Nhà Vườn Huế – Tham Quan Nhà Vườn Huế – Phần 1

--- Bài mới hơn ---

  • Ngôi Nhà Hình Vuông Có Phong Thủy Tốt Nhất? – Công Ty Cổ Phần Pnl
  • Hướng Bếp Hợp Phong Thủy Gia Chủ Tuổi Giáp Tuất – Công Ty Cổ Phần Pnl
  • Những Điều Tối Kỵ Cần Tránh Trong Phong Thủy Bếp Ăn
  • Cách Hóa Giải Phong Thủy Nhà Vệ Sinh Đặt Sai Vị Trí Chuẩn Nhất
  • Xem Phong Thủy Nhà Ở Tuổi Bính Thân Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất
  • Cuộc sống ngày càng đô thị hóa, các nhà cao tầng mọc lên san sát khắp nơi, đường phố cao tốc ngày càng hiện đại thì tần suất xuất hiện của thế giới thiên nhiên xanh tươi cũng đã giảm đáng kể. Chính vì lẽ đó, những ai yêu mến thiên nhiên đã tìm về nhà vườn – sự kết hợp diệu kỳ giữa cây cối và nhà ở tại mảnh đất cố đô. Đến với Nhà vườn ở Huế, du khách có được những trải nghiệm tươi mới và thanh bình mà không phải nơi đâu cũng có. Nhà vườn từ lâu đã trở thành tinh hoa kiến trúc của xứ Huế.

    Nhắc đến xứ Huế cố đô có lẽ ai cũng mong mỏi được một lần đặt chân đến mảnh đất kinh kỳ thời nhà Nguyễn này. Dạo chơi trong khung cảnh làng quê thân thuộc, khám phá kinh thành vàng son một thời cùng những phế tích có giá trị lịch sử – văn hóa truyền thống của đất nước, rồi đến tham quan các chùa chiền lâu đời – nhà thờ với những kiến trúc cổ kính, thưởng thức nền ẩm thực tinh tế mà phong phú của xứ Huế… thì những năm gần đây, nhà vườn Huế với sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và các kiến trúc nhà ở xưa lại khá thu hút du khách tham quan.

    1. LỐI VÀO NHÀ VƯỜN AN HIÊN

    Để vào được nhà vườn, bạn cần phải dạo bộ 34m qua lối đi với 2 dãy bạch mai đan vào nhau đẹp nên thơ, tạo nên chiều sâu thăm thẳm, hun hút như lạc vào mê cung huyền bí. Trông có vẻ giản đơn, như một con đường mòn được phủ sắc xanh, nhưng chỉ khi đặt bước trên lối đi, một cảm giác khó tả lại tràn về. Chỉ biết rằng lúc ấy, hẳn ta đang rời khỏi thực tại, từng bước từng bước lạc vào thế giới khác.

    Cuối con đường sẽ có một bức bình phong được xây vôi khắc đôi câu đối với ý nghĩa phong thủy là che chắn những điều không hay vào nhà. Sau khi đi qua tấm bình phong được rào quanh bởi hàng dâm bụt thì chúng ta sẽ đến với nhà Rường.

     

    Chịu sự ảnh hưởng của học thuyết phong thủy, ngôi nhà ở Nhà Vườn An Hiên có kết cấu gian giữa là gian thờ theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” (trước thờ Phật, sau thờ tổ tiên), hai bên gian còn lại được dùng để tiếp khách theo lối “nam tả nữ hữu” (tức bên trái tiếp nam và bên phải dành cho nữ); đồng thời, sinh hoạt ở 2 chái cũng theo nguyên tắc đó. Nét đặc sắc của ngôi nhà chính là những cột được gối trên bệ đá hình vuông, hệ thống cột kèo được chạm trổ tinh tế, mái ngói được lớp nhiều lớp với chạm khắc hoa sen ở giữa và các bên nóc được đắp nổi rồng, mây ấn tượng, đẹp mắt.

    Ngắm nhìn đôi liễn chữ chân pha thảo mà lòng thanh tịnh biết bao:

    “Chí ấy ở non cao nước chảy

    Người kia như trúc biếc ngô xanh.”

    Ngôi nhà là tổng thế kiến trúc truyền thống đất Việt nói riêng và phương Đông nói chung đã mang đến cho những du khách trong và ngoài nước cảm nhận khác biệt so với những ngôi nhà cao tầng nơi đô thị – một cảm giác thanh bình, trong veo.

