Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Vị Của Bếp Nấu Và Nhà Vệ Sinh Theo Phong Thủy mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo trường phái Bát trạch phong thủy, nội thất phòng bếp là một trong ba vị trí quan trọng bậc nhất của dương trạch, đó là cửa chính, phòng và nhà bếp. Ba vị trí này nếu được thiết kế ở những phương vị cát của trạch mệnh thì sẽ tốt đẹp. Mặt khác nhà bếp là nơi chế biến và nấu nướng thức ăn cho cả nhà. Nhà bếp được coi là nơi có ngũ hành Hỏa vượng, vì vậy nhà bếp nếu được thiết kế tại vị trí Đông nam hoặc phía Đông của nhà ở là thích hợp nhất. Mộc- Hỏa tương sinh. Tuy nhiên còn tùy thuộc rất nhiều vào hướng của nhà ở. Trong một bài viết ở chuyên đề Phong thủy Nhà Đẹp đã có đề cập đến việc thiết kế nhà bếp tùy theo hướng tốt của gia chủ,ai có nhu cầu tìm hiểu có thể tìm đọc. Ở bài viết này đề cập đến một lĩnh vực chung nhất mang tính tổng hợp hơn về việc thiết kế nhà bếp, cùng với việc kết hợp thiết kế nhà vệ sinh sao cho phù hợp và lý tưởng nhất theo thuật phong thủy mà cụ thể là theo trường phái Bát Trạch phong thủy đã có từ xa xưa.
Bàn về nhà vệ sinh, trong tác phẩm Bát Trạch Minh Kính có viết:” Phàm là nơi vệ sinh phải dùng vào việc trấn giữ hung thần, áp chế được phương hung sát của bản mệnh. Nếu không sẽ phát đại họa “, điều này rất ứng nghiệm.
Ngày nay do phong cách kiến trúc hiện đại nhà bếp và nhà vệ sinh thường ở chung một khu vực, hoặc nhà vệ sinh được thiết kế cùng với từng phòng riêng rẽ rất phức tạp và khó cho việc thiết kế kiến trúc nhà ở hài hòa và hợp phong thủy. Vì vậy khi thiết kế đòi hỏi phải nghiên cứu thật kỹ mới tránh khỏi sai phạm.Trong phong thủy có những điều tưởng như phức tạp nhưng thực chất lại rất đơn giản và ngược lại. Nhưng chỉ cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản của thuật phong thủy mọị vấn đề sẽ được sáng tỏ. Trong trường phái Bát trạch có một nguyên tắc mà bất cứ ai muốn áp dụng đều phải làm theo đó là:” Thủy Hỏa bất lưu thập tự tuyến”. Trong trường hợp này được coi là nhà vệ sinh và nhà bếp. Nghĩa là nhà bếp và nhà vệ sinh không được ở khu vực giữa căn nhà, nơi kẻ đường chữ thập đi qua đường chéo của ngôi nhà. Nếu không sẽ chủ về bệnh tật, trạch vận bị đảo lộn, từ tốt sẽ chuyển thành xấu. Nếu ngôi nhà nào đã thiết kế như trên khó có thể cải sửa , nên đặt chậu cây cảnh loại vừa và nhỏ tại khu vực nhà bếp hoặc nhà vệ sinh để khắc phục trường hợp phạm phong thủy trên.
Ngoài việc thiết kế nhà theo vị trí tốt và hướng tốt của trạch mệnh, cần chú ý đến nơi tụ khí trong nhà bếp để đặt bếp tại nơi đó. Phương pháp tìm nơi tụ khí của nhà bếp như sau:Từ cửa của phòng bếp kẻ đường chéo tới hai góc đối diện của nhà bếp, nơi tụ khí là vị trí cuối cùng của đường chéo đó. phân tích một cách khoa học thì vị trí tụ khí là nơi dòng khí tập trung nhiều nhất, tránh được sự xung động của dòng khí lưu , tránh được luồng gió thổi làm mất hoặc làm giảm nhiệt độ của bếp nấu.
Nghiên cứu sâu thêm về nơi tụ khí ta có thể tìm ra nơi ưu việt nhất. Nghĩa là nếu bếp được đặt tại vị trí tụ khí,, mà vị trí tụ khí ấy lại phối hợp thích đáng với phương vị tốt của mệnh chủ thì sẽ đạt tới hiệu quả tốt nhất.
