Top 6 # Xem Nhiều Nhất Hướng Nhà Trong Phong Thủy Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Saigonhkphone.com

Nhà Hướng Nam Trong Phong Thủy

Trong phong thủy, hướng Bắc là âm, hướng Nam là dương, âm dương hài hòa mâng lại thế đất, thế nhà tốt.

” Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn” hay “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” là những quan niệm người xưa để lại, qua đó cho thấy tầm quan trọng của xây nhà hướng Nam.

1. Ánh sáng tốt

Trong phong thủy, hướng Bắc là âm, hướng Nam là dương, âm dương hài hòa mâng lại thế đất, thế nhà tốt. Tuy vậy trên thực tế, việc xác định phương vị chính Nam là điều không dễ dàng, do đó nếu hơi nghiêng về Đông hoặc Tây cũng không có trở ngại gì.

Trong trường hợp không thể xây dựng nhà ở hướng Nam thì có thể mở cửa sổ hoặc xây giếng trời ở hướng Nam để tăng thêm ánh sáng cho ngôi nhà.

Mặt khác, xây nhà hướng Nam có thể tránh được ánh nắng chói chang từ phía Đông vào mỗi buổi sáng và buổi chiều cũng không bị nắng từ phía Tây chiếu gay gắt, đồng thời tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới hoặc gió lạnh từ phương Bắc tràn về.

Vì vậy, xây nhà hướng Nam sẽ lợi dụng triệt để ánh sáng mặt trời, giữ cho ngôi nhà luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ và mùa hè.

2. Thông gió tốt

Theo đặc điểm khí hậu Việt Nam thì hướng Nam được xem là hướng thuận lợi nhất để xây nhà cửa vừa lưu thông gió tốt, lại đón được đầy đủ ánh sáng.

Những ngôi nhà có hướng Nam thường đông ấm hè mát, mùa hè đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và chính Nam, mùa đông tránh được gió mùa thổi lạnh. Luồng không khí lưu thông trong căn nhà luôn được đảm bảo ở tình trạng tối ưu nhất.

3. Hướng cao quý và phát đạt

Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên được coi là hướng của bậc đế vương. Theo Hậu thiên bát quái, hướng này lại có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của ánh sáng và lửa. Các bậc vua chúa xưa thường tọa Bắc nhìn Nam để hướng về lẽ sáng, anh minh cai trị thiên hạ.

Do vậy, hướng Nam gắn với vận mệnh cao quý, phát đạt và đầy quyền uy của con người.

Tuy nhiên theo lí luận phong thủy phái Bát trạch, hướng Nam chỉ thích hợp với người mệnh Đông tứ trạch. Với những người thuộc mệnh Tây tứ trạch vẫn có thể làm nhà hướng Nam nếu biết sử dụng các vật phẩm phong thủy như gương bát quái… để hóa giải.

(Theo Một thế giới)

Cùng Danh Mục

Cách Xác Định Hướng Nhà, Hướng Cửa Trong Phong Thủy

31/08/2016

Các tài liệu về kiến trúc công trình và Phong thuỷ học có những định nghĩa không giống nhau về Hướng nhà. Một số cho rằng Hướng nhà là phương mà mặt trước của nhà trông tới. Số khác cho rằng Hướng nhà là phương đi từ tâm nhà qua cửa giữa chính của nhà. Ở đây cần phân biệt giữa Hướng nhà và Hướng cửa (hay là Hướng cửa chính của nhà). Hai khái niệm này có quan hệ mật thiết với nhau.

– Hướng nhà (hay Phương trông của nhà): là phương mà mặt trước của nhà trông tới. Hướng nhà có tính tổng thể, nghĩa là: Nhà chỉ có thể trông về các Hướng : Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Hướng nhà không gọi theo vòng tròn 24 cung sơn hướng, mà gọi theo cung quái của Hậu thiên bát quái. Ví dụ: Nhà phương Càn, hay phương Khảm, Ly, Chấn hoặc gọi là nhà hướng TB, Nam, Bắc, Đông. Hướng nhà cần đảm bảo toạ Sơn hướng Thuỷ (tựa lưng vào miền đất cao, trông về miền đất thấp). Nhiều tài liệu Trung Quốc coi Hướng nhà là hướng mà lưng nhà tựa (toạ sơn), tức là ngược với quan niệm của người Việt Nam. Nhưng quan niệm này không dẫn đến sự khác biệt nhau về Hướng nhà.

