Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm của cá la hán là cá có màu sắc sặc sở, đa dạng, đặc biệt trên đầu có một khối u lớn (đầu gù).Trên thân của cá có hàng vẩy ngang có hoa văn như dòng chữ Hán.Vây dài và đuôi cá to.
III. Tiêu chuẩn đánh giá cá đẹp
1.Hình dáng: phần thân dày và có hình oval, đôi khi có dạng gần như hình tròn. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
2.Màu sắc: đa dạng, nhưng phải sáng, đa phần có màu đỏ nổi bật từ má đến bụng.
3. Vảy hạt trai (cườm): đa phần có màu xanh với sức hấp dẫn kỳ lạ, thường xuất hiện trên thân, đuôi, vây cá. Những con cá có nhiều hạt trai được gọi là cá la hán trân châu.
4.Đốm (hoa): đốm đen đậm, rõ biểu hiện sự khỏe mạnh của cá. Đốm hoa càng giống chữ phúc, lộc, thọ của tiếng Hoa cá càng có giá trị.
5.Đầu: Trán và đỉnh đầu phải nổi lên tròn trịa cân đối, đầu gù là loài cá được ưa chuộng nhất hiện nay, nhưng phải cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá.
6.Mắt: Nằm ở vị trí hai bên đầu, mắt tròn, mi mắt hoạt động lanh lợi, tròng mắt trong luôn nhìn về phía trước thể hiện một con cá khỏe mạnh.
Vây và đuôi: Một con cá khỏe mạnh và đẹp phải có một chiếc đuôi mở rộng và kéo dài tròn trịa, vây lưng và vây bụng phải căng, chóp vây càng dài căng tốt, màu của vây và đuôi phải rực rỡ.
IV. Môi trường nuôi
pH: Một trong những tiêu chuẩn quan trọng cho cá, pH thích hợp cho cá từ 6-8.Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cá tốt nhất từ 26-30oC.Để duy trì môi trường ổn định cần thay nước 1 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3-1/2 lượng nước trong hồ, nên cho thêm san hô, sỏi vào bể để duy trì độ pH ổn định.
1. Thức ăn cho cá
Cá la hán ăn tạp nên ăn được nhiều loại thức ăn: trùn chỉ, lăng quăng hoặc tôm tép tươi…, hoặc thức ăn tươi sống như ròng ròngNgoài ra cá cũng ăn thức ăn dạng tổng hợp có bán tại các cửa hàng kinh doanh cho cá kiểng.
Phương pháp chế biến thức ăn tươi:+ Xay nhuyễn tim bò hoặc tôm khô, rắc đều Carophyll pink 2g/kg, sau đó trộn hỗn hợp cho tới khi hỗn hợp trên có màu đỏ.+ Đối với thức ăn viên: pha loãng Carophyll pink 2g/kg vào nước, tưới đều lên hạt thức ăn để thấm đều dung dịch trên sau đó đem phơi nơi bóng râm
Thuốc Carophyll pink có chứa astaxathin có tác dụng tạo màu đỏ rực cho cáKhông ảnh hưởng đến sức sinh sản của cá, loại thuốc này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống stress.
* Kinh nghiệm cho cá lên đầu rù
Khi Cá la hán lên đầu, nên cho ăn cá Xiêm mái sắp đẻ. Bụng trứng trong cá xiêm mái là nguồn dinh dưỡng quý giá cho cái đầu cá la hán.Một tuần cho ăn 3 lần, mỗi lần 1con.
Nguồn kinhnghiemnuoica
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chọi
1. Môi trường sống – Môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ.
– Betta thuộc loài cá nước tĩnh nên chúng không thích hợp cho bể có chạy Oxy hay máy lọc.
– Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng. Khi thấy cá có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác. Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà không sợ cắn nhau như cá trống.
2. Thức ăn cho cá – Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lí thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ, cung quăn, bobo,… Chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt độu thôi nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăn hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày.
– Những lưu ý khi mới mua cá về: + Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khảng 10 – 15 phút để cá thích nghi được sự thay đổi nhiệt độ cũng như pH, dH ,… + Tuyệt đối không sử dụng nước trong túi cá cho luôn vào bể mà ta nên bỏ đi cho dù nước đó là nơi ta mua cá thân quen.
