Cập nhật nội dung chi tiết về Đá Phong Thủy Việt Nam: Ủng Hộ Ngư Dân Huyện Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước đây gần 5 năm, Trung tâm Đá cảnh, gỗ lũa, tranh tượng dân gian Việt Nam được thành lập, thu hút hơn 800 hội viên trong cả nước tham gia. Trung tâm đã tổ chức triển lãm ở nhiều nơi trong cả nước, được đông đảo công chúng đón nhận. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào chơi, sưu tầm đá cảnh, đá phong thủy, Ban vận động của Trung tâm đã ra đời để thành lập Hội Đá cảnh – Đá phong thủy Việt Nam. Đại hội đã thông qua quy chế làm việc, Điều lệ và lập ra Ban chấp hành gồm hơn 50 người, ông Nguyễn Văn Mỹ giữ chức Chủ tịch.
Cùng đó, trước sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD-981 tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đại diện Hội Đá cảnh – Đá phong thủy Việt Nam cũng đưa ra tuyên bố chung cực lực lên án hành động phi pháp của Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan HD-981 cùng toàn bộ tàu thuyền, máy bay hộ tống ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Toàn thể Đại hội khẳng định, lãnh thổ, vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là chủ quyền thiêng liêng của nước ta mà phía Trung Quốc không được xâm phạm. Đại hội cũng bày tỏ sự đoàn kết và kêu gọi các hiệp hội ngành nghề nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chung sức, đồng lòng cùng toàn thể dân tộc Việt Nam xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Ông Tổ Phong Thủy Địa Lý Việt Nam
Đền thờ của ông được lập ở nhiều nơi, có cả bên Trung Quốc; sách của ông được nhiều thế hệ thầy địa lý sau này “ăn theo”… Thế nhưng tại sao Tả Ao lại không truyền “nghề” cho hậu duệ? Tả Ao chỉ là tên địa danh? Ông là thủy tổ khai sinh môn địa lý phong thủy Việt Nam . Các sách vở cũng như truyền thuyết đều gọi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, Trạng Tả Ao; là đệ nhất chính tông về địa lý, giỏi như Cao Biền bên Trung Quốc.Trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại về hành trạng pháp thuật của ông ở nhiều làng quê.
Ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có đền thờ 3 thượng đẳng phúc thần: Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công) và Cao Biền (Cao Vương) và Bản cảnh thành hoàng Tả Ao. Bởi nơi đây Tả Ao đã chọn đất lập làng để làng thịnh vượng và phát triển. Tại sao ngài lại giỏi địa lý như vậy? Có 2 nguồn truyền miệng về việc Tả Ao tầm sư học đạo nên nggười. Một truyền thuyết kể rằng, Tả Ao cứu một thầy địa lý người Trung Quốc chết đuối ở sông Phù Thạch xứ Nghệ. Ông ta đem vàng bạc trả ơn, ngài không lấy. Thấy ngài tướng mạo khôi ngô và tính tình hiền hòa, ông ta đưa về Tàu truyền nghề địa lý để trả ơn. Do thông minh nên ngài thu thập được những tinh hoa trong thuật phong thủy địa lý của người thầy, về nước rồi hành trạng pháp thuật. Một giả thuyết thứ hai nói rằng, do mẹ của ngài mù lòa, nhà lại nghèo, để có thuốc chữa mắt cho mẹ, ngài đã ở không công cho người khách ngồi bốc thuốc ở Phù Thạch. Thấy ngài là người con hiếu thảo, lại ăn ở chu đáo, hiền lành, nên khi về nước, ông ta xin cho ngài đi theo. Ở đây ngài học lỏm được nghề cắt thuốc chữa mắt. Có lần ngài đã chữa khỏi mắt cho một thầy địa lý lành nghề, thấy tướng mạo tuấn tú, tính cách nhanh nhẹn hợp với nghề của thầy và cũng để trả ơn, ông xin phép thầy lang đưa ngài về nhà để truyền thuật địa lý. Do bản tính thông minh ngài đã thâu tóm được phép thuật đó về nước. Giả thuyết này về sau được người đời tin là thật hơn vì cách lí giải trọn vẹn tình hiếu thảo với mẹ (sách nào viết về ngài cũng nói có người mẹ mù lòa), hợp với hoàn cảnh nhà nghèo, nhưng lại là người thông minh, có chí học hỏi nên thành tài. Cái tài của thầy địa lý Tả Ao có bao câu chuyện hấp dẫn có trong sách vở cũng như truyền miệng dân gian, ta có thể tìm đọc hay nghe kể với các biệt tài: Xem thế đất để chọn hướng nhà thỏa mãn yêu cầu của thân chủ như sống thọ, phát tài phát lộc, phát quan, chọn nghề, sinh lắm con nhiều cháu; Chọn hướng táng mồ mả sao cho người sống được mạnh khỏe, giàu có, thành đạt; Chọn nơi đào giếng có nước lành, trong ngon, không cạn, không chạm long mạch; Chọn hướng đình để làng yên ấm trong ngoài, dân cư phát triển… Câu chuyện khẳng định cái tài địa lý của Tả Ao nhưng cũng lắm kết cục khôi hài (chứ không làm hại ai) nếu thân chủ, các chức sắc trong làng xã có những ý tưởng ngông cuồng… Nhưng sao không truyền cho hậu duệ? Tả Ao nổi tiếng bậc thầy về địa lý phong thủy, nhưng con cháu của ngài về sau thì không ai kế nghiệp được.