– Hướng cửa (hay Hướng cửa chính): là phương của đường đi từ tâm nhà ra qua giữa cửa chính của nhà. Hướng cửa được gọi cụ thể theo vòng tròn 24 cung sơn hướng. Ví dụ: nhà Ngọ sơn Tý hướng (nghĩa là nhà tựa lưng về cung Ngọ, trông về cung Tý), hay nhà Càn sơn Tốn hướng (tựa lưng về Càn, trông về Tốn)…

Theo thiết kế nhà cổ, một ngôi nhà thường có 3 cửa ở mặt tiền (1chính 2 phụ) nên Hướng nhà thường trùng với Hướng cửa. Ngày nay nhà thường chỉ làm một cửa chính ở mặt trước, nhất là các nhà ở gia đình, các biệt thự, còn các cửa phụ thường đặt ở các mặt khác của nhà. Vì vậy Hướng nhà nhiều khi không trùng với Hướng cửa. Cách xác định hướng nhà, hướng cửa

Hướng nhà và Hướng cửa có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Đối với mọi nhà, tốt nhất nên đặt hướng nhà và hướng cửa trùng nhau.

2. Xác định Hướng nhà a. Nguyên tắc chung trong xác định Hướng nhà

Hướng nhà được xác định dựa theo các điều kiện có trước là:

– Địa thế khu đất làm nhà;

– Hướng gió mát chủ đạo (ở Việt Nam chủ yếu là gió Đông Nam và Đông Bắc. Ở những địa thế cụ thể, hướng gió chủ đạo có thể khác);

– Cường độ bức xạ mặt trời.

Nước ta có địa hình kéo dài từ Bắc vào Nam, nên khí hậu cũng thay đổi theo từng vùng: Các tỉnh phía Bắc thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Cờng độ bức xạ mặt trời thay đổi theo mùa. Còn các tỉnh phía nam mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, mà đặc trưng cơ bản là một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm và một chế độ mưa ẩm phân hoá rõ rệt theo mùa, với cường độ bức xạ mặt trời lớn quanh năm. Gió chủ đạo trên toàn lãnh thổ nước ta là gió Đông Nam. Trừ mùa Đông lạnh ở Miền Bắc có thêm gió Đông Bắc. Xét về địa hình thì ở Miền Bắc thế đất dôc về phía Đông Nam và Nam; Miền Trung dốc về phía Đông và Đông Nam, Miền Nam dốc về phía Nam và Đông Nam. Riêng khu vực bờ biển phía Tây thì thế đất dốc về phía Nam và Tây Nam. Những yếu tố tự nhiên này đòi hỏi người thiết kế công trình phải đặt Phương trông của nhà, tức Hường nhà, sao cho thích hợp với thế đất và hướng gió chủ đạo. Nhà cần đặt toạ Sơn hướng Thuỷ, nghĩa là lưng nhà tựa về đất cao, trước nhà trông về đất thấp, đồng thời phải đón được gió chủ đạo (thường là gió Đông Nam). Người xưa có câu “Một trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió” (ý nói là gió Đông Nam). Điều đó cho thấy thực tế cuộc sống đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của gió Đông Nam.

Hướng nhà chủ đạo hợp lý của cho các vùng địa lý ở nước ta như sau:

– Ở Miền Bắc: Trông về các hướng Nam và Đông Nam;

– Ở Miền Trung: các hướng Đông, Đông Nam và Nam;

– Ở Miền Nam: các Hướng Nam, Đông Nam và Đông;

– Ở vùng ven biển phía Tây: các Hướng Nam và Tây Nam;

Chú thích: Riêng vùng núi thì Hướng nhà được xác định tuỳ theo thế núi. Miền Nam và Nam Trung bộ có thể thêm hướng Bắc tuỳ theo thế đất cụ thể.

