châu
Số phận đài cát, món quà của Trời Đất ban tặng bố mẹ.
Bích Ngọc
Quý giá như viên ngọc bích, sau này có số may mắn trong đường tình duyên. Sống bên cạnh chồng con hạnh phúc viên mãn.
Ánh Mai
Năng lượng tích cực tràn đầy như ánh nắng ban mai sáng sớm. Còn mang ý nghĩa cuộc đời tươi tắn như mùa Xuân đang tràn về.
Nguyệt Ánh
Dung nhan tỏa sáng như ánh trăng. Hương sắc thuộc hàng mỹ nhân nên bén duyên với nghệ thuật sau này.
Cát Tiên
Ví như nàng tiên con của Trời hạ phàm xuống nhân gian, tính tình đài cát nhưng không kém phần kiêu sa.
Châu Sa
Thông minh tài giỏi hơn người nên lập được nhiều thành công hiển hách, có giá trị giống như châu báu, ngọc ngà.
Mai Anh
Tương lai con sẽ sáng lạng, tuy không vượt bậc nhưng cuộc đời êm đềm. Bên cạnh luôn có người tốt đồng hành.
Ánh Kim
Nổi bật, sáng chói như ánh kim cương.
Tuệ Lâm
Trí tuệ uyên thâm, tính cách mạnh mẽ. Tương lai nổi trội vì tài giỏi hơn người. Thông thạo mọi thứ, vượt mặt nhiều đấng anh tài.
Trâm Anh
Con nhà quyền quý, cao sang “trâm anh thế phiệt”.
5. Đặt tên con phong thủy ngũ hành tương sinh hợp mệnh bố mẹ
Để có được một cái tên con theo phong thủy ngũ hành hay, đẹp, ý nghĩa thì bố mẹ cần chọn cho con một cái tên vừa hợp mệnh bé vừa hợp với bố mẹ. Cách đặt tên cho con hợp tuổi bố mẹ đúng nhất là dựa vào năm sinh của mình và đứa bé để xác định cung mệnh của cả ba người là gì.
Bởi khi xác định được điều này sẽ giúp ba mẹ chọn được tên bé thích hợp và dễ dàng. Và khi xác định đặt tên con theo phong thủy ngũ hành, bạn cần tuân thủ theo yếu tố bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Năm hành này nằm trong mối quan hệ tương sinh và tương khắc với nhau.
Với mối quan hệ tương sinh thì Hỏa sinh Thổ, Mộc sinh Hỏa, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc. Còn đối với mối quan hệ tương khắc thì Kim khắc Mộc, Mộc khắc với Thổ, Thổ khắc với Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc với Kim. Tức là nếu người bố mệnh Mộc thì người con phải là mệnh Hỏa, vì do Mộc sinh với Hỏa; còn nếu cha mệnh Hỏa thì nên chọn tên trẻ theo Thổ, vì Hỏa sinh Thổ.
Ví dụ như:
Cha mệnh Mộc – Con mệnh Hỏa: Mộc sinh Hỏa
Cha mệnh Hỏa – Con mệnh Thổ: Hỏa sinh Thổ
Cha mệnh Thổ – Con mệnh Kim: Thổ sinh Kim
Cha mệnh Kim – Con mệnh Thủy: Kim sinh Thủy
Cha mệnh Thủy – Con mệnh Mộc: Thủy sinh Mộc
Do đó, khi đặt tên cho con hợp mệnh bố mẹ theo phong thủy cũng cần phải xem mệnh ba mẹ và mệnh đứa bé để đảm bảo con vừa có một cái tên hay, ý nghĩa và sẽ giúp phù trợ cho sự nghiệp, công danh tương lai.
6. Xem tên phong thủy nên đặt tên con 3 chữ hay 4 chữ?
Theo quan niệm từ xưa, người ta thường cho rằng tên con trai nên đặt 3 chữ và con gái thì nên 4 chữ. Bởi vì 3 chữ sẽ thể hiện lên sự mạnh mẽ, kiên quyết của các bé trai và 4 chữ sẽ thể hiện được sự yểu điệu, uyển chuyển của bé gái.
Ở khía cạnh phong thủy, ý nghĩa số chữ trong tên còn xuất phát từ quan niệm Âm Dương. Chẳng hạn như con trai thuộc hành Dương nên sẽ có tên là số lẻ (3 chữ). Ngược lại, con gái thuộc hành Âm nên tên sẽ có số chẵn là 4.
Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác tâm lý chưa có được kiểm chứng cụ thể. Do đó, bên cạnh tin vào các yếu tố phong thủy khi đặt tên, bố mẹ còn cần dựa vào mong muốn mà mình muốn để đặt tên cho con mình.
7. Xem tên con phong thủy 3 chữ
Việc đặt tên 3 chữ phong thủy cho con được kết cấu bằng Họ + Tên đệm + Tên chính. Theo tín ngưỡng xưa, 3 chữ thể hiện lên sự mạnh mẽ, lanh lợi. Những người có tên 3 chữ sẽ là người thông minh, thành công trong tương lai.
7.1. Xem tên con gái 3 chữ
Nếu bạn đang tìm cho con gái của mình những cái tên hay, ý nghĩa 3 chữ thì có thể tham khảo ngay sau đây:
Tên đệm + Tên
Ý nghĩa
Ái Linh
Tình yêu nhiệm màu
Ấu Lăng
Cỏ ấu dưới nước
Đan Tâm
Tấm lòng son sắt
Gia Linh
Sự linh thiêng của gia đình
Hoài An
Cuộc sống của con sẽ mãi bình an
Huyền Anh
Tinh anh, huyền diệu
Khải Tâm
Tâm hồn khai sáng
Linh Lan
Tên một loài hoa
Mai Lan
Hoa mai và hoa lan
Minh Châu
Viên ngọc sáng của bố mẹ
Ngọc Bích
Viên ngọc quý màu xanh
Ngọc Lan
Hoa ngọc lan
Thùy Anh
Con sẽ thùy mị, tinh anh.
Trúc Lâm
Rừng trúc
Tuệ Lâm
Rừng trí tuệ
Tuyết Lan
Lan trên tuyết
7.2. Đặt tên cho con trai 3 chữ
Tên đệm + Tên
Ý nghĩa
Phúc Khang
Con cưng của bố mẹ sẽ thật hạnh phúc, thuận lợi, may mắn, an khang, gặp nhiều sự tốt lành.
Gia Huy
Con thông minh, nhanh nhẹn, hiểu biết hơn người.
Trường Duy
Con sẽ trở thành một chàng trai kiên cường, mạnh mẽ, làm chỗ dựa vững chắc cho người khác sau này.
Tâm An
Con có tâm hồn trong sạch, liêm khiết, chính trực.
Bảo Minh
Viên ngọc quý đem đến may mắn cho cả gia đình.
Quan Khánh
Con là tiếng chuông ngân đem đến điều tốt lành cho mọi người.
Quang Trường
Chàng trai vừa có khí chất anh dũng, vừa thông minh kiên cường, có lòng nhân ái, yêu thương mọi người.
