Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nên Trồng Sen Ở Trong Nhà Không? Trồng Sen Có Tốt Không? mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hoa sen có hương thơm dịu nhẹ, mang ý nghĩa phong thủy tốt. Vì vậy mà có không ít người thắc mắc có nên trồng sen trong nhà hay không?
Giới thiệu về cây hoa sen
Hoa sen là loài thực vật thủy sinh bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng năm 1979, sau đó lan rộng ra Trung Quốc và vùng lục địa Á - Úc.
Thân rễ có hình trụ, mọc thon dài và có gai tù mọc xung quanh thân.
Thân sen ngầm dạng củ sen, hình thuôn dài, ăn được. Rễ mọc từ củ sen, có nhiều nhánh. Cuống lá có nhiều gai, phiến lá to tròn màu xanh mướt.
Lá sen vươn dài mọc lên trên mặt nước. Cuống lá dài, có gai nhỏ hơi tù. Phiến lá to hình khiên, đường kính toàn bộ lá tầm khoảng 60-70cm có gân tỏa thành hình tròn đẹp mắt.
Đài 3-5, và có màu lục.
Hoa sen nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen. Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng.
Quả sen hay chính là hạt sen chứa một hạt không nội nhũ, có hai lá mầm dày. Chồi mầm gồm 4 lá non gập vào phía trong.
Có nên trồng hoa sen ở trong nhà không?
Sen vốn là loài hoa ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chúng chỉ ưa mọc ở những nơi ấm áp và cần ít nhất 6 giờ ánh sáng mỗi ngày, do vậy so việc trồng cây hoa sen ở trong nhà không được khuyến khích do không đủ điều kiện về ánh sáng để cây phát triển. Trường hợp nếu muốn trồng hoa sen, tốt nhất bạn nên trồng trước nhà, mái hiên, ban công hoặc trong khu vườn nhà mình. Việc trồng hoa sen trước nhà mang nhiều ý nghĩa tích cực:
Ý nghĩa về mặt phong thủy
Hoa sen xuất hiện nhiều trong Phật giáo: Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, khi lễ Phật hai bàn tay chắp lại làm thành hình hoa sen chưa nở – kiểu lễ Liên hoa hợp chưởng, trong các công trình phật giáo nổi tiếng như chùa Một Cột, tháp Cửu Phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương,… đều thể hiện một vai trò quan trọng, ý nghĩa hoa sen nhất định đối với tín ngưỡng.
Theo đó, trong Phật giáo, hoa sen được biết đến với sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành bởi vì nó mọc lên từ những vùng nước bùn lầy, hôi bẩn song lại giữ được bản thân hoàn toàn trong sạch. Trong thần thoại Ai Cập, hoa sen được xem như một dấu hiệu của sự tái sinh với việc phá vỡ bề mặt nước mỗi buổi sáng cũng gợi lên ước muốn vươn lên đón ánh mặt trời, điều này được liên tưởng đến sự giác ngộ hoặc khả năng nhận ra Phật tính của con người.
Ý nghĩa của sen còn là biểu tượng của sự cao cả, yêu thương. Vì sống với Phật nên màu sen được ví như màu của đức hạnh, từ bi, trí tuệ. Đó còn là màu của sự thanh khiết nơi tâm hồn thể hiện những phẩm chất thánh thiện, tinh khôi nhất xuất phát từ lòng yêu thương, nhân ái, khoan dung và cao thượng của kiếp người.
Trong phong thủy, hoa sen còn có tác dụng điều hòa khí vượng, tăng cường năng lượng tốt và ngăn chặn những điều xấu, giúp cho gia chủ tránh ưu phiền để tĩnh tâm an hưởng hạnh phúc.
Ý nghĩa về cảnh quan
Hoa sen có 2 màu chính là trắng xanh và hồng phớt, khi trồng trong chậu sẽ nổi bật trên nền lá xanh mướt rất đẹp mắt. Việc bố trí một chậu sen sẽ giúp không gian nhà ở tươi mới và sinh động hơn, là nơi cả gia đình có thể cùng quây tụ lại ngắm nụ hoa mới nở mà trầm trồ trước vẻ đẹp thanh tao mà cao quý.