Yêu cầu của Hướng nhà ở nước ta là phải tạo cho nhà được mát và thoáng gió, không quá bị nóng, cũng không bị quá lạnh, xét 4 yếu tố: Địa hình, gió Đông Nam, gió Đông Bắc và bức xạ mặt trời thì Hướng nhà thích hợp cho mọi ngôi nhà và công trình ở nước ta chỉ có thể là Nam hoặc Đông Nam. Tuỳ từng vùng có địa hình cụ thể, có thể có thêm Hướng Đông.

Hướng Nam và Đông Nam được khuyến khích cho mọi nhà vì nó thích hợp với chiều dốc của địa hình nước ta và đón được gió mát Đông Nam vào mùa Hè, tránh được gió lạnh Đông Bắc vào mùa Đông và tránh được bức xạ mặt trời phía Tây chiếu thẳng vào nhà gây nóng nhà.

Tuy nhiên, các Hướng nhà nêu trên chỉ mang tính tổng quát, Hướng nhà cụ thể phải căn cứ vào thế thực của miếng đất xây nhà mà quyết định.

Trong Phong thuỷ học người ta quan tâm đến Hướng nhà thích hợp với Mệnh quái của chủ nhà, và Quy định Hướng nhà nào đi với Mệnh chủ nào. Tuy nhiên không nên quá lệ thuộc máy móc vào Mệnh quái chủ nhà mà không đáp ứng những yêu cầu tự nhiên nêu trên của Hướng nhà. Có thể nói, Hướng nhà Nam và Đông Nam ở nước ta là thích hợp với mọi Mệnh quái chủ ở nước ta. Không thể vì Mệnh quái chủ nhà là Mệnh Càn mà phải làm nhà trông về Tây Nam hoặc Tây. Như vậy nhà sẽ rất nóng về mùa Hè vì phải chịu nắng buổi chiều chiếu thẳng vào nhà, lại không đón được gió Đông Nam. Người ở trong ngôi nhà này sẽ luôn luôn bị bức bách vì nóng, phụ nữ thì dễ sinh nóng nảy, gia đình không được vui vẻ, sức khoẻ giảm sút, tài lộc kém phát triển. Không ai có thể nói rằng ở một ngôi nhà như thế là thích hợp được! Trong trường hợp Hướng nhà Nam hoặc Đông Nam là không tương hợp với Mệnh quái chủ nhà thì phải giải quyết bằng cách khác, như mở thêm cửa phụ, cửa sổ và hoá giải bằng cách khác, chứ không bỏ Hướng Nam và Đông Nam. Khi gặp địa thế miếng đất làm nhà không cho phép chọn Hướng Nam hoặc Đông Nam thì mới phải đặt Hướng nhà khác, khi đó cần có các giải pháp kỹ thuật cần thiết để đón gió Đông Nam, tránh gió Đông Bắc và tránh nắng chiếu thẳng vào nhà…

Xác định Hướng nhà

Để xác định Hướng nhà thì trước hết từ thế đất của nhà phải xác định hướng nước chảy ở phía trước (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nếu được hướng nước chảy từ Trái sang Phải thì rất tốt. Phong thuỷ học người ta xác định điểm nước chảy đến (gọi là Thuỷ đầu) và điểm nước chảy đi (gọi là Thuỷ khẩu). Nhằm 2 đường tiếp tuyến với Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu, ta được giao điểm là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà. Ta gọi điểm này là Tâm đất, hay Huyệt đất. Việc kẻ các đường tiếp tuyến này nhiều khi phải ngắm bằng mắt, ít khi có bản đồ chuẩn xác để vẽ trên giấy. Đường chỉ Hướng nhà được xác định theo bản đồ Trạch quẻ để được cung tốt, và có thể chuyển dịch song song với nhau, chạy theo phần đường Thuỷ khẩu. Nghĩa là điểm Tâm đất (sau này là Tâm nhà) có thể dịch chuyển theo phần đường Thuỷ khẩu để thích hợp với vị trí miếng đát định làm nhà.