Nếu vị trí tụ khí ở hướng Đông hoặc hướng Đông nam của nhà bếp là đại cát;V ì bếp lò thuộc hỏa, hướng Đông hay Đông nam ngũ hành thuộc mộc, như vậy là được vị trí đặt bếp lý tưởng nhất.
Vị trí tụ khí ở hướng Đông bắc của nhà bếp thì thuộc trung cát; Vì hướng Đông bắc thuộc Thổ, mà bếp thuộc Hỏa, nên có thể làm vượng phương vị này, thành Hỏa – Thổ tương sinh, đây cũng là vị trí thiết kế lý tưởng.
Vị trí tụ khí ở hướng Nam của nhà bếp chỉ được tiểu cát; Vì hướng Nam thuộc Hỏa, lại gặp Hỏa của bếp nấu, nên biến Hỏa khí thành quá vượng, trường hợp này, sẽ làm giảm đi một phần tốt đẹp của phương vị tốt.
Liên hệ với các Kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn thiết kế
Điện thoại, zalo: 0339268288/ 0867783338/ 0976012358
Vị trí tụ khí ở hướng Tây,Tây bắc của nhà bếp; Ở hai vị trí này không được tốt, vì hai hướng này đều thuộc Kim, bị hành Hỏa của bếp khắc. Vận khí của người trong nhà khó tránh lao đao, bệnh tật có thể phát sinh.
Vị trí tụ khí ở hướng Tây nam của nhà bếp; Là phương vị hơi kém trong các phương vị. Vì hướng tây nam thuộc Thổ, sao chủ là Nhị hắc Bệnh phù, vì sao Bệnh phù được Hỏa sinh vượng nên chủ về ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người trong nhà.
Phong Thủy Nhà Bếp Và Nhà Vệ Sinh
Bạn cũng cần biết rằng phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc với nhau. Bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 phòng đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc gia đình sẽ bị ảnh hưởng.
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh khi đặt đối diện nhau
Đây được xem là điều cấm kỵ trong phong thủy. Nguyên nhân là vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, nơi mọi thành viên sum vầy nấu bữa ăn ngon. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi không mấy “sạch sẽ”. Chính vì vậy nên khi thiết kế 2 căn phòng này đối diện nhau thì không hợp lý, dễ gây ra các bệnh đường ruột cho gia đình.
Bạn cũng cần biết rằng phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc với nhau. Bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 phòng đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu điều kiện gia đình bắt buộc phải thiết kế như vậy, thì bạn cũng nên áp dụng cách hóa giải sau đây:
Đặt tấm mành nơi cửa bếp/ cửa nhà vệ sinh.
Đặt tấm bình phong nơi cửa bếp/ cửa nhà vệ sinh.
Không nên thiết kế nhà bếp đặt cạnh nhà vệ sinh
Trong phong thủy, cửa đối cửa là điều kiêng kỵ cần phải tránh. Do vậy, khi thiết kế ngôi nhà, không nên đặt cửa bếp hướng ra cửa trước hoặc cửa sau hoặc cửa nhà vệ sinh. Đây được coi là hướng hao tài, sẽ làm thất thoát tài lộc và vận may của gia chủ. Chưa kể đến việc thiết kế như vậy sẽ sẽ làm cho gia đình mất sự thoải mái khi dùng bữa do không kín đáo.
Với những ngôi nhà, căn hộ chung cư khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh hãy thật đơn giản, tối giản hết những chi tiết rườm rà. Tránh việc tạo ra những góc khuất hay góc cạnh thừa. Đồng thời, cần chú ý đến màu sắc của phòng bếp và nhà vệ sinh. Gia chủ nên chọn màu trung tính như nâu và xám, tránh lạm dụng những màu nóng hay trắng.
Không đặt phòng bếp và phòng vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà
Thông thường, người Việt Nam không xây nhà bếp và nhà vệ sinh ở chính giữa ngôi nhà. Điều này là hợp phong thủy. Bởi lẽ, nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn nên khi đặt ở trung tâm ngôi nhà sẽ làm cho vận khí gia đình bị ảnh hưởng xấu. Riêng đối với nhà bếp, khi đặt ở trung tâm thì mùi dầu mỡ khi nấu sẽ bay vào các phòng, ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt.
Chính vì vậy, tốt nhất là không nên thiết kế bếp ở chính giữa ngôi nhà. Ở vị trí trung tâm này, nên thiết kế sao cho đẹp mắt nhất, tạo điểm nhấn và cảm giác thoáng đãng cho căn nhà.
