Top 12 # Xem Nhiều Nhất Phong Thủy Khi Đặt Nhà Vệ Sinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Saigonhkphone.com

Đặt Nhà Vệ Sinh, Hướng Nhà Vệ Sinh Theo Phong Thủy

Phong thủy cho nhà vệ sinh, phòng tắm được dựa trên nguyên tắc “tọa hung hướng hung” nghĩa là đặt tại vị trí hung và hướng ra hướng dung của nhà để “Dĩ độc trị độc”. Các bạn có thể xem hướng nhà theo trường phái bát trạch để xác định hướng hung và hướng cát cho nhà mình và bố trí.

Nhà vệ sinh là nơi có hung khí rất mạnh nên được Phái bát trạch bố trí ở nơi xấu nhất trong nhà. Đó là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hóa cát. Theo nguyên lý này khu vệ sinh phải nằm vào vị trí xấu (hung) của ngôi nhà sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt. Ngoài ra nhà vệ sinh có một số kiêng kỵ cần chú ý.

Cách xác định hướng nhà vệ sinh

Cách xác định hướng nhà vệ sinh

Vị trí và hướng nhà vệ sinh cho tuổi Đông tứ mệnh

Trong Đông Tứ mệnh chúng ta sẽ chia làm 4 cung trong đó những người có cung là: Khảm (Bắc), Ly (nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam). Những người thuộc Đông Tứ Mệnh có 4 hướng là Đông, Nam, Bắc và Đông Nam là 4 hướng đẹp và ngược lại là hướng xấu. Ứng với mỗi tuổi thì các cung sẽ thay đổi nhưng nếu các bạn không quan tâm kĩ tới phong thủy thì chúng ta chỉ cần chú ý tới các hướng này cũng được rồi. Nếu các bạn không biết mình thuộc đông tứ mệnh hay Tây Tứ mệnh các bạn có thể xem bài viết: Cách xem hướng nhà theo Bát Trạch

La bàn Đông tứ mệnh

Đây là là bàn của một tuổi thuộc Đông Tứ mệnh. Các bạn có thể nhìn thấy màu xanh trong la bàn sẽ là cung xấu, vị trí xấu và hướng xấu. Ngược lại màu đỏ sẽ là vị trí tốt và hướng tốt. Áp dụng vào trong cách bố trí nhà vệ sinh thì những người thuộc đông tứ mệnh sẽ đặt vệ sinh tọa các hướng sau: Tọa Tây Bắc, Đông Bắc, Chính Tây và Tây Nam. Tương tự theo nguyên lí đặt vệ sinh thì hướng của nhà vệ sinh cũng phải hướng theo 4 hướng trên là: Hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Chính Tây và Tây Nam

Ví dụ 1: Vệ sinh đặt tại Vị trí Đông Bắc và có hướng ra Chính tây.

Vị trí đặt vệ sinh và hướng nhà vệ sinh cho tuổi Tây tứ mệnh

Trong tây tứ mệnh chúng ta sẽ có 4 hướng sau thuộc hướng đẹp và vị trí đẹp càn (Tây Bắc), đoài (tây), cấn (Đông Bắc), khôn (Tây Nam). Ngược lại 4 hướng xấu sẽ là Đông, Nam, Bắc và Đông Nam. Như vậy nguyên lí để bố trí nhà vệ sinh là Tọa Hung hướng hung chúng ta sẽ có như sau:

Vị trí đặt vệ sinh tại Đông, Nam, Bắc và Đông Nam và hướng nhà vệ sinh quay ra Đông, Nam, Bắc và Đông Nam.

Mặt bằng la bàn phong thủy tuổi Tây Tứ trạch

Các lưu ý khác khi đặt nhà vệ sinh và hướng nhà vệ sinh

1. Phòng tắm hay toilet kị đặt ở Đông Nam và Tây Nam

Ta đã biết trong một căn nhà, góc Đông Nam là cung tài lộc, góc Tây Nam là cung tình duyên và hôn nhân, góc Bắc là cung sự nghiệp. Như vậy, mỗi lần chúng ta tắm hay giật nước bồn cầu là mỗi lần Sinh Khí bị cuốn trôi nếu nhà vệ sinh tọa ở góc đó. Đó cũng có nghĩa là những may mắn, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc gia đình và cả sự nghiệp sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước.