Vương Khiết
Con có đức tính chính trực, tôn nghiêm, thuộc dòng dõi gia tộc danh giá, có nhân cách tốt.
Cát Đằng
Con sẽ gặp nhiều may mắn, suôn sẻ, thành đạt cao như những cây bạch đằng đứng trong gió bão.
8. Xem phong thủy tên con 4 chữ
8.1. Tên 4 chữ hay cho bé gái
Tên đệm 1 + Tên đệm 2 + Tên
Ý nghĩa
Phương Tuệ Anh
Cô gái vừa xinh đẹp lại thông minh, ưu tú
Phương Bảo Hân
Cô gái xinh đẹp vui vẻ, ai cũng yêu quý
Ngọc Minh Khuê
Ngôi sao sáng biểu tượng cho tri thức trên bầu trời
Ngọc Tâm Đan
Tấm lòng chân thành, sắt son, quý giá như ngọc
Cát Yên An
Mong con cả đời bình an, hưởng phúc
Cát Tường Vy
Đóa tường vy xinh đẹp mang điềm may mắn
Kiều Hải Ngân
Vẻ đẹp của biển bạc thơ mộng
Kim Gia Hân
Con gái “vàng” là niềm vui của cả gia đình
Nhã Uyên Vân
Cô gái học rộng, hiểu biết
8.2. Đặt tên 4 chữ hay cho bé trai
Tên đệm 1 + Tên đệm 2 + Tên
Ý nghĩa
Đức Thiên Ân
Con là ân đức mà ông trời ban tặng cho cả gia đình
Hữu Bảo Anh
Lớn lên con sẽ là người đặc biệt, biết yêu thương che chở cho bố mẹ, gia đình.
Duy Bảo An
Mong con của mẹ luôn gặp điều bình an, tốt đẹp.
Ngọc Chí Thiện
Con là người tốt, biết tu tâm tích đức, yêu thương, chăm sóc mọi người.
Quốc Nhật Anh
Con có tương lai tươi sáng, rực rỡ.
Đình Ngọc Lâm
Con là viên ngọc quý của cha mẹ.
Bảo Toàn Thắng
Con là người tài, lớn lên sẽ làm được nhiều việc lớn.
Ngọc Long Vũ
Con là người có tài, sự nghiệp rực rỡ, oai phong lẫm liệt.
Nhật Đăng Anh
Mong con có một tương lai tươi sáng, rạng ngời.
9. Xem họ tên theo phong thủy hợp bố mẹ
9.1. Xem tên phong thủy họ Nguyễn
Tên con trai họ Nguyễn
Tên con gái họ Nguyễn
Nguyễn An Gia
Nguyễn Yến Chi
Nguyễn An Huy
Nguyễn Đỗ Thảo Chi
Nguyễn An Bình
Nguyễn Hoàng Bảo My
Nguyễn An Phước
Nguyễn Hà My
Nguyễn An Thành
Nguyễn Minh Ánh
Nguyễn Anh Quân
Nguyễn Trần Diệu Ánh
Nguyễn Anh Duy
Nguyễn Hoàng Bảo An
Nguyễn Linh Chí Thành
Nguyễn Thùy An
Nguyễn Nam Gia Huy
Nguyễn Bích Diệp
Nguyễn Bắc Gia Hưng
Nguyễn Trần Ngọc Diệp
Nguyễn Thiết Gia Khang
Nguyễn Quỳnh Hương
Nguyễn Phan Gia Khánh
Nguyễn Lan Hương
Nguyễn Văn Gia Minh
Nguyễn Hạnh Nhi
Nguyễn Hồ Hoài Nam
Nguyễn Nguyên Uyển Nhi
Nguyễn Anh Hải Đăng
Nguyễn Linh Vân Hà
9.2. Tên con họ Lê
Tên con trai họ Lê
Tên con gái họ Lê
Lê Minh Nhật
Lê Bảo Hân
Lê Nhân Nghĩa
Lê Bảo Ngọc
Lê Trọng Nghĩa
Lê Bảo Quỳnh Châu
Lê Trung Nghĩa
Lê Châu Anh
Lê Khôi Nguyên
Lê Cát Mỹ Anh
Lê Hạo Nhiên
Lê Cát Tường Vy
Lê Phương Phi
Lê Thục Khuê
Lê Thanh Phong
Lê Trang Thiên Yến
Lê Bảo Minh Anh
Lê Trịnh Khánh An
Lê Nhật Quang Đăng
Lê Trâm Anh
Lê Hoàng Duy Đăng
Lê Trúc Mai
Lê Xuân Trí Đạt
Lê Trúc Quỳnh
Lê Nguyên Bảo An
Lê Tuệ Linh
Lê Xuân Trí Kiên
Lê Tường Vân
Lê Phúc Minh Khang
Lê Uyên Thư
9.3. Đặt tên con trai, con gái họ Đỗ
Tên con trai họ Đỗ
Tên con gái họ Đỗ
Đỗ Gia Kiệt:
Đỗ Diệp Anh
Đỗ Gia Lâm
Đỗ Gia Hân
Đỗ Hoàng Lâm
Đỗ Gia Linh
Đỗ Anh Long
Đỗ Giáng My
Đỗ Bá Long
Đỗ Huyền Anh
Đỗ Đăng Long
Đỗ Ngọc Khánh Giang
Đỗ Hoàng Long
Đỗ Ngọc Thanh Trúc
Đỗ Anh Luân
Đỗ Cát Tường Vy
Đỗ Bá Tùng Cơ
Đỗ Nguyễn Thuý Vy
Đỗ Anh Việt Mỹ
Đỗ Hà Trâm Anh
Đỗ Gia Vinh Huy
Đỗ Anh thư
Đỗ Cảnh Minh Khang
Đỗ Tâm An
Đỗ Vũ Hoàng Minh
Đỗ Hà Thu
Đỗ Lê Minh Đạt
Đỗ Nguyễn Thuý Vy
Đỗ Huy Nam Anh
Đỗ Hà Trâm Anh
9.4. Đặt tên con họ Trần
Tên con gái họ Trần
Tên con gái họ Trần
Trần Bảo Việt Anh
Trần Nhã Uyên Vân
Trần Ngọc Việt Quang
Trần Nhã Anh Thư
Trần Bảo Xuân Trường
Trần Nhã Tú Vi
Trần Ngọc Xuân An
Trần Thục Bảo Quyên
Trần Hoàng Xuân Lộc
Trần Thục Đoan Trang
Trần Võ Minh Quân
Trần Minh Khuê
Trần Hoàng Minh Hiếu
Trần Kim Khánh
Trần Võ Minh Long
Trần Hạ Băng
Trần Văn Khải Hoàng
Trần Phương Bảo Thoa
Trần Ngọc Bình
Trần Đan Ngọc Hoa
Trần Minh Đức
Trần Như Nguyệt Minh
Trần Hoàng Cường
Trần Như Lan Hương
Trần Đại Phong
Trần Hương Giang
Trần Hoài Quốc
Trần Diệu Anh
Trần Bách Toàn
Trần Hướng Dương
10. Ý nghĩa các tên đệm theo phong thủy cho bé
Tên đệm
Ý nghĩa tên đệm
Ái
Được yêu thích, sủng ái
An
Bình an, yên ổn
Anh
Thông minh, sáng sủa
Bảo
Quý báu, hiếm có
Công
Cân bằng, không che giấu, người có địa vị
Đức
Lương thiện, đạo đức
Đình
Dong dỏng cao như ngọc đẹp, ngụ ý dáng người đẹp; Đều đặn, vừa phải
Duy
Chỉ riêng mình, duy nhất
Gia
Hưng vượng, thuộc về gia đình, Tăng lên, gia tăng
Hải
Biển cả bao la
Hiếu
Tốt lành, hay, giỏi, hiếu thảo
Hoài
