Đề Xuất 3/2023 # Đặt Tên Cho Con Trai, Con Gái Dựa Theo Tuổi Của Cha Mẹ # Top 10 Like | Saigonhkphone.com

Đề Xuất 3/2023 # Đặt Tên Cho Con Trai, Con Gái Dựa Theo Tuổi Của Cha Mẹ # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đặt Tên Cho Con Trai, Con Gái Dựa Theo Tuổi Của Cha Mẹ mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tục lệ đặt tên con

Ở nuớc ta, thời hạn đặt tên cho con – tính từ ngày sinh – thay đổi theo vùng miền. Người Kinh, theo phong tục ông cha thì không đặt tên sau khi đứa trẻ mới sinh ra mà chỉ gọi nôm na như cái đĩ, thằng cu, thằng Tèo, cái Tộp… (hiện nay ít được sử dụng. Nếu có thì khi một người lớn tuổi gọi một đứa trẻ khi không biết tên của người đó), hoặc một cái tên gì đó xấu xí trong vòng 100 ngày để ma quỷ khỏi bắt nó đi. Ở Huế nói riêng, 100 ngày sau mới làm lễ tạ ơn ” mười hai bà mụ ” bấy giờ mới đặt tên húy. Tên húy là tên thật của mỗi người, thường do bố mẹ đặt. Tên chính còn được gọi là tên khai sinh, tên húy, hay tên thật.

Một số nơi, trong dịp tế tổ (giỗ họ), các gia đình có con cháu mới sinh thường sắm sửa cơi trầu, rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tổ tiên và vào sổ họ cho con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên húy chính thức, được dòng tộc họ hàng công nhận. Khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để kiểm tra xem có trùng tên các vị tổ tiên hoặc ông bà chú bác trong dòng tộc hay không. Nếu trùng tức là phạm húy thì phải đổi sang tên khác. Ở nông thôn, các vị bô lão uy vọng trong làng, trong dòng tộc thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình nhớ ơn suốt đời. Ngày nay, theo nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Việt Nam về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha mẹ không thể đi khai sinh thì ông bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ.

Đặt tên cho con năm 2020

Ý nghĩa của việc đặt tên cho con thực sự rất quan trọng. Bởi cái tên không chỉ là tên gọi thông thường mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự nghiệp của bé sau này.

Hướng dẫn cách đặt tên cho con

Họ được đặt ở đầu, trước tên đệm và tên chính.

Họ người Việt hay người Kinh chủ yếu là đơn âm, tuy nhiên những năm gần đây chứng kiến ngày càng phổ biến việc đặt họ kép bằng cách ghép họ cha và họ mẹ, chẳng hạn Lê Nguyễn Trân Anh, “Trần Lê” Bảo Châu… Do ảnh hưởng thay đổi chính trị dẫn đến việc cải, đổi họ tên.

Tên đệm (hay tên lót) phổ biến nhất của người Việt là “Văn” (文), “Hữu” (有) dùng cho nam giới và “Thị” (氏) dùng cho nữ giới, luôn nằm giữa họ và tên chính. Trong khi họ là để phân biệt huyết thống và tên chính dùng để phân biệt người này với người khác thì một số tên đệm thường dùng để phân biệt giới tính (nam, nữ). Ví dụ, những cái tên nổi tiếng như Thị Kính, Thị Mầu trong Quan Âm Thị Kính, Thị Nở trong Chí Phèo hay “Thị” trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị của nhạc sĩ Phạm Duy…

Tuy nhiên ngày nay, những tên lót phổ biến này lại không được người Việt ưa thích vì chúng được cho rằng không hay bằng những tên lót khác, đặc biệt là “Thị”. Chữ 氏 ( thị) này đồng âm với chữ 侍 ( thị) trong “thị nữ” (侍女) có nghĩa là ” hầu hạ”, “hầu gái”, khiến người phụ nữ như bị đánh giá thấp kém. Do đó một số lượng không nhỏ phụ nữ Việt Nam hiện nay có tên đệm là “Thị” hay bỏ chữ này khi viết hay xưng đầy đủ họ tên.

Hình thức và mối liên kết

Xét về hình thức, tên đệm có thể là một từ: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương.

Xét về mặt liên kết với các thành phần khác trong tên, tên đệm có thể là thành phần độc lập, cũng có thể liên kết với tên họ hoặc với tên chính. Cũng có người chỉ có họ và tên mà không có tên đệm. Ví dụ như: Lê Lợi, Trần Lực…

Tên đệm đứng độc lập: là loại tên đệm không phối hợp được với tên họ hay tên chính để làm thành từ kép. Ví dụ với Nguyễn Đình Chiểu và Lê Văn Sơn thì từ “Đình” hay “Văn” không thể phối hợp với tên họ hoặc tên chính để làm thành từ kép có một ý nghĩa khác.

Tên đệm phối hợp với tên chính: Hầu hết tên chính người Việt Nam xuất phát từ nguồn gốc Hán-Việt. Trong văn chương, các từ này được coi là hay hơn các từ Nôm nên khi đặt tên người ta cố gắng lựa tên đệm nào có thể đi chung với tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, tốt đẹp hơn như Nguyễn Văn Quang Minh, Trần Hùng Dũng, Lê Phú Quý, Nguyễn Trọng Thành Công,…

Tên đệm phối hợp với tên họ: Rất ít tên người Việt có tên đệm phối hợp được với tên họ để làm thành từ kép có ý nghĩa, ngoại trừ: Hoàng Kim Vui, Võ Văn Trung,…

Tên đệm có thể có một hoặc hai chữ. Nếu là hai chữ, thì một chữ độc lập, một phối hợp với tên chính. Ví dụ, Đỗ Văn Quang Minh: tên đệm “Văn” đứng độc lập, tên đệm “Quang” đi với tên chính là “Minh” để thành “Quang Minh” (nghĩa là sáng sủa) hay Nguyễn Hoàng “Anh Dũng” (mạnh mẽ, có chí khí), Trần Thị “Tố Nga” (người con gái đẹp)…

Chức năng tên đệm

Tên đệm có thể có nhưng cũng có thể không có nên chức năng của nó đôi khi cũng không rõ ràng. Một số tên đệm có chức năng tương đối rõ:

Phân biệt giới tính: nữ giới thường có tên đệm là “Thị”, “Diệu”; nam giới là “Văn”, “Bá”, “Mạnh”…

Phân biệt chi, ngành trong một dòng họ lớn: Ngô Thì, Ngô Vai; Nguyễn Đức, Nguyễn Mậu,…

Phân biệt thứ bậc trong gia đình: một số người dùng từ đệm Bá để chỉ con cả dòng họ trưởng, Mạnh để chỉ con cả dòng họ thứ, Gia chỉ con trưởng, Trọng chỉ con thứ hai,…

Thẩm mỹ: một số tên đệm chỉ có chức năng thẩm mỹ và nam nữ đều có thể dùng.

