Cập nhật nội dung chi tiết về Phong Thủy Ông Thần Tài: Nguồn Gốc Và Phong Tục Thờ Cúng Ở Việt Nam mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu chuyện thứ nhất – Thần Tài Triệu Công Minh:Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thần Tài (Tài thần) là một vị thần mang lại tiền tài, may mắn và giàu có cho mọi nhà. Ngài còn được gọi với tên Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái.
Phân biệt ông Thần Tài với các vị thần khác
Câu chuyện thứ hai – Công thần làm thương nhân:
Hình ảnh ông Thần Tài không thể thiếu trong các Lễ, Hội, đặc biệt là trên các phong bao lì xì dịp Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc ông Thần Tài
Câu chuyện thứ ba – Vía người hầu và tục kiêng đổ rác ngày Tết:
Có rất nhiều câu chuyện giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ông Thần Tài nhưng tục thờ cúng Thần Tài xuất phát từ nước Trung Hoa cổ đại.
Theo Từ điển Wikipedia, truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, thời nhà Thương có Triệu Công Minh lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Sau đó, ông đắc đạo và được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái phụ trách việc diệt trừ ôn dịch, chữa bệnh trừ tà. Ai có chuyện oan ức tới gặp ông sẽ được giúp đỡ. Người buôn bán nếu cầu cúng ông sẽ được phát đạt. Đó là Thần Tài Triệu Công Minh.
Ông được mô tả là một người có khuôn mặt đen, râu rậm, tay cầm roi và cưỡi cọp đen.
Câu chuyện thứ tư – Vía Thần Tài say rượu:
Thần Tài Triệu Công Minh theo truyền thuyết Trung Hoa (Ảnh: huaban.com)
Có nguồn cho rằng ông Thần Tài chính là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa cổ đại tên là Phạm Lãi. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông rất mực trung thành và hết lòng phò tá giúp nhà Vua vượt qua những cơn binh biến.
Tuy nhiên, sau khi nước nhà yên ổn, Phạm Lãi rời xa chốn quan trường, đưa người yêu là Tây Thi về quê ở ẩn rồi trở thành một thương nhân giàu có nổi tiếng. Kể từ đó Phạm Lãi được người đời gọi là Đào Công và tôn làm Thần Tài.
Theo sách “100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người Việt”, ngày xưa có một người lái buôn tên là Âu Minh. Anh vốn hiền lành, chăm chỉ buôn bán khắp nơi nhưng cuộc sống vẫn nghèo khó, lận đận. Một hôm, Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đưa Như Nguyệt về giúp việc trong nhà. Thật kỳ lạ, từ ngày có Như Nguyệt, mọi việc của Âu Minh tự nhiên suôn sẻ, công việc làm ăn vô cùng phát đạt. Chỉ vài năm sau, anh bỗng trở thành một thương nhân giàu có trong vùng.
Ngày nọ, không biết vì cớ gì mà Âu Minh nổi nóng rồi đánh Như Nguyệt quá tay khiến nàng sợ hãi trốn vào đống rơm rồi biến mất. Kể từ đó, gia cảnh nhà Âu Minh bắt đầu sa sút, thất cơ lỡ vận và trở lại cuộc sống nghèo túng như trước kia. Lúc ấy, Âu Minh mới nghĩ ra, có thể Như Nguyệt chính là Thần Tài của mình. Nhưng mọi thứ đã quá muộn.
Lại có nguồn cho rằng, Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc chốn Thiên Đình nhưng trong một lần mải chơi uống rượu say không biết gì rồi bị rơi xuống trần gian. Do đầu đập vào đá nên Thần Tài không nhớ mình là ai và bị dân chúng lột sạch quần áo, mũ nón đem bán. Không biết làm gì để kiếm sống, Thần Tài đành đi xin ăn khắp nơi để mưu sinh.
Ngày nọ, có một quán ăn bán các món gà, vịt, heo quay ế ẩm nên mời Thần Tài vào ăn. Kỳ lạ, từ khi Thần Tài bước vào thì các khách khác cũng kéo vào nườm nượp. Kể từ đó ngày nào chủ quán cũng mời Thần Tài đến ăn.