Nhớ nhung
Hoàng
Màu vàng, Lấp lánh, sáng rõ, có dòng dõi hoàng gia
Huy
Hay, tốt, khiêm tốn, nhún nhường
Khải
Thắng lợi, vui hòa
Khánh
Việc vui mừng, phúc đức
Lan
Hoa lan
Mai
Hoa mai
Mạnh
Anh cả, Tháng đầu trong mỗi quý, Khởi đầu
Minh
Ánh sáng rạng ngời, sáng suốt, hiểu biết
Ngọc
Bảo vật quý giá
Nhật
Mặt trời
Như
Theo đúng mong đợi
Quỳnh
Hoa quỳnh
Thảo
Cây cỏ, thảo mộc
Thanh
Tiếng tăm, trong sạch
Thành
Bức tường lớn, đô thị lớn
Thiện
Tài giỏi, hiền lành
Thu
Mùa thu
Thủy
Làn nước
Trâm
Đồ cài tóc
Tuấn
Tài giỏi xuất chúng
Vân
Áng mây
Vi
Vây quanh, bao quanh, túi thơm, nhỏ bé
Xuân
Mùa xuân
Yên
An ổn
Yến
Chim yến
11. Hướng dẫn chọn tên con ở nhà theo phong thủy đặt tên cho con
Tên ở nhà mang ý nghĩa trái cây
Quýt
Nho
Na
Sơ-ri
Su Su
Bồ-kết
Bắp cải
Cherry
Ngô
Táo (apple)
Khoai
Mít
Mướp
Bưởi
Cà chua
Sapo (viết tắt của Sa-pô-chê)
Dừa
Xoài
Bon (trong chữ Bòn Bon)
Mận
Thơm
Mơ
Bơ
Chanh
Cam
Dâu
12. Một số cách đặt tên phong thủy khác cho bé
12.1. Đặt tên cho con phong thủy theo tam hợp, lục hợp với tuổi bố mẹ
Khi xem tên con theo tuổi bố mẹ, các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến tam hợp, lục hợp. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến số mệnh tương lai của bé. Ví dụ như theo tam hợp, bố mẹ mang tuổi Thìn thì nên sinh con thuộc tuổi Tỵ hoặc Sửu. Còn nếu bố mang tuổi Thìn nên nên sinh bé tuổi Dậu. Một số tên hay cho bé là Tuyển, Tấn, Tuần, Tạo, Phùng, Đạo, Đạt, Hiên, Mục, Sinh, Long, Thìn,… Cha mẹ cần tránh đặt tên con theo các tuổi xung khắc của mình như cha mẹ tuổi Dậu cần tránh đặt tên con theo tuổi Mẹo, Tuất, Ngọ, Tý như Trạng, Hiến, Mậu, Thịnh, Uy, Dật, Tình, Lang, Triều,…
Đặc biệt, khi chọn tên cho bé cũng cần phải căn cứ vào năm tuổi của bố và mẹ. Trong 12 con giáp thì những con giáp hợp với nhau là Tỵ – Dậu – Sửu, Thân – Tý – Thìn, Dần – Ngọ – Tuất, Hợi – Mão – Mùi. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là phải tránh Tứ Hành Xung, bao gồm: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi, Tý – Dậu – Mão – Ngọ, Dần – Thân – Tỵ – Hợi. Và điều đặc biệt là mỗi năm sẽ có mệnh khác nhau, nên bố mẹ cần lưu ý điều này để xem tên con hợp tuổi bố mẹ theo phong thủy.
12.2. Chấm điểm tên con theo phong thủy tuân thủ quy tắc tứ trụ
Mỗi người sẽ có giờ, ngày, tháng, năm sinh khác nhau. Khi đặt tên con theo phong thủy, các bậc phụ huynh cũng cần căn cứ theo giờ, ngày, tháng, năm sinh của bé. Chúng còn có tên gọi khác là tứ trụ. Việc chọn tên mang ý nghĩa hợp với Tứ trụ của bé và cha mẹ sẽ giúp cuộc sống tương lai của bé được trời đất trợ giúp.
Ví dụ:
Trong bát tự, các Thiên Can sẽ có một số cặp hợp như Giáp – Ất thuộc Mộc, Bính – Đinh thuộc Hỏa, Mậu – Kỉ thuộc Thổ, Canh – Tân thuộc Kim, Nhâm – Quý thuộc Thủy.
Trong bát tự, các Địa Chi sẽ có một số cặp hợp như Tý – Hợi thuộc Thủy, Sửu, Thìn, Mùi, Tuất – Thổ, Dần – Mão thuộc Mộc, Tỵ – Ngọ thuộc Hỏa, Thân – Dậu thuộc Kim.
Nếu trong bát tự tứ trụ của trẻ đã có đầy đủ ngũ hành là rất tốt. Còn nếu thiếu hành nào thì ông bố bà mẹ nên xem tên trẻ có ngũ hành thiếu đó để bổ sung. Nếu bát tự tứ trụ của bé có thiếu từ 2 hành trở thì có thể bổ khuyết bằng tên đệm & không nhất thiết phải dùng tên chính.
13. Đặt tên cho con theo phong thủy ngũ hành cần lưu ý gì?
Cách chọn tên hay cho bé theo ngũ hành không chỉ phải dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh để chọn tên của con mình thì bố mẹ cũng cần phải biết một số lưu ý sau:
13.1. Chọn những tên gọi đơn giản cho con
Một cái tên hay không đồng nghĩa với sự cầu kỳ hay quá hoa mỹ. Khi chọn tên cho con theo phong thủy, bạn nên chọn tên đơn giản sao cho dễ đọc, dễ nhớ, làm rõ giới tính. Bạn không nên đặt tên con theo ngũ hành phong thủy quá dài, chỉ cần khoảng 3-4 từ là đủ. Hay chọn những tên khó gọi để đặt tên con theo ngũ hành phong thủy.
13.2. Tên phải phù hợp theo tứ trụ của bé
Chọn tên theo tứ trụ nghĩa là tên dựa vào thời gian chào đời chính xác của bé. Điều này sẽ giúp điều chỉnh vận khí và giúp trẻ gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Trước khi đặt tên con theo phong thủy cần tuân thủ các nguyên tắc tứ trụ như: Không dùng tên húy kỵ, tên phải có hành sinh, bổ khuyết cho tứ trụ và hành tứ trụ phải sinh hành của họ – tên.