Tên đệm thường dùng

Dùng từ Hán-Việt có ý nghĩa tốt như các từ chỉ vật quý, mùa đẹp, màu đẹp, từ chỉ phẩm hạnh, tài năng: Xuân, Thu, Cẩm, Châu, Hồng, Hoàng, Đức, Hạnh, Đình, Đại,…

Lấy họ mẹ làm tên đệm hoặc lấy họ cha làm tên đệm mà không phải theo chế độ mẫu hệ.

Lấy tên đệm của cha làm tên đệm hoặc một phần tên đệm cho con trai và có thể con gái. Lấy tên đệm của mẹ làm tên đệm hoặc một phần tên đệm cho con gái hoặc trai.

Lấy tên chính của cha làm tên đệm cho con trai, lấy tên chính của mẹ làm tên đệm cho con gái.

Lấy tên đệm và tên chính của cha làm tên đệm cho con trai và gái: Trần Thành Đăng (cha), Trần Thành Đăng Chân Tín (con trai), Trần Thành Đăng Chân Mỹ (con gái), Nguyễn Cao Kỳ (cha), Nguyễn Cao Kỳ Duyên (con gái)…

Tên chính là tên gọi của từng cá nhân, để phân biệt với những cá nhân khác. Trong tên của người Việt, tên chính luôn ở vị trí cuối cùng. Trong một vài trường hợp, theo thói quen người ta gọi đệm thay cho tên chính, phổ biến nhất với người có tên chính là “Anh” và “Em”, hay ví dụ trong một nhà có người chị tên Thanh Nguyệt, người em tên Hồng Nguyệt, cùng chung tên chính là Nguyệt nên người chị hay được gọi là Thanh, người em hay được gọi là Hồng.

Đặc điểm

Tên chính của người Việt thường có những đặc điểm sau:

Có lựa chọn và có lý do: Người Việt Nam quan niệm tên chính là một bộ phận gắn chặt với người mang tên đó. Tục ngữ có câu: “Xem mặt đặt tên”, bởi vậy khi đặt tên người ta thường chọn lựa kỹ và căn cứ đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương xã hội, ước vọng cha mẹ,… mà chọn, chứ không đặt tùy tiện.

Số lượng phong phú: So với họ và tên đệm, tên chính phong phú hơn về số lượng. Do có tính lựa chọn, những cái tên mang nghĩa tích cực thường được chọn nhiều hơn những cái tên mang nghĩa tiêu cực đối với cả hai giới tính. Ví dụ, những cái tên như: Mạnh, Dũng, Tuấn, Phương, Dung, Hạnh… thì luôn phổ biến hơn những tên là Lừa, Bịp, Dốt, Sầu, Đau… Ngoài ra, có những cái tên vô nghĩa cũng được dùng, chẳng hạn như: Ngùy, Duẩn… Một cách đặt tên khác không phổ biến trong tiếng Việt lắm nhưng vẫn có, đó là đặt tên theo tiếng nước ngoài, theo kỷ niệm, theo sự kiện. Dù Bộ Tư pháp chưa có văn bản nào chính thức quy định việc cấm đặt tên theo các chính khách, người nổi tiếng, lỗi lạc…, nhưng điều này gần như trở thành luật “bất thành văn” trong việc đặt tên. Ví dụ, nếu đặt tên là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… thì chắc chắn sẽ khó được chấp nhận.

Xu hướng đa tiết hóa tên chính: Trước đây họ và tên thường 3 tiếng, ngày nay xu hướng phát triển thành 4 ngày càng nhiều và nhất là ở giới nữ.

Hán-Việt giữ vai trò chủ đạo: thường được cấu tạo bằng hai từ: một để làm tên đệm, một để làm tên chính. Hai từ đó hợp lại có ý nghĩa rộng hơn, hoa mỹ hơn. Ví dụ Vĩnh Phú (giàu có muôn đời), Bạch Tuyết (trong trắng như tuyết), Hoài An (mong được an bình),… Tên chính từ gốc Nôm thường được các gia đình ở nông thôn, ít học, đặt cho con cái, tên từ gốc Nôm có vẻ mộc mạc như: Bông, Rồi, Vui, Cười, Lây, Há, Đực, Tí, Cò v.v… đã làm nhiều người băn khoăn, khó chịu về cái tên của mình, nhất là khi lên thành thị sinh sống. Khi người Pháp, người Mỹ,… đến Việt Nam, một số gia đình có liên hệ đã đặt tên con bằng những tên như: Trần Văn Pierre, Lê Văn Paul, Trần Thị Paulette, Nguyễn Thị Suzanne,… Có những tên không rõ nghĩa cũng như nguồn gốc như Nguyễn Quang Riệu hay Trần Đình Hượu,…

Khó phân biệt nam nữ với tên chính: Về nguyên tắc, tên chính của nam nữ không có gì để phân biệt. Tuy nhiên căn cứ vào ý nghĩa của tên chính ấy, phối hợp tên chính với tên đệm và dựa vào thói quen có thể đoán tương đối chính xác một tên là nam hay nữ.

Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương,…; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Oanh…; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân…; tên loại vải quý: Nhung, Gấm, Là, Lụa,…; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung,…; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mỹ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Nga, Trang, Huyền, Ngân…

Tên nam thường được chọn trong các tiếng biểu lộ được sự mạnh mẽ về thể xác lẫn tinh thần. Tên nam thường là tiếng chỉ sức mạnh: Cương, Cường, Hùng, Tráng, Dũng,…; tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí, Tuệ, Quang, Sáng,…; tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Công, Hiệp, Phúc… hay tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh, Đạt… hay chỉ địa vật như Sơn, Giang, Lâm, Hải, Dương,…; hoặc một số từ có âm hưởng mạnh mẽ như Long, Quốc,…

Ngoài ra còn có tên trung tính (cả nam và nữ đều dùng được) được người Việt Nam sử dụng khá phổ biến như Anh, An, Bình, Hà, Khánh, Linh, Lương, Tâm, Thanh, Tú. Trong các trường hợp này có thể phân biệt giới tính của tên thông qua tên đệm, ví dụ như Quốc Khánh là tên nam (nghệ sĩ hài Quốc Khánh) còn Ngân Khánh là tên nữ (diễn viên Ngân Khánh).