Miếng đất có được thế trong Phong thuỷ học gọi là miếng đất có tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, hậu Huyền Vũ, tiền Chu Tước. Nhưng đó chỉ là văn vẻ thôi, còn trong dân gian gọi dễ hiểu là miếng đất có Phía sau trồng đỗ, phía trước cấy chiêm, hai bên hai tay liềm co lại, nghĩa là đất có phía sau cao, phía trước thấp, hai bên có dải cao bao vòng. Đấy là miếng đất lý tưởng để làm nhà vì nó có thế tụ khí.

Tuy nhiên cũng không dễ gì xác định được Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu như trên, nên cách đơn giản là đặt Hướng nhà trông về nơi đất thấp và đón được gói chủ đạo.

Đối với miếng đất đã có hướng xác định

Đối với những miếng đất đã có vị thế, ta không thể xoay tìm được Hướng nhà nào khác (ví dụ nhà ở mặt phố, nhà trông ra hồ nước) thì Hướng nhà có thể xác định dựa theo các yếu tố sau đây:

– Lấy sông hồ làm Hướng nhà: nhà trông ra sông hồ;

– Lấy Minh đường (khoảng không gian trống trước nhà) làm Hướng nhà: nhà trông ra Minh đường;

– Lấy phố chính làm Hướng nhà: nhà trông ra phố chính;

– Lấy cửa chính của nhà làm Hướng nhà: khi nhà có nhiều cửa thì lấy phương trông của cửa chính làm Hướng nhà ;

– Lấy núi để toạ lưng nhà;

– Lấy hướng gió mát đối Hướng nhà;

b. Xác định Hướng cửa

Hướng cửa được xác định là đường nối tâm nhà ra điểm giữa của cửa chính. Trong Phong thuỷ học thì Hướng cửa phải nằm được vào cung tốt của Trạch quẻ. Cho nên phải dùng bản đồ Trạch quẻ để xác định vị trí của cửa chính trên bản vẽ bố cục mặt bằng nhà. Nếu người thiết kế không quan tâm đến cung Sơn hướng của cửa chính thì có thể xác định vị trí cửa chính trên cơ sở đón được hướng gió cần thiết.

Có một nguyên tắc là: khí phải đi vào cửa chính đến tâm nhà, rồi từ tâm nhà mới phân phát đi các phòng trong nhà. Nếu khí không vào được đến tâm nhà (do bị tường hoặc các cửa ngăn cản) thì sẽ dẫn đến trường hợp khi đi vào phòng nào đó rồi đi ra theo cửa sổ, còn các phòng khác thì không có khí vào. Nhà như thế không bao giờ được vượng khí. Nhà không vượng khí thì người sống trong nhà không khỏe mạnh. Cũng giống như người ta thường chọn vị trí thích hợp ở khu vực giữa làng để xây đình làng. Khi đó, khí tụ về đình rồi mới phân tán đi các ngõ xóm cho đến từng nhà. Không ít nhà bị tình trạng thiết kế không để khí vào đến tâm nhà. Qua kiểm tra, các nhà này đều không vượng khí. Việc này nhiều khi rất đơn giản: chỉ phá đi một mảng tường hoặc dỡ bỏ một bộ cánh cửa nào đó để khí không bị cản trên đường đi vào đến tâm nhà.

Xem Hướng Nhà Tốt Xấu Trong Phong Thủy Nhà Ở

Thứ tư – 10/08/2016 12:08

Xây nhà luôn là công việc quan trọng trong mỗi cuộc đời một con người, và việc Xem hướng nhà tốt xấu trong phong thủy nhà ở là công việc cần đầu tư quan tâm nhất trong quá trình xây dựng căn nhà mơ ước của mình.

Việc xác định hướng nhà khi xây một căn nhà quả thực rất quan trọng trong quá trình làm nhà, cuộc sống gia đình bạn có nhiều biến động tích cực khi xây nhà. Khi lỡ phạm phải điều, hướng tối kỵ trong phong thủy khi xây nhà sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới tài lộc cũng như sức khỏe. Muốn có công việc thăng tiến, gia đình mọi thành viên khỏe mạnh hướng nhà tốt sẽ có phong thủy tốt cho bạn và gia đình. Việc xác định hướng nhà cần phải được hiểu một cách toàn diện chứ không chỉ là chuyện hướng hợp tuổi như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nếu gặp hướng nhà xấu thì gia chủ có thể xếp đặt, xoay trở vị trí để khắc phục.

