Top 3 # Xem Nhiều Nhất Mang Hỏa Nam Hướng Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Saigonhkphone.com

Nhà Hướng Nam Đặt Bếp Hướng Nào Mang Tới Tài Lộc?

Căn bếp từ xa xưa ông cha ta đã coi đó là một phần chính của căn nhà, là nơi vượng khí mang lại sự ấm no và gia đình êm ấm cho gia chủ. Với nhiều hướng khác nhau của ngôi nhà cũng sẽ cần đặt hướng bếp khác nhau để đem lại sự thịnh vượng và may mắn. Vậy, nhà hướng Nam đặt bếp hướng nào mang tới tài lộc?

Tìm hiểu về hướng bếp

Hướng bếp là gì?

Phòng bếp từ lâu luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của cả gia đình bởi nó là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng để các thành viên có năng lượng hoạt động trong một ngày dài. Trong phong thủy phòng bếp còn đặc biệt hơn bởi nó quyết định tài lộc, vận khí cho cả gia đình.

Nhiều người nghe đến khái niệm hướng bếp, nhưng không biết hướng bếp là hướng như thế nào. Theo phong thủy cha ông có cách xác định hướng bếp dựa trên hướng cửa bếp lò, nhưng với cuộc sống hiện đại khi bếp gas, bếp từ hay bếp điện trở nên phổ biến, chúng ta lại có sự khác biệt trong cách xác định hướng bếp.

– Bếp từ thì không có lửa, do đó bếp từ không được gọi là táo vị nên không tính

– Bếp lò, bếp than: hướng của bếp là cái miệng cho củi, than vào đun

– Bếp ga: hướng của bếp ga là hướng ngược với người đứng đun, tức là hướng của núm vặn tắt mở bếp ga

Trong khoa học phong thủy, khí tạo ra do sự vận động tương tác của con người, bếp được nạp khí chính là do thao tác nấu ăn của người nấu. Vì vậy hướng bếp chuẩn nhất phải tính theo hướng nhận thao tác từ người nấu.

Như vậy hướng bếp sẽ luôn là hướng ngược với mặt người nấu, nói cách khác hướng bếp là hướng lưng người nấu. Nếu lưng người nấu bếp quay về hướng nào thì đó chính là hướng bếp.

Khi đã nắm rõ nguyên tắc chung về hướng bếp thì dù bất cứ các loại bếp nào, dù bếp ga hay bếp từ, dù hồng ngoại hay bếp than, dù truyền thống hay hiện đại, bạn vẫn có thể xác định chính xác hướng bếp dễ dàng

Tầm quan trọng của việc chọn hướng bếp hợp phong thủy

Từ xưa đến nay, gian bếp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức không gian sống của một ngôi nhà. Không những thế, gian bếp ấm cúng còn thể hiện một gia đình hạnh phúc, một tổ ấm đúng nghĩa với những bữa ăn ngon.

Bếp là nơi giữ lửa của mỗi nhà, thể hiện sự sung túc, sinh lực của gia đình. Đây là không gian để mọi người trong gia đình sử dụng để tạo nên những bữa ăn đầm ấm, sum vầy. Gia đình có được êm ấm, thịnh vượng, vui vẻ hay không được quyết định bởi một phần không nhỏ của gian bếp trong nhà.

Bếp có hướng hợp phong thủy, bài trí bắt mắt, tiện nghi sẽ tạo cảm hứng cho cả người nấu và những thành viên tham dự mỗi bữa ăn gia đình.

Không những vậy, bếp là nơi tích tụ nhiều năng lượng dương của gia đình nên tất yếu phải được bố trí sao cho hợp phong thủy nhất. Bếp còn biểu hiện cho sự ấm no, đầy đủ của mỗi nhà. Vì vậy, việc hiểu và sắp đặt các đồ dùng trong gian bếp theo phong thủy là điều vô cùng quan trọng.

Có thể nói, bếp là nơi chăm sóc từ thể chất đến tinh thần cho từng cá nhân. Bếp từ xưa đến nay vẫn được ông bà tổ tiên xem như nguồn năng lượng sống, nguồn tài lộc, nơi quyết định sự hưng phát, hạnh phúc của cả gia đình.