Tên chính không được trùng tên với các bậc trưởng thượng: theo phong tục cổ truyền trước đây, tên chính của người Kinh không được trùng với tên thần thánh, vua chúa, những người thuộc thế hệ trước của gia đình, gia tộc.

Lưu ý khi đặt tên cho con

Không nên đặt tên vô nghĩa, tên quá dài hoặc quá ngắn, khiến người khác khó đọc.

Nên tránh đặt tên con trùng với người thân trong gia đình, họ hàng gần gũi.

Xem xét kỹ để đặt tên con rõ ràng giới tính, tránh gây cảm giác hiểu lầm cho mọi người.

Không đặt tên con trùng với người chết trẻ trong nhà, dòng họ, các vị vua chúa thời xưa.

Tránh đặt trùng tên với người nổi tiếng để tránh gặp bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt.

Tránh những tên quá thô tục, không trong sáng.

Cần được đặt tên hay để khi nhìn vào đều hiểu ý nghĩa tên mình, bạn bè xung quanh.

Tên gọi ở nhà cho bé trai, gái thì không chọn tên khi ghép thêm từ khác vào thành nghĩa khác. Hoặc những tên khi đọc lên khiến trẻ thấy khó chịu, xấu hổ nhất là khi lớn lên.

Đặt tên con dễ hơn bao giờ hết

Như vậy để chọn tên hay và ý nghĩa cho con là việc không hề dễ dàng. Bởi tầm ảnh hưởng và quyết định của cái tên đến cuộc đời bé và bố mẹ là rất lớn. Chúng tôi thấu hiểu điều đó và đã tạo nên phần mềm đặt tên cho con hoàn toàn miễn phí.

Đặt Tên Con Gái Năm 2022 Theo Phong Thủy Và Con Trai Hợp Tuổi Bố Mẹ

Đặt tên con trai gái năm 2017 theo phong thủy

Đặt tên cho bé phù hợp với mệnh

Sinh năm 2017, bé cưng sẽ mang mệnh Hỏa. Vì vậy, khi đặt tên cho bé, mẹ nên ưu tiên những tên tương sinh với mệnh Hỏa, là tên thuộc hành Mộc (Mộc sinh Hỏa), hành Thổ (Hỏa sinh Thổ) hoặc hành Hỏa. Tránh đặt tên cho con thuộc hành Thủy, Kim (Hỏa khắc Thủy và Kim).

Những tên thuộc hành Mộc

Bé trai Bé gái

Bách, Bình, Đông, Khôi, Kiện, Kỳ, Lam, Lâm, Nam, Nhân, Phúc, Phước, Phương, Quảng, Quý, Sâm, Tích, Tòng, Tùng

Chi, Cúc, Đào, Giao, Hạnh, Huệ, Hương, Hồng, Lan, Lâu, Lê, Liễu, Lý, Mai, Nha, Phương, Quỳnh, Sa, Thảo, Thanh, Thư, Thúc, Trà, Trúc, Xuân

Những tên thuộc hành Thổ

Bé traiBé gái

Anh, Bằng, Bảo, Cơ, Công, Đại, Điền, Đinh, Độ, Giáp, Hòa, Hoàng, Huấn, Kiên, Kiệt, Lạc, Long, Nghị, Nghiêm, Quân, Sơn, Thạch, Thành, Thông, Trường, Vĩnh

Anh, Bích, Cát, Châm, Châu, Diệp, Diệu, Khuê, Liên, Ngọc, San, Trân, Viên

Những tên thuộc hành Hỏa

Bé traiBé gái

Bính, Đăng, Đức, Dương, Hiệp, Huân, Hùng, Huy, Lãm, Lưu, Luyện, Minh, Nam, Nhật, Nhiên, Quang, Sáng, Thái, Vĩ

Ánh, Cẩm, Cẩn, Đài, Đan, Dung, Hạ, Hồng, Huyền, Linh, Ly, Thu

Đặt tên theo tam hợp, lục hợp

Để lựa chọn tên phù hợp với tuổi của bé, bạn có thể dựa vào tam hợp. Bé tuổi Dậu hợp với Tỵ và Sửu. Còn mối quan hệ lục hợp, bé Dậu hợp với Thìn. Nếu đặt tên bé thuộc các bộ chữ trên, vận mệnh của bé sẽ tốt lành vì được sự trợ giúp của các con giáp đó. Bạn có thể chọn một trong các tên như Tuyển, Tấn, Tuần, Tạo, Phùng, Đạo, Đạt, Hiên, Mục, Sinh, Long, Thìn…

Những điều không nên khi đặt tên cho con

Không đặt tên con trùng với người thân, họ hàng trong gia đình, nhất là trong dòng họ gần gũi.

Không đặt tên trùng với tên các vị vua chúa, người chết trẻ trong họ.

Không nên đặt tên con khó phân biệt giới tính.

Tránh đặt tên theo người nổi tiếng như một chính trị gia, diễn viên, ca sỹ… Cách đặt tên này có khi không mang lại điều tốt lành mà vô tình áp đặt những điều bất lợi cho trẻ.

Tránh những tên quá dài, quá ngắn, khó viết hoặc khó đọc.

Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? Sinh con năm 2018 tháng nào tốt, tuổi Tuất sinh tháng nào đẹp? Sinh con vào các tháng 1, 2, 3, 8 hay 12 là hợp mùa sinh với mệnh Bình Địa Mộc năm Mậu tuất.

Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về những ảnh hưởng của tên gọi đến tương lai của một đứa trẻ. Chẳng hạn, những bé có tên quá “độc” lại thường có xu hướng tự yêu mình thái quá cũng như biểu hiện tính ích kỷ. Hoặc như những người có tên gọi dễ đọc thường có cơ hội thăng tiến cao hơn những người có tên khó đọc… Tuy nhiên, ngay cả các chuyên gia nghiên cứu cũng cho rằng, chính cách nuôi dạy con của ba mẹ mới chính là tác nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhân cách cũng như tương lai của trẻ.

Đặt tên cho con: 7 điều bạn cần biết

Đặt tên cho con luôn là một thử thách thú vị đối với các ông bố, bà mẹ tương lai. Để đưa ra một chọn lựa thích hợp nhất, bạn sẽ cần cân nhắc rất nhiều yếu tố: mức độ phổ biến, cách phát âm, phản…

Cách Đặt Tên Cho Con Trai, Con Gái Theo Phong Thủy

Hãy chú trọng ý nghĩa của tên đặt cho con

“Tên hay thời vận tốt”, đó là câu nói quen thuộc để đề cao giá trị một cái tên hay và trên thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu (cả phương Đông lẫn phương Tây) chỉ ra rằng một cái tên “có ấn tượng tốt” sẽ hỗ trợ thăng tiến trong xã hội nhiều hơn.