Tiết kiệm không gian bếp và phòng vệ sinh bằng vách ngăn
Với những ngôi nhà cho thuê hay phòng trọ có diện tích nhỏ, không thể xây dựng tường ngăn cách thì nên sử dụng vách ngăn cố định để ngăn chặn sự đối đầu của lửa và nước (nhà bếp và nhà vệ sinh). Điều này ảnh hưởng nhiều đến cân bằng khí cho ngôi nhà. Vách ngăn giúp bạn hài hòa vận khí, đem lại sự tiện lợi mà không làm phá vỡ cấu trúc ngôi nhà.
Bạn cũng có thể dùng vách ngăn kính để làm tăng không gian cho ngôi nhà, thấy ngôi nhà trông rộng rãi và thoải mái hơn. Thiết kế bằng kính cũng đem lại tính thẩm mỹ cao, tạo sự sang trọng cho tổng thể. Một gợi ý khác cho bạn là sử dụng vách ngăn bằng gỗ, có thể dễ dàng lau chùi.
Hóa giải nhà bếp gần nhà vệ sinh
Hiện nay nhiều gia đình trẻ sở hữu những căn nhà có diện tích không được rộng rãi rất băn khoăn không biết phải bố trí các chức năng trong nhà sao cho hợp lý, đặc biệt là bố trí gian bếp ăn và nhà vệ sinh. Với quan điểm “Thủy hỏa xung khắc”, nhiều cặp vợ chồng trẻ lo lắng về việc có nên đặt bếp cạnh nhà vệ sinh (dưới gầm cầu thang) hay không? Câu trả lời là được, nhưng các bạn nên sắp xếp hợp lý. Bởi vì điều tối kị đối với nhà bếp chính là những chất bẩn và độc hại từ nhà vệ sinh, nên điều cần tránh nhất là việc bố trí cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa nhà bếp, hoặc bố trí phòng vệ sinh ngay bên trên bếp.
Còn trong trường hợp khác không thể sửa lại hoặc đã thi công, chúng ta có thể thoải mái mà bố trí như sau để hóa giải bếp gần nhà vệ sinh:
– Đối với phòng vệ sinh có các vòi nước mang tính thủy, không đặt bếp nấu mang tính hỏa ở sát bên, mà đặt chậu rửa bát mang tính thủy, hoặc tủ lạnh ở bên cạnh đều được.
Điều này cũng sẽ giúp cho chu trình nấu nướng ở nhà bếp được hợp lý hơn: lấy đồ ăn ra khỏi tủ lạnh, rửa và sơ chế, sau đó nấu trên bếp và trình bày ra đĩa. Ngoài ra nên đóng cửa phòng vệ sinh khi không sử dụng kết hợp cùng hệ quạt thông gió để giữ cho bầu không khí chung không bị ảnh hưởng.
– Nhà vệ sinh có vượng khí xấu, nhiều âm khí, trong khi thạch anh bảo bình có dương khí rất mạnh bởi được làm từ đá thạch anh. Âm khí sẽ bị hút bớt hoặc bị hóa giải phần lớn nếu bạn biết cách sử dụng một cách hợp lý. Cụ thể, để tăng “sức mạnh” cần có chứa nước bên trong bình thạch anh. Bạn có thể bỏ các viên thạch anh bảo bình vào 1 lọ thủy tinh, sau đó để trong nhà vệ sinh. Nguồn năng lượng dương phát ra từ đá sẽ hóa giải các luồng khí bẩn, tạo ra 1 bầu không khí trong lành, tạo cảm giác thoải mái, ăn ngon miệng hơn trong các bữa ăn, từ đó tinh thần được sảng khoái và nâng cao sức khỏe Một thời gian sử dụng, khi đá trong bình chuyển màu vàng hoặc xám thì phải vệ sinh sạch sẽ rồi cho vào bình (vị trí cũ). Với cách thức này, không khí trong căn hộ chung cư sẽ được điều hòa, giảm khí xấu, mang lại bình an và may mắn cho gia chủ.