Một căn bếp có thể phát huy hết được vai trò và ý nghĩa của chúng khi được bố trí, sắp xếp hợp phong thủy, hợp hướng với gia chủ.

Nhà hướng Nam đặt bếp hướng nào để mang tới thịnh vượng?

Xây nhà hướng Nam luôn được ưu tiên nhất về mặt phong thủy, chính vì vậy mà dân gian ta đã có câu “nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn”. Nhà hướng chính Nam đã rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu hướng đặt bếp trong nhà phù hợp. Vậy, nhà hướng Nam đặt bếp hướng nào để mang tới thịnh vượng?

Theo lý luận của phong thủy, hướng Nam phù hợp nhất với mệnh Đông tứ trạch, hoàn toàn không thích hợp với Tây tứ trạch, vì vậy hướng đặt bếp theo đó nên theo Đông tứ trạch bao gồm Bắc, Nam, Đông, Đông Nam là phù hợp với nhà hướng Nam.

Dù vậy, nhà hướng Nam thì nên đặt bếp hướng Đông và Đông Nam sẽ tốt hơn, vì hướng Nam và Bắc lại phạm phải kiêng kỵ trong đặt hướng bếp. Cụ thể, đặt bếp hướng Nam sẽ cùng hướng với hướng nhà, gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc làm ăn, công danh khó mà thăng tiến, tiền bạc dần mòn tiêu hao.

Đặt bếp hướng Bắc ngược hướng với nhà hướng Nam sẽ là đại kỵ, khiến cho gia đình lục đục bất hòa, nhiều mâu thuẫn cãi vã trong gia đình. Hướng chính Bắc còn là hướng thủy vượng, đón gió lạnh từ miền Bắc thổi về, đặt bếp hướng Bắc sẽ đón gió làm tắt lửa bếp, hơi ấm không còn, gia đình từ đó không hòa thuận, công việc làm ăn không thuận lợi.

Những kiêng kỵ cần phải tránh khi đặt bếp

Ngoài việc giải quyết thắc mắc nhà hướng Nam đặt bếp hướng nào thì các gia chủ cũng nên quan tâm tới những điều kiêng kỵ khi bố trí căn bếp, giúp mang tới sức khoẻ, tài lộc cho bản thân và gia đình.

Tránh đặt bếp tại nơi có gió lớn, gần cửa ra vào

Theo phong thủy, bếp phải được đặt ở nơi “tàng phong tụ khí”, tức là nơi đặt bếp cần tránh có gió lớn để có thể tụ được những luồng khí tốt lành. Nếu nhà bếp đặt nhìn thẳng ra cửa chính của ngôi nhà hay phía sau bếp có cửa sổ lộng gió thì sẽ gây nên nhiều bệnh tật cho gia đình, gia chủ khó thăng quan phát tài.

Nhà bếp cần phải đặt ở vị trí trong cùng của ngôi nhà như không khí gian bếp cần thoáng đãng, trong lành vì thế nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút mùi để làm sạch không khí sau khi người nội trợ nấu ăn để mang lại không khí sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng cho gian bếp.

Kiêng nước lửa đụng nhau sẽ làm tiêu tan tiền của

Hỏa lò và chậu rửa thuộc hai cực đối lập nhau, nếu đặt cạnh nhau sẽ hủy diệt nhau, chính vì thế Hỏa và Thủy không nên đặt ở vị trí quá gần nhau; đặc biệt hỏa lò càng không nên kẹt giữa hai bên là Thủy, đặt như vậy sẽ rất xấu.

Bếp, chậu rửa và tủ lạnh, máy giặt không nên gần nhau mà phải đặt cách xa nhau một khoảng tối thiểu là 60cm để tránh cho không cho lửa giao thoa với nước mang đến sự yên tâm cho gia chủ. Tốt nhất nên đặt 3 thứ đó tạo thành hình tam giác là hợp theo phong thủy.