Phong thủy nhà ở với các hướng tốt xấu theo bảng bát quái

Trong môi trường thiên nhiên, các hướng vốn không đổi. Sở dĩ có lẫn lộn về hướng tốt xấu là vì có nhiều quan điểm khác nhau và thiếu giải thích rõ ràng. Thực ra, 4 phương 8 hướng mà chúng ta biết đều có các đặc tính riêng tùy theo cách xem xét. Có bốn tiêu chí sau để đánh giá tốt xấu về hướng khi làm nhà: Hướng nhà tốt xấu trong phong thủy – theo hướng khí hậu

Với khí hậu Việt Nam thì hướng Nam và lân cận Nam (như Đông Nam và Tây Nam) là những hướng tốt bởi các hướng này đón được gió mát và có nguồn ánh sáng ổn định, không khí cũng ấm áp. Trong khi các hướng Tây, Tây Bắc thì thường gặp nắng gắt vào buổi chiều; hướng Đông thì lại bị chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng Đông Bắc. Hướng chính Bắc cũng không tốt lắm vì nằm giữa 2 hướng Tây Bắc (nắng chiều) và Đông Bắc (gió lạnh). Vì vậy, “làm nhà hướng Nam” là một trong những kinh nghiệm dân gian từ lâu đời truyền lại để đón được gió mát, tránh được gió lạnh. Hướng nhà tốt xấu trong phong thủy theo hướng phương vị

Phong thủy nhà ở và hướng tốt xấu khi xây dựng nhà ở

Ngoài việc phải ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người còn phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì vậy, ngôi nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp. Cha ông ta vẫn dạy “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” là nói đến những điểm thuận lợi khi mua đất cất nhà, từ trước đến nay vẫn không khác nhau khi xét giá trị của một bất động sản.

Vì vậy, khi xem xét một ngôi nhà có phong thủy tốt hay xấu cần phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp của cả 4 loại hướng trên. Trước tiên cần phải phân tích xem 4 loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, có khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng của ngôi nhà hay không.

Cách Xem Hướng Nhà Hợp Tuổi Trong Phong Thủy

Từ trước đến nay, trong phong thuy khi nói đến vấn đề chọn hướng nhà, người ta đều dựa vào phương pháp phân chia nhà và tuổi thành 2 nhóm ĐÔNG – TÂY như sau:

– Những người có năm sinh thuộc các quẻ CHẤN, TỐN, KHẢM, LY là thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH, và chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng ĐÔNG, ĐÔNG NAM, BẮC và NAM, tức những nhà thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH thì mọi sự mới được tốt đẹp.

– Những người có năm sinh thuộc các quẻ CÀN, KHÔN, CẤN, ĐOÀI là thuộc TÂY TỨ MỆNH, nên chỉ có thể chọn những nhà có tọa thuộc các hướng TÂY BẮC, TÂY NAM, ĐÔNG BẮC và TÂY, tức những nhà thuộc TÂY TỨ TRẠCH.

Nếu người mệnh ĐÔNG mà ở TÂY trạch, hay người mệnh TÂY ở ĐÔNG trạch thì thường là làm ăn thất bại, dễ mắc đủ mọi tai họa, bệnh tật, chết chóc.

– Thí dụ: chủ nhà là nam, sinh năm 1960 (CANH TÝ) mệnh TỐN, tức thuộc Đông tứ mệnh, nên chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng BẮC, NAM, ĐÔNG và ĐÔNG NAM.