Một thời gian sau, chủ quán thấy Thần Tài không làm gì mà lại toàn được ăn uống đồ ngon, người ngợm bẩn thỉu, dơ dáy do lâu ngày không tắm, sợ khách hàng thấy sẽ không tới quán nữa nên đuổi Thần Tài đi.
Quán đối diện đang ế thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn và khách lại ùn ùn kéo đến. Từ đó, mọi người ai ai cũng tranh giành cầu mong được Thần Tài gõ cửa để làm ăn phát đạt.
Nhưng chẳng bao lâu, đến đúng ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch, Thần Tai bay trở về trời. Để tưởng nhớ Thần Tài, dân gian chọn ngày đó làm ngày Vía Thần Tài.
Dân gian cho rằng đầu Năm mới có Thần Tài đến gõ cửa sẽ được may mắn
Dù có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng tín ngưỡng phong thủy ông Thần Tài ở Việt Nam rất khác. Người Việt đặt bàn thờ Thần Tài ở góc nhà và thờ cúng quanh năm chứ không chỉ mỗi các ngày Lễ lớn. Đồ lễ vật đơn giản, tùy tâm chứ không cầu kỳ.
Dân gian lấy ngày mồng 10 Tết Nguyên Đán hàng năm (Ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch) là ngày Vía Thần Tài để các cửa hàng, xí nghiệp, những cơ sở kinh doanh buôn bán khai trương, mở cửa hàng lấy may hoặc người dân thì đi mua sắm, đặc biệt là mua vàng mong cả năm được nhiều tài lộc.
Ở miền Nam Việt Nam, người dân thường thờ ông Thần Tài và ông Địa ở trên cùng một bàn thờ nên gọi chung thành Thần Tài Ông Địa.
Ông Địa có nước da hồng hào, vóc dáng đẫy đà, khuôn mặt hài hước, miệng luôn nhoẻn cười, khăn buộc vểnh trước trán, mặc áo choàng đỏ hở bụng tròn to, tay cầm chiếc quạt luôn phe phẩy.
Bàn thờ Thần Tài (trái) Ông Địa (phải) ở miền Nam Việt Nam (Ảnh: baotintuc.vn)
Kết luận
Dẫu tín ngưỡng về phong thủy ông Thần Tài có chút thiên về yếu tố tâm linh nhưng không thể phủ nhận nó thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Phong tục này đã tồn tại trong dân gian nhiều năm nay và rất khó thay đổi. Nếu lòng tin của người dân, đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán chỉ dừng lại ở đó, không lãng phí tiền của, sa đà vào việc đốt vàng mã, cúng tế rình rang thì đây sẽ trở thành một nét văn hóa mang đậm đà bản sắc.
Cách Thờ Cúng Ông Địa Thần Tài Và Những Điều Cần Biết
Phong tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa, các vị thần linh… là một trong những nét đẹp trong văn hóa gian dân của người Việt từ bao đời nay. Với mong muốn gặp nhiều sự thuận lợi trong công việc, làm ăn buôn bán, kinh doanh. Giúp gia chủ thu được về lộc phát, tiền tài!
Thần Tài theo phong tục dân gian truyền tai nhau, ông là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên đình lạc xuống trần gian bởi một lần say rượu. Người xuống trần gian và mang lại nhiều may mắn, lộc phát cho những gia đình mà người đã từng đến.
Khi Thần bay về trời vào ngày mùng 10, dân gian lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài. Kể từ đó cứ đến mùng 10 hằng năm người người nhà nhà mua vàng với mong muốn và tin tưởng rằng, mua vàng sẽ gặp nhiều phúc lộc, sung túc suốt cả năm.
Ý nghĩa hình tượng Thần Tài – Ông Địa theo phong thủy
Theo quan niệm phong thủy từ thời xa xưa, hình tượng thần Tài và ông Địa được biết đến như một cặp được thờ chung với nhau. Nhưng thực chất mỗi vị lại đại diện cho 5 vị thần.
Hình tượng Thần Tài đại diện chung cho 5 vị gồm:
Trong đó Hoàng Thần Tài là vị có vai trò quan trọng và chủ chốt.