Theo phái Bát trạch thì nên đặt nhà vệ sinh ở Tây Bắc hoặc Đông ngôi nhà thì bình an.

Phần cung tài lộc của nhà chúng tôi cũng đã có nhắc đến trong bài viết trước, các bạn chịu khó xem trong bài phong thủy phòng khách

2. Đại kị đặt nhà vệ sinh ở Bắc và Đông Bắc

Theo phong thủy, hung tướng của nhà vệ sinh rất mạnh, đặc biệt khi bố trí nhà vệ sinh ở hướng Đông Bắc (hậu quỷ môn) hay Bắc ngôi nhà. Nhà vệ sinh không nên đặt ở 2 phương Bắc và Đông Bắc: thường khiến nam, nữ chủ nhân mắc bệnh động mạch xơ cứng, gan cứng, mật kết sỏi đi lỵ, đau dạ dày, đại tiện bí, ăn bị trúng độc, khí huyết không lưu thông. Với người già thì sức khỏe càng không tốt.

3. Đại kỵ đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà

Theo Hà Đồ lạc thư, trung tâm thuộc Thổ, nhà vệ sinh thuộc Thủy xung khắc nhau. Nhà vệ sinh ở giữa nhà dễ gây mùi ô nhiễm cho các phòng khác trong nhà.

Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung làm hỏng nội khí của cả căn nhà. Khu vệ sinh ở đây rất khó thông thoáng, đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.

4. Đại kỵ đặt vệ sinh ở cổng, cửa hay đối diện cửa chính.

Nhà vệ sinh không đặt ở phía trước cổng hay cửa ra vào, khi mới đi vào sân hay phòng khách đã thấy nhà vệ sinh là đại kỵ.

Với nam giới thường mắc các bệnh về thận và bàng quang, người thường mệt mỏi, không có tinh thần, trí nhớ suy giảm. Nữ giới thường mắc các bệnh thận, bàng quang, nhẹ thì đau bụng kinh, nặng thì mắc bệnh vặt, nặng hơn nữa là xuất huyết tử cung, hay đẻ non.

5. Nhà vệ sinh đặt ở chỗ chế sát khí là đại lợi

Thường thì đặt nhà vệ sinh tại 4 hướng hung: Ngũ quỷ, tuyệt mệnh, họa hại, lục sát

Ngũ quỷ thuộc Liêm trinh tinh, trong ngũ hành thuộc hỏa nên tìm cách bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để áp chế sát khí của Ngũ quỷ

Tuyệt mệnh thuộc Phá tinh quân trong ngũ hành thuộc Kim. Muốn thúc đẩy tài vận thì phải bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để trấn áp sát khí.

Lục sát thuộc Văn khúc tinh trong ngũ hành thuộc Thủy, theo “bát trạch minh kính”: dùng 10 loại nước xú uế, nền bếp, nhà xí để áp chế phương vị lục sát bản mệnh, cho nên muốn được giàu có phải dùng nhà vệ sinh để trấn áp.

Họa hại: Lộc tồn tinh trong ngũ hành thuộc Thổ, nên đặt nhà vệ sinh hướng này chống sát khinh

Ngoài ra Bát trạch còn cho rằng, khi đặt bàn cầu cần lưu ý không để miệng bàn cầu hướng về các cung sát như Thiên y, Sinh khí, Diên niên, Phục vị. Nếu không làm giảm sức khỏe, tài lộc gây bất hòa gia đình.

6. Phòng tắm hay toilet kị quá nhỏ và không có cửa sổ

Có nhiều người suy nghĩ được nhiều điều kiện hay, giải quyết được nhiều vấn đề hoặc có những sáng kiến mới lạ ngay trong giây phút riêng tư trong phòng tắm hay Toilet. Bởi vậy, nếu phòng tắm hay toilet quá nhỏ sẽ giới hạn sinh khí vào nơi này nghĩa là giới hạn sự suy nghĩ và sáng tạo của họ. Nhà vệ sinh không có cửa sổ khó thông thoáng khiến không khí tù túng sẽ khó luân lưu. Khi bị tù hãm, từ sinh khí sẽ thành Ác khí.