3. Kỹ thuật sinh sản Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2 – 3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:a) Cá trống Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, không dị tật và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang “sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.
c) Chuẩn bị nơi sinh sản – Chọn tổ cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40 cm hay hồ xi măng dày 50 x 25 x 25 là được.
– Đầu tiên ta nên cho cá mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái.
– Sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (tránh sự hung hăng của cá trống sẽ cắn chết cá mái nếu ta bỏ chung ngay từ đầu). Trước khi ép ta cần cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng.
– Sang ngày thứ 2 ta thấy sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản.
– Khi cá mái đã đồng tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái “phun” trứng ra liền ngay sau đó và cá trống thực hiện nhiệm vụ “đóp” trứng và nhả trứng vào bọt.
– Khi thấy trứng cá đã bắt đầu nở (2 – 3 ngày sau khi sinh sản) ta tiến hành vớt cá trống ra tránh cá trống ăn lại cá con mới nở.
– Sau khi cá con nở được 2 – 3 ngày thì có thể cho cá ăn trùng cỏ (nước bắp cải đã ngâm được đậy kín). Cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày trước khi chuyển sang bo bo (trứng nước, moina).
– Cá con sau 2 tuần là có thể ăn được bo bo và khi lớn hơn chút là có thể ăn được trùng chỉ. Lúc này có thể thay nước cho cá.
– Lưu ý: Cá con không nên nuôi trong bèo tai tượng hay lục bình vì cá sẽ bị nhiễm kí sinh, cá lâu lớn và chết dần. Vì thế ta nên để bể trống là tốt nhất nếu không co rong.
Kỹ thuật nuôi cá Betta – Cá Lia Thia – Cá Chọi, Nguồn: Diendancacanh.com.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Ba Đuôi
2. Nguồn gốc – Cá tàu, cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi (gold fish) là dạng đột biến từ cá diếc bạc.
3. Phân loại chúng tôi dạng thân – Thân hình trứng, hình cầu, thân dài. chúng tôi vảy – Vảy phủ toàn thân hoặc vảy lốm đốm (ngọc trai). chúng tôi dạng đầu – Đầu có bứu, đầu không bứu. chúng tôi dạng mắt – Mắt lồi, mắt thường. chúng tôi dạng vây đuôi – Cá đuôi voan, đuôi quạt, đuôi sao chuổi. chúng tôi màu sắc thân – Tuỳ vào màu sắc của cá, ta có các loại sau : hắc đơn, ngũ hoa, đỏ, cam, bạch long giác ngọc.
4. Một số đặc điểm sinh học chính của cá a. Hình dạng bên ngoàiựa vào đặc điểm phân loại cá vàng có nhiều loại hình dạng và màu sắc khác nhau. b. Đặc điểm dinh dưỡng – Thức ăn là động vật như tép, trùng chỉ, lăng quăng, thịt, gan…ngoài ra cá cũng ăn thức ăn chế biến. c. Đặc điểm sinh trưởng – Cá vàng có tốc độ tăng trưởng nhanh + 1 tháng ương cá đạt 1-2 cm. + Sau 4-6 tháng ương cá đạt 4-5 cm. – Chiều dài tối đa cá ngoài tự nhiên 8-13 cm. – Cá vàng có khả năng sống ở độ nặm 10%o. d. Đặc điểm sinh sản – Cá thành thục sau 8 tháng nuôi. – Mùa vụ tập trung vào đầu mùa mưa. * Phân biệt đực cái – Cá đực: tới giai đoạn thành thục cá đực có những nốt sần trên nắp mang, thân, và vi ngực. – Cá cái: bụng to mềm, lổ sinh dục màu hồng, lồi ra ( bụng xệ qua 1 bên ). – Trứng cá thuộc dạng trứng dính, cá có tập tính bắt cặp trước khi đẻ. * Bể cá đẻ – Thể tích nước 45-60 lit/1cặp mực nước 30-40 cm, bố trí trong rong vào bể, thay nước thường xuyên và có sục khí nhẹ. – Sau khi đẻ xong vớt cá bố mẹ ra. Sức sinh sản từ 1000-10000 trứng/1con cái, trứng sẽ nở sau 36-48 giờ ở nhiệt độ 28-30oC. – Sau khi nở khoảng 2-3 ngày cá tiêu thụ hết noãn hoàn và bắt đầu ăn ngoài. – Nuôi vỗ tốt cá sẽ phát dục trở lại sau 15-30 ngày
Giai Doan Thu 2: II. KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ BA ĐUÔI II. Sinh sản nhân tạo 1. Chọn cá bố mẹ cho sinh sản (giống như trên) – Kích thích tố: não thùy, Ovaprin. – Liều lượng: Não thùy 1.6-2 mg/1kg cá cái. Ovaprin 0.3 ml/1kg cá cái. – Vị trí tiêm thuốc: gốc vi bụng. – Sau khi tiêm thuốc bố trí vào bể đẻ hoặc vuốt trứng như cá chép.