Bên cạnh đó, sự tương thích giữa các dấu trong tên cũng rất quan trọng. Không nên dùng tên quá nhiều dấu hỏi, ngã, sắc bởi các âm này sẽ khiến việc gọi tên cảm thấy nặng nề.
13.3. Tên gọi của bé vừa hợp phong thủy vừa có ý nghĩa
Một yếu tố quan trọng khi chọn tên cho con theo phong thủy mà các bố mẹ cần quan tâm đó ý nghĩa của tên. Tên đặt phải có ý nghĩa đẹp, trong sáng, không được thô tục. Nên tránh đặt chung với các từ ghép mang nghĩa xấu.
Ngoài ra, 2 yếu tố khác cũng rất quan trọng khi chọn tên cho con đó là âm thanh và hình ảnh. Khi đặt tên con, bạn cần chọn những cái tên có ấm thanh của tên phải dễ nghe, rõ ràng. Ngoài ra, cần đặt tên còn với những từ đơn giản, tránh gây nhầm lẫn. Về hình ảnh, đặt tên cho con phải thể hiện được sự cân đối, hài hòa của đứa trẻ.
14. Dịch vụ xem, đặt tên cho con theo phong thủy hợp tuổi bố mẹ ở Phong thủy Tam Nguyên
Phong thủy Tam Nguyên – Đơn vị uy tín đang được nhiều người lựa chọn sử dụng dịch vụ xem tên phong thủy sẽ là địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn. Khi sử dụng dịch vụ, bạn sẽ được thầy Tam Nguyên tư vấn đầy đủ vận mệnh của đứa bé xung quanh cái tên mà bố mẹ dự định đặt. Trước khi chọn tên gọi cho con mình, bạn cần cung cấp một số thông tin gồm:
Năm-tháng-ngày-giờ sinh thân chủ
Giới tính: nam, nữ
Địa chỉ đang ở hiện tại
Thông tin họ tên, số điện thoại liên lạc của người sử dụng dịch vụ
Sau khi xem xét và bàn bạc với người thân của trẻ, bạn sẽ nhận hồ sơ tên trẻ em bao gồm các thông tin:
Lá số Bát Tự – Tứ trụ sinh thần của trẻ
Phân tích, xác định Hỷ – Dụng thần thân mệnh
Luận giải cơ bản tính cách của trẻ sau này
Luận giải ý nghĩa của các sao (thần sát) trong trụ ngày
Giải thích phương pháp và kết quả xem tên
Luận giải và lưu ý những tật bệnh trong quá trình nuôi dạy trẻ
Phương pháp bổ trợ thân mệnh – giúp cải mệnh – Trợ vận
Thời gian xử lý hồ sơ tên gọi cho trẻ khoảng từ: 3-5 ngày
Giá dịch vụ tư vấn: 2.000.000 VNĐ
Đặt Tên Con Theo Ngũ Hành
Đoan, Ân, Dạ, Mỹ, Ái, Hiền, Nguyên, Thắng, Nhi, Ngân, Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu, Nghĩa, Câu, Trang, Xuyến, Tiền, Thiết, Đĩnh, Luyện, Cương, Hân, Tâm, Phong, Vi, Vân, Giới, Doãn, Lục, Phượng, Thế, Thăng, Hữu, Nhâm, Tâm, Văn, Kiến, Hiện
Khôi, Lê, Nguyễn, Đỗ, Mai, Đào, Trúc, Tùng, Cúc, Quỳnh, Tòng, Thảo, Liễu, Nhân, Hương, Lan, Huệ, Nhị, Bách, Lâm, Sâm, Kiện, Bách, Xuân, Quý, Quan, Quảng, Cung, Trà, Lam, Lâm, Giá, Lâu, Sài, Vị, Bản, Lý, Hạnh, Thôn, Chu, Vu, Tiêu, Đệ, Đà, Trượng, Kỷ, Thúc, Can, Đông, Chử, Ba, Thư, Sửu, Phương, Phần, Nam, Tích, Nha, Nhạ, Hộ, Kỳ, Chi, Thị, Bình, Bính, Sa, Giao, Phúc, Phước
Lệ, Thủy, Giang, Hà, Sương, Hải, Khê, Trạch, Nhuận, Băng, Hồ, Biển, Trí, Võ, Vũ, Bùi, Mãn, Hàn, Thấp, Mặc, Kiều, Tuyên, Hoàn, Giao, Hợi, Dư, Kháng, Phục, Phu, Hội, Thương, Trọng, Luân, Kiện, Giới, Nhậm, Nhâm, Triệu, Tiến, Tiên, Quang, Toàn, Loan, Cung, Hưng, Quân, Băng, Quyết, Liệt, Lưu, Cương, Sáng, Khoáng, Vạn, Hoa, Xá, Huyên, Tuyên, Hợp, Hiệp, Đồng, Danh, Hậu, Lại, Lữ, Lã, Nga, Tín, Nhân, Đoàn, Vu, Khuê, Tráng, Khoa, Di, Giáp, Như, Phi, Vọng, Tự, Tôn, An, Uyên, Đạo, Khải, Khánh, Khương, Khanh, Nhung, Hoàn, Tịch, Ngạn, Bách, Bá, Kỷ, Cấn, Quyết, Trinh, Liêu
Đan, Đài, Cẩm, Bội, Ánh, Thanh, Đức, Thái, Dương, Thu, Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn, Ngọ, Nhật, Minh, Sáng, Huy, Quang, Đăng, Hạ, Hồng, Bính, Kháng, Linh, Huyền, Cẩn, Đoạn, Dung, Lưu, Cao, Điểm, Tiết, Nhiên, Nhiệt, Chiếu, Nam, Kim, Ly, Yên, Thiêu, Trần, Hùng, Hiệp, Huân, Lãm, Vĩ
Cát, Sơn, Ngọc, Bảo, Châu, Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc, Trân, Anh, Lạc, Lý, Chân, Côn, Điền, Quân, Trung, Diệu, San, Tự, Địa, Nghiêm, Hoàng, Thành, Kỳ, Cơ, Viên, Liệt, Kiên, Đại, Bằng, Công, Thông, Diệp, Đinh, Vĩnh, Giáp, Thân, Bát, Bạch, Thạch, Hòa, Lập, Thảo, Huấn, Nghị, Đặng, Trưởng, Long, Độ, Khuê, Trường
Biện giải: Quan niệm dân gian cho rằng cái tên phù hộ cho vận mệnh, nó đem lại sự thuận lợi, ban cho sự may mắn nếu bạn có được một cái tên phước lành, ngược lại, khi bạn mang một hung tên, thì cái tên đó như là một cái gọng vô hình đè lên bạn, dù bạn có nỗ lực nhiều thì vẫn có một con mắt đen vô hình nào đó cản trở, làm bạn gặp nhiều bất hạnh. Đây chỉ là một nghiên cứu có tính tham khảo, để giúp các bậc cha mẹ có một định hướng khi đặt tên cho con.