7. Nhà vệ sinh kỵ chung với bếp

Dưới góc độ khó học và kiến trúc khi bố trí nhà vệ sinh cần chú ý kiêng kỵ sau:

Tránh đặt cửa phòng vệ sinh trực xung với cửa bếp, bếp thuộc hỏa vào khu có Thủy sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần tọa cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của nhà vệ sinh được.

8. Kỵ đặt chung nhà tắm, rửa mặt và bàn cầu

Tốt nhất là nên tách riêng chúng ra nếu có thể bằng những cách chia cứng như xây tường, làm vách kính hoặc mềm như dùng rèm che, cửa lùa….

Có thể đặt thêm mành chắn, bình phong gỗ hay cây xanh để ngăn tầm nhìn từ cửa chính vào.

Vách ngăn kính phòng tắm

Nhà vệ sinh chung với nhà bếp các bạn có thể đặt 2 chậu cây cảnh ở cửa nhà vệ sinh để hóa giải

9. Tránh 2 cửa phòng tắm đối diện nhau.

Nhà to thường có nhiều phòng tắm khi các cửa phòng này đối diện nhau, người cư ngụ ở đó thường có cảm giác bệnh tật chạy dọc theo đường trung tâm cơ thể của họ hoặc phải chịu đau đớn của cơ thể và các vấn đề tài chính suy giảm.

10. Nhà vệ sinh kỵ trên nóc phòng khách và phòng ngủ.

Tại các nhà nhiều tầng, nhà vệ sinh không nên đặt trên nóc phòng khách ở tầng dưới, khi các đường ống nước thải bị rò ri trần tường phòng khách ngủ có thể bị ô nhiễm rất khó xử lý.

Liên hệ Kiến trúc sư Nhà đẹp để được tư vấn thiết kế

Điện thoại, zalo: 0339268288/ 0867783338/ 0976012358

11. Phòng ngủ không nên bố trí phòng vệ sinh

Tránh làm phòng tắm chung vách hoặc đối diện với phòng ngủ, nếu có đối diện thì nên tránh làm 2 cửa đối diện. Nhưng nếu làm Toilet chung với nó thì tốt nhất nên tránh đi.

Nhìn chung không bố trí phòng vệ sinh trong phòng ngủ. Khi cửa phòng ngủ thẳng với nhà vệ sinh, người trong phòng ngủ có thể mắc bệnh thận, bệnh bàng quang. Tuy nhiên đây lại là vị trí đào hoa, với người độc thân, ảnh hưởng tương đối ít nhưng với người đã lập gia đình dễ mắc các bệnh thận, bàng quang hay trắc trở về quan hệ vợ chồng.

Những Điều Thường Mắc Phải Khi Đặt Nhà Vệ Sinh Theo Phong Thủy

Phong thủy cho nhà vệ sinh, phòng tắm được dựa trên nguyên tắc “tọa hung hướng hung” nghĩa là đặt tại vị trí hung và hướng ra hướng dung của nhà để “Dĩ độc trị độc”.

Phong thuỷ học coi căn nhà cũng giống như một cơ thể trong đó mỗi bộ phận, mỗi khu vực có một vai trò và chức năng riêng cùng góp phần tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Giữa chúng luôn có những mối liên hệ với nhau đòi hỏi chúng ta phải sắp đặt hợp lý để tăng cường những hiệu ứng tốt và giảm bớt những tương tác xấu.

Thiết kế kiến trúc hiện nay phần lớn gộp nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm một nên sẽ gọi tên chung là nhà vệ sinh (WC).

Theo lí luận phong thủy, nhà vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tình duyên, tài vận của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Rốt cuộc nhà vệ sinh nhà tắm có những điểm nào cần được chú ý?

Việc đặt bể phốt bên dưới cũng phải tuân theo những nguyên tắc này. Nếu không thì sức khoẻ và tiền tài của những người sống trong nhà sẽ không được như ý.