Xung quanh câu chuyện này cũng có nhiều “dị bản” lí giải khác nhau. Có chuyện kể rằng, Tả Ao bị thầy địa lý (người dạy ngài) sang yểm huyệt táng cha của ngài nên không thể truyền nghề cho hậu duệ. Có truyện chép là một đêm nằm mộng, ngài được báo rằng “đất tốt là của quý, là bí mật của tạo hóa, nếu tiết lộ hết thì “âm” sẽ oán, nên phải tự dấu kín phép thuật”. Cũng có ý kiến cho rằng, Tả Ao có con nhưng các con bất hạnh, làm ông nản. Sau này thi thoảng mới xem phong thủy địa lý cho người khác (cũng ở mức bình thường), ông dành thời gian để chữa mắt cho dân. Tuy vậy, với 2 tập sách mỏng Tả Ao đã để lại cho đời như: Địa đạo diễn ca (chỉ 120 câu), Dã đàm (trong mấy trang văn xuôi) đã được người đời sau phát triển thành lý luận, thành gia bảo chân truyền. Trừ 2 cuốn nói trên, còn những sách khác hiểu lấp lửng là do ngài viết như: Địa đạo diễn ca (Tả Ao hiệu Địa Tiên); Dã Đàm (Tả Ao hiệu Địa Tiên) còn gọi Tả Ao tầm long gia truyền bảo đàm; Tả Ao chân truyền di thư; Tả Ao chân truyền địa lý (Hoàng Chiêm – 5 tập); Hoàng Chiêm địa lý luận; Hoàng Chiêm truyền cơ mật giáo; Tả Ao tiên sư bí truyền gia bảo trân tàng; Tả Ao địa lý luận; Tả Ao chân truyền tập (nhiều tập); Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (nhiều tập); Tả Ao tiên sinh địa lý (nhiều tập)… Trừ 2 cuốn đầu là của Tả Ao, còn các cuốn sau là của các thầy địa lý khác phát triển về thuật địa lý Tả Ao. Với ngài, ngài không tự xưng là tiên sư, tiên sinh. Hay chân truyền, bí truyền, gia bảo vì không hợp với phong cách và hoàn cảnh của ngài.
Với hiệu trong đền thờ Tả Ao là Địa Tiên (còn hiệu của Nguyễn Đức Huyền là Phủ Hưng). Hầu như các sách đều viết : “Tả Ao tên là Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên, có nơi còn gọi là Nguyễn Đức Huyền…”. Trong cuốn Nghi Xuân địa chí do Đông Hồ – Lê Văn Diễn soạn năm 1842 cũng viết vậy. Cuốn Từ điển Hà Tĩnh ngoài mục Tả Ao cũng ghi như vậy, còn có mục Vũ Đức Huyền, nhưng không có mục Nguyễn Đức Huyền. Vậy ta dễ chấp nhận Thánh sư địa lý Tả Ao xưa còn gọi là Mỗ (một cách gọi dân dã), tên là Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên. Sinh vào thời Lê sơ (1428 – 1527). Gốc người Sơn Nam (vùng Hải Dương, Hưng Yên), gia đình phiêu bạt và định cư ở làng Tả Ao nay thuộc xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Có đền thờ Tả Ao, giếng Tả Ao nằm trong khuôn viên của cụm đền huyện Nghi Xuân.