Theo xu hướng thiết kế chung của các tòa nhà chung cư hiện nay, đặc biệt là các dự án chung cư giá rẻ Hà Nội, các căn hộ đều có 2 phòng ngủ cạnh nhau nên nhà vệ sinh thường đặt chính giữa để thuận tiện cho sinh hoạt, điều này là không tốt theo phong thủy. Dùng bình thủy chứa thạch anh là một cách thức vừa đơn giản, vừa kinh tế nhưng lại có hiệu quả rất lớn trong việc điều hòa vượng khí cũng như khắc phục vị trí nhà vệ sinh không hợp lý. Nhu vậy nhờ bình thủy chứa thạch anh bạn có nên đặt bếp cạnh nhà vệ sinh để tiết kiệm diện tích?
– Ngoài ra, việc giữ vệ sinh khi bếp gần nhà vệ sinh là điều cực kì quan trọng và phải lưu ý đặc biệt. Trong nhà vệ sinh có rất nhiều loại vi khuẩn, thật không thoải mái khi bạn phải nấu ăn kề cạnh khu vực dễ gây bệnh như vậy. Do đó, để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng và hợp vệ sinh, bạn nên:
Đóng cửa toilet khi không sử dụng.
Sử dụng quạt thông gió cho nhà vệ sinh.
Luôn rửa sạch chén đĩa sau khi ăn, không nên để lâu quá.
Giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo, chà rửa thường xuyên.
Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo và trong tình trạng … sạch bóng.
Không cho trẻ nhỏ vui chơi trong khu vực nhà bếp.
Với những cách thiết kế và cách làm đơn giản như trên bạn sẽ không còn lo đến sự ảnh hưởng xấu của vị trí nhà bếp, nhà vệ sinh đến gia đình nữa. Theo khoa học vẫn nên ưu tiên công năng khi thiết kế nhà, tuy nhiên để ông cha đã nói có thờ có thiêng có kiêng có lành, để đảm bảo sức khỏe và tài vận của gia đình vẫn nên thận trọng và tránh những điều không tốt lành.
Một số điều cần lưu ý khác trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh được coi là nơi chứa nhiều cặn bã, chất thải, nói theo cách nói trong phong thủy là nơi ô uế cần phải che đậy hoặc đóng kín. Hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, ẩm mốc, mùi… thật không thoải mái khi bạn phải nấu ăn kề cạnh khu vực dễ gây bệnh như vậy. Do đó, để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng, sạch sẽ và hợp vệ sinh, bạn nên:
+ Đóng cửa toilet khi không sử dụng: Điều này giúp bạn ngăn chặn mùi hôi từ phía nhà vệ sinh bốc ra, ngăn chặn các dòng khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Nên sử dụng quạt thông gió mỗi khi nấu ăn: Khi nấu ăn để giúp không khí lưu thông và không bị tích tụ, trộn nhiều mùi với nhau trong một khoảng gian hẹp bạn nên chú ý bật quạt thông gió, bật đến khi bạn đã cảm thấy nhẹ bớt mùi hoặc hết mùi. Hoặc sử dụng kết hợp các loại cây nhằm loại trừ các loại khí độc tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, gần gũi, thân thiện với môi trường.
+ Đối với khu vực bếp ăn: Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo và trong tình trạng… sạch bóng. Bởi đây là khu vực ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mọi vị trí trong khu bếp là cách để bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và môi trường xung quanh.
+ Chén đũa, dụng cụ nấu ăn nên rửa luôn sau khi ăn, không nên để quá lâu, vi khuẩn sẽ nhanh chóng hoạt động và để lâu một số thức ăn thừa còn đọng lại sẽ bị ôi thiu, tạo mùi khó chịu và cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.
+ Không cho trẻ nhỏ vui chơi trong khu vực nhà bếp để tránh chạm phải những thiết bị điện, bếp từ, bình ga, quạt thông gió, vòi nước, hoặc khu vực để đồ dễ vỡ như cốc chén, bát đĩa…
+ Thường xuyên cọ rửa lau chùi nhà vệ sinh, có thể dùng các hóa chất tẩy rửa, giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo, không nên để nền nhà vệ sinh ẩm ướt quá lâu sẽ sinh ra ẩm mốc, trơn trượt và bám két dẫn đến tình trạng khó tẩy rửa.
Một số kiêng kỵ ở nhà bếp để bạn có một không gian bếp với kiến trúc hài hòa phong thủy
Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy không lành.
Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp Theo quan niệm truyền thống ở trung quốc thì bếp nấu là chỗ nấu nướng nuôi sống cả nhà vì vậy không nên đặt quá lộ liễu, đặc biệt là không nên để cửa nhìn thẳng vào bếp nấu vì như vậy nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào không lợi, sẽ mất mát, như cổ nhân dạy: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”.