Hầu hết cha mẹ khi đặt tên cho con đều theo những nguyên tắc chung như: Ý nghĩa, Sự khác biệt và quan trọng ,Kết nối với gia đình, Âm điệu.

Tên cho bé trai và bé gái khác nhau và với mỗi giới tính sẽ có ý nghĩa khác nhau như tên bé gái thường có nghĩa đẹp, hiền hậu; trong khi tên cho bé trai thì thường mang ý nghĩa mạnh mẽ, vinh quang.

Như bạn đã biết, chọn tên cho bé gái không phải là chuyện đơn giản. Ngoài việc cái tên phải hội đủ các yếu tố cần thiết nói trên thì cái tên ấy còn phải mang ít nhất là một trong những ý nghĩa như sau: Đẹp,Tao nhã, Tử tế, Quyến rũ, Tiết hạnh, đoan chính.

Vậy nhiệm vụ của cha mẹ đã rõ ràng hơn rồi đấy bởi một cái tên hay và mang ý nghĩa tốt đẹp chính là niềm mong mỏi và gửi gắm xứng đáng dành cho bé yêu của bạn:

– Hãy bắt đầu bằng một số cái tên chỉ sự thông minh tài giỏi như: Anh, Thư, Minh, Uyên, Tuệ, Trí, Khoa…

– Những cái tên chỉ vẻ đẹp như: Diễm, Kiều, Mỹ, Tuấn, Tú, Kiệt, Quang, Minh, Khôi…

– Những cái tên chỉ tài lộc: Ngọc, Bảo, Kim, Loan, Ngân, Tài, Phúc, Phát, Vượng, Quý, Khang, Lộc, Châu, Phú, Trâm, Xuyến, Thanh, Trinh…

– Những cái tên chỉ sức mạnh hoặc hoài bão lớn (cho bé trai): Cường, Dũng, Cương, Sơn, Lâm, Hải, Thắng, Hoàng, Phong, Quốc, Việt, Kiệt (tuấn kiệt), Trường, Đăng, Đại, Kiên, Trung…

– Những cái tên chỉ sự nữ tính, vẻ đẹp hay mềm mại (cho bé gái): Thục, Hạnh, Uyển, Quyên, Hương, Trinh, Trang, Như, An, Tú, Hiền, Nhi, Duyên, Hoa, Lan, Diệp, Cúc, Trúc, Chi, Liên, Thảo, Mai…

Vậy với một xuất phát điểm từ ý nghĩa cái tên, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để lựa cho con mình những cái tên “trong tầm ngắm”.

Yếu tố vận mệnh

Nếu như bạn thuộc mẫu người hiện đại và không quan tâm lắm tới mối tương tác giữa bản mệnh và cái tên của con thì lựa chọn theo ý nghĩa hay mong muốn hoặc sở thích của bạn là đã quá đủ. Nhưng cái gốc Á Đông của chúng ta thú vị ở chỗ con người luôn nằm trong mối tương tác vận động với vũ trụ, với vật chất và với “đại diện” của vật chất là yếu tố Ngũ Hành bản mệnh. Một cái tên phù hợp bản mệnh con người dường như có một cái gì đó tương hỗ giúp cho nó vững vàng hơn và về yếu tố tâm linh thì đó là điều may mắn.

Vì vậy cách đặt tên cho con là hãy quan tâm tới con bạn sinh năm nào và bản mệnh là gì. Chẳng hạn 2012 và 2013 là mệnh Thủy, 2014-2015 là mệnh Kim thì trong 4 năm này các tên gắn với hành Kim hoặc Thủy đều là những cái tên có thể đặt được. Ví dụ: Kim, Ngân, Cương, Hà, Thủy, Giang, Triều, Uyên, Thanh, Linh, Bảo, Vân, Nguyệt… Các chữ đặt tên ẩn chứa trong nó yếu tố Ngũ Hành sẽ là một trong những yếu tố tương tác với Ngũ Hành của bản mệnh để tạo thế tương sinh thuận lợi cho cuộc đời của con sau này.

Và cả yếu tố con giáp (Địa Chi)

Để chọn một cái tên phù hợp với Địa Chi thì tất nhiên yếu tố “Tam Hợp”, “Lục Hợp” được ưu tiên hàng đầu, thậm chí Ngũ Hành đại diện cho Địa Chi cũng được xét đến một cách kỹ lưỡng. Ví dụ: Tuổi Thìn hợp với tuổi Tí và Thân, nhưng lại không hợp với chính tuổi Thìn (tự hình), do vậy những cái tên hợp với tuổi Tí, Thân sẽ là hợp Địa Chi, trong khi đó tên Long lại không phải là tên tốt cho tuổi Thìn.

Tham khảo cách đặt tên cho con trai, con gái theo năm Bính Thân 2016

Đặc điểm tính cách của bé sinh năm Bính Thân 2016

Bé sinh năm Bính Thân 2016 sẽ thuộc mạng Hỏa ( Sơn hạ hỏa- Lửa dưới chân núi)

Điểm nổi bật của bé sinh năm Khỉ đó là sự thông minh, lém lỉnh và sự linh hoạt năng động, lúc nào cũng muốn bay nhảy. Bé Khỉ trong tương lai sẽ có khả năng vượt qua mọi tình huống dù là khó khăn nhất. Ngoài ra, bé còn được trời phú cho sự say mê tìm tòi, thích khám phá những điều mới lạ và óc sáng tạo tuyệt vời.

Bên cạnh những đặc điểm nổi bật, bé sinh năm Khỉ vẫn có một số nhược điểm như sự nóng vội, hấp tấp, thiếu kiên nhẫn cũng như một chút tính kiêu ngạo. Nếu khắc phục được những nhược điểm này, bé sẽ đạt được thành công rực rỡ.

Cách đặt tên cho con trai, con gái năm 2016

Cách đặt tên cho con theo Tam Hợp

Tam Hợp dựa theo tuổi, do tuổi Thân nằm trong Tam hợp Thân-Tý-Thìn nên những cái tên thuộc bộ này đều phù hợp với bé

Cách đặt tên cho con theo Bản Mệnh

Bản Mệnh thể hiện tuổi của bé thuộc Mệnh nào và dựa vào NGũ Hành tương sinh để tìm tên phù hợp cho con. Lựa chọn lý tưởng nhất là đặc tên theo hành tương sinh hoặc tương vượng với Bản Mệnh.