Bản Đồ Các Tỉnh Việt Nam, Bản Đồ Việt Nam, 63 Tỉnh Việt Nam
Bản đồ Việt Nam mới nhất, kích thước lớn ( 1658×2208), chi tiết về các tỉnh thành trong cả nước và các thành phố trực thuộc trung ương với 2 đô thị đặc biệt là thủ đô là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
bao gồm nhiều loại khác khau cung cấp các thông tin hữu ích về vị trí quốc gia, bản đồ về địa chất khoáng sản, bản đồ khí hậu, bản đồ hệ thống sông ngoài, bản đồ các loại đất chính, bản đồ về hệ thực vật và động vât, bản đồ dân số quốc gia, bản đồ 54 dân tộc, bản đồ kinh tế cả nước, bản đồ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, và các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Bản đồ Việt Nam rất hữu ích và cần thiết đối với môn địa lý ở trường phổ thông, cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống hỗ trợ học sinh và giáo viên học tập và nghiên cứu.
Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam được sử dụng để định hướng vị trí địa lý các tỉnh thành trong cả nước, tìm đường đi, địa chỉ, địa điểm nổi tiếng về lịch sử, du lịch, văn hóa, giao thông….
Dân số Việt Nam tính đến năm 2016 hiện nay hơn 93 triệu người và hiện nay là nước có mật độ dân số đông và xếp thứ 15 trên thế giới.
Về trí địa lý trên Google Map thì Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Châu Á. Diện tích quốc gia là 331.698 km2 bao gồm cả đất liền và biển. Địa hình thì chủ yếu là địa hình nồi núi , và địa hình bằng phẳng chỉ chiếm 2/3 diện tích.
Về vị trí địa lý trên được chia thành 7 vùng kinh tế chính là: Phía bắc bao gồm 3 vùng Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Miền trung có Vùng Bắc Trung Bộ, khu vực phía nam gồm 3 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Bản đồ khoảng các Địa Lý các tỉnh Việt Nam – Bản đồ các tỉnh Việt Nam chi tiết Bản đồ Việt Nam – Đường Thủy – Đường Bộ – Đường Hàng Không
Bản đồ các tỉnh Việt Nam theo địa hình độ cao – Đồi núi cao tập trung khu vực Tây Bắc Bộ
Bản đồ Việt Nam về lưu lượng mưa, các loại gió mùa, nhiệt độ trung bình năm
Bản đồ Việt Nam về hệ thống sông lớn , 2 con sông lớn là Sông Hồng và Sông Mê Kông
Bản đồ các tỉnh Việt Nam về mật độ Dân Số- Các thành phố lớn trong cả nước Bản đồ Việt Nam về Kinh Tế ở cả 3 khu vực lớn Bắc – Trung – Nam Bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam ở Phía Bắc – Miền Trung – Miền Nam
Bản đồ Ngành Công Nghiệp Năng Lượng Việt Nam – Năng Lượng – Thực Phẩm – Hàng Tiêu Dùng
Thầy Địa Lý Phong Thủy Đầu Tiên Của Việt Nam
Tả Ao – Thầy địa lý phong thủy đầu tiên của Việt Nam
Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Vào hơn 300 năm về trước, những thầy địa lí được coi như những bậc pháp sư, có thể khiến một ông thợ cày thành bậc quan lại phú quý, hoặc cho một ông trọc phú nứt đố đổ vách thành ra ăn mày. Tả Ao được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa.
Thầy Tả Ao, theo một số nguồn, tên thật là Nguyễn Đức Huyên, quê ở Hà Tĩnh, sống vào khoảng thời Mạc. Bách khoa toàn thư Việt Nam viết rằng: Tả Ao, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, có tên là Hoàng Chiêm hay Hoàng Chỉ. Còn trong dân gian, xuất phát từ quê hương ông, lưu truyền tên gọi thật là Vũ Đức Huyền. Cũng có nguồn nói rằng ông có tên là Nguyễn Đức Huyền. Tả Ao sinh vào khoảng năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê sơ (Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông và Lê Uy Mục, tức là khoảng những năm 1442-1509) [cần dẫn nguồn]. Có tài liệu cho rằng Tả Ao sinh sống trong khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1704). Ngoài ra, có các sách Địa lý phong thủy Tả Ao và Địa lý Tả Ao chính tông của tác giả Vương Thị Nhị Mười; Nghiên cứu Phong thủy và Phong thủy Việt Nam của Ngô Nguyên Phi… đều nói sơ lược về lai lịch Tả Ao.