Hướng dẫn chọn tên: Để chọn tên phù hợp với mệnh con của quý Bạn thì quý Bạn hãy lấy Niên mệnh của con của quý Bạn làm chủ. Thông thường mỗi một hành thì sẽ có hai hành tương sinh và một hành bình hòa, chúng tôi nêu ví dụ cho quý Bạn dễ hiểu. Ví dụ: con của quý Bạn có niên mệnh là Thổ thì hai hành tương sinh phải là Kim và Hỏa và 1 hành bình hòa là Thổ, như vậy tên đặt cho con của quý Bạn phải có hành là Kim và Hỏa. Việc chọn tên có hành Kim và Hỏa để tương sinh cho hành Thổ của con quý Bạn là việc quá dễ, nhưng khó là nó phải tương sinh luôn với ngũ hành của cha và mẹ thì mới thật sự là tốt.
ngũ hành tương sinh tương khắc
Bản phân tích ngũ hành:– Gia đình muốn đặt tên con là: Võ Nguyễn Hồng Phúc– Chữ Võ thuộc hành Thủy– Chữ Nguyễn thuộc hành Mộc– Chữ Hồng thuộc hành Hỏa– Chữ Phúc thuộc hành Mộc– Con có mệnh: Thổ tương sinh với các tên có hành Kim và Hỏa– Cha có mệnh: Thủy tương sinh với các tên có hành Kim và Mộc– Mẹ có mệnh: Kim tương sinh với các tên có hành Thủy và Thổ
1. Quan hệ giữa tên và bản mệnh:– Hành của bản mệnh: Thổ– Hành của tên: Mộc – Kết luận: Hành của tên là Thổ tương khắc với Hành của bản mệnh là Mộc, rất xấu !– Điểm: 0/3
2. Quan hệ giữa Hành của Bố và Hành tên con:– Hành bản mệnh của Bố: Thủy– Hành của tên con: Mộc – Kết luận: Hành của bản mệnh Bố là Thủy tương sinh cho Hành của tên Con là Mộc, rất tốt!– Điểm: 2/2
3. Quan hệ giữa Hành của Mẹ và Hành tên con:– Hành bản mệnh của Mẹ: Kim– Hành của tên con: Mộc – Kết luận: Hành của bản mệnh Mẹ là Kim tương khắc với Hành của tên Con là Mộc, rất xấu !– Điểm: 0/2
5. Xác định quẻ của tên trong Kinh Dịch: – Tách tên và họ ra, rồi lấy hai phần đó ứng với thượng quái và hạ quái, tạo thành quẻ kép:   – Chuỗi Họ Tên này ứng với quẻ Thuần Đoài (兌 duì) – Chuỗi kết hợp bởi Thượng quái là Đoài và Hạ quái là Đoài – Ý nghĩa: Quẻ chỉ thời vận tốt, được mọi người yêu mến, nhất là người khác giới. Cần chú ý đề phòng tửu sắc, ăn nói quá đà sinh hỏng việc có cơ hội thành đạt, đường công danh gặp nhiều thuận lợi, dễ thăng quan tiến chức. Tài lộc dồi dào. Thi cử dễ đỗ. Bệnh tật do ăn uống sinh ra, dễ nặng. Kiện tụng nên tránh vì không hợp với quẻ này nên hòa giải thì hơn. Hôn nhân thuận lợi, tìm được vợ hiền. Gia đình vui vẻ. Lại sinh vào tháng 10 là đắc cách, dễ thành đạt đường công danh, tài lộc nhiều. – Đây là một quẻ Cát. – Số điểm: 2/2
Kết luận: Tổng điểm là 7/12 Đây là một cái tên tương đối đẹp, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn nghĩ cho bé của bạn một tên khác!
Hướng Dẫn Cách Đặt Tên Con Gái Mệnh Hỏa &Amp; Đặt Tên Con Trai Mệnh Hỏa
Trong cuộc đời, từ khi sinh ra mỗi người đã được bố mẹ đặt cho riêng một cái tên và nó sẽ đi theo ta suốt cả cuộc đời. Vì vậy, khi các cha mẹ chọn lựa đặt tên cho con cần hết sức lưu ý. Hiện nay có rất nhiều cách đặt tên cho con, do đó các cha mẹ thường hay thắc mắc đặt tên con gái mệnh hỏa là gì – đặt tên con trai mệnh hỏa như nào… Hôm nay Gia Đình Là Vô Giá xin tư vấn cách đặt tên mệnh Hỏa cho con trai và gái. Mời các cha mẹ tham khảo bài viết này để biết cách đặt tên con mệnh Hỏa.
Chia sẻ tên ở nhà cực đáng yêu
Vì sao phải đặt tên mệnh Hỏa cho con
Người mệnh hỏa đặt tên gì? Trong phong thủy, ngũ hành bản mệnh là một yếu tố quan trọng đối với bản thân mỗi người. Đặt tên hợp mệnh Hỏa sẽ giúp các bé khi được sinh ra gặp may mắn, thuận lợi hơn. Chúng ta có thể thấy những người thành công và nổi tiếng họ đều có những cái tên rất đẹp. Những nghệ sĩ khi bước chân vào con đường họ luôn chọn cho mình 1 cái tên rất kêu và hợp phong thủy như: Sơn Tùng M-TP, Karik, v.v… Qua các điều trên nếu con của quý bạn sinh năm thuộc ngũ hành Thổ và Mộc – Vì Hỏa sinh Thổ , Mộc sinh Hỏa nên đặt tên con theo mệnh Hỏa.
Đặt tên mệnh Hỏa cho con là gì? Cách đặt tên con trai mệnh hoả – Cách đặt tên con gái mệnh hoả
Mệnh Hỏa là gì? Cách đặt tên hợp mệnh Hỏa
Trong ngũ hành bản mệnh, Hỏa là nhân tố đứng thứ hai. Hỏa đại diện cho sức nóng, tràn đầy năng lượng và ánh sáng chiếu rọi khắp nhân gian. Hỏa đại diện cho mặt có thể chiếu ánh sáng rọi khắp muôn nơi trên thế gian nhưng cũng có thể sử dụng sức nóng để thiêu rụi tất cả. Chính vì điều này người cũng góp phần xây dựng lên tính cách của người mệnh Hỏa.
Quý bạn mệnh Hỏa thường nói ít làm nhiều và khá nóng tính. Khi ở trạng thái bình thường, họ như ánh mặt trời lúc ban mai vậy rất nhẹ nhàng, điềm tĩnh, vui tính và hiền lành. Khi bị chọc tức hay nóng giận thì ngọn lửa bên trong bộc phát và sẽ xử lý những rắc rối gây ra một cách khiến những người ở gần cảm thấy ớn lạnh và không dám trêu chọc họ. Đôi khi người mệnh hỏa cũng khá cứng đầu vả bảo thủ, họ sẵn sàng làm việc gì đó một cách liều mình và không cần biết kết quả ra sao. Khi quý bạn đặt tên mệnh Hỏa cho các bé sẽ giúp các bé có thể gặp may mắn nhiều hơn.