Kiêng cửa chính nhìn thẳng vào bếp Bếp nấu không nên để lộ, ở ngoài cửa chính nhà ở nhìn thấy bếp, đương nhiên là không lành, còn đứng ngoài cửa bếp có thể nhìn thấy bếp cũng không lành.
Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh Bếp nấu là nơi nấu đồ ăn thức uống cho cả nhà, vì vậy cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe. Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.
Kiêng nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ Bếp là nơi nấu nướng, thậm trí còn nóng bức, không nên đặt đối diện với phòng ngủ, Như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe người ở trong phòng, dễ sinh bệnh.
Kiêng bếp sát giường ngủ Bếp lửa nóng, khi đun nấu khói dầu mỡ cũng không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bếp nấu thẳng hướng với cửa phòng không tốt vàbếp đặt sát phòng ngủ đặc biệt là với giường ngủ cũng không tốt.
Kiêng để sau bếp là khoảng không Bếp nên tựa vào tường, sau bếp không nên là khoảng không (không có tường kín). Nếu như phía sau bếp là cửa chính cho ánh sáng chiếu qua cũng không tốt, vì rằng như vậy sẽ giống như sách cổ đã nói: “Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”.
Đặt bếp trên rãnh mương nước Bếp thuộc hỏa, hỏa vốn kỵ nước, nước và lửa không dung hòa, vì vậy lửa không nên để gần nước quá. Nếu như bếp đặt trên đường nước là không thích hợp.
Kiêng có xà ngang đè lên trên Phong thủy học có câu: “Xà ngang đè lên trên” bất lợi. Giường ngủ hoặc ghế ngồi phía trên có xà ngang là không tốt, xà ngang đè lên trên bếp cũng không tốt. không tránh được người nhà bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có hại cho sức khỏe vợ chồng, “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.
Kiêng mặt trời chiếu xiên khoai Theo phong thủy học thì nhà bếp hướng tây, đặc biệt tủ bếp là nơi đun nấu nếu bị mặt trời chiếu xiên từ hướng chính tây vào là rất không tốt, cho rằng như thế rất ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà, cho nên cần phải tránh.
Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp Phong thủy học cho rằng góc nhọn sắc, dễ gây thương tổn, vì vậy rất kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp! Bếp nấu là nơi nấu ăn nuôi sống cả nhà, nếu như bị góc nhọn chiếu thẳng vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.
Kiêng nước lửa đụng nhau Bếp thuộc hỏa, còn chậu rửa bát thì chứa nước (thủy), vì vậy hỏa và thủy không nên để quá gần nhau; đặc biệt là bếp kẹt giữa 2 bên là nước, ví dụ đặt bếp giữa 1 bên là máy giặt, 1 bên là chậu rửa.
Hướng Cửa Và Vị Trí Phong Thủy Nhà Vệ Sinh
Nhà vệ sinh không hướng thẳng vào giường ngủ, điều này vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ vừa tác động không tốt đến tình cảm vợ chồng. Cửa nhà vệ sinh không được đối diện cửa chính
Theo phong thủy, năng lượng và các cơ hội tốt của gia chủ sẽ vào nhà qua cửa chính. Do đó, cửa nhà vệ sinh không được đối diện với cửa lớn vào nhà. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính, thì sinh khí khi đi vào sẽ xộc thẳng vào nơi âm khí nặng nề.
Không đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn
Khu vực bếp ăn là nơi đun nấu, chế biến đồ ăn thức uống cần vệ sinh an toàn trong khi đó nhà vệ sinh lại luôn tiềm ẩn sự ô nhiễm, nơi nuôi dưỡng vi khuẩn và không khí bẩn, nếu nhà vệ sinh đặt ngay cạnh bếp ăn sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh, tổn hại sức khỏe cả gia đình. Đặc biệt, cũng không nên mở nhà vệ sinh hướng thẳng ra bếp nấu. Phong thuỷ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến người phụ nữ trong gia đình có thể gây bệnh tật.
Tránh đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ
Khu vực thờ cúng là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, là nơi tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Chính vì vậy cần phải tránh đặt nhà vệ sinh trong khu vực này. Theo phong thuỷ, nhà vệ sinh là nơi có âm khí và xú khí nặng, điều này dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng….