Ông lớn lên trong một gia đình nghèo khó, mồ côi cha, người mẹ lại mù lòa. Để chữa trị cho mẹ, ông theo một khách buôn ở phố Phù Thạch (gần rú Thành ở Nghệ An) về Tàu để lấy thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Thầy thuốc khen Tả Ao có hiếu nên hết lòng dạy nghề thuốc cho. Khi đó có thầy địa lý Tả Ao là ông Mỗ (không xác định được danh tính) bị mù loà mời ông thầy đến chữa, do già yếu nên ông thầy sai Tả Ao đi chữa thay. Khi Tả Ao chữa khỏi mù loà, ông thầy địa lý nhìn thấy Tả Ao nghĩ bụng: Người này có thể truyền nghề cho được đây. Tả Ao cũng có ý muốn học, vả lại thấy Tả Ao thông minh, hiếu học, để trả ơn chữa bệnh nên thầy địa lý nọ đã truyền hết nghề, hơn một năm đã giỏi.
Vào buổi “thi tốt nghiệp”, để thử tay nghề của học trò, ông thầy bèn đổ cát thành hình núi sông thành 100 thế đất và vùi một trăm đồng tiền ở các huyệt đạo, rồi bảo Tả Ao tìm thấy huyệt thì xuyên kim xuống. Tả Ao đã cắm được chín chín kim đúng lỗ đồng tiền (chính huyệt), chỉ sai có một thế huyệt Đế Vương là Tả Ao cắm chệch ra cạnh đồng tiền. Xong ông thầy nói: Nghề của ta đã sang nước Nam mất rồi. Rồi cho Tả Ao cái tróc long và thần chú. Thấy thế, ông thầy nọ bảo: Thế là tinh hoa địa lí đã về tay An Nam rồi.
Tả Ao sau đó về nước để trị bệnh cho mẹ. Trước lúc chia tay thầy, ông thầy địa lí dặn Tả Ao khi đi qua núi Hồng Lĩnh thì không được lên. Thế nhưng trên đường về về quế, Tả Ao lại vẫn muốn biết thế đất Hồng Lĩnh ra sao, bèn trèo lên núi xem, nhận ra đây là huyệt Cửu Long Tranh Châu cực quý, bèn cải táng cha mình vào huyệt. Quả nhiên một năm sau, mọi chuyện tốt đều đến. Ông cưới vợ, sinh được một cậu con trai khôn ngoan lanh lợi, gia đình phát đạt, mẹ già thì không một lần đau yếu.
Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc, các thầy thiên văn phát hiện các vì tinh tú đều chầu về nước Nam nên tâu với nhà vua, ý là nước Nam được đất sẽ sinh ra người tài, sẽ hại cho nhà Minh. Vua bèn truyền các thầy địa lý là nếu ai đặt đất hoặc dạy cho người Nam thì phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc. Ông thầy của Tả Ao biết là chỉ có học trò của mình mới làm được việc này nên cho con trai tìm đường xuống nước Nam mà hỏi: Từ khi đại huynh về đã cất được mộ phần gia tiên nào chưa. Tả Ao cũng thực tâm thuật lại việc đặt mộ cha mình. Con thầy Tàu bèn đến núi Hồng Lĩnh dùng mẹo cất lấy ngôi mộ, yểm phá huyệt đạo, biến thế đất từ đại cát thành đại hung, bắt con trai của Tả Ao đem về Tàu. Tả Ao nhận ra thì đã muộn. Rồi thân mẫu của Tả Ao mất, Tả Ao tìm được đất Hàm rồng ở ngoài nơi hải đảo để táng, đất này 500 năm mới mở một lần, khi mở thì gió bão nổi lên, nước cuốn mọi thứ xuống Hàm Rồng. Đến ngày giờ định táng thì trời gió to sóng lớn, khi chuẩn bị đẩy quan tài xuống thì anh trai của Tả Ao lại cố giữ lại, sợ thi hài mẹ tan nát trong xoáy nước. Hai anh em giằng co, cuối cùng thì Hàm Rồng đóng lại. Bỏ lỡ thời cơ Lát sau trời yên, biển lặng ở đó nổi lên một bãi bồi, Tả Ao bèn than rằng: Đây là hàm rồng, năm trăm năm rồng mới há miệng một lần trong một khắc. Trời đã không cho thì đúng là số rồi. Rồi Tả Ao chán nản gia cảnh, bỏ quê hương chu du khắp bốn phương để chữa bệnh, tìm đất giúp người.