Ý nghĩa về tinh thần
Tuy sống trong đầm lầy nhưng hoa và lá sen luôn toả ngát hương thơm. Vì đặc tính đó, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục và hoàn mỹ ,giúp con người có thể tịnh tâm, làm cho không gian trong căn nhà trở nên ấm áp, yên bình hơn.
Ngoài ra, có thể bạn cũng quan tâm:
Cách trồng và chăm sóc cây hoa sen trong nhà
Có 2 vụ trồng sen chính đó là từ tháng 12 đến tháng 1 và từ tháng 5 – tháng 7 (dương lịch). Nhưng tốt nhất là nên trồng sen vào mùa xuân – hè, khi mà nền nhiệt độ lên trên mức 25 độ C.
Chuẩn bị:
Hạt sen: Nên chọn hạt đã già, to, sậm màu để đảm bảo khả năng nảy mầm của chúng cao hơn và cây phát triển khỏe mạnh hơn. Những hạt còn xanh, mềm và bé hay những hạt nhăn, lép,..khả năng nẩy mầm thấp hoặc sẽ cho giống yếu, bạn không nên chọn.
Đất: Đất cần tơi xốp, có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn.Trộn theo tỷ lệ hai phần đất sét và một phần đất cát bùn ( tỷ lệ 2:1 ),
Chậu đựng: Chọn chậu có đường kính 30 cm trở lên, gieo số hạt tùy vào kích thước chậu, trung bình chậu với kích thước 30 cm gieo 1 hạt. Chất liệu chậu tùy ý: nhựa, sứ, xi măng… Lưu ý là chậu không cần có lỗ nhỏ dưới đáy.
Ươm hạt sen
Hạt sen vốn vỏ rất dày, vì vậy, bạn cần mài phần đầu hạt cho mòn một bên, để lộ phần thịt ở bên trong ra. Việc này giúp hạt nảy mầm và đâm chồi dễ dàng, tránh khả năng bị tự thối rữa. Thường thì hạt giống sẽ có hai đầu nhọn giống nhau, nhưng khi bạn nhìn kỹ sẽ thấy có một đầu hơi lõm vào bên trong. Đây chính là đầu mà chúng ta cần xử lý để giúp mầm cây có thể chui lên một cách dễ dàng.
Ngâm hạt giống với nước ấm từ 16 – 30 độ C. Mỗi ngày cần thay nước ngâm / lần cho tới khi hạt sen nảy mầm. Trường hợp bạn không thay nước thì nước sẽ bị chua, hạt không nảy mầm. Khoảng 7 ngày sau, các hạt bắt đầu nảy mầm non, đợi đến khi cây dài khoảng 15cm, bạn chuyển ra chậu để trồng.
Trồng sen
Cho đất trồng đã chuẩn bị vào ½ chậu, đổ nước vào chậu rồi khuấy đều hỗn hợp. để khoảng 2-3 ngày cho bùn lắng xuống đáy chậu. Đổ bớt nước ra khỏi chậu, chừa lại lượng nước cao hơn lượng đất khoảng 10cm.
Tiến hành đặt hạt đã nẩy mầm chuẩn bị sẵn vào giữa chậu, đặt nhẹ nhàng, không nén hạt mà chỉ ấn hạt hơi lún một ít vào bùn.
Chăm sóc
Nên bổ sung nước cho chậu 1-2 lần/ tuần ( tốt nhất là 1-2 ngày lần).
Sau khi trồng sen ra chậu khoảng 1 tuần thì tiến hành bón thêm một số loại phân như sau :
Phân hữu cơ : 1 muỗng cà phê nhỏ ( gói trong giấy, ấn sâu xuống bùn, cách gốc 10cm)
Phân hỗn hợp NPK: Rắc phân chậm tan vào bùn sát thành chậu, nên bón 1 tháng/lần. cây dưới 3 tháng sử dụng NPK 30-10-10; cây từ 3 tháng sử dụng NPK 20-20-20. Lượng phân tùy vào kích thước chậu, chậu 50cm sử dụng lượng phân ½ muỗng cà phê. Nên bón luân phiên các loại phân, không nên bón vôi với lượng lớn để tránh cây bị xót. Thời gian bón mỗi loại nên cách xa nhau, không bón nhiều loại cùng lúc.