Thần Tài được người Việt biết đến với hình tượng một vị thần đội mũ mão, trang phục trang nghiêm chỉnh tề trên tay cầm cục vàng thỏi lớn – kim ngân lượng.
Là biểu tượng mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc, sự vinh hiển, phú quý, và những thuận lợi trong việc làm ăn kinh doanh.
Hình tượng Ông Địa cũng đại diện cho 5 ông:
Thổ Địa có ấn tượng với hình ảnh một vị thần bụng phệ, tướng người tròn phốp pháp, để ngực trần, trên đầu thường quấn khăn, tay cầm quạt mang dáng vẻ về sự an yên, bình thản, hạnh phúc.
Mang nhiều ý nghĩa về sự bảo vệ, che chở và kiểm soát người ra vào trong gia đình, cửa hàng, công ty… Đồng thời bảo hộ cho những người sinh sống và làm việc tại nơi được thờ cúng!
Cúng ông Địa thần Tài gồm những gì? Lễ vật dâng cúng
Theo truyền thống người Hoa trọng việc khấn vái, thờ cúng thần Tài. Còn đối với phong tục thờ cúng của người Việt thì hình ảnh ông Địa lại quen thuộc hơn.
Đặc biệt, vào trong những ngày vía Thần Tài người ta thường dâng lên bàn thờ các lễ vật cụ thể như: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua biển, 1 miếng thịt heo quay, 1 xấp tiền vàng mã, 1 đĩa mâm ngũ quả, 1 chai rượu.
Điểm chung của cả 2 ông Thần Tài – Ông Địa là thích sạch sẽ. Vậy nên gia chủ lưu ý phải thường xuyên lau dọn, vệ sinh ban thờ và giữ cho khu vực thờ cúng luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Nếu như bàn thờ bẩn, cũ hoặc hỏng vỡ sẽ làm mất đi sự linh thiêng của khu vực thờ cúng. Bên cạnh đó mọi người luôn tin khi bàn thờ thần Tài – ông Địa ngăn nắp, sạch sẽ thì công việc sẽ ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc.
Cách cúng thần Tài hàng ngày
Thờ Thần Tài – Ông Địa hàng ngày gia chủ chỉ cần đặt lên ban thờ các lễ vật gồm: hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý vào những điều sau để tránh thất lễ với các vị. Đồng thời mang lại sự linh thiêng cho không gian thờ cúng!
Hàng ngày chỉ đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h.
Mỗi lần nên đốt 5 cây nhang.
Nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa khi đốt nhang.
Nhiều người tự hỏi cúng thần Tài ông Địa vào ngày nào? Đáp án cho câu hỏi của bạn là các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng và ngày vía Thần Tài – mùng 10 Tết hàng năm.
Tuy nhiên vào những ngày bình thường gia chủ cũng nên thắp hương hoặc mua lễ nhỏ như hoa tươi, trái cây, cà phê…để dâng lên các vị.
Cúng thần Tài ông Địa – Gợi ý mâm cỗ ngày mùng 10 tết
Với người Việt ta, đặc biệt là người miền Nam, ngày mùng 10 Tết hàng năm được biết đến là ngày vía Thần Tài.
Trong ngày này người ta thường cúng lễ mặn với mâm cỗ dâng cúng gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như mong muốn mà gia chủ có thể thêm 1 vài vật phẩm thờ cúng như:
Các loại hoa: hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền.
Rượu, vàng giấy, vàng mã
1 khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.
Thịt heo quay, cá lóc nướng thường xuyên được nhìn thấy trong mâm cỗ cúng ngày mùng 10 Tết.
Những lưu ý trong cách cúng ông Địa thần Tài vào ngày Vía Thần Tài
Nên đặt mâm cúng trong nhà, đồ lễ đơn giản nhưng phải sạch sẽ và thành tâm.
Nên thắp hương vào buổi sáng tầm 6-7h trước khi mở cửa hàng.
Trước khi thay nước cần vệ sinh sạch sẽ đồ đựng nước, cũng không nên rót nước quá đầy ly.
Trước các ngày như ngày rằm, mùng 1, vía thần tài gia chủ cần lau dọn bàn thờ thật cẩn thận, sạch sẽ. Tốt nhất là lau bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha chung với nước. Khăn dùng cũng cần phải sạch sẽ và chỉ sử dụng riêng cho việc lau dọn ban thờ.