2. Bể ương cá bột – Diện tích bể 1-4 m2, mực nước 40-60 cm. – Mật độ ương 500 con/m2. 3. Thức ăn và cách cho ăn – 10 ngày đầu sau khi nở cho ăn moina. – 20 ngày sau cho ăn trùng chỉ cắt nhỏ. – 30 ngày cho ăn trùng chỉ. – Ngày cho ăn 2 lần sáng 7-8 giờ, chiều 4-5 giờ.
Họ: Cá chép – Cyprinidae. Phân bố: Nguyên sản ở Bắc Á và Đông Nam Á, hiện nay được phân bố rộng rãi ở rất nhiều nước. Chiều dài: 8-13cm. Cá vàng đã được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kính, trong hồ cá từ lâu ở nước ta, đã thích nghi với điều kiện sống.
Nó không đòi hỏi thức ăn cầu kỳ, yêu cầu nhiệt độ nước và chất lượng nước gắt gao. Cá thích nước cũ, có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Tuy nhiên không nên dùng nước máy, vì nước máy đã được thanh lọc không đủ chất cho cá ăn; mặt khác trong nước máy có một số chất khử trùng như Cl, Fl, …, cá không chịu nổi sẽ bị hao mòn rồi chết. Nếu bắt buộc phải sử dụng nước máy, thì phải lấy nước này đem phơi nắng vài giờ để khử bớt các hợp chất không lợi trong nước, đồng thời nước cũng hòa tan được một số hợp chất hữu cơ có trong không khí; như vậy nước sẽ có tính chất gần với nước tự nhiên, lúc đó mới đổ vào bể nuôi cá được.
Cá vàng ăn được nhiều loại thức ăn khô hay thức ăn nhân tạo nhưng các thức ăn này cần kèm thêm mồi sống. Chúng thích ăn giun đỏ nhỏ bằng sợi (trùn chỉ). Cá vàng háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân nên cần rút bẩn thường xuyên bằng ống xiphông.
Sự sinh sản được thực hiện dễ dàng trong một bể nuôi lớn có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Vào mùa sinh sản, có thể nhận biết cá đực bởi một số đặc điểm sau: nắp mang có những nốt sần đẹp, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái. Còn cá cái đến mùa sinh sản cũng có bụng to hẳn ra ở một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Sau một thời gian giao hoan rất hăng, cá cái chui vào trong đám cây cỏ, co mình và quậy mạnh để tiết trứng. Trong lúc đó, cá đực luôn bám sát cá cái và dùng các nốt sần cọ vào đầu vào bụng cá cái để kích thích đồng thời tiết tinh dịch để thụ tinh cho trứng.
Cá sinh sản gần như quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 3, tháng 6. Cá đẻ nhiều đợt. Trứng (độ 1000 cho tới 10.000 cho mỗi con cái) nhỏ và trong suốt, được đẻ gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Cần thận trọng đưa cá bố mẹ ra ngoài, hoặc tốt hơn là mang những cây có dính trứng cá đem ra đặt trong một bể nuôi khác. Cần lưu ý là nước trong bể này phải có cùng nhiệt độ và phẩm chất như nước trong bể cá đẻ.