Ưu điểm: Người mang mệnh hỏa sẽ luôn có một niềm đam mê, nhiệt huyết bùng cháy với công việc. Ngoài ra họ còn rất nhiệt tình giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Đây là đức tính tốt đáng tuyên dương của mệnh hỏa.
Nhược điểm: Người mệnh hỏa lúc bình thường thì rất dễ mến nhưng khi nóng giận là điều rất xấu. Họ không biết tiết chế cảm xúc của bản thân mình, nóng giận một cách mất hết lý trí và hành động bất chấp kết quả. Đây là một đức tính xấu mà cần phải cải thiện nếu không muốn sau này gặp những rắc rối lớn.
⇒ Việc đặt tên thuộc hành hỏa cho các bé sẽ giúp các bé phát huy được ưu điểm và nhược điểm ngũ hành hỏa của mình.
Bảng tương sinh tương khắc ngũ hành
– Mệnh Tích lịch Hỏa: Mậu Tý (1948,2008), Kỷ Sửu (1949,2009)
– Mệnh Lư Trung Hỏa: Bính Dần (1926,1986), Đinh Mão (1927, 1987)
– Mệnh Phú Đăng Hỏa: Giáp Thìn (1964, 2024), Ất Tỵ (1965, 2025)
– Mệnh Thiên Thượng Hỏa Mậu Ngọ (1978,2038), Kỷ Mùi (1979, 2038)
– Mệnh Sơn Hạ Hỏa: Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017)
– Mệnh Sơn Đầu Hỏa: Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Tuất(1934, 1994)
Hướng dẫn cách đặt tên theo mệnh hỏa cho con trai và con gái
– Đặt tên thuộc hành hỏa cho con trai theo vần A-B-C: Cao, Chiến, Văn Bách, Vạn Bách, Xuân Bách, Cao Bách, Quang Bách, Hoàng Bách, Gia Bảo, Đức Bảo, Quốc Bảo, Tiểu Bảo, Quang Bảo, Nguyên Bảo, Huy Bách, Tùng Bách.
– Đặt tên hợp mệnh Hỏa cho bé trai theo vần D-Đ: Đức, Đức, Điểm, Dương,Đoạn, Anh Đức Tuấn Đức, Minh Đức, Quý Đoàn, Đình Đông, Khoa Đạt, Thu Đan, Hải Đăng, Hồng Đăng, Thành Đạt.
– Đặt tên mệnh Hỏa cho con trai theo vần vần G-H-K: Hùng, Huân, Kháng, Khánh, Huy, Hiệp, Hoán, Đức Hoàng, Thế Hiển, Bảo Hoàng, Vinh Hiển.
– Đặt tên con trai mệnh Hỏa theo vần L-M-N: Luyện, Minh, Nhiên Nhật, Nam, Ngọ, Quang Linh, Đức Long, Thành Lợi, Bá Long, Đình Lộc, Tuấn Linh, Bảo Long, Tấn Lợi, Hoàng Linh, Bá Lộc, Hải Luân, Minh Lương, Thiên Lương, Hữu Luân, Công Lý, Duy Luật, Trọng Lý, Minh Lý, Hồng Nhật, Đình Nam, An Nam An Ninh, Quang Ninh.
– Đặt tên hợp mệnh hỏa cho con trai vần O-P-Q: Quang, Phúc, Đăng Quang, Duy Quang, Đăng Phong, Chiêu Phong.
– Đặt tên mệnh Hỏa theo vần vần S-T: Sáng, Thái, Sơn Tùng, Anh Tuấn, Nhật Tiến, Anh Tùng, Cao Tiến, Duy Thông, Anh Thái, Huy Thông,Bảo Thái, Quốc Thiện, Duy Tạch, Duy Thiên, Mạnh Tấn, Công Tuấn, Đình Tuấn, Minh Thạch, Trọng Tấn, Nhật Tấn, Đức Trung, Minh Trác, Minh Triết, Đức Trí, Dũng Trí, Hữu Trác, Duy Triệu, Đức Trọng,
– Đặt tên thuộc hành hỏa theo vần V-X-Y: Xuân Trúc, Vĩ, Hùng Vĩ, Đức Việt.
Bài viết cùng chuyên mục
– Đặt tên mệnh Hỏa cho bé gái theo vần A-B-C: Cẩm, Ánh, Chiếu, Bính, Bội.
– Đặt tên thuộc hành hỏa theo vần D-Đ: Dung, Đan, Đài, Phong Diệp, Phương Dung, Hoài Diệp, Kiều Dung, Thái Dương, Đại Dương, Phương Doanh, Khả Doanh, Quỳnh Điệp, Hoàng Điệp.
– Đặt tên con gái mệnh Hỏa theo vần G-H-K: Hồng, Hạ, Ngọc Huyền, Ngọc Hân, Thu Huyền, Thanh Huyền, Di Hân.
– Đặt tên hợp mệnh Hỏa cho bé gái theo vần L-M-N: Ly, Linh, Pha Lê, Diễm Lệ, Ý Lan, Xuân Lan, Uyển Lê, Thu Lê, Mỹ Lệ, Trúc Lệ.
– Đặt tên mệnh Hỏa cho bé gái theo vần O-P-Q: Gia Quỳnh, Bảo Quỳnh, Diễm Quỳnh.
– Đặt tên thuộc hành Hỏa cho con gái vần S-T: Tiết, Thanh, Thu, Mai Trinh, Diễm Trinh.
– Đặt tên cho con mệnh Hỏa với vần U-V-X-Y: Nguyệt Uyển, Yên Vĩ, Nhật Uyển, Ngọc Uyển.
Vậy là chúng tôi đã tư vấn xong cách đặt tên mệnh Hỏa cho con dành cho các bé. Mong rằng qua bài viết này, các cha mẹ đã biết cách đặt tên con gái mệnh hỏa – đặt tên tên con trai mệnh hỏa. Chúc các phụ huynh lựa chọn được cái tên thuộc hành Hỏa thật hay cho con mình.
(* Phong thủy đặt tên cho con, chọn tháng sinh là một bộ môn từ khoa học phương Đông có tính chất huyền bí, vì vậy những thông tin trên mang tính chất tham khảo!)
Đặt Tên Cho Con Trai, Con Gái Dựa Theo Tuổi Của Cha Mẹ
Tục lệ đặt tên con
Ở nuớc ta, thời hạn đặt tên cho con – tính từ ngày sinh – thay đổi theo vùng miền. Người Kinh, theo phong tục ông cha thì không đặt tên sau khi đứa trẻ mới sinh ra mà chỉ gọi nôm na như cái đĩ, thằng cu, thằng Tèo, cái Tộp… (hiện nay ít được sử dụng. Nếu có thì khi một người lớn tuổi gọi một đứa trẻ khi không biết tên của người đó), hoặc một cái tên gì đó xấu xí trong vòng 100 ngày để ma quỷ khỏi bắt nó đi. Ở Huế nói riêng, 100 ngày sau mới làm lễ tạ ơn ” mười hai bà mụ ” bấy giờ mới đặt tên húy. Tên húy là tên thật của mỗi người, thường do bố mẹ đặt. Tên chính còn được gọi là tên khai sinh, tên húy, hay tên thật.