Những điều kiêng kị thường mắc phải khi đặt nhà vệ sinh sai phong thủy

1. Phương vị nhà vệ sinh phạm vào cung bản mệnh

Nhà vệ sinh nằm vào cung bản mệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người đó như đau đầu, đau lưng, hay ốm vặt. Hơn nữa lại ảnh hưởng đến tài vận công danh sự nghiệp của người bị WC phạm vào cung bản mệnh. Do vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở cung bản mệnh của các thành viên trong gia đình.

2. Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm căn nhà

Có 3 nguyên nhân:

– Một là, theo “lạc thư” có viết thì phương vị trung tâm thuộc Thổ, còn nhà vệ sinh thuộc Thuỷ, nếu đặt ở vị trí trung tâm sẽ phát sinh Thổ khắc Thuỷ

– Hai là, không khí và nước ô nhiễm từ WC từ trung tâm lan ra các phòng.

– Ba là, trung tâm của căn nhà cũng như trái tim con người, tim mà bị ô nhiễm, thì còn có thể gọi là “cát trạch” không?

3. Nhà vệ sinh không nên nằm ở hướng Nam

Nhà vệ sinh nằm vào phương vị Đào hoa sẽ ảnh hưởng đến chuyện tình duyên của người đó, kém may mắn trong chuyện tình cảm, dễ bị “ế”, kết hôn muộn. Do vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở phương vị Đào hoa của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phương vị đào hoa của con gái.

5. Phòng ngủ cải tạo từ nhà vệ sinh cũ

Bởi vì người đông đất chật, nhiều gia đình sửa WC thành phòng ngủ. Mặc dù tiết kiệm được không gian nhưng lại phạm phải sai lầm phong thuỷ, nghiêm khắc mà nói thì không hợp vệ sinh. Nhà vệ sinh là không sạch sẽ, cần phải tránh nằm gần kề phòng ngủ, càng không thể sửa thành phòng ngủ. Như vậy căn bản không phù hợp yêu cầu vệ sinh, thuỷ hoả bất dung. Tương tự như vậy, phòng ngủ là chốn nghỉ ngơi rất cần không khí trong lành. Sẽ rất bất hợp lý nếu bố trí nhà vệ sinh hướng thẳng vào giường ngủ. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.

6. Không ngủ dưới nhà vệ sinh

Giường ngủ bên dưới nhà vệ sinh hoặc đầu giường dựa vào nhà vệ sinh cũng không tốt, người ở dễ gặp những chuyện thị phi, suy nghĩ không được minh mẫn, sáng suốt.

7. Nhà vệ sinh phải có cửa sổ, tốt nhất là đủ ánh sáng, không khí lưu thông

Nguyên nhân rất đơn giản, WC là nơi thường xuyên ẩm thấp dễ gây nên ẩm mốc, đồng thời cũng là nơi chúng ta thường dùng để tẩy rửa tạp chất và xú uế. Do vậy WC nhất thiết phải có cửa sổ hoặc có những thiết bị khử mùi và quạt thông gió, đủ ánh sáng và không khí lưu không để cho mùi hôi bay đi, duy trì không khí trong sạch. Nếu không gian rộng có thể đặt một số loại cây có sức sống tốt vừa làm đẹp vừa giúp giảm bớt khí độc.

Khu vực bếp nấu ăn rất cần vệ sinh an toàn trong khi nhà vệ sinh luôn tiềm ẩn sự ô nhiễm. Hai khu vực này không nên quá gần nhau. Nhất là cửa WC đối diện bếp nấu là đại kị. Theo Phong thuỷ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến người phụ nữ trong gia đình và dễ phát sinh bệnh tật. Hơn nữa bếp là nơi đun nấu, chế biến đồ ăn thức uống, còn phòng vệ sinh là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn và không khí bẩn, nếu cửa đối diện nhau sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh, tổn hại sức khỏe đến toàn gia đình. Một điều đại kỵ nữa là nhà vệ sinh nằm trên đầu bếp nấu, rất xấu.