Cách đặt tên cho con theo Tứ Trụ

Để bé có vận tốt hơn, các bậc phụ huynh có thể dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu Ngũ Hành nào đó thì nên chọn tên bé theo Hành đó

Cách đặt tên cho con theo quy luật tự nhiên

Loài khỉ thường sinh sống trong rừng, vì vậy bạn có thể dựa vào đặc điểm tự nhiên này để đặt tên cho bé theo những tên thuộc hành Mộc như Khôi, Lê, Đỗ, Mai, Đào,Trúc, Tùng, Quỳnh, Thảo, Liễu, Bách, Lâm, Sâm, Kiện, Xuân, Quý, Hạnh, Thôn, Phương, Phần, Chi,Thị, Bính, Bình, Sa, Phúc, Phước…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những bộ thủ như Khẩu, Miên, Mịch với ý nghĩa như “cái hang khỉ” để đặt tên cho bé với mong muốn bé có cuộc sống nhàn nhã, bình an như: Đài, Trung, Sử, Tư, Đồng, Hướng, Quân, Trình, Thiện, Hòa, Gia, Đường, An, Thủ, Tông, Quan, Thất, Dung, Nghi, Ninh, Hoành, Bảo, Hựu, Thực, Khoan…

Ngoài ra, khỉ còn có đặc trưng nổi bật là rất hay bắt chước cử chỉ và tiếng nói của con người, vì vậy bạn có thể chọn những cái tên có chứa bộ nhân như: Hân, Giới, Kim, Đại, Nhiệm, Trọng, Tín, Hà, Bảo, Hưu, Nghi, Huấn, Từ, Ngữ, Thành, Mưu, Nghị, Cảnh…

Không nên đặt cho con sinh năm 2016

Đối với bé tuổi Thân, mẹ không nên đặt tên cho bé theo các chữ thuộc bộ Kim, Dậu, Đoài, Mãnh, Điểu, Nguyệt, do những tên đó đều chỉ phương Tây( thuộc hành Kim).

Theo quy luật ngũ hành, Thân thuộc hành Kim, nếu đặt tên theo các chữ thuộc bộ trên sẽ khiến Kim tụ lại quá nhiều dẫn đến hình khắc và những điều không thuận lợi. Vì vậy, cha mẹ nên tránh đặt tên cho bé theo các tên như: Kim, Cẩm, Ngân, Xuyến, Nhuệ, Phong, Cương, Chung, Thoa, Trân, Trâm…

Ngoài ra dựa vào đặc tính phá phách của loài Khỉ trên đồng ruộng, ba mẹ nên tránh đặt tên bé tuổi Thân theo các chữ thuộc bộ Hòa, Mạch, Tắc, Mễ, Điền, Cốc như: Do, Giới, Thân, Nam, Đương, Phan, Khoa, Thu, Đạo, Chủng, Tùng, Tú, Bỉnh, Đường, Tinh, Lương,

Các tên thuộc bộ Khẩu mang ý nghĩa kìm hãm cũng không thích hợp đặt cho người tuổi Thân như Huynh, Cát, Hòa, Quân, Tướng, Đao, Lực…

Cách đặt tên cho con trai sinh năm 2016 theo vần A – N

1. THIÊN ÂN Con là ân huệ từ trời cao 2. GIA BẢO Của để dành của bố mẹ đấy 3. THÀNH CÔNG Mong con luôn đạt được mục đích 4. TRUNG DŨNG Con là chàng trai dũng cảm và trung thành 5. THÁI DƯƠNG Vầng mặt trời của bố mẹ 6. HẢI ĐĂNG Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm 7. THÀNH ĐẠT Mong con làm nên sự nghiệp 8. THÔNG ĐẠT Cách đặt tên cho con nghĩa là Hãy là người sáng suốt, hiểu biết mọi việc đời

34. ÁI QUỐC Hãy yêu đất nước mình 35. THÁI SƠN Con mạnh mẽ, vĩ đại như ngọn núi cao 36. TRƯỜNG SƠN Con là dải núi hùng vĩ, trường thành của đất nước 37. THIỆN TÂM Dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng 38. THẠCH TÙNG Hãy sống vững chãi như cây thông đá 39. AN TƯỜNG Con sẽ sống an nhàn, vui sướng 40. ANH THÁI Cuộc đời con sẽ bình yên, an nhàn 41. THANH THẾ Con sẽ có uy tín, thế lực và tiếng tăm 42. CHIẾN THẮNG Con sẽ luôn tranh đấu và giành chiến thắng 43. TOÀN THẮNG Con sẽ đạt được mục đích trong cuộc sống 44. MINH TRIẾT Mong con hãy biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt, hiểu biết thời thế 45. ĐÌNH TRUNG Con là điểm tựa của bố mẹ 46. KIẾN VĂN Con là người có học thức và kinh nghiệm 47. NHÂN VĂN Hãy học để trở thành người có học thức, chữ nghĩa 48. KHÔI VĨ Con là chàng trai đẹp và mạnh mẽ 49. QUANG VINH Cuộc đời của con sẽ rực rỡ, 50. UY VŨ – Con có sức mạnh và uy tín.

Cách đặt tên cho con gái sinh năm 2016:

Ngọc Anh: Bé là viên ngọc trong sáng, quý giá tuyệt vời của bố mẹ

Nguyệt Ánh: Bé là ánh trăng dịu dàng, trong sáng, nhẹ nhàng

Gia Bảo: Bé là “tài sản” quý giá nhất của bố mẹ, của gia đình

Ngọc Bích: Cách đặt tên cho con nghĩa là viên ngọc trong xanh, thuần khuyết

Minh Châu: Cách đặt tên cho con nghĩa là viên ngọc trai trong sáng, thanh bạch của bố mẹ

Bảo Châu: Bé là viên ngọc trai quý giá

Kim Chi: “Cành vàng lá ngọc” là câu nói để chỉ sự kiều diễm, quý phái. Kim Chi chính là Cành vàng.

Ngọc Diệp: Cách đặt tên cho con nghĩa là Lá ngọc, thể hiện sự xinh đẹp, duyên dáng, quý phái của cô con gái yêu

Mỹ Duyên: Cách đặt tên cho con nghĩa là đẹp đẽ và duyên dáng là điều bạn đang mong chờ ở con gái yêu đó.