Cắt bỏ hoa héo, tàn, lá úa, sâu bệnh. Để cây có nhiều hoa nở, cắt sát tận chân cuống tất cả các bông hoa đã tàn.
Thay đất trồng : Sau 1 năm, sen hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong đất trồng nên phải tiến hành thay. Nhổ sen lên, trong trường hợp bụi sen phát triển quá to, tiến hành tách bụi, rồi trồng lại.
Có Nên Trồng Cây Trúc Ở Trước Nhà Không? Trồng Có Tốt Không?
Cập nhật ngày 08/01
Trúc là cây thân cao, thẳng, thích nghi tốt với môi trường. Hơn nữa, dù trong thời tiết khắc nghiệt cây vẫn đứng thẳng, cây lá xanh tốt. Vì vậy, cây Trúc biểu tượng cho đức tính ngay thẳng, quân tử và sức sống mãnh liệt. Trồng cây Trúc trước nhà mang đến may mắn, an lành cho gia đình.
Có nên trồng cây trúc ở trước nhà không?
Các loại Trúc có dáng thanh mảnh, cao ráo làm cây phong thủy trước nhà rất phù hợp. Loại cây này mang nét mềm mại, dù gặp mưa gió, điều kiện khắc nghiệt vẫn đứng vững, hiên ngang. Do đó, Trúc là biểu tượng của sức sống, sự trường thọ. Nó còn là biểu tượng của sự đoàn kết bền vững bởi Trúc sống theo khóm, sinh trưởng tốt dù sống ở nơi đất cằn sỏi đá.
Cây Trúc là hình ảnh của trời đất rộng dài, trường xuân vĩnh cửu. Trong phong thủy, trồng cây Trúc trước nhà đem lại may mắn, tốt lành, xua đi những rủi ro, vận xui cho gia chủ. Dáng vẻ mộc mạc, thanh tao của cây thể hiện sự sống bình yên và tao nhã trồng cây này trước nhà mang tới sự may mắn và an lành cho gia đình.
Trong tâm thức của nhiều người Trúc cùng với Tre chính là hai loại cây biểu tượng cho sự ngay thẳng và uy phong. Hình dáng thân cây thanh mảnh, cao ráo và chia nhiều đốt. Hai loại cây này mang những tố chất cốt lõi của người quân tử, kiên trung bất khuất dù gặp mưa gió bão bùng. Chính vì vậy, trồng cây Trúc trước nhà có khả năng xua đi rủi ro, đem lại may mắn cho gia chủ.
Cây Trúc dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi tốt, không chiếm nhiều diện tích. Suốt bốn mùa, Trúc luôn xanh tươi nên rất phù hợp trồng trước cửa nhà.
Có nên trồng Trúc cảnh trong nhà không?
Theo phong thủy, cây Trúc có tính âm cao nên rất thích hợp đặt ở nơi có nhiều tính dương. Nghĩa là những nơi có nhiều người đi lại như cầu thang lên xuống, hành lang lối đi lại, phòng khách,… Không những thế, Trúc còn giúp làm sạch không khí bằng cách lọc hết bụi bẩn trong không khí, nên bạn sẽ được hưởng một bầu không khí trong lành.
Nhiều người cũng quan niệm, khi đặt một chậu Trúc trên bàn trong nhà sẽ giữ cho gia đình luôn yên ấm, tránh được những xung đột không hay. Còn nếu đặt nó trên bàn làm việc thì sự nghiệp suôn sẻ, có nhiều may mắn, cơ hội và thăng tiến như diều gặp gió.
Đồng thời cây cũng có khả năng trừ tà rất tốt. Vì thế từ lâu nhiều gia đình lựa chọn trồng cây Trúc trong nhà với ý nghĩa cân bằng âm dương, điều hòa không khí, mang đến may mắn, an lành cho các thành viên trong gia đình.
Trồng cây Trúc cảnh – Nên trồng loại Trúc nào?
Trúc quân tử
Cây trúc quân tử có rễ bò dài và sâu, có thân nhỏ, mảnh mai, thường mọc thẳng đứng, chiều cao trùng bình đạt khoảng 1,6 – 3m. Các cây nhỏ chụm lại thành 1 bụi thưa, thân có màu vàng tươi óng rực rỡ, có nhiều cành nhánh mềm, măng non có kích thước nhỏ.