Kiêng xà ngang đè trên bếp nấu

Theo phong thủy của người phương Đông thì phía trên giường ngủ hay ghế ngồi là xà ngang sẽ gây nên bất lợi cho gia chủ. Đối với bếp nấu cũng vậy, nếu xà ngang đè trên bếp sẽ khiến cho người nhà dễ bị ốm đau, bệnh tật lâu khỏi, có thể dẫn đến tuyệt mệnh, nhất là đối với nữ gia chủ.

SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

Người Sinh Năm Nào Mang Mệnh Hỏa?

Những người sinh năm nào thì mang mệnh Hỏa

Theo chúng tôi những người mang mệnh Hỏa nổi bật với nhiệt huyết và cá tính năng động, luôn khiến những người xung quanh phải chú ý.

Để tìm hiểu về bản mệnh hỏa thì trước tiên cần phải biết ngũ hành nạp âm là gì. Theo dịch lý thì từ Giáp Tý đến Quý Hợi có 60 năm. Mỗi 10 năm lại có một chữ Giáp đứng đầu, ví dụ: năm 1984 là tuổi Giáp Tý, năm 1994 là Giáp Tuất, năm 2004 là Giáp Thân… chia làm 30 tổ Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, mỗi 2 năm một tổ gọi bằng Lục Thập Hoa Giáp. Ngủ hành qua nạp âm để địch từng tính chất khác nhau giữa Kim với Kim, Mộc với Mộc… mệnh Hỏa được chia làm 6 nạp âm tương ứng với các tuổi:

Bính Dần, Đinh Mão: Lư Trung Hỏa

Giáp Tuất, Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa

Mậu Tý, Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa

Bính Thân, Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa

Giáp Thìn, Ất Tỵ: Phú Đăng Hỏa

Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa

Như vậy thì những người tuổi Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995)… sẽ mang mệnh Hỏa tương ứng với những nạp âm ở trên.

Lửa có mặt ở bất kỳ đâu

Sơ lược về các nạp âm của mệnh Hỏa như sau:

Lư Trung Hỏa: có bản mệnh lớn, có thể ghi danh với đời. Tuy vậy thường hay ngạo mạn, nghe lời tiểu nhân mà chuốc lấy thất bại. Cả hai tuổi Bính Dần và Đinh Mão đều có hàng chi thuộc Mộc, mà Mộc sinh hỏa nên thường hay nóng giận, không biết kiềm chế.

Sơn Đầu Hỏa: tức chỉ sáng rực rỡ nhưng không nhìn thấy lửa. Những người này thường trầm tính, vui hay buồn đều không để lộ sắc thái. Dù tài chí cao nhưng không thích thể hiện, chỉ tới khi vượng phát lên thì chẳng khác gì một đám cháy rừng

Tích Lịch Hỏa: được ví như tia lửa từ sấm chớp, hay còn gọi là Thủy trung chi hỏa. Những người mang bản mệnh này nếu có nhiều sao tốt thì thành công hơn người, ngược lại thì ham hư danh, thích những điều phù phiếm.

Sơn Hạ Hỏa: khi ánh dương buông xuống thì ẩn tàng, nên những người này tâm chất hẹp hòi, mưu lược không cao siêu nhưng lại thích lên mặt, lúc nào cũng lý luận không ngừng.

Phú Đăng Hỏa: ví như những ánh lửa ban đêm, soi sáng trong đêm tối. Những người này thường sống ẩn dật, âm thầm, nhưng thực chất lại rất tài giỏi. Cái họ còn thiếu là cơ hội.

Thiên Thượng Hỏa: tức là ánh lửa từ trên trời, soi rọi sưởi ấm cả không gian bao la. Những người mang nạp âm này thường rất chính trực, hào sảng, công bình. Nếu là chủ thì được nhiều người nhờ vả, họ cũng ưa thích tiếng tăm và danh vị.