Nên chọn các loại hoa tươi, ít mùi để trưng trên bàn thờ.
Nên sử dụng đèn dầu, hoặc nến nhằm mang lại hơi ấm, sự linh thiêng cho không gian thờ cúng.
Không được để các con vật chạy lung tung quanh khu vực thờ. Hoa quả thờ cúng cũng không được để quá lâu mà nên lấy xuống.
Đồ cúng lễ cúng xong chia cho người trong nhà không chia cho người ngoài. Gạo, muối khi cúng xong có thể cất đi dùng lại cho tài lộc được lưu giữ không vươn ra ngoài.
Cách thờ cúng ông Địa thần Tài – Cách bài trí bàn thờ hợp phong thủy
Từ bên ngoài nhìn vào, bên trái là Thần tài, bên phải sẽ là Ông Địa. Ở giữa hai ông sẽ là: 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 1 hũ nước đầy. Lưu ý là cả 3 hũ này đến cuối năm mới được thay mới.
Ở chính giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang khi bốc cũng sẽ có những phong tục và yêu cầu nhất định. Nên dán keo 502 vào chân bát nhang tránh bát bị động hoặc xê dịch sẽ không tốt cho việc làm ăn.
Khay được xếp 5 chén nước hình chữ Nhất được bán chung với bộ bàn thờ, gia chủ nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Hành tương sinh và phát triển.
Có thể đặt thêm 1 ông Cóc lên bộ bàn thờ và nên để bên trái từ ngoài nhìn vào. Ban sáng cho Cóc quay ra, tối thì quay Cóc hướng vào.
Ngoài cùng trên mặt đất gia chủ cũng nên chọn một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước – đây được xem là một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng thần Tài, ông Địa
Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ
Dù vị trí bàn thờ nằm ở dưới đất, tuy nhiên 2 ông thần Tài thổ Địa đều là những người thích sạch sẽ. Vậy nên hãy thường xuyên lau dọn nơi thờ cúng.
Bạn cũng có thể tắm cho 2 ông bằng cách khi trời mưa nên bê tượng thần Tài, thổ Địa, ông Cóc đặt vào trong một chiếc thau sạch và tắm mưa trong vòng 15 phút. Sau đó đem vào, lau khô, xịt nước hoa và thắp hương cầu khấn!
Hoặc bạn cũng có thể tắm cho 2 ông bằng nước hoa bưởi hoặc nước gừng pha rượu.
Cũng lưu ý rằng, trước khi tiến hành tắm, gia chủ cần thắp nhang thỉnh xin sự cho phép trước khi hành động. Tránh để các ngài trách tội!
Như những gì mà bài viết vừa đề cập ở trên, gia chủ có thể sử dụng các vật phẩm cúng tế như: đồ ngọt, hoa quả hoặc cúng thịt quay. Dù lễ vật thờ cúng đơn giản, nhưng phải luôn ghi nhớ là lau dọn bàn thờ sạch sẽ và trang nghiêm.
Hướng dẫn cách thắp hương lúc mới lập bàn thờ
Trong giai đoạn mới lập bàn thờ, bạn nên thực hiện thắp 100 ngày nhang liên tục với mục đích tụ khí cho bàn thờ. Đồng thời tuyệt đối không được tắt đèn trên bàn thờ.
Việc thờ cúng cũng không cần cầu kỳ, gia chủ chỉ cần thay nước, thắp 1 nén hương mới. Trường hợp nếu muốn khấn xin điều gì thì nên thắp ba cây theo hàng ngang.
Cách thờ cúng ông Địa – thần Tài thu hút tài lộc
Trong ngày rằm, mùng 1, lễ Tết cần thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên sử dụng các loại hương cuốn để tạo ra cuốn tàn đẹp và tụ khí cho bàn thờ. Chân hương chỉ nên được đốt và hóa cùng tiền vàng vào ngày 23 tháng chạp. Sau đó dùng rượu đổ lên trên tro tàn khi đốt.
Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ
Không để trường hợp hoa cúng hoặc trái cây bị hư hỏng, héo úa trên bàn thờ. Bởi người xưa luôn tin rằng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng và sự linh thiêng của không gian thờ cúng!