Thanh Hà: Dòng sông trong xanh, thuần khiết, êm đềm, đây là điều bố mẹ ngụ ý cuộc đời bé sẽ luôn hạnh phúc, bình lặng, may mắn.Gia Hân: Cái tên của bé không chỉ nói lên sự hân hoan, vui vẻ mà còn may mắn, hạnh phúc suốt cả cuộc đời

Ngọc Hoa: Cách đặt tên cho con nghĩa là một bông hoa bằng ngọc, đẹp đẽ, sang trọng, quý phái

Lan Hương: Nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính, đáng yêu

Quỳnh Hương: Cách đặt tên cho con nghĩa là giống như mùi hương thoảng của hoa quỳnh, cái tên có sự lãng mạn, thuần khiết, duyên dáng

Vân Khánh: Cái tên xuất phát từ câu thành ngữ “Đám mây mang lại niềm vui”, Vân Khánh là cái tên báo hiệu điềm mừng đến với gia đình.

Ngọc Khuê: Một loại ngọc trong sáng, thuần khiết

Diễm Kiều: Cách đặt tên cho con nghĩa là vẻ đẹp kiều diễm, duyên dáng, nhẹ nhàng, đáng yêu

Thiên Kim: Xuất phát từ câu nói “Thiên Kim Tiểu Thư” tức là “cô con gái ngàn vàng”, bé yêu của bạn là tài sản quý giá nhất của cha mẹ đó.

Ngọc Lan: Cành lan ngọc ngà của bố mẹ Mỹ Lệ: Cái tên gợi nên một vẻ đẹp tuyệt vời, kiêu sa đài các.

Kim Liên: Cách đặt tên cho con nghĩa là với ý nghĩa là bông sen vàng, cái tên tượng trưng cho sự quý phái, thuần khiết

Gia Linh: Cách đặt tên cho con nghĩa là cái tên vừa gợi nên sự tinh anh, nhanh nhẹn và vui vẻ đáng yêu của bé đó

Thanh Mai: xuất phát từ điển tích “Thanh mai trúc mã”, đây là cái tên thể hiện một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và gắn bó, Thanh Mai cũng là biểu tượng của nữ giới.

Tuệ Mẫn: Cái tên gợi nên ý nghĩa sắc sảo, thông minh, sáng suốt

Nguyệt Minh: Bé như một ánh trăng sáng, dịu dàng và đẹp đẽ

Diễm My: Cách đặt tên cho con nghĩa là vẻ đẹp kiều diễm và có sức hấp dẫn vô cùng

Kim Ngân: Bé là “tài sản” lớn của bố mẹ

Bảo Ngọc: Bé là viên ngọc quý của bố mẹ

Khánh Ngọc: Cách đặt tên cho con nghĩa là vừa hàm chứa sự may mắn, lại cũng có sự quý giá

Thu Nguyệt: Trăng mùa thu bao giờ cũng là ánh trăng sáng và tròn đầy nhất, một vẻ đẹp dịu dàng

Hiền Nhi: Con luôn là đứa trẻ đáng yêu và tuyệt vời nhất của cha mẹ

Hồng Nhung: Con như một bông hồng đỏ thắm, rực rỡ và kiêu sa

Kim Oanh: Bé có giọng nói “oanh vàng”, có vẻ đẹp quý phái

Diễm Phương: Một cái tên gợi nên sự đẹp đẽ, kiều diễm, lại trong sáng, tươi mát

Bảo Quyên: Cách đặt tên cho con nghĩa là Quyên: xinh đẹp, Bảo Quyên giúp gợi nên sự xinh đẹp quý phái, sang trọng

Ngọc Quỳnh: Cách đặt tên cho con nghĩa là bé là viên ngọc quý giá của bố mẹ

Ngọc Sương: Bé như một hạt sương nhỏ, trong sáng và đáng yêu

Mỹ Tâm: Cách đặt tên cho con nghĩa là không chỉ xinh đẹp mà còn có một tấm lòng nhân ái bao la.

Phương Thảo: “Cỏ thơm” đó đơn giản là cái tên tinh tế và đáng yêu

Hiền Thục: Hiền lành, đảm đang, giỏi giang, duyên dáng là những điều nói lên từ cái tên này

Bích Thủy: Cách đặt tên cho con nghĩa là dòng nước trong xanh, hiền hòa là hình tượng mà bố mẹ có thể dành cho bé

Thủy Tiên: Một loài hoa đẹp

Ngọc Trâm: Cây trâm bằng ngọc, một cái tên gắn đầy nữ tính

Ðoan Trang: Cách đặt tên cho con nghĩa là sự đẹp đẽ mà kín đáo, nhẹ nhàng, đầy nữ tính

Thục Trinh: Cách đặt tên cho con nghĩa là cái tên thể hiện sự trong trắng, hiền lành

Thanh Trúc: Cách đặt tên cho con nghĩa là cây trúc xanh, biểu tượng cho sự trong sáng, trẻ trung, đầy sức sống

Minh Tuệ: Cách đặt tên cho con nghĩa là Trí tuệ sáng suốt, sắc sảo

Nhã Uyên: Cái tên vừa thể hiện sự thanh nhã, lại sâu sắc đầy trí tuệ

Thanh Vân: Cách đặt tên cho con nghĩa là một áng mây trong xanh đẹp đẽ

Như Ý: Cách đặt tên cho con nghĩa là niềm mong mỏi bao lâu nay của bố mẹ

Đặt Tên Cho Con Gái 2022 Theo Phong Thủy Hợp Tuổi Bố Mẹ

Tên cho bé gái, top 1000 tên con gái hay, đẹp, dễ thương

Đặt tên con gái theo phong thủy ngũ hành

Đặt tên bé gái theo ý nghĩa và hợp tuổi bố mẹ

Như bạn đã biết, cái tên có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Bạn có thể đặt cho con một cái tên theo sở thích của mình nhưng quan trọng là cái tên ấy phải có ý nghĩa và toát lên những nét tính cách dịu dàng, nữ tính của người con gái. Từ xưa tới nay, người ta hay lấy tên của các loài hoa quý, sang trọng để đặt cho con như: Chi, Cúc, Quế, Mai, Lan, Trúc…

Hoặc bạn cũng có thể đặt cho bé những cái tên chỉ sự thông minh, tài giỏi, sáng suốt như: Anh, Minh, Thư, Uyên, Tuệ, Trí, Khoa… để giúp bé đạt được nhiều thành công trên con đường học vấn, công danh sự nghiệp sau này.

Kiều, Diễm, Mỹ, Tú, Tuấn, Kiệt, Quang, Khôi, Minh.. là những cái tên chỉ vẻ đẹp kiêu sa lông lẫy, với mong muốn cao sau này sẽ may mắn sở hữu diện mạo xinh xắn, ưa nhìn, được nhiều người chú ý.

Cha mẹ cũng có thể đặt cho con những cái tên: Bảo, Loan, Kim, Ngọc, Ngân, Phát, Phúc, Tài, Vượng, Khang, Quý, Châu, Lộc, Trâm, Thanh, Trinh, Xuyến…để con sau này có cuộc sống giàu sang, sung sướng, bình an.