Theo quan niệm phong thủy, đây là loại cây có tính tốt, thân thẳng, màu sắc tươi tắn, không quá rậm rạp, có thể làm giảm bớt điềm xấu, thông thoáng không gian, mang lại may mắn. Cây Trúc quân tử còn tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ tinh thần, sự vững vàng, chắc chắn khi gặp nghịch cảnh.
Trúc Nhật
Cây Trúc Nhật thường được chọn làm cây cảnh trưng bày tại gia đình, văn phòng làm việc hoặc những công trình sân vườn, công viên để tạo cảnh quan tươi mát. Đây là loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy, đem đến điều may mắn, tốt lành cho gia chủ.
Cây có tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata, thường mọc thành bụi như lau sậy, cao khoảng 0,5m đến 1m, phân chia nhánh nhỏ. Một số cây trồng chậu sẽ có chiều cao thấp hơn tùy thuộc vào cách chăm sóc và sở thích chọn cây của từng người.
Trúc Phú Quý
Trúc phú quý có thân cây mọc thẳng đứng, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2 – 3 cm. Thân màu xanh đậm hoặc hơi ngả màu vàng nhạt ở vị trí các đốt. Tuy thân cây mọc thẳng đứng song lại có thể dễ dàng uốn nắn theo những hình dạng mà người trồng mong muốn bởi thân cũng khá dẻo dai.
Theo các chuyên gia phong thủy, Trúc Phú Quý là cây phong thủy đem lại tài lộc, may mắn, thành công và giàu sang cho gia chủ. Thêm vào đó, nhờ tuổi thọ cao nên nó còn rất thích hợp để làm quà tặng cho người thân trong những dịp sinh nhật, chúc thọ với ý nghĩa mang đến sức khỏe dồi dào.
Trúc Bách Hợp
Cây có thân cứng, màu nâu, sần sùi nhiều vết lõm do lá rụng để lại. Lá Trúc Bách Hợp mọc sum suê thành bụi, xếp hoa ở chính giữa và tua tủa ra xung quanh. Lá dạng thuôn nhọn ở đầu, mép nguyên, màu xanh bóng xen lẫn dải màu vàng tươi kéo dài từ gốc tới ngọn.
Trúc Bách Hợp ngoài tự nhiên thường mọc thành bụi, cao đến 2m, cây trồng kiểng trong chậu thì thấp hơn. Cây nở những cụm hoa nhỏ màu trắng khá thu hút.
Trong phong thủy, cây Trúc bách hợp thu hút tài lộc và may mắn cho người sở hữu. Cây còn có khả năng thanh lọc không khí, hút hết bụi bẩn nên bạn có thể được hưởng một bầu không khí trong lành.
Trúc Cần Câu
Cây trúc cần câu còn có tên gọi khác là trúc câu cá, tre cần câu, trúc bạch… Thân cây thẳng đứng, hình trụ tròn đường kính khoảng 2-3cm; được chia thành nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 25-30 cm; ở đốt thân mọc nhiều nhánh nhỏ hướng ngang ra ngoài; phần trên của thân là ngọn, lá cũng tập trung ở phần này nhiều hơn, một bụi trúc có nhiều thân.
Thân có độ bền nên nhiều người sử dụng để làm cần câu cá. Đây cũng chính là lý do có tên là trúc cần câu. Bụi trúc có rễ đan xen bám chặt, giữ vùng đất chống xói mòn, nên cũng được trồng nhiều ở bờ sông kênh rạch, để giữ ranh giới bờ cõi.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Phương pháp trồng và chăm sóc cây Trúc trước nhà
Muốn trồng cây Trúc trước nhà cần chuẩn bị những điều sau:
Đất trồng: Chọn đất thịt pha thêm xơ dừa, tro bếp, mùn trấu cùng 1 ít phân hữu cơ theo tỷ lệ 10: 40:30:10:10. Sau đó bạn ủ cho chúng mục ra bằng cách cho thêm vôi bột (để khử mầm bệnh) và nước (cho phân đủ ẩm).