9. Màu sắc nhà vệ sinh nên dùng tông màu sáng

Nhà vệ sinh thuộc hành thủy, nên màu tốt nhất của nó là máu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng những màu đậm và tối mang nhiều âm khí không tốt. Những màu sắc dịu nhẹ sẽ đem lại cảm giác thư giãn, những màu đậm và ấm có thể sử dụng cho phần nền và tường. Hạn chế dùng màu chói lọi hoặc quá tương phản trong WC, bởi vì vì tính thư giãn nhẹ nhàng luôn cần được để ý. Ánh sáng tự nhiên cũng rất quan trọng, có thể thiết kế thêm những chân nến và đèn treo tường để thắp sáng những bức tường và các góc.

10. Cửa nhà vệ sinh ra vào đóng cửa, luôn giữ sạch sẽ

Khi sử dụng cửa vệ sinh nên thường xuyên đóng. Bên trong lúc nào cũng phải giữ cho khô ráo và sạch sẽ. Đừng bao giờ để nhà vệ sinh bẩn, ẩm thấp, cần phải vệ sinh không gian này thường xuyên. Hãy dẹp bỏ những thứ gây bề bộn trong phòng tắm như: giỏ rác đầy ứ, chai lọ hoặc ống kem đánh răng rỗng, đĩa đựng xà bông không cần thiết, mỹ phẩm, sữa tắm hết hạn sử dụng hoặc không bao giờ dùng đến… Tất cả những thứ này đều có thể tích tụ năng lượng xấu, gây hại cho gia chủ. Các thiết bị và đường ống nước không được để rò rỉ, thất thoát vì nguồn nước cũng tượng trưng cho nguồn tài lộc trong nhà.

11. Nhà vệ sinh của biệt thự

Thường thì khi thiết kế người ta thường nhớ đến sự phối hợp giữa các gian phòng trong cùng một tầng mà lại quên mất mối quan hệ giữa các tầng. Nếu như nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ thì trạch tướng vô cùng nguy hại, sức khoẻ người ở sẽ giảm sút. Theo nguyên lí “gia tướng học” Trung Quốc cổ truyền, thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. Ngũ hành gia cho rằng, nước chảy xuống dưới, làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu dài phòng ngủ bị ẩm thấp, dễ phát sinh các bệnh hệ thống nội tiết. Nếu như nhất quyết phải đặt trên lầu, thì bạn nên thiết kế kéo rộng khoảng cách với phòng ngủ.

Khu vực ban thờ đặt dưới khu vệ sinh, đối diện cửa hay dựa vào bức tường nhà vệ sinh cũng đều ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của không gian thờ cúng.

13. Coi trọng ngay từ bản thiết kế

Trong thiết kế nhà ở, khu vực vệ sinh cần được coi trọng ngay từ khi thiết kế trên giấy. Nó cần có được một không gian thoáng đãng nhất định với diện tích và công năng hợp lý. Tránh khu vệ sinh quá nhỏ và thấp tạo cảm giác đè nén hoặc tù túng. Địa điểm nhà vệ sinh nên ở chỗ khuất. Có thể tiết kiệm diện tích bằng cách bố trí ở những góc không vuông vắn hoặc tận dụng gầm cầu thang nếu thoả mãn điều kiện về phương vị.

Gọi NGAY đến số Hotline: 0933.299.189 hoặc 0941.81.9189 để được tư vấn hỗ trợ.

Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 1900.2294

Facebook: https://www.facebook.com/tuvanphongthuyvuong/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3M4tbtYPgJv5IzCbWWl2KA?view_as=subscriber

Văn phòng đại diện HCM: 778/5 Nguyễn Kiệm, phường 4, Quận Phú Nhuận – Hồ Chí Minh.

Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy – Trung Hòa Nhân Chính – Cầu Giấy – Hà Nội.

Nhưng Lưu Ý Khi Đặt Nhà Vệ Sinh Đối Điện Với Bếp Hợp Phong Thủy

Theo phong thủy, bếp ăn tượng trưng cho người phụ nữ, và cũng là nguồn tài lộc trong nhà. Do đó bếp ăn phải luôn luôn sạch sẽ, thơm tho không được để dơ bẩn, dễ gây mất vệ sinh, vi trùng yếm khí. Nếu nhà vệ sinh nằm đối diện với bếp nấu, sự hôi hám của những luồng khí âm sẽ ám vào thức ăn làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình. Làm bệnh tật đau ốm liên miên. Phòng vệ sinh mang biểu tượng của thủy khí, nhà bếp mang biểu tượng của hỏa khí, do đó nếu đối diện với nhau sẽ sinh xung khắc lớn gây hao tiền tốn của cho gia chủ.