Ngoài những yếu tố như lễ vật dâng lên bàn thờ, cách bố trí ban thờ… một yếu tố khác mà gia chủ cần quan tâm là việc lựa chọn cho không gian thờ cúng trong gia đình một bộ bàn thờ cúng cao cấp, chất lượng.
Với mong muốn gia tăng sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh. Đồng thời gia tăng sự linh thiêng, trang trọng và uy nghiêm tại không gian thờ tự.
Bộ bàn thờ thần Tài – ông Địa Bát Tràng chính là lựa chọn số 1 cho sự tìm kiếm của bạn.
Được đánh giá như một sản phẩm gốm sứ cao cấp, chất lượng với nhiều mẫu mã đa dạng, độc đáo. Từ chất liệu men chàm cổ, men lam, men rạn…đến những họa tiết đắp nổi, vẽ chìm…Được trang trí với nhiều hình ảnh linh thiêng như rồng, phượng…
Không dừng lại ở những ưu điểm về chất lượng – mẫu mã, mà bộ bàn thờ Bát Tràng còn thu hút khách hàng bởi chính sự uy nghiêm, cao cấp và trang trọng từ các sản phẩm gốm sứ tâm linh.
Bởi vậy có thể khẳng định, bộ bàn thờ ông Địa – thần Tài – sự lựa chọn số 1 dành cho bộ thờ cúng cao cấp, trang nghiêm cho không gian thờ cúng mọi gia đình!
Cách Thờ Cúng Ông Địa Thần Tài Chuẩn Nhất 2022
Thờ cùng Thần Tài – Ông Địa là tập tục đã trở thành tính ngưỡng và nét văn hoá lâu đời của người dân Việt, với mong muốn làm ăn phát đạt, mọi việc suôn sẻ và thuận lợi. Nhất là nhưng ai làm kinh doanh buôn bán lại thương xuyên lễ bái 2 vị thần này.
Thần Tài – Ông Địa từ lâu vốn được biết đến là 2 vị thần được Ngọc Hoàng phong cho là địa tiên nhất đẳng chánh thần nhằm đại diện cho 10 vị thần trấn giữ ở gia đạo mỗi gia đình.
Thần Tài đại diện cho 5 vị:
Thanh Thần Tài
Bạch Thần Tài
Xích Thần Tài
Hắc Thần Tài
Tối thượng là Hoàng Thần Tài
Thanh Đế tọa lạc hướng Đông
Bạch Đế chiếm giữ hướng Tây
Xích Đế tọa trấn ở phí Nam
Hắc Đế đại diện cho phương Bắc
Huỳnh Đế ở vị trí trung ương.
Ông Địa thường được thờ phượng là hình ảnh một người trung niên mập mạp, mặc áo hở ngực, lộ bụng to, miệng cười xởi lởi, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc… dáng người nhìn rất phương phi, hào sảng và có tính hài hước. Đi theo ông địa thường là Ông Cọp – chúa Sơn Lâm tác quái một vùng được Ông Địa hàn phục và cho đi theo bên mình. Ông Địa còn là đại diện cho tính cách đặc trưng của người Nam Bộ, thường gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng thổ công của cư dân ngành nông nghiệp.
Còn Thần Tài là vị thần được miêu tả là câm vàng, bạc trên tay, đầu đội mão, chân mang hia, trang phục nghiêm chỉnh. Ông thường được xem là vị thần phụ trách việc cai quản tiền bạc và tài lộc của Thiên Đình cũng như trần gian.
Như vậy, người ta thường thờ Ông Địa để mong thổ công phù hộ mùa màng bội thu, Thần Tài thì được những người buôn bán thờ cúng để cầu làm ăn phát đạt, suôn sẻ, phúc lộc viên mãn đầy nhà. Thường thường 2 vị thần này luôn đi kèm với nhau trong việc thờ cúng trong dân gian.
Do đó, Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần không thể thiếu trong mỗi gia đình, do đó chúng ta nên thờ cúng để cầu phước lộc. Vì ông bà dân gian xưa chẳng thường nói “có thờ có thiêng” đấy là gì.