Từ đó Tả Ao không thiết đến cải táng ang phước cho mình nữa, mà chu du khắp nơi, tìm người tốt mà tạo phước, gặp kẻ ác thì trừng trị. Có rất nhiều giai thoại về Tả Ao tiên sinh trong thời gian này.
Khi về già, Tả Ao tìm thấy một thế đất tốt, gọi là “Nhất khuyển trục quần dương” (chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai, ai cho ở đó sẽ được thành phúc thần. Biết mình sắp chết, ông bèn chọn nơi ấy làm nơi an táng. Nhưng đến khi ông lâm bệnh, sai người khiêng áo quan ra chỗ gò đất ấy để an táng, thì sức lực suy kiệt, đi mới nửa đường thì ông đã hấp hối. Biết không thể đến nơi, ông đành bảo họ mai táng ông ở một gò đất bên đường,chỉ là nơi có huyệt “huyết thực” – một thế đất nhỏ, để được dựng miếu thờ (mai táng ở đất tốt là một chuyện, nhưng còn phải làm lễ các kiểu nên Tả Ao không thể chỉ chỉ đường cho họ mang ông ra đó táng thôi là xong được). Hai con ông bèn táng luôn ở đó (Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án – Nhà xuất bản Văn học 2001, sách Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính – Nhà xuất bản Thanh niên 1999).
Các sử gia thời Lê Nguyễn đều không chép về ông nên cuộc đời ông chỉ được chép tản mát trong một số truyện, sách đại lý phong thủy thời nhà Nguyễn và sau này. Sách Hán Nôm được cho là do Tả Ao truyền lại gồm: Tả Ao chân truyền di thư (左 幼 真 傳 遺 書), Tả Ao chân truyền tập (左 幼 真 傳 集), Tả Ao chân truyền địa lý (5 tập-左 幼 真 傳 地 理), Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (左 幼 先 生 祕 傳 家 寶 珍 藏), Tả Ao tiên sinh địa lý (左 幼 先 生 地 理), Tả Ao xã tiên sư thư truyền bí mật các lục (左 幼 社 先 師 書 傳 祕 宓各 局). Các tác phẩm này hiện lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tuy nhiên Viện Hán Nôm cũng chú thích rằng: Tả Ao là tên hiệu của Hoàng Chiêm.
Tả Ao còn để lại hai bộ sách, đó là: Địa đạo Diễn ca (120 câu văn vần), Dã đàm hay Tầm Long gia truyền Bảo đàm (văn xuôi) và một số dị bản khác: “Phong thủy Địa lý Tả Ao Địa lý vi sư pháp”, “Phong thủy Địa lý Tả Ao Bảo ngọc thư” (của Vương Thị Nhị Mười-Nhà xuất bản Mũi Cà Mau-2005) và “Dã đàm Tả Ao” (của Cao Trung xuất bản tại Sài Gòn năm 1974)”…
Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc (còn có thuyết kể Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (như Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên ở Hà Nội, núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa,…)). Người đời xưa còn truyền lại bài thơ ca ngợi ông:
Tả Ao phong thuỷ nhất trên đời. Hoạ phúc cầm cân định chẳng sai. Mắt Thánh trông xuyên ba thước đất. Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời.Chân đi Long Hổ luồn qua gót. Miệng gọi trâu dê ứng trả lời. Ai muốn cầu sao cho được vậy. Mấy ai địa lý được như ngài.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đá Phong Thủy Việt Nam: Ủng Hộ Ngư Dân Huyện Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!