Một số nơi, trong dịp tế tổ (giỗ họ), các gia đình có con cháu mới sinh thường sắm sửa cơi trầu, rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tổ tiên và vào sổ họ cho con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên húy chính thức, được dòng tộc họ hàng công nhận. Khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để kiểm tra xem có trùng tên các vị tổ tiên hoặc ông bà chú bác trong dòng tộc hay không. Nếu trùng tức là phạm húy thì phải đổi sang tên khác. Ở nông thôn, các vị bô lão uy vọng trong làng, trong dòng tộc thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình nhớ ơn suốt đời. Ngày nay, theo nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Việt Nam về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha mẹ không thể đi khai sinh thì ông bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ.
Đặt tên cho con năm 2020
Ý nghĩa của việc đặt tên cho con thực sự rất quan trọng. Bởi cái tên không chỉ là tên gọi thông thường mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự nghiệp của bé sau này.
Hướng dẫn cách đặt tên cho conHọ được đặt ở đầu, trước tên đệm và tên chính.
Họ người Việt hay người Kinh chủ yếu là đơn âm, tuy nhiên những năm gần đây chứng kiến ngày càng phổ biến việc đặt họ kép bằng cách ghép họ cha và họ mẹ, chẳng hạn Lê Nguyễn Trân Anh, “Trần Lê” Bảo Châu… Do ảnh hưởng thay đổi chính trị dẫn đến việc cải, đổi họ tên.
Tên đệm (hay tên lót) phổ biến nhất của người Việt là “Văn” (文), “Hữu” (有) dùng cho nam giới và “Thị” (氏) dùng cho nữ giới, luôn nằm giữa họ và tên chính. Trong khi họ là để phân biệt huyết thống và tên chính dùng để phân biệt người này với người khác thì một số tên đệm thường dùng để phân biệt giới tính (nam, nữ). Ví dụ, những cái tên nổi tiếng như Thị Kính, Thị Mầu trong Quan Âm Thị Kính, Thị Nở trong Chí Phèo hay “Thị” trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị của nhạc sĩ Phạm Duy…
Tuy nhiên ngày nay, những tên lót phổ biến này lại không được người Việt ưa thích vì chúng được cho rằng không hay bằng những tên lót khác, đặc biệt là “Thị”. Chữ 氏 ( thị) này đồng âm với chữ 侍 ( thị) trong “thị nữ” (侍女) có nghĩa là ” hầu hạ”, “hầu gái”, khiến người phụ nữ như bị đánh giá thấp kém. Do đó một số lượng không nhỏ phụ nữ Việt Nam hiện nay có tên đệm là “Thị” hay bỏ chữ này khi viết hay xưng đầy đủ họ tên.
Hình thức và mối liên kết
Xét về hình thức, tên đệm có thể là một từ: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương.
Xét về mặt liên kết với các thành phần khác trong tên, tên đệm có thể là thành phần độc lập, cũng có thể liên kết với tên họ hoặc với tên chính. Cũng có người chỉ có họ và tên mà không có tên đệm. Ví dụ như: Lê Lợi, Trần Lực…
Tên đệm đứng độc lập: là loại tên đệm không phối hợp được với tên họ hay tên chính để làm thành từ kép. Ví dụ với Nguyễn Đình Chiểu và Lê Văn Sơn thì từ “Đình” hay “Văn” không thể phối hợp với tên họ hoặc tên chính để làm thành từ kép có một ý nghĩa khác.
Tên đệm phối hợp với tên chính: Hầu hết tên chính người Việt Nam xuất phát từ nguồn gốc Hán-Việt. Trong văn chương, các từ này được coi là hay hơn các từ Nôm nên khi đặt tên người ta cố gắng lựa tên đệm nào có thể đi chung với tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, tốt đẹp hơn như Nguyễn Văn Quang Minh, Trần Hùng Dũng, Lê Phú Quý, Nguyễn Trọng Thành Công,…
Tên đệm phối hợp với tên họ: Rất ít tên người Việt có tên đệm phối hợp được với tên họ để làm thành từ kép có ý nghĩa, ngoại trừ: Hoàng Kim Vui, Võ Văn Trung,…
Tên đệm có thể có một hoặc hai chữ. Nếu là hai chữ, thì một chữ độc lập, một phối hợp với tên chính. Ví dụ, Đỗ Văn Quang Minh: tên đệm “Văn” đứng độc lập, tên đệm “Quang” đi với tên chính là “Minh” để thành “Quang Minh” (nghĩa là sáng sủa) hay Nguyễn Hoàng “Anh Dũng” (mạnh mẽ, có chí khí), Trần Thị “Tố Nga” (người con gái đẹp)…
Chức năng tên đệm
Tên đệm có thể có nhưng cũng có thể không có nên chức năng của nó đôi khi cũng không rõ ràng. Một số tên đệm có chức năng tương đối rõ:
Phân biệt giới tính: nữ giới thường có tên đệm là “Thị”, “Diệu”; nam giới là “Văn”, “Bá”, “Mạnh”…
Phân biệt chi, ngành trong một dòng họ lớn: Ngô Thì, Ngô Vai; Nguyễn Đức, Nguyễn Mậu,…
Phân biệt thứ bậc trong gia đình: một số người dùng từ đệm Bá để chỉ con cả dòng họ trưởng, Mạnh để chỉ con cả dòng họ thứ, Gia chỉ con trưởng, Trọng chỉ con thứ hai,…
Thẩm mỹ: một số tên đệm chỉ có chức năng thẩm mỹ và nam nữ đều có thể dùng.
Tên đệm thường dùng
Dùng từ Hán-Việt có ý nghĩa tốt như các từ chỉ vật quý, mùa đẹp, màu đẹp, từ chỉ phẩm hạnh, tài năng: Xuân, Thu, Cẩm, Châu, Hồng, Hoàng, Đức, Hạnh, Đình, Đại,…
Lấy họ mẹ làm tên đệm hoặc lấy họ cha làm tên đệm mà không phải theo chế độ mẫu hệ.
Lấy tên đệm của cha làm tên đệm hoặc một phần tên đệm cho con trai và có thể con gái. Lấy tên đệm của mẹ làm tên đệm hoặc một phần tên đệm cho con gái hoặc trai.
Lấy tên chính của cha làm tên đệm cho con trai, lấy tên chính của mẹ làm tên đệm cho con gái.