Đào hố: Thực hiện trước khi trồng 1 thời gian để khử mầm bệnh trong đất. Hố trồng cao khoảng 20cm và phải sâu hơn bầu đất 20cm mới được. Sau đó cho hỗn hợp trên vào hố. Nếu trồng ở chậu, khi cho hỗn hợp trên vào cần chú ý không được bịt lỗ thoát nước đi.
Trồng cây
Nhẹ nhàng mang bầu cây đặt vào hố hoặc chậu sao cho mặt bầu ngang với miệng hố, miệng chậu là được. Chú ý, không nên để bầu nhô cao hoặc tụt xuống thấp quá.
Dùng tay nén chặt đất ở bầu cây sau đó đổ hỗn hợp đất trồng trên và nén chặt xuống.
Sau khi trồng xong, tưới nước đẫm gốc cây là xong. Cuối cùng dọn sạch chậu hoặc chỗ trồng là được.
Ngoài ra bạn có thể trồng thêm dương xỉ dưới gốc trúc để vừa phủ đất lại vừa tạo vẻ đẹp cho cả khóm trúc bạn vừa trồng.
Cách chăm sóc khi trồng cây Trúc trước nhà
Tưới nước: Trúc là loài ưa ẩm, chịu úng rất kém, vì vậy cần lưu ý đến liều lượng khí tưới nước. Cách tốt nhất cứ 2 ngày bạn tưới cây 1 lần, lưu ý tưới lượng vừa đủ không nên tưới quá nhiều. Một mẹo nhỏ để nhận biết cây thiếu nước là lá cuộn tròn lại thành 1 vòng cung.
Bón phân: Cứ 1 tháng nên cung cấp phân bón cho cây 1 lần, mỗi lần nên thay đổi phân bón hợp lý. Thường xuyên sử dụng các loại phân vô cơ hoặc phân hữu cơ đa dạng khác nhau, 3 tháng/1 lần bạn nên phun thuốc cho lá.
Cắt, tỉa cành: Khi cây bắt đầu hồi phục và phát triển mạnh, cân cắt, tỉa thường xuyên cho cây, tránh để cây có nhiều cành, rậm rạp, sẽ gây mất thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, sâu bệnh phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh: Trong mùa mưa, khi điều kiện nhiệt độ bắt đầu giảm, các loại nấm. rệp, phát triển rất nhanh. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ đi những phần bị nhiễm bệnh nặng, dùng vòi nước xịt mạnh để nấm, rệp rụng bớt. Sau đó bạn có thể sử dụng thêm bình xịt côn trùng, xịt 1 lớp mỏng cho cây.
Như vậy, Trúc là loại cây phù hợp trồng làm cảnh. Nó dễ trồng, dễ chăm sóc và phát triển tốt. Hơn nữa còn mang ý nghĩa may mắn, bình an, trường thọ. Bạn có thể trồng cây Trúc trước nhà hoặc trong nhà đều được, nó giúp điều hòa không khí rất tốt.
Góc chia sẻ: Nhiều người băn khoăn không biết vì sao nấm lim xanh tại sao lại có thể hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác tốt như vậy. Bạn sẽ có được lời giải đáp khi đọc xong những bài viết này.
Có Nên Trồng Hoa Súng Trước Nhà Không? Trồng Có Tốt Không
Có nên trồng hoa súng trước nhà?
Theo một truyền thuyết từ xa xưa của người Ai Cập, hoa súng là loài hoa được chính đất nước này chọn để dâng cho thần mặt trời để tỏ lòng tôn kính. Người dân đất nước họ cho rằng, đây là loài hoa tượng trưng cho trí tuệ tinh thông, sự thuần khiết và thanh tao.
Trong khi đó, vị trí trước nhà là nơi đón nhận dương quang (nguồn ánh sáng mặt trời). Việc trồng hoa súng trước nhà thể hiện lòng thành kính của gia chủ, giúp họ đón nhận được những nguồn năng lượng tích cực nhất từ thần mặt trời để xua đi âm khí u ám.
Vậy theo quan niệm của người phương Đông, có nên trồng hoa súng trước nhà không? Phong thủy phương Đông cho rằng, hoa súng là biểu tượng của sự trong sạch và thuần khiết trong tâm hồn. Hình ảnh hoa súng vươn lên trên mặt nước, khoa sắc rực rỡ mang ý nghĩa vô cùng cao quý. Do đó, gia chủ hoàn toàn có thể chọn loại hoa này để trồng trước nhà.