Sự ấp trứng lệ thuộc vào nhiệt độ (21-24 độ C), xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.
Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận, các cá vàng nuôi trong bể kính có thể sống tới 30 năm.
Lưu ý: Khi nuôi cá vang hay mắc bênh ký sinh trùng nhất là vào mùa mưa, vậy nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất trước khi cá bị bệnh. Bạn nên thay nước hàng tuần, mỗi lần thay nước thì bạn để lại 30% nước cũ và châm thêm nước mới vào.
Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi sinh sản:
Cá vàng ba đuôi rất dể sinh sản, đẻ nhiều và tỷ lệ sống rất cao ta có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.
Chọn cá bố mẹ
Cá vàng tróng có hình dáng thon đều cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ hình dáng không được cân đối đặc biệt khi sắp tới kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể bị méo lệch về một bên nhìn rất rõ trong gióng như bị có tật do mang nhiếu trứng.
Cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt riêng cá tróng và cá mái riêng ra và cho ăn đầy đủ trong vòng 1-2 tuần lễ, cá vàng nếu cho ăn đầy đủ thì nuôi khoang 6 tháng là có thể cho sinh sản được. Ta có thể cho ép chung 1tróng 1mái hoặc 1 trống nhiều mái hoặc một mái nhiều tróng hoặc nhiều mái nhiều trống. Trong sinh sản để kinh doanh thì người ta thường chọn phương pháp cho ép chung nhiều tróng nhiều mái nhưng thường thì con tróng phải nhiều hơn con mái.
Sau khi chuẩn bị xong thi ta thả cá trong và cá mái vào trong hồ đẻ và cho ăn bình thường không cần phả che đậy nếu mặt hồ nhỏ thì ta phải bơm oxy khoang 1 vài ngày sau thì ta thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ, khi bị rượt đuôi cá tróng sẽ cọ mình vào bụng cá mài thì cá mài sẽ đẻ trứng và cá trống sẽ sản sinh ra tinh trùng để thụ tinh cho những trứng đó, khi đẻ cá mái lội đến chổ có nhiều rong hoặc rễ lục bình khi trứng đẻ ra sẽ bám vào đó, cá đẻ trứng tất nhiều ta có thể nhìn thấy rất nhiều trứng tròn nhỏ bằng đầu chưng nhan trong suốt nằm rời rạc bám trên hồ, trên rong hoặc trên rễ lục bình.
Ta có thê cho sinh sản nhân tạo băng cách chuẩn bị một cái tô hay một cái chén lớn, dưới đáy tô ta lót nhiều rong, tảo, rễ lục bình đổ nước săm sắp trước tiên ta bắt cá tróng một tay nhẹ nhang cầm cá đặt trong tô đã chuẩn bị trước tay kia dung ngón tay vuốt dọc theo bụng cá ta thất cá trống sẽ tiết ra rất nhiều dịch màu trăng như nước cơm vo làm cho tô nước trở nên đục, kế đó ta có bắt con mái cũng làm tương tự như vậy cá mái sẽ đẻ trứng vào tô làm song ta chỉ cần mang nguyên tô đó đặt vào một hồ rong sau vai ngày cá sẽ nở.
Do cá vàng rất dê đẻ nên có khi chỉ cần thay nước hô thì chúng cung đẻ, ban đừng ngạc nhiên khi vùa thay nước hồ xong thì nước đã bị đục như nước vo gạo bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy cá trứng cá vàng trong hồ của bạn và đó là nguyên nhân làm cho hồ trở nên đục như vậy.
Chỉ Bạn Cách Nuôi Cá La Hán Thành Công
Bể nuôi cá La Hán
Kích thước của cá La Hán có thể dài trên 30cm hoặc ngắn hơn do di truyền từ cha mẹ . Chính vì vậy mà bể cá kiểng có kích thước tối thiểu phải là 0,6m x 0,3m x 0,4m. Nếu người nuôi có điều kiện nên chọn bể từ 0,8m x 0,4m x 0,5m trở lên để tạo không gian thoải mái cho La Hán phát triển toàn diện. Việc trang trí cho bể nuôi La Hán là không thể được vì cá La Hán là loài rất hiếu động, thích sự dàn trải trong không gian rộng nên bất cứ những gì cản đường chúng đều lật đổ.