Bàn thờ ông Địa Thần Tài bao gồm những gì?
Tượng Thần tài – ông địa
Bát hương (1 bát)
Lọ hoa (gia chủ có thể sử dụng 1 hoặc 2 lọ)
Ống hương (1 cái)
Nậm rượu ( 1 cái)
Chóe thờ (3 chóe đựng gạo, muối, nước)
Kỷ chén thờ (kỷ 5 chén hoặc 3 chén thờ)
Đèn thờ ( 1 hoặc 2 đèn )
Mâm bồng ( được dùng để đựng hoa quả)
Bát sâm (có thể có hoặc không )
Minh đường tụ thủy (giúp giữ tiền bạc khỏi trôi đi)
Ông Cóc (sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào)
Tuỳ điều kiện mỗi gia đình và gia chủ lựa chọn thêm bớt làm sao để phù hợp nhất.
Cách xem ngày thỉnh ông Địa thần Tài tốt nhất
Xem ngày thỉnh Thần tài – Ông địa theo tuổi gia chủ có thể lựa chọn một trong 3 ngày sau đây: Ngày Đại an, Ngày Tốc hỷ, Ngày Tiểu cát. 3 ngày này được xem là 3 ngày đẹp, mỗi ngày lại mang một ý nghĩa khác nhau, tùy theo mong muốn của mình mà gia chủ có thể chọn ngày sao cho phù hợp.
Ý nghĩa của ngày Đại an
Gia chủ khi thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày đại an sẽ mang ý nghĩa gia đạo bình an, yên ấm, thịnh vượng, may mắn và bền vững trường tồn kéo dài. Theo cách tính toán, thì tháng Đại an ứng vào tháng 1 và tháng 7 âm lịch hàng năm.
Để nói rõ hơn về ngày đại an, dân ta có bài thơ sau:
“Đại an sự việc cát xương
Cầu tài hãy đến không phương mấy là
Mất của đem chưa đi xa
Nếu xem gia sự cả nhà bình an
Hành nhân còn vẫn ở nguyên
Bệnh hoạn sẽ được giảm thuyên an toàn
Tướng quân cởi giáp quy điền
Ngẫm trong ý quẻ ta liền luận suy”
Theo như lời bài thờ thì gia chủ khi gặp ngày đại an sẽ mang những ý nghĩa sau:
Công danh sự nghiệp sẽ được may mắn, hanh thông, mang đến sự vinh hiển, đỗ đạt, tiếng tăm cho gia đình, dòng họ
Về của cải vật chất: Kẻ gian không mang đi xa, khi mất gia chủ nên tìm kỹ lưỡng
Về gia đạo khi xem ngày đại an: Cả nhà được bình an, khỏe mạnh, gặp may mắn có người che chở, phù hộ
Về sức khỏe: Bệnh sẽ được thuyên giảm , bình phục, khỏe mạnh và trường thọ
Đối với những người đi làm ăn xa: sẽ sớm trở về hoặc có tin tức tốt lành
Thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày tốc hỷ sẽ mang ý nghĩa thu hút tài lộc, vượng khí, của cải cho gia chủ, ngoài ra còn có khả năng hút khách hàng vào cho cửa hàng, công ty. Theo cách tính toán thì tháng tốc hỷ sẽ vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch hàng năm.
Để đoán về cung tốc hỷ theo tài liệu của môn lục nhâm độn có bài thơ sau:
“Tốc hỷ vui vẻ đến ngày,
Cầu tài tưởng quẻ đặt bày Nam – phương,
Mất của ta gấp tìm đường,
Thân mùi và ngọ tỏ tường hỏi han
Quan sự phúc đức chu toàn,
Bệnh hoạn thì được bình an lại lành,
Ruộng, nhà, lục súc, thanh hanh,
Người đi xa đã rấp ranh tìm về”
Theo quẻ trên thì khi gia chủ thỉnh Thần tài vào ngày Tốc hỷ sẽ khiến may mắn đến nhanh chóng, việc cầu tài lộc, buôn bán kinh doanh nếu đi về phương Nam sẽ thuận lợi, hanh thông, tích ngọc dôi kim, tài vận hưng thịnh.