Còn nếu xét theo giá trị thẩm mỹ, chưa cần Bách Khoa Phong Thủy phân tích quý độc giả đã có được câu trả lời lý tưởng nhất dành cho nghi vấn có nên trồng hoa súng trước nhà không rồi phải không nào? Thử tưởng tượng vào một sáng mai thức giấc và nhìn thấy những đóa hoa sung khoe sắc thì còn gì tuyệt vời hơn, cảnh quan phía trước ngôi nhà sẽ mang nét đẹp bình yên, thơ mộng hơn rất nhiều.
Mệnh Thổ hợp cây gì? TOP 9 cây phong thủy hợp mạng Thổ
Có nên trồng hoa súng trong nhà?
Tất nhiên với những ý nghĩa tốt đẹp chúng tôi vừa bật mí ở phần trên, việc trồng hoa súng trong nhà cũng hoàn toàn phù hợp nếu như bạn vẫn đảm bảo được nguồn ánh nắng để cây sinh trưởng tốt. Chậu súng nhỏ sẽ góp phần tô điểm cho không gian bên trong ngôi nhà thêm sinh sinh động, giúp cân bằng lại cuộc sống cho những không gian chật chội bí bách.
Một loài hoa đẹp, lại mang ý nghĩa cao quý thì việc nên hay không nên trồng trong nhà phụ thuộc vào tâm lý của gia chủ. Nếu gia chủ thực sự yêu thích hoa súng thì việc trồng chúng trong nhà còn tạo được cảm giác vui vẻ, thoải mái cho chính mình và các thành viên trong gia đình.
Một số lưu ý quan trọng khi trồng hoa súng trước nhà
Dù trồng trước nhà hay trong nhà, trồng trong chậu hay trong hồ thì cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
Trồng cây ổi trước nhà có tốt không? giải đáp từ chuyên gia Phong Thủy
Hoa súng có cần nắng không: Muốn có hoa đẹp thì vị trí bàn trồng phải có ánh nắng trực tiếp với nền nhiệt dao động trùng bình từ 16 – 30 độ C.
Nếu ánh sáng thiếu hoặc yếu: Cây sẽ khó phát triển do nguồn ánh sáng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, hậu quả cây sẽ trở nên còi cọc và chết dần.
Đối với vị trí trồng có ánh sáng yếu: Người trồng hoa có thể thay thế ánh sáng mặt trời bằng đèn chiếu sáng để kích thích quá trình quang hợp của cây. Lưu ý, bạn nên mua các loại đèn chuyên sử dụng trong trồng trọt.
Thời gian được chiếu sáng lý tưởng: Dao động trung bình từ 6 – 7 giờ/ ngày.
Sử dụng đất trồng phù hợp : Hoa súng ưa ẩm vì thế gia chủ nên chọn đất bùn là đất sét hay đất sét trộn cát, không nên sử dụng đất trộn trấu, đất có xơ dừa.
Khi trồng: Nên dùng kéo cắt tỉa bớt phần rễ ở cũ và lá sau đó đặt vào sát thành chậu sao cho lá hướng lên trên ở góc 45 độ. Sau đó cho đất đã chuẩn bị vào lấp phần củ, cuối cùng đổ nước đầy chậu.
5.0
Có Nên Trồng Cây Sung Trước Nhà Không, Nếu Trồng Thì Có Tốt Không
Có nên trồng cây sung trước nhà hay trồng cây sung trước nhà có tốt không? Câu hỏi này chính là nỗi băn khoăn của nhiều gia chủ khi có ý định trồng loại cây này. Để biết trồng cây sung trong nhà có tốt không, chúng ta cần xét ở cả khía cạnh thẩm mỹ và khía cạnh phong thủy.
Có nên trồng cây Sung trước nhà nếu xét về khía cạnh thẩm mỹ?