Nếu muốn con lớn lên xinh đẹp, dịu dàng, biết yêu thương gia đình giống như mẫu người phụ nữ truyền thống thì bạn hãy đặt cho bé những tên như: An, Như, Trinh, Trang, Hạnh, Uyển, Thục, Nhi, Hiền, Duyên, Lan, Hoa, Diệp, Chi, Liên, Mai, Thảo, Trúc.

Những cái tên chỉ sự nữ tính, vẻ đẹp hay mềm mại: Thục, Hạnh, Uyển, Quyên, Hương, Trinh, Trang, Như, An, Tú, Hiền, Nhi, Duyên, Hoa, Lan, Diệp, Cúc, Trúc, Chi, Liên, Thảo, Mai…

Danh sách tên hay cho bé gái sinh năm 2019

An Nhiên: Cuộc đời con luôn nhàn nhã, không ưu phiền

Ánh Dương: Con như tia sáng mặt trời mang lại sự ấm áp cho bố mẹ.

Anh Thư: Con là cô gái tài giỏi, đầy khí phách

Bảo Châu: Bé là viên ngọc trai quý giá.

Bảo Ngọc: Bé là viên ngọc quý của bố mẹ.

Bảo Nhi: Bé là bảo vật quý giá của bố mẹ.

Bảo Quyên: Quyên có nghĩa là xinh đẹp, Bảo Quyên giúp gợi nên sự xinh đẹp quý phái, sang trọng.

Bảo Vy: Mong cuộc đời con có nhiều vinh hoa, phú quý, tốt lành

Bích Hà: Cuộc đời con như dòng sông trong xanh , êm đềm, phẳng lặng

Bích Liên: Bé ngọc ngà: kiêu sa như đóa sen hồng.

Bích Ngọc: Con là viên ngọc quý

Bích Thảo: Là người con hiếu thảo, ngoan ngoãn, biết chăm lo cho gia đình.

Bích Thủy: Dòng nước trong xanh, hiền hòa là hình tượng mà bố mẹ có thể dành cho bé.

Cát Tiên: Bé nhanh nhẹn, tài năng, gặp nhiều may mắn

Cát Tường: con luôn luôn may mắn.

Diễm Châu: Con là viên ngọc sáng đẹp, lộng lẫy

Diễm Kiều: Vẻ đẹp kiều diễm, duyên dáng, nhẹ nhàng, đáng yêu.

Diễm My: Cái tên thể hiện vẻ đẹp kiều diễm và có sức hấp dẫn vô cùng.

Diễm Phương: Một cái tên gợi nên sự đẹp đẽ, kiều diễm, lại trong sáng, tươi mát.

Diễm Thảo: nét đẹp tuy bình dị nhưng “mê mẩn” như loại cỏ dại

Ðoan Trang: Cái tên thể hiện sự đẹp đẽ mà kín đáo, nhẹ nhàng, đầy nữ tính.

Đan Tâm: Người phụ nữ có trái tim nhân hậu và tấm lòng sắt son.

Đan Thanh: Cuộc đời con được vẽ bằng những nét đẹp,hài hòa, cân xứng

Đông Nghi: Người con gái có dung mạo xinh đẹp

Gia Bảo: Con chính là “tài sản” quý giá nhất của bố mẹ, của gia đình.

Hân: Con là cô gái luôn hân hoan, vui vẻ, may mắn, hạnh phúc suốt cả cuộc đời.

Gia Linh: Cái tên vừa gợi nên sự tinh anh, nhanh nhẹn và vui vẻ đáng yêu của bé đó.

Gia Mỹ: Con là bé cưng xinh xắn: dễ thương của bố mẹ

Hạ Băng: Có như tuyết giữa mùa hè, có điều gì đó thật đặc biệt.

Hiền Nhi: Con luôn là đứa trẻ đáng yêu và tuyệt vời nhất của cha mẹ.

Hiền Thục: Không chỉ hiền lành, duyên dáng mà còn đảm đang, giỏi giang là những gì mà bố mẹ gửi gắm tới con qua cái tên này.

Hoài An: Con mãi hưởng an bình.

Hồng Nhung: Con như một bông hồng đỏ thắm, rực rỡ và kiêu sa.

Huyền Anh: Nét đẹp huyền diệu, bí ẩn tinh anh và sâu sắc.

Hương Chi: Cô gái cá tính, sâu sắc.

Hương Thảo: Con giống như một loài cỏ nhỏ nhưng mạnh mẽ, tỏa hương thơm quý giá cho đời

Kim Chi: Con là cành vàng củ bố mẹ. “Cành vàng lá ngọc” là câu nói để chỉ sự kiều diễm, quý phái. Kim Chi chính là Cành vàng.

Kim Liên: Quý giá, cao sang, thanh tao như đóa sen vàng

Kim Ngân: Bé là “tài sản” lớn của bố mẹ.

Kim Oanh: Bé có giọng nói “oanh vàng”, có vẻ đẹp quý phái.

Khả Hân: Mong cuộc sống của con luôn đầy niềm vui

Khánh Ngân: Con là cô gái có cuộc đời luôn sung túc, vui vẻ

Khánh Ngọc: Vừa hàm chứa sự may mắn, lại cũng có sự quý giá.

Khánh Quỳnh: Nụ quỳnh mong manh mang đến hương sắc cho đời

Lan Chi: Con là cỏ may mắn trong cuộc đời của bố mẹ.

Linh Chi: Một loại thảo dược quý giá giúp chữa trị bệnh tật cho con người.

Linh Lan: Con gái của mẹ sẽ xinh đẹp như loài hoa linh lan.

Mẫn Nhi: Mong con thông minh: trí tuệ nhanh nhẹn: sáng suốt

Minh Châu: Bé là viên ngọc trai trong sáng, thanh bạch của bố mẹ.

Minh Khuê: Con sẽ là ngôi sao sáng, học rộng, tài cao

Minh Nguyệt: Con gái tinh anh, tỏa sáng như ánh trăng đêm

Minh Tâm: tâm hồn con thật cao thượng và trong sáng.

Minh Tuệ: Trí tuệ sáng suốt, sắc sảo.

Mỹ Duyên: Đẹp đẽ và duyên dáng là điều bạn đang mong chờ ở con gái yêu đó.

Mỹ Lệ: Cái tên gợi nên một vẻ đẹp tuyệt vời, kiêu sa đài các.

Mỹ Tâm: Cái tên mang ý nghĩa: Không chỉ xinh đẹp mà còn có một tấm lòng nhân ái bao la.