Không đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Nhà ở tại đô thị hiện nay nhất là các căn hộ chung cư thường đặt nhà vệ sinh trong các phòng ngủ nhằm tiện lợi trong sinh hoạt. Tuy vậy, nhà vệ sinh không hướng thẳng vào giường ngủ, điều này vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ vừa tác động không tốt đến tình cảm vợ chồng. Nếu giường ngủ đặt phía bên dưới nhà vệ sinh hoặc đầu giường tựa vào nhà vệ sinh cũng không tốt, những người sống trong gia đình dễ gặp thị phi, và thường có suy nghĩ tiêu cực, thiếu sáng suốt.
Nhà vệ sinh cần phải luôn giữ sạch sẽ
Không khí trong nhà vệ sinh rất ẩm ướt và dễ gây mùi, là nơi trú ẩn lý tưởng cho các loài động vật gây hại như gián, nhện, muỗi…và là nơi ẩn chứa nhiều mầm bệnh. Để loại trừ điều này, bạn cần phải dùng những dung dịch diệt khuẩn cọ rửa nhà vệ sinh hàng ngày. Không những thế bạn nên để trong nhà vệ sinh ít long não hút ẩm, hoặc 1 vài loại nến thơm, vừa có thể thanh lọc không khí, vừa mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu.
Cùng Danh Mục:
Vị Trí Của Bếp Nấu Ảnh Hưởng Như Nào Đến Phong Thủy Phòng Bếp Tuổi Nhâm Dần?
Đối với phong thủy thì bấ kể là vấn đề gì dù là nhỏ nhất cũng có thể ảnh hửng tới vận mệnh của một người. Trong đó nhà bếp được xem là nơi mang lại nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể, giúp ích cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đồng thời cũng có mối quan hệ với nhiều gian phòng khác trong ngôi nhà. Kể cả là nguồn không khí cũng sẽ ảnh hưởng nếu như việc thiêt kế phong thủy không được tốt.
Đã nói tới phòng bếp thì đương nhiên vị trí của bếp nấu rất được coi trọng, đây là lời khẳng định tới từ các chuyên gia về phong thủy. Gia chủ là Tuổi Nhâm Dần thì thuộc mệnh Kim, nên hướng bếp được cho là hợp nhất là quay về hướng tốt là tây bắc – đông bắc – tây nam – tây. Đối với hướng này thì gia chủ Tuổi Nhâm Dần sẽ dựa phong thủy nhà ở để xác định và thiết kế hợp lý nhất.
Mọi người có thể dễ dàng bị nhầm lẫn hướng bếp, không biết xác định sao cho đúng. Có thể dựa vào nhờ hướng đứng của người đầu bếp. Tức là sẽ phải trái ngược với người đứng nấu. Ví dụ như là người nấu nhìn về hướng đông thì chúng ta phải đặt bếp nấu hướng trái ngược là tây là đúng.
Đối với bếp nấu thì gia chủ Tuổi Nhâm Dần cũng cần phải chú ý một vài nguyên tắc, đúng thì mới có thể mang lại điều cát thịnh được còn không thì sẽ gặp phải điều không được may mắn. Điều nữa là bếp thì theo một số nguyên tắc thì thuộc Hỏa, nên không thích hợp để gần những yếu tố có tính chất là Thủy như tủ lạnh, chỗ đường nước.
Khi sử dụng nội thất thì ngoài nguyên liệu thì phải chú ý tới màu sắc của chúng nữa. Gia chủ Tuổi Nhâm Dần sẽ hợp với nội thất phòng bếp có màu vàng, nâu là vừa hợp tuổi lại còn vừa sạch sẽ, dễ chùi rửa, có cảm giác không bị dơ. Hơn nữa sẽ được kết hợp với gam màu trắng, xanh lá cây cũng sẽ cải thiện được phong thủy theo hướng tốt.
Cũng theo phong thủy thì một phòng bếp mà hợp với phong thủy Tuổi Nhâm Dần thì cũng cần phải thoáng, khi được lưu thông tốt, thì nhà bếp mới sang trọng, sạch sẽ, không có mùi hôi bị ám từ thức ăn, mà lại hợp với tuổi của gia chủ nữa, các nguồn năng lượng xấu sẽ không bị lan toản ra khắp căn nhà được. Chính vì vậy mà gia chủ Tuổi Nhâm Dần cần chú ý xem xét kỹ lưỡng về không gian phòng bếp mới được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Vị Của Bếp Nấu Và Nhà Vệ Sinh Theo Phong Thủy trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!