Ý nghĩa của ngày Tiểu cát
Theo tính toán thì tháng tiểu cát rơi vào tháng 5 và tháng 11 âm lịch hàng năm, gia chủ khi thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày này sẽ mang đến may mắn, bình an và thuận lợi trong mọi việc.
Để đoán về cung tiểu cát theo tài liệu của môn lục nhâm độn có bài thơ sau:
“Tiểu cát là quẻ tốt lành,
Trên đường sự nghiệp ta đành đắn đo,
Đàn bà tin tức lại cho.
Mất của thì kịp tìm dò khôn phương (tây nam)
Hàng nhân trở lại quê hương,
Trên đường giao tế lợi thường về ta,
Mưu cầu mọi sự hợp hòa,
Bệnh họa cầu khẩn ắt là giảm thuyên”
Theo quẻ trên Tiểu cát là cung tốt, rất thuận lợi cho việc làm ăn, kinh doanh buôn bán. Gia chủ thỉnh Thần tài – Ông địa có thể lựa chọn ngày, tháng tiểu cát để thỉnh sẽ rất thuận lợi.
Lựa chọn ngày thỉnh Thần tài – Ông địa theo tuổi gia chủ có thể chọn 1 trong 3 ngày trên, mỗi ngày lại có một ý nghĩa nhất định, tùy thuộc vào mong cầu của gia đình mà quý khách có thể chọn ngày cho phù hợp nhất.
Cách bài trí bàn thờ ông thần tài chuẩn xác nhất
Trong cùng bàn thờ là một tấm bài vị được dán trên vách (lưng bàn thờ được dựa vào tường chắc chắn, trên tường không có lỗ khoan để tránh việc thất thoát tiền bạc)
Tiếp đến là tượng 2 ông Thần tài – ông Địa , tượng Thần tài được đặt bên trái, thổ địa bên phải theo hướng từ ngoài nhìn vào.
3 chóe thờ được đặt bên dưới tượng 2 ông dùng để đựng rượu, nước, gạo (gia chủ chỉ nên thay 1 lần/năm vào những ngày cuối năm)
Bát hương được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ, gia chủ nên chọn đúng hướng đặt bát hương rồi dính chặt vào bàn thờ để hạn chế xê dịch, di chuyển tránh những điều không may mắn
Lọ hoa được đặt ở bên tay phải, gia chủ có thể sử dụng 1 hoặc 2 lọ hoa, nên chọn hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền để thờ Thần tài
Ống hương có thể đặt trên bàn thờ hoặc đặt cân xứng với lọ hoa (nếu gia chủ sử dụng 1 lọ hoa)
Kỷ chén thờ được đặt ở phía trên bát hương, có thể sử dụng kỷ 3 chén thờ hoặc kỷ 5 chén thờ.
Mâm bồng được dùng để đựng hoa quả, khi lựa chọn hoa quả thờ cúng gia chủ nên chọn ngũ quả, đủ màu sắc tươi sáng, nên tránh những quả có gai nhọn mang sát khí.
Ông Cóc ngậm tiền được đặt bên cạnh bàn thờ, phía bên trái, sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào.
Phía ngoài cùng trên mặt đất thường được đặt một bát nước có rắc những cánh hoa hồng bên trên tượng trưng cho sự lưu giữ, bảo quản tiền tài.
Những lưu ý khi thờ cúng ông Địa, thần Tài trong gia đình
Thần tài ông địa là 2 vị thần yêu thích sự sạch sẽ, chính vì vậy gia chủ thờ thần tài – ông địa cần đảm bảo không gian thờ cúng luôn sạch sẽ, thoáng đãng
Bàn thờ Thần tài ông địa nên đặt ở những nơi thoáng, để người ra vào có thể dễ dàng trông thấy, ông địa có thể quan sát, quản lý được số lượng người ra vào.
Hướng của bàn thờ không nên hướng vào những vật nhọn, gương, nhà vệ sinh
Khi mua tượng thần tài, hay những đồ thờ cúng bằng sứ gia chủ nên vệ sinh bằng nước gừng để “tẩy uế”
Đặt ông cóc cần lưu ý quay đúng hướng đón lộc, sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào
Hoa quả khi thờ phải tươi mới, tránh để lâu ngày trên bàn thờ, nên chọn những loại quả tươi có màu sắc, đầy đặn, cần tránh những loại quả có gai, lá sắc nhọn mang sát khí.