Mặc khác, vì cá có kích thước lớn, nếu bơi trong bể có trang trí hòn non bộ hay cỏ giả dễ gây ra những vết trầy xước bên ngoài hoặc có thể gây ra những tai nạn không đáng có. Vậy là tốt nhất bể nên trống hoặc có thể đặt vài viên sỏi để chúng có công việc để làm, vận động cơ thể, tránh ù lì quá mức và cũng để duy trì tập tính tự nhiên của chúng.
Nếu bạn nuôi chung nhiều cá La Hán trong một bể thì hãy ngăn chúng ra bằng những tấm kiếng, điều này không những giúp chúng khỏi tranh chấp mà còn khiến cá cảnh của bạn trở nên sung mãn hơn.
Nhiệt độ
Cá La Hán là cá nhiệt đới, vì vậy cá phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 20 độ C – 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá lạnh cá dễ mắc các bệnh ngoài da và bệnh về đường tiêu hóa. Những người nuôi cá kiểng khuyên rằng nên nuôi cá La Hán với nhiệt độ từ 28OC – 31OC.
Môi trường nước
Cá La Hán không đòi hỏi khắt khe về chất lượng nước . Cũng như các loài cá kiểng khác, nếu bạn sử dụng nước máy hãy chứa nước trong một bể khác cho bay hết Clo trong vòng 24 giờ (có thể để máy sục khí) . Nhưng bạn cũng nên chú ý về độ pH và độ cứng của nước.
Cá La Hán cũng đòi hỏi về độ pH một chút, đó là từ 7,5-8,0. Để duy trì môi trường nước ổn định, bạn hãy thay nước mỗi tuần một lần. Trong bể thả một ít san hô để duy trì sự ổn định về pH. Hãy chú ý về những thay đổi của cá đối với môi trường nước.
Hệ thống lọc
Cá La Hán là loài cá dễ nuôi, chúng có thể sống ổn định mà không cần máy lọc. Nhưng để giống ca canh này có thể thể hiện hết vẻ đẹp của chúng, bạn nên tạo một hệ thống lọc giúp nguồn nước trong bể sạch hơn. Hệ thống lọc cần có những ưu điểm sau:
Lọc phải có hiệu quả cao.
Động cơ phải đủ công suất.
Hệ thống phải vệ sinh dễ dàng.
Lọc tránh bị nghẽn khi bẩn.
Thức ăn của cá La Hán
Cá La Hán là một loài cá rất háu ăn. Cá ăn hầu hết những loại thức ăn mà các loài cá cảnh thông thường ăn được. Chúng ăn các loại thức ăn từ tươi sống như tép tươi, trùn chỉ, lăng quăng đến các loại thức ăn đông lạnh, thức ăn dạng viên và những thức ăn khác.
Lợi ích của muối đối với cá
Ánh sáng cho bể cá
Mặc dù là cá nhưng vì được nuôi dưỡng trong bể nên La Hán cũng cần ánh sáng đèn giống như người cần ánh sáng mặt trời. Mục đích đầu tiên của việc đặt đèn là giúp chúng ta thấy ca canh đẹp hơn và đèn đặt trên bể nuôi La Hán thường là đèn hồng.
Vì sao như vậy? Câu trả lời là: cũng như da người, da và vảy cá cũng hấp thu các sắc tố phát ra từ đèn làm da và vảy cũng hấp thu các sắc tố phát ra từ đèn làm da và vảy cá trở nên đậm hơn, rực rỡ hơn, còn da người hấp thu từ mặt trời – chính vì vậy mà da người mới hơi ngăm. Trong một ngày cần bảo đảm bật đèn và duy trì ánh sáng đèn từ 8 giờ – 12 giờ sẽ giúp cá kiểng của bạn có màu sắc đẹp và dạn dĩ hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!