Ngọc Anh: Bé là viên ngọc trong sáng và tuyệt vời của bố mẹ.

Ngọc Bích: Bé là viên ngọc trong xanh, thuần khiết.

Ngọc Diệp: Lá ngọc, thể hiện sự xinh đẹp, duyên dáng, quý phái của cô con gái yêu.

Ngọc Hoa: Bé như một bông hoa bằng ngọc, đẹp đẽ, sang trọng, quý phái.

Ngọc Khuê: Một loại ngọc trong sáng, thuần khiết.

Ngọc Lan: Bé là cành lan ngọc ngà của bố mẹ.

Ngọc Mai: không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ của hoa mai, mai bằng ngọc ý muốn con có vẻ đẹp “quý giá” như ngọc

Ngọc Nhi: Con là viên ngọc quý bé nhỏ của cha mẹ

Ngọc Quỳnh: Con chính là viên ngọc quý báu của bố mẹ.

Ngọc Sương: Ngụ ý “bé như một hạt sương nhỏ, trong sáng và đáng yêu.”

Ngọc Trâm: Cây trâm bằng ngọc, một cái tên gắn đầy nữ tính.

Nguyệt Ánh: Bé là ánh trăng dịu dàng, trong sáng, nhẹ nhàng.

Nguyệt Cát: Hạnh phúc cuộc đời con sẽ tròn đầy

Nguyệt Minh: Bé như một ánh trăng sáng, dịu dàng và đẹp đẽ.

Nhã Phương: Mong con gái nhã nhặn: hiền hòa: mang tiếng thơm về cho gia đình

Như Ý: Con chính là niềm mong mỏi bấy lâu của bố mẹ.

Phúc An: Mong con sống an nhàn, hạnh phúc.

Phương Thảo: Có nghĩa là “Cỏ thơm” đó đơn giản là cái tên tinh tế và đáng yêu.

Phương Thùy: người con gái thùy mị, nết na.

Phương Trinh: Phẩm chất quý giá, ngọc ngà trong sáng

Quế Chi: Cành quế thơm và quý.

Quỳnh Chi: Xinh đẹp và mĩ miều như cành hoa Quỳnh

Quỳnh Hương: Giống như mùi hương thoảng của hoa quỳnh, cái tên có sự lãng mạn, thuần khiết, duyên dáng.

Quỳnh Nhi: Bông quỳnh nhỏ dịu dàng, xinh đẹp, thơm tho, trong trắng

Tú Anh: Con gái xinh đẹp: tinh anh

Tú Linh: Con là cô gái vừa thanh tú, xinh đẹp vừa nhanh nhẹn, tinh anh

Tú Uyên: Con là cô gái vừa xinh đẹp, thanh tú lại học rộng, có hiểu biết

Tuệ Lâm: Mong con trí tuệ, thông minh, sáng suốt

Tuệ Mẫn: Cái tên gợi nên ý nghĩa sắc sảo, thông minh, sáng suốt.

Tuệ Nhi: Bé là cô gái thông minh, hiểu biết

Tuyết Lan: Con gái sẽ mang vẻ đẹp tinh tế, thanh tú như loài hoa lan nhưng là lan mọc trên tuyết thì lại càng “xuất chúng”.

Tuyết Vy: sự kỳ diệu của băng tuyết

Thanh Hà: Dòng sông trong xanh, thuần khiết, êm đềm, đây là điều bố mẹ ngụ ý cuộc đời bé sẽ luôn hạnh phúc, bình lặng, may mắn.

Thanh Mai: xuất phát từ điển tích “Thanh mai trúc mã”, đây là cái tên thể hiện một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và gắn bó, Thanh Mai cũng là biểu tượng của nữ giới.

Thanh Thúy: Mong con sống ôn hòa: hạnh phúc

Thanh Trúc: Cây trúc xanh, biểu tượng cho sự trong sáng, trẻ trung, đầy sức sống.

Thanh Vân: Con dịu dàng, đẹp đẽ như một áng mây trong xanh.

Thảo Chi: Một loài cỏ may mắn đem lại những điều tốt đẹp nhất đến cho mọi người xung quanh.

Thảo Linh: con là loài cỏ “linh thiêng”.

Thiên Kim: Xuất phát từ câu nói “Thiên Kim Tiểu Thư” tức là “cô con gái ngàn vàng”, bé yêu của bạn là tài sản quý giá nhất của cha mẹ.

Thiên Thanh: có nghĩa là trời xanh, con gái tên này thường có tầm nhìn rộng, trái tim bao dung.

Thu Ngân: Mong con phát tài, thịnh vượng, ăn nên làm ra

Thu Nguyệt: Là ánh trăng mùa thu: vừa sáng lại vừa tròn đầy nhất, một vẻ đẹp dịu dàng.

Thục Quyên: Con là cô gái đẹp, hiền lành và đáng yêu

Thục Trinh: Cái tên thể hiện sự trong trắng, hiền lành.

Thùy Anh: Cô gái thùy mị và lanh lợi.

Thủy Tiên: Một loài hoa đẹp.

Uyên Thư: Con gái xinh đẹp, học thức cao, có tài

Vân Khánh: Cái tên xuất phát từ câu thành ngữ “Đám mây mang lại niềm vui”, Vân Khánh là cái tên báo hiệu điềm mừng đến với gia đình.

Vân Trang: Cô gái xinh đẹp, dáng dấp dịu dàng như mây.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi đặt tên cho bé gái

-Cha mẹ nên tránh đặt tên con trùng với tên của ông bà, tổ tiên hoặc những người thân cận trong họ hàng. Hơn nữa, bạn không nên đặt cho con những cái tên khó nghe, dễ gây hiểu lầm cho người khác.

-Không nên đặt những cái tên khó phân biệt giới tính cho con hay những cái tên thô tục, có ý nghĩa xui xẻo, gây khó chịu cho người khác ngay từ lần gặp đầu tiên.

-Cha mẹ cũng cần tránh đặt những cái tên quá lạ, độc, có ý nghĩa cực đoan khiến trẻ dễ khép kín bản thân, không hòa đồng với mọi người.

-Không nên đặt tên theo thời cuộc chính trị hay những tên trùng với người nổi tiếng, tỷ phú…Điều đó sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt của trẻ gặp nhiều áp lực.

-Không nên đặt tên con theo cảm xúc như “Vui”, “Cười” hay những cái tên cầu lợi cho bản thân như “Giàu”, “Sướng”…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặt Tên Cho Con Trai, Con Gái Dựa Theo Tuổi Của Cha Mẹ trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!