Trong những căn hộ do không để ý đến việc thiết kế đã lỡ để bếp đối diện với nhà vệ sinh, chỉ một bước sai lầm đã dẫn đến không ít tác hại. Vậy thì phải làm cách nào để hóa giải được việc này? Bởi vì việc gia cố lại nhà vệ sinh không phải là dễ dàng với mỗi gia đình. Với nhà đã hoàn thiện thì việc thay đổi lại thiết kế tương đối khó, nó phát sinh ra nhiều chi phí, một phần phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi gia đình. Trong trường hợp nguồn tài chính hạn hẹp không thể đập đi làm lại, chẳng lẽ sẽ phải “sống chung với lũ” cả đời. Việc này nên tìm cách hóa giải để đường tài vận của chủ nhà được tốt hơn.

Có nhiều cách hóa giải, một trong những cách hóa giải là chỉ cần treo mành dây, hay đặt tấm bình phong trước cửa phòng vệ sinh, hoặc cửa bếp, hay tạo ra một tấm cửa để ngăn cách, ngăn cản sự xung sát giữa 2 luồng khí này là được.

Ngoài ra người ta còn dùng thạch anh thảo để hóa giải, bởi thạch anh thảo bình thủy được làm từ đá thạch anh dương khí rất mạnh, có tính chất hút âm khí trong nhà vệ sinh, hóa giải phần lớn khí xấu trong nhà vệ sinh, giúp cải thiện sức khỏe, gia đạo và tài lộc cho chủ nhà.

Khi sử dụng bình thủy thạch anh thảo nên có nước bên trong để tăng uy lực. Khi khí đá chuyển sang màu vàng hay xám thì nên lấy nước sạch lau rửa rồi cho vào vị trí cũ. Chỉ những điều đơn giản cũng có thể làm thay đổi được vận khí cho gia chủ, tránh được những điều phiền toái.

Lưu Ý Khi Xây Nhà Vệ Sinh Hợp Phong Thủy Và Sinh Hoạt

Để bố trí ngôi nhà hợp phong thủy giúp mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình thì bên cạnh phong thủy nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ…thì phong thủy nhà vệ sinh cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

1. Hướng đặt nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi giải quyết các vấn đề như tắm rửa, đi đại tiện, tiểu tiện nên có nhiều uế khí nhất định trong nhà. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý khi chọn hướng để đặt nhà vệ sinh. Nhiều người phân vân hướng nhà về sinh là hướng cửa hay bồn cầu cho nên bạn phải tìm hiểu thật kỹ để chọn hướng đặt nhà vệ sinh. Nên tìm hiểu để quyết định xây ở vệ sinh ở đâu, thiết kế như thế nào để vừa tránh các khí xấu, vừa góp phần mang đến sức khỏe và may mắn cho gia đình.

Theo phong thủy cách tính hướng nhà vệ sinh theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” thì nhà vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu để nhìn về hướng tốt. Tránh đặt vào những hướng cát tường như sanh khí, phước đức, phục vị và thiên y sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia mạng, sức khỏe và sự may mắn. Để cho nhà vệ sinh phong thủy át được những điều không tốt nên đặt ở hướng Tây Bắc và hướng Đông để đem lại may mắn và sức khỏe.

Hướng đặt phong thủy toilet nên tránh những điều kiêng kỵ sau đây:

– Không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Tây Nam và Đông Bắc. Vì đây là hai hướng Thổ mà nhà vệ sinh là Thủy nên sẽ xung khắc ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Hướng nhà vệ sinh nên tránh đặt ở hướng Nam vì đây là hướng có hỏa khí nặng.

– Không nên đặt hướng cửa nhà vệ sinh về phía Đông Nam. Vì quan niệm dân dan cho rằng ảnh hưởng đến sự giàu có, gây ra tổn thất tài chính, đầu tư xấu, khả năng tiết kiệm giảm.

– Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà nên tránh khu vực trung tâm. Vì khu vực giữa nhà là nơi trung tâm, nếu đặt nhà vệ sinh ở trung tâm sẽ phát tán khí uế ra hết căn nhà sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe.

– Không nên đặt hướng nhà vệ sinh đối diện trực tiếp với cửa chính, phòng bếp và phòng ngủ. Vì sẽ làm tài vận gia chủ suy kiệt.

2. Cách chọn cửa nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và các hóa chất tẩy rửa vì thế việc lựa chọn cửa nhà vệ sinh rất quan trọng để đảm bảo được độ bền, tính năng cũng như thẩm mỹ. Chọn cửa không chỉ quan tâm về chất lượng mà cần xem xét về kích thước cửa nhà vệ sinh để đảm bảo độ an toàn và hài hòa

Bên cạnh đó nhà vệ sinh cũng cần thoáng khí nên phải lắp đặt thêm các cửa sổ nhỏ hay còn gọi là cửa thông khí. Cửa sổ nhà vệ sinh theo phong thủy cũng rất được chú trọng có tác dụng mở và đón gió, đón ánh sáng.

3. Không gian nhà vệ sinh

Ngày nay việc thiết kế không gian cho phòng ngủ, phòng khách và nhà bếp luôn được chú trọng và không gian nhà vệ sinh phong thủycũng thế. Để có một không gian nhà vệ sinh đẹp thì việc bố trí thiết bị và vật dụng trong nhà vệ sinh được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau:

– Theo xu hướng hiện nay, thiết kế nhà vệ sinh thường được thiết kế sao cho các thiết bị cùng chung một không gian. Các thiết bị nhà vệ sinh như bồn tắm, bồn rửa tay, bồn cầu được lắp đặt trong không gian nhà vệ sinh nên theo quy chuẩn sau đây: Khoảng cách từ bồn tắm đến bồn rửa tay là 76cm, bồn rửa tay đến bồn cầu là 38cm. Khoảng cách từ bồn cầu đến bồn tắm là 38cm, từ bồn cầu đến tường là 53cm. Đây là khoảng cách được thiết kế giúp nhà vệ sinh đẹp hơn.

– Nhà vệ sinh phải luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng. Cửa sổ và quạt thông gió phải được thường xuyên mở để hút mùi thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.

– Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng đối với không gian phong thủy nhà tắm, nhà vệ sinh . Lời khuyên là bạn nên sử dụng hai gam màu trắng và màu lam. Bởi chúng tạo cho nhà vệ sinh cảm giác yên tĩnh, thoáng đãng và sạch sẽ.

– Đối với đèn chiếu sáng, đèn trang trí trong nhà vệ sinh, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có ánh sáng gần giống ánh sáng tự nhiên nhất. Việc lắp đặt đèn chiếu sáng, đèn trang trí sẽ giúp cho người dùng cảm thấy dễ chịu và an toàn khi sử dụng.

– Để không gian phong thủy nhà vệ sinh đẹp mắt hơn, bạn có thể chọn một chậu cây nhỏ để đặt trong phòng. Việc đặt các chậu cây trồng phong thủy không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp điều hòa không khí trong lành. Một số cây thích hợp trang trí nhà vệ sinh có thể kể đến như cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây dây nhện, cây lan ý…

– Nền nhà vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc để dễ đảm bảo nước được thoát nhanh và tốt. Nên chọn các loại vật liệu lót sàn ít trơn và dễ làm vệ sinh.

– Bạn cũng cần đầu tư một chiếc thảm để trước cửa nhà vệ sinh. Có công dụng dùng để lau khô chân giúp bạn không bị ngã. Bên cạnh đó cũng đảm bảo vệ sinh khi bạn bước ra khỏi toilet.

– Gương là vật phẩm có tác dụng phong thủy rất tốt. Gương đặt trong nhà vệ sinh sẽ giúp phản xạ khí bẩn và làm một vật dụng làm đẹp nhà vệ sinh. Không nên chọn những chiếc gương có kích thước nhỏ. Mà nên chọn những chiếc gương lớn để đem lại cảm giác rộng rãi và phản xạ khí bẩn tốt hơn.