Phong Tục Cúng Đưa Ông Táo Về Trời
23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, ở miền Bắc cỗ cúng gồm 3 mũ ông công, cá chép vàng. Người miền Trung cúng thêm một con ngựa giấy, trong khi miền Nam chỉ cần mũ, áo ông công là đủ.
Không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về chầu trời vào 23 tháng chạp. Đồ cúng gồm bánh, kẹo và nước trà. Lễ vật cúng Táo công thường có 3 chiếc mũ ông công (2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà). Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo.
Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người miền Bắc hay cúng một con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ hay ra sông. Tuy nhiên, tục phóng sinh ngày nay cũng bị lạm dụng, nhiều người mua hàng trăm con cá để phóng sinh, thậm chí phóng sinh tôm, cua, ếch, nhái, rùa với số lượng lớn, tôm cá chết gây ô nhiễm môi trường.
Nguời Việt có quan niệm cúng cá chép hoặc cá vàng ngày Tết ông Táo. Ảnh: Phan Dương.
Theo tục xưa, những nhà có trẻ con còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải là gà trống mới tập gáy (tức gà mới lớn), ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
Ở miền Trung, người dân hay cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn miền Nam, các nhà chỉ cúng mũ, áo và đôi khi bằng giấy là đủ.
Khi khấn, đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay. Từ 30 Tết đến mùng 5 Tết, các nhà lại dán ảnh Táo quân để mời ngài quay trở lại.
Phương pháp đặt bàn thờ Táo quân:
Người Việt quan niệm ba vị thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Tuy vậy, ngoài Bắc có xu hướng thờ chung là thổ địa, thổ công.
Trên thực tế, bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không chú ý thì khả năng “Bệnh tòng khẩu nhập” khó đảm bảo bình an cho gia đình. Bếp là nguồn nuôi sống con người, vạn vật sống được là nhờ ăn uống, vì thế rất coi trọng bếp nấu.
Một số điều kiêng kỵ trong khu bếp:
– Bếp không quay ra cửa chính (có nghĩa là người nấu không quay lưng ra cửa).
– Cửa bếp không hướng ra cửa, tránh tà khí xông thẳng vào.
– Phía sau bếp phải là tường kín, không nên đặt ở cửa sổ.
– Đặt bếp tránh ” Thủy hỏa xung khắc”, không đối diện vòi nước hay tủ lạnh.
– Cửa bếp không đối diện phòng ngủ, bếp không gần phòng ngủ đặc biệt là đặt giường gần bếp.
– Cửa bếp không đối diện khu vệ sinh.
Quan niệm xưa cho rằng thần Táo cai quản việc bếp núc. Công việc chủ yếu của Táo quân là thay trời giám sát việc thiện ác tại mỗi gia đình, hàng năm vào dịp 23 tháng chạp ông Táo về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc. Ngoài ra Táo quân còn là Thần hộ trạch (giữ nhà), không cho tà ma vào nhà gây rối cho gia đình.
Vị trí đặt bàn thờ Táo quân
Đặt bàn thờ Táo quân thường là ở bên trên bếp nấu (gọi là trang thờ), trên vách bàn thờ có câu liễn “Định phúc Táo quân”.
Việc bài trí, sắp xếp của khu bếp ngăn nắp, đúng phong thủy sẽ làm cho chất lượng cuộc sống nâng cao. Khu bếp trong một gia đình phản ánh toàn bộ sinh hoạt, văn hóa của ngôi nhà đó, nhìn vào khu bếp ta có thể đánh giá được tính cách của chủ nhân. Dù việc bài trí có như thế nào, có đúng phong thủy hay không, thì làm đẹp cho khu bếp phản ánh nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội hiện đại.
Có người thờ cúng nhưng để khu vực nhà bếp quá dơ bẩn cũng không tốt, vì chỗ nấu ăn là nơi rất cần sự sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyễn Mạnh LinhTrưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phong Thủy Ông Thần Tài: Nguồn Gốc Và Phong Tục Thờ Cúng Ở Việt Nam trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!