Đối với những người có thú chơi cây cảnh thì cây Sung có “ma lực” rất lớn với họ. Bởi cây có khả năng xanh tốt quanh năm, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, dễ trồng, dễ chăm sóc. Hơn nữa, lá và quả của loại cây này đều có thể dùng để chế biến nên nhiều món ăn ngon, mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Điều đặc biệt, bên cạnh đặc tính xanh tốt quanh năm, cây Sung còn là loại cây cảnh được đánh giá là dễ tạo thế đứng, hình dáng đa dạng, tùy thuộc vào sự khéo léo và óc sáng tạo của người chơi cây. Chính vì thế, trồng Sung trong nhà sẽ làm đẹp cho tiểu cảnh, gia tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống.
Mệnh mộc hợp cây gì để bàn làm việc, trồng trong nhà?
Mệnh Kim hợp với cây gì để bàn làm việc, trồng trong phòng, trong nhà?
Như vậy, nếu xét về mặt thẩm mỹ thì đối với nghi vấn “trồng cây Sung trong nhà có tốt không”, Bách Khoa Phong Thủy khuyên bạn không cần phải đắn đo. Một loại cây cảnh đẹp ở cả dáng đứng cho đến những tán lá, chùm quả nếu không trồng trong nhà thì thật tiếc.
Trồng cây Sung trước nhà có tốt không nếu xét về phong thủy?
Trong phong thủy, cây Sung được xếp vào bộ Tam Đa. Đây là bộ cây cảnh có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy, nó tượng trưng cho tam tài, tam giá, thậm chí là Thiên – Địa – Nhân (trời – đất – con người). Bộ cây Tam Đa còn là biểu tượng của Phúc – Lộc – Thọ. Tức là nhiều con cháu – nhiều tiền tài – sống lâu.
Vậy hai cây còn lại trong bộ Tam Đa là gì, đó là cây Lộc Vừng và cây Vạn Tuế. Trong đó, Sung (Phúc) – Lộc Vừng (Lộc) – Thọ (Vạn Tuế). Một số người yêu cây phong thủy nhà ở còn cho rằng, 3 cây trồng trong nhà, hay 3 cây cùng gốc, hoặc 1 cây có 3 tán đều được gọi là bộ cây cảnh Tam Đa.
Phân tích đến đây, chúng tôi tin rằng những người đang thắc mắc có nên trồng cây Sung trước nhà không (nếu xét về khía cạnh phong thủy) đã có được câu trả lời chính xác nhất rồi. Mang biểu tượng của hạnh phúc tròn đầy, sự sung túc, viên mãn mà chúng ta không lựa chọn trồng cây sung trong nhà thì thật lãng phí.
Một số lưu ý khi trồng cây sung trước nhà
Những thông tin ở trên đã khẳng định, xét ở cả khía cạnh thẩm mỹ và giá trị phong thủy thì việc trồng cây Sung trước nhà đều đem lại rất nhiều giá trị tốt đẹp. Tuy nhiên, khi lựa chọn trồng cây sung trước nhà, các bạn cần lưu ý:
Không được trồng cây Sung tại chính giữa vị trí lối đi vào nhà cả. Điều này nó vừa gây mất mỹ quan, vừa khó khăn trong việc đi lại, cản trở năng lượng tích cực vào nhà.
Để đem lại giá trị phong thủy cao nhất, nếu trồng cây Sung trong nhà thì gia chủ cũng nên trồng thêm cây Lộc Vừng và cây Vạn Tuế.
Cần cắt tỉa cành lá gọn gàng, không để những tán cây lớn che khuất tiền sảnh vì điều này sẽ ngăn cản dương quang (nguồn năng lượng tích cực từ ánh sáng mặt trời) lưu thông vào nhà xóa tan âm khí.
Nên tìm hiểu về cách chăm sóc cây Sung để đảm bảo cây luôn tốt tươi, sai quả. Bởi cây càng xanh tốt và cho nhiều quả thì phúc phần của gia chủ càng nhiều.
Nếu cây chết, nên đón bỏ vào thay thế một cây khác vào vị trí cũ.
Như vậy, Bách Khoa Phong Thủy vừa giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc có nên trồng cây sung trước nhà hay trồng cây Sung trước nhà có tốt không. Hy vọng từ những thông tin trong bài sẽ góp phần giúp gia đình của các bạn sở hữu một không gian sống xanh tuyệt đẹp và gia tăng vận khí, đem lại sự hưng thịnh, tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
5.0
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nên Trồng Sen Ở Trong Nhà Không? Trồng Sen Có Tốt Không? trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!