(Cách xác định hướng nhà hợp tuổi trong phong thủy)

– Trường hợp 1: Một gia đình nọ, cả 2 vợ, chồng đều sinh năm 1926 (BÍNH DẦN), nên chồng mệnh KHÔN, vợ mệnh TỐN. Vào năm 1965, họ dọn vào 1 căn nhà hướng TÂY NAM (210 độ), tọa ĐÔNG BẮC, nên tọa – hướng đều hợp với tuổi của chồng, nhưng khắc tuổi người vợ. Không những thế, bếp còn nằm ở khu vực TÂY BẮC, miệng bếp nhìn về hướng TÂY NAM. Nhưng sau khi vào ở thì gia đình càng ngày càng lụn bại, lại hay bị bệnh tật, tai họa liên miên. Sau khi ở đó được hơn 8 năm, người chồng bị đứt mạch máu và bại liệt nửa người, rồi chỉ hơn 1 năm sau thì ông qua đời.

– Trường hợp 2: Một người nữ, sinh năm 1950 (vì sinh trong tháng 1 nên vẫn thuộc năm KỶ SỬU), mệnh LY. Vào năm 1995, người này dọn vào ở trong căn nhà tọa BẮC hướng NAM (hay tọa TÝ hướng NGỌ). Bếp nằm tại khu vực phía TÂY BẮC, hướng bếp (tức hướng lưng người đứng nấu) nhìn về phía NAM. Khi mới vào ở mọi sự bình thường, nhưng đến năm 2003 thì bị thất nghiệp, rồi sang năm 2004 lại phát hiện bị bệnh ung thư. Sau mấy năm trời đau đớn chịu đựng thì qua đời vào đầu năm 2008.

– Trường hợp 3: Một gia đình nọ, chồng sinh năm 1958 (MẬU TUẤT), mệnh CÀN, vợ sinh năm 1961 (TÂN SỬU), mệnh CHẤN, mua nhà tọa BẮC hướng NAM từ cuối năm 2003. Bếp nằm trong khu vực phía BẮC và nhìn về hướng BẮC. Tuy nhà này “hợp” với tuổi của người vợ, còn “khắc hại” tuổi của người chồng, nhưng sau khi vào ở chưa vừa 3 năm thì người vợ bị đủ thứ tai họa, mất việc, kiện tụng, bệnh hoạn, thần kinh suy nhược trong khi người chồng thì tương đối ổn định, tuy có nóng nảy hơn lúc trước.

Qua những trường hợp trên, cũng như rất nhiều trường hợp thực tế khác, có thể thấy phương pháp dùng tuổi để chọn hướng nhà là hoàn toàn sai lầm, và đôi khi còn mang tới nhiều kết quả tai hại.

Vì lúc đó đang trong vận 6 (1964 – 1984), mà phía trước nhà có Sơn tinh số 6, còn phía sau có Hướng tinh 6, nên nhà này bị “Thượng Sơn Hạ Thủy”. Đã thế, phía sau nhà không có cửa để đón vượng khí của Hướng tinh 6, còn phía trước gặp phải Tử khí (Hướng tinh 9). Chưa kể khu vực phía TÂY nhà còn có cửa hông, gặp phải sát khí Ngũ Hoàng (số 5) nên mới bị lắm tai họa, bệnh tật và mất người như thế, cho dù hướng nhà có hoàn toàn “hợp” với tuổi của gia chủ đi nữa.

Một điều cần chú ý là nếu phía sau nhà này (tức khu vực phía ĐÔNG BẮC) có cửa hoặc ao, hồ thì vận khí của căn nhà sẽ thay đổi và tốt đẹp hơn. Vì vậy, ngoài việc lập Phi tinh của trạch vận, còn phải biết kết hợp nó với thiết kế và địa hình trong, ngoài mới có thể luận đoán chính xác vận khí của từng căn nhà.

2/ Dựa vào sự cân bằng của Ngũ hành trong Tứ trụ: tức là phải xét hết mọi yếu tố của năm, tháng, ngày, giờ sinh để tìm ra dụng thần và kỵ thần, rồi từ đó mới có thể chọn được hướng nhà thích hợp cho từng người hoặc gia chủ.