Về phong thủy, người mệnh Hỏa phù hợp với các loại đá mang màu đỏ, hồng tương ứng với mệnh của mình, và những loại đá màu xanh lá tương ứng với mệnh mộc. Có thể lấy ví dụ như thạch anh tóc đỏ, thạch anh hồng madagascar, mã não đỏ, hay đá Aventurine…

Vòng tay đá Thạch Anh Tóc đỏ 12ly mix Charm Bình An

Vòng tay Thạch anh hồng Madagasca 10ly mix bạc

Vòng tay đá thạch anh xanh Aventurine 10 ly

Nguồn: Phong thủy Mixi.

Mạng Hỏa Hợp Hướng Nào

Người mệnh Hỏa hợp với hướng nào? Sim phong thủy sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này ngay sau đây để từ đó đưa ra được sự lựa chọn về phương hướng sao cho phù hợp, chính xác nhằm mang lại may mắn và thuận lợi, sức khỏe, tài lộc cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Để trả lời câu hỏi: Mệnh hỏa hợp hướng nào chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung sau.

1/ Năm sinh của những người thuộc mệnh Hỏa

·         Giáp Tuất – 1934, 1994

·         Đinh Dậu – 1957, 2017

·         Bính Dần – 1986, 1926

·         Ất Hợi – 1935, 1995

·         Giáp Thìn – 1964, 2024

·         Đinh Mão – 1987, 1927

·         Mậu Tý – 1948, 2008

·         Ất Tỵ – 1965, 2025

·         Kỷ Sửu – 1949, 2009

·         Mậu Ngọ – 1978, 2038

·         Bính Thân – 1956, 2016

·         Kỷ Mùi – 1979, 2039

Nếu bạn sinh vào 1 trong các năm trên, tức là bạn thuộc mệnh Hỏa.

 

2/ Tìm hiểu hướng hợp mệnh hỏa

Để xác định được hướng phù hợp với người mệnh Hỏa hay những mệnh khác, chúng ta đều cần phải căn cứ và dựa vào quy luật ngũ hành. Theo phong thủy ngũ hành, không bao giờ tồn tại sự thiên lệch về bất cứ một hành nào, mà nó vẫn có thể thay đổi, tương trợ giữa các hành với nhau.

Theo quy luật ngũ hành tương sinh ta có: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Và theo quy luật ngũ hành tương khắc ta có: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc.

Từ đó ta có mệnh hợp với Hỏa là Mộc và mệnh kị với Hỏa là Thủy. Hãy lựa chọn , kết hợp các yếu tố của Mộc trong cuộc sống và tránh xa hoặc hạn chế các yếu tố thuộc Thủy.

+ Vậy để trả lời cho câu hỏi mệnh hỏa hợp hướng nào? Chúng ta sẽ có các hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc, các hướng Đông, Đông Nam và hướng Bắc cũng được tuy nhiên không tốt bằng. Trong trường hợp nếu hướng nhà của bạn không thể quay về đúng hướng mà bản thân mong muốn, bạn có thể khắc phục bằng cách mở cửa chính ra hướng đó cũng sẽ rất tốt.

 

 

Mệnh Hỏa Trồng Cây Gì? Cây Nào Mang Phú Quý Cho Mệnh Hỏa

Với quan niệm về tương sinh tương khắc, về cung mệnh thì việc trồng cây không hề đơn giản hay dễ dàng. Cũng như câu hỏi mệnh hỏa trồng cây gì được những người mệnh hỏa rất quan tâm.

Mệnh hỏa nên trồng cây gì?

Trước khi biết được đáp án của câu hỏi mệnh hỏa nên trồng cây gì thì chắc chắn cần phải hiểu về mệnh hỏa.

Theo quy luật của ngũ hành sẽ có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Những yếu tố này đại diện cho vạn vật trong vũ trụ và cũng chính là cung mệnh của con người.

Ngũ hành tương sinh:

Mộc sinh Hỏa: khi đốt cây sẽ tạo ra lửa

Hỏa sinh Thổ: lửa đốt vật thành tro nghĩa là đất

Ngũ hành tương khắc:

Thủy khắc Hỏa: nước có thể dập được lửa

Hỏa khắc Kim: lửa có thể nung chảy được kim loại

Từ đó, có thể thấy người mệnh Hỏa là người có tính tình khả thẳng thắn, linh hoạt và thể hiện sự ấm áp, yêu thương với người khác. Vì hỏa chính là lửa tràn đầy năng lượng ấm áp.