Lấy tên đệm và tên chính của cha làm tên đệm cho con trai và gái: Trần Thành Đăng (cha), Trần Thành Đăng Chân Tín (con trai), Trần Thành Đăng Chân Mỹ (con gái), Nguyễn Cao Kỳ (cha), Nguyễn Cao Kỳ Duyên (con gái)…
Tên chính là tên gọi của từng cá nhân, để phân biệt với những cá nhân khác. Trong tên của người Việt, tên chính luôn ở vị trí cuối cùng. Trong một vài trường hợp, theo thói quen người ta gọi đệm thay cho tên chính, phổ biến nhất với người có tên chính là “Anh” và “Em”, hay ví dụ trong một nhà có người chị tên Thanh Nguyệt, người em tên Hồng Nguyệt, cùng chung tên chính là Nguyệt nên người chị hay được gọi là Thanh, người em hay được gọi là Hồng.
Đặc điểm
Tên chính của người Việt thường có những đặc điểm sau:
Có lựa chọn và có lý do: Người Việt Nam quan niệm tên chính là một bộ phận gắn chặt với người mang tên đó. Tục ngữ có câu: “Xem mặt đặt tên”, bởi vậy khi đặt tên người ta thường chọn lựa kỹ và căn cứ đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương xã hội, ước vọng cha mẹ,… mà chọn, chứ không đặt tùy tiện.
Số lượng phong phú: So với họ và tên đệm, tên chính phong phú hơn về số lượng. Do có tính lựa chọn, những cái tên mang nghĩa tích cực thường được chọn nhiều hơn những cái tên mang nghĩa tiêu cực đối với cả hai giới tính. Ví dụ, những cái tên như: Mạnh, Dũng, Tuấn, Phương, Dung, Hạnh… thì luôn phổ biến hơn những tên là Lừa, Bịp, Dốt, Sầu, Đau… Ngoài ra, có những cái tên vô nghĩa cũng được dùng, chẳng hạn như: Ngùy, Duẩn… Một cách đặt tên khác không phổ biến trong tiếng Việt lắm nhưng vẫn có, đó là đặt tên theo tiếng nước ngoài, theo kỷ niệm, theo sự kiện. Dù Bộ Tư pháp chưa có văn bản nào chính thức quy định việc cấm đặt tên theo các chính khách, người nổi tiếng, lỗi lạc…, nhưng điều này gần như trở thành luật “bất thành văn” trong việc đặt tên. Ví dụ, nếu đặt tên là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… thì chắc chắn sẽ khó được chấp nhận.
Xu hướng đa tiết hóa tên chính: Trước đây họ và tên thường 3 tiếng, ngày nay xu hướng phát triển thành 4 ngày càng nhiều và nhất là ở giới nữ.
Hán-Việt giữ vai trò chủ đạo: thường được cấu tạo bằng hai từ: một để làm tên đệm, một để làm tên chính. Hai từ đó hợp lại có ý nghĩa rộng hơn, hoa mỹ hơn. Ví dụ Vĩnh Phú (giàu có muôn đời), Bạch Tuyết (trong trắng như tuyết), Hoài An (mong được an bình),… Tên chính từ gốc Nôm thường được các gia đình ở nông thôn, ít học, đặt cho con cái, tên từ gốc Nôm có vẻ mộc mạc như: Bông, Rồi, Vui, Cười, Lây, Há, Đực, Tí, Cò v.v… đã làm nhiều người băn khoăn, khó chịu về cái tên của mình, nhất là khi lên thành thị sinh sống. Khi người Pháp, người Mỹ,… đến Việt Nam, một số gia đình có liên hệ đã đặt tên con bằng những tên như: Trần Văn Pierre, Lê Văn Paul, Trần Thị Paulette, Nguyễn Thị Suzanne,… Có những tên không rõ nghĩa cũng như nguồn gốc như Nguyễn Quang Riệu hay Trần Đình Hượu,…
Khó phân biệt nam nữ với tên chính: Về nguyên tắc, tên chính của nam nữ không có gì để phân biệt. Tuy nhiên căn cứ vào ý nghĩa của tên chính ấy, phối hợp tên chính với tên đệm và dựa vào thói quen có thể đoán tương đối chính xác một tên là nam hay nữ.
Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương,…; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Oanh…; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân…; tên loại vải quý: Nhung, Gấm, Là, Lụa,…; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung,…; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mỹ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Nga, Trang, Huyền, Ngân…
Tên nam thường được chọn trong các tiếng biểu lộ được sự mạnh mẽ về thể xác lẫn tinh thần. Tên nam thường là tiếng chỉ sức mạnh: Cương, Cường, Hùng, Tráng, Dũng,…; tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí, Tuệ, Quang, Sáng,…; tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Công, Hiệp, Phúc… hay tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh, Đạt… hay chỉ địa vật như Sơn, Giang, Lâm, Hải, Dương,…; hoặc một số từ có âm hưởng mạnh mẽ như Long, Quốc,…
Ngoài ra còn có tên trung tính (cả nam và nữ đều dùng được) được người Việt Nam sử dụng khá phổ biến như Anh, An, Bình, Hà, Khánh, Linh, Lương, Tâm, Thanh, Tú. Trong các trường hợp này có thể phân biệt giới tính của tên thông qua tên đệm, ví dụ như Quốc Khánh là tên nam (nghệ sĩ hài Quốc Khánh) còn Ngân Khánh là tên nữ (diễn viên Ngân Khánh).
Tên chính không được trùng tên với các bậc trưởng thượng: theo phong tục cổ truyền trước đây, tên chính của người Kinh không được trùng với tên thần thánh, vua chúa, những người thuộc thế hệ trước của gia đình, gia tộc.
Lưu ý khi đặt tên cho con
Không nên đặt tên vô nghĩa, tên quá dài hoặc quá ngắn, khiến người khác khó đọc.
Nên tránh đặt tên con trùng với người thân trong gia đình, họ hàng gần gũi.
Xem xét kỹ để đặt tên con rõ ràng giới tính, tránh gây cảm giác hiểu lầm cho mọi người.
Không đặt tên con trùng với người chết trẻ trong nhà, dòng họ, các vị vua chúa thời xưa.
Tránh đặt trùng tên với người nổi tiếng để tránh gặp bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt.
Tránh những tên quá thô tục, không trong sáng.
Cần được đặt tên hay để khi nhìn vào đều hiểu ý nghĩa tên mình, bạn bè xung quanh.
Tên gọi ở nhà cho bé trai, gái thì không chọn tên khi ghép thêm từ khác vào thành nghĩa khác. Hoặc những tên khi đọc lên khiến trẻ thấy khó chịu, xấu hổ nhất là khi lớn lên.
Đặt tên con dễ hơn bao giờ hết
Như vậy để chọn tên hay và ý nghĩa cho con là việc không hề dễ dàng. Bởi tầm ảnh hưởng và quyết định của cái tên đến cuộc đời bé và bố mẹ là rất lớn. Chúng tôi thấu hiểu điều đó và đã tạo nên phần mềm đặt tên cho con hoàn toàn miễn phí.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Đặt Tên Con Trai, Con Gái Theo Phong Thủy Ngũ Hành trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!