Ngày sinh CANH (Kim) là mệnh, tuy được THÂN (cũng thuộc hành Kim) trợ giúp, nhưng sinh vào tháng SỬU là mệnh CANH gặp Mộ địa, lại còn bị BÍNH – ĐINH ở 2 bên đều là Hỏa khắc mệnh, cho nên mệnh này nhược (yếu) mà còn bị khắc. Vì vậy, cần lấy KỶ (Thổ) để điều tiết Hỏa mà sinh cho mệnh làm dụng thần, QÚY (Thủy) tàng ẩn trong SỬU để khắc chế bớt Hỏa làm hỷ thần, còn BÍNH – ĐINH Hỏa đều là kỵ thần. Vào thời gian từ 53 đến 62 tuổi, người này nhập đại vận QUÝ MÙI, Thiên khắc – Địa xung với cả năm và tháng sinh, khiến cho dụng thần và hỷ thần KỶ – QUÝ đều bị xung mất, chỉ còn có BÍNH Hỏa khắc mệnh. Vì Kim bị Hỏa khắc là có bệnh ở ngực hoặc phổi, cho nên mới bị ung thư vú. Đã vậy lại còn ở nhà hướng NAM (thuộc cung LY – Hỏa), hàng ngày ra, vào là đều đi về phía của kỵ thần và hung thần Hỏa nên mệnh càng bị khắc nặng. Khi vừa qua năm MẬU TÝ là năm Hỏa vượng, tháng 1 âm lịch là tháng GIÁP DẦN, tức Mộc vượng sinh Hỏa, mệnh bị khắc không còn đường cứu chữa nên phải lìa đời.

Cho nên, nếu dựa theo Tứ trụ thì người này không thể ở nhà hướng NAM hoặc ĐÔNG, mà nên chọn những nhà thuộc các hướng ĐÔNG BẮC, TÂY NAM (thuộc Thổ), hoặc BẮC (Thủy), hay TÂY và TÂY BẮC (Kim). Vì vậy nếu dọn đi nơi khác thì đã có thể thoát hiểm, nhưng rất tiếc là đã không chịu làm gì cả.

Do đó, có thể thấy ngay cả những người sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ với người này, nhưng nếu phương hướng nhà ở khác biệt thì vận số của mỗi người cũng sẽ khác biệt, chứ không phải ai sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ đó đều sẽ bị ung thư và qua đời vào đầu năm 2008. Đó chính là những trường hợp “đức năng thắng số” mà cổ nhân thường nhắc tới.

Trường hợp này cũng cho thấy là không phải tất cả mọi người cùng 1 tuổi đều có thể (hay không thể) ở cùng 1 hướng nhà, mà còn tùy theo phương hướng của dụng, hỷ thần hay kỵ thần. Vì vậy, có những người cùng tuổi KỶ SỬU, mệnh LY mà ở nhà hướng NAM thì lại tốt, nhưng có người ở lại bình thường hoặc rất xấu.

Tòa nhà này tọa chính BẮC (0 độ), hướng chính NAM (180 độ), nên thuộc ĐÔNG trạch, nên đúng ra phải tốt và phù hợp với những TT thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH. Nhưng nhìn vào bảng trên, ta thấy chẳng những tòa Bạch Ốc lại “thu hút” nhiều TT thuộc TÂY TỨ MỆNH, mà hầu hết những TT nổi tiếng tài ba và đi vào lịch sử như Lincoln, T. Roosevelt, F.D. Roosevelt, Truman, Eisenhower, Kennedy, Reagan cũng đều thuộc TÂY TỨ MỆNH. Còn hầu hết những TT thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH lại thất bại và bị lịch sử chê trách, ngoại trừ W. Wilson là được ca ngợi mà thôi. Riêng W. (Bill) Clinton tuy cai trị thành công, nhưng lại bị qúa nhiều tai tiếng, nên chỉ được đánh giá bình thường hay tương đối khá mà thôi. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là 1 người có mệnh quái “phù hợp” với hướng nhà cũng chưa chắc đã được thuận lợi và mọi sự tốt đẹp, trong khi 1 người có mệnh quái khác biệt với hướng nhà cũng chưa chắc đã hoàn toàn thất bại và bị “vùi xuống đất đen” như người ta thường nghĩ.