Tuy nhiên, không phải bất cứ người mệnh Hỏa nào cũng có cung mệnh giống nhau. Vì còn phải dựa vào năm sinh để xác định loại cây phù hợp.

Tích lịch hỏa: Mậu Tý (1948, 2007, Kỷ Sửu (1949, 2009)

Lư Trung Hỏa (lửa trong lò): Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987)

Phú Đăng Hỏa (lửa ngọn đèn): Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965)

Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời): Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979)

Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi): Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017)

Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi): Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995)

Theo như mệnh Hỏa nói chung thì người mệnh Hỏa sẽ hợp với những cây như sau:

Đặc điểm chung của những cây mà người mệnh Hỏa hợp là có sắc đỏ. Vì người mệnh Hỏa rất hợp các màu đỏ, hồng, cam, tím.

Những loại cây này cũng rất thích hợp để trồng ở trong nhà, để ở bàn làm việc, văn phòng…

Mệnh hỏa trồng cây gì trong nhà?

Những cây thường được mệnh Hỏa lựa chọn để trồng trong nhà sẽ là những cây cảnh nhỏ, có màu sắc tương sinh, hòa hợp với cung mệnh gia chủ.

Những loại cây tương sinh với người mệnh Hỏa hay trồng trong nhà để trang trí, làm đẹp:

Cây ngũ gia bì xanh

Cây kim ngân

Cây cau tiểu trâm

Cây bàng singapore

Những cây hòa hợp với mệnh Hỏa:

Cây đuôi công Hồng

Cây Hồng Môn

Cây Phong Lộc Hoa

Cây hoa trạng nguyên

Các bạn có thể lựa chọn một vài cây trong số những cây này để làm mới không gian, thay đổi phong thủy cho gia đình mình. Đón tài lộ xua tan vận đen cho gia đình.

Người mệnh hỏa nên trồng cây gì trước nhà?

Như ở trên đã nói người mệnh Hỏa là những người có thuộc tính nóng, đại diện cho lửa. Mà lửa thường khiến cho hoa cỏ, cây cối héo tàn.

Thế nhưng, không phải như thế mà người mệnh Hỏa sẽ không trồng được cây. Chỉ cần chọn những cây phù hợp để trồng trước nhà như:

Mệnh hỏa nên mua cây gì đặt ở bàn làm việc?

Những cây mà người mệnh Hỏa dùng để đặt trong bàn làm việc với hy vọng công việc thuận lợi, kinh doanh phát đạt như sau:

Cây vạn lộc có tác dụng thanh lọc, điều hòa không khí. Từ đó đem lại tinh thần thoải mái và làm việc hiệu quả hơn, giúp tập trung. Ngoài ra còn có ý nghĩa về tốt lành, thăng tiến công danh.

Cây Phú Qúy với mong ước về sự giàu sang, lo đủ rất được các sếp ưa chuộng. Cây này rất dễ trồng và chăm sóc.

Cây Trạng Nguyên là cây với ý nghĩa biểu tượng của sự may mắn, tốt lành, thích hợp cho những người muốn phát triển sự nghiệp, thi đỗ học hành…

Ngoài những cây này ra các bạn có thể lựa chọn thêm cho mình nhiều loại cây khác phù hợp với mệnh Hỏa.

Mệnh hỏa có nên trồng cây thủy sinh?

Một số cây thủy sinh mà người mệnh Hỏa hay lựa chọn như rau má hương, cây rong đuôi chó, vẩy ốc, cỏ thìa…

Cây cảnh thủy sinh thường là loại cây được trồng trong các bể cá cảnh. Hoặc nhiều người lai có thú chơi cây thủy sinh không cũng khá đặc biệt, thú vị.

Nói chung, người mệnh Hỏa có thể dựa trên ngũ hành tương sinh, tương khắc để có thể lựa chọn cho mình những cây cảnh phù hợp nhất. Điều đó sẽ giúp cho việc gia vận thịnh vượng, may mắn đầy nhà và hạn chế những điều rủi ro.