    Nguồn: ( Tổng hợp )

    Đánh giá bài viết

    Sending

    User Review

    5

    (

    1

    vote)

    Chia sẻ

    • Pinterest

    • reddit

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nhà Vườn An Hiên – Sự Hồi Sinh Quý Giá
  • Nhà Vườn An Hiên – Chốn Bình Yên Xứ Huế
  • Nền Nhà Thấp Hơn Mặt Đường Là Tốt Hay Xấu ?
  • Tương Truyền, Dãy Hoành Sơn Có Long Huyệt, Nơi Chôn Cất Tốt Có “Mả Phát Đế Vương”.
  • 5 Vật Phẩm Phong Thủy Giúp Dược Sĩ Hút Vượng Khí Vào Nhà Thuốc

Phong Thủy Trong Kiến Trúc Nhà Vườn Huế

--- Bài mới hơn ---

  • Không Phải Ai Cũng Biết: Tại Sao Nhà Vườn Huế Luôn Thuận Theo Quy Luật “dịch Lý” Và “phong Thủy”?
  • 10+ Mẫu Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Nhất 2022
  • Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Hiện Đại
  • Thiết Kế Nhà Lô Góc Phố, Thiết Kế Nhà Phố, Nhà Vát Góc, Nhà 2 Mặt Tiền
  • Ngôi Nhà Hình Vuông Có Phong Thủy Tốt Nhất?
  • Phong thủy trong kiến trúc nhà vườn Huế

    Sông Hương trở thành một cái hồ phẳng lặng để soi bóng các công trình kiến trúc nghệ thuật ở đôi bờ. Thuật phong thủy gọi phần thủy điện đó là “minh đường”, một bộ phận phải có ở trước mặt các công trình kiến trúc. Trên sông lại nổi lên hai hòn đảo nhỏ, là Cồn Hến và Cồn Dã Viên, được dùng làm “Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ”, chầu về ở giữa đảo để bảo vệ Cố đô.

    Huế là một thành phố vườn, cả thành phố là một công trình kiến trúc vĩ đại, ở đâu cũng thấy một màu xanh mát dịu của sông hồ, đồi núi, cây cỏ.

    Khi xây dựng cố đô Huế vào đầu thế kỷ XIX, các nhà kiến trúc cổ đã dùng núi Ngự Bình làm tấm bình phong để che chắn những gì sâu xa không xâm nhập vào ngôi nhà của mình là Kinh Thành và Đại Nội.

    Sông Hương trở thành một cái hồ phẳng lặng để soi bóng các công trình kiến trúc nghệ thuật ở đôi bờ. Thuật phong thủy gọi phần thủy điện đó là “minh đường”, một bộ phận phải có ở trước mặt các công trình kiến trúc. Trên sông lại nổi lên hai hòn đảo nhỏ, là Cồn Hến và Cồn Dã Viên, được dùng làm “Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ”, chầu về ở giữa đảo để bảo vệ Cố đô. Khu vườn cố đô rộng lớn ấy được quy hoạch và xây dựng với những đường nét đối xứng rõ rệt. Và đặt biệt là người xưa rất quan tâm đến sự thưa thoáng của không gian kiến trúc.

    Người Huế đã thu gọn không gian kiến trúc ấy vào trong các khu vườn của mình với một bố cục tương tự. Mãi cho đến ngày nay, người Huế vẫn bảo lưu được một số nhà vườn truyền thống như thế. Ai đã từng đi dạo trong vườn nhà bà Lan Hữu ở Kim Long hay vườn nhà cụ Đô ở vùng Gia Hội, hoặc một số nhà vườn khác ở Vĩ Dạ, Phường Đúc, An Cựu, Bao Vinh, Chợ Cống… chắc đều cảm thấy lòng mình trở nên thanh bình yên ổn. Màu sắc đậm của cỏ cây, hương thơm nhẹ tỏa ra từ hoa trái, tiếng chim hót líu lo trong không gian tĩnh mịch làm cho lòng người thư thái, nhẹ nhàng và thấy mình được sống thật gần gũi với thiên nhiên đầm ấm.

    Mỗi khu vườn như vậy là một thế giới biệt lập, rộng một vài mẫu hoặc năm ba sào, bao bọc bằng lũy tre xanh hay hàng rào chè tàu được cắt xén ngay ngắn tươm tất. Trong phạm vi ấy ngoài ngôi nhà vườn kiến trúc bằng gỗ quý chạm khắc tinh tế dùng để thờ tổ tiên, vài ngôi nhà phụ dùng cho con cháu ăn ở, không gian còn lại là sân vườn với ao hồ bể cạn, non bộ, bình phong, giếng nước và đôi khi còn có cả ngôi mộ của người đã có công tạo lập ra cơ ngơi ấy.

    Người ta đi vào vườn bằng một cổng nhỏ xây bằng vôi gạch, hoa cỏ trồng dọc lối đi. Nhưng lối đi ấy không bao giờ được trở thẳng vào gian giữa của ngôi nhà chính, vì đây là gian nhà thiêng liêng dành để thờ phụng tổ tiên. Lối đi ấy được chặn lại bằng một tấm bình phong cao quá đầu người và phải rẽ qua hướng khác để vào sân nhà. Tấm bình phong có thể xây bằng vôi, gạch, tô nối hình chữ “thọ” chữ “phúc” hay một trong những hình ảnh của “tứ linh” nhưng cũng có thể là một hàng cây dâm bụt, hoặc một dãy chè tàu đơn giản.

    Sau tấm bình phong là hòn non bộ, nhưng đôi khi chính hòn non bộ ấy còn giữ chức năng của tấm bình phong. Non bộ là những cảnh sơn thủy hữu tình được chủ nhân yêu thích và thường do chính bàn tay mình thu nhỏ lại. Ở đó có núi đồi, hang động, hoạt của con người. Mấy tiên ông đang ngồi đánh ván cờ thiên cổ dưới một gốc cây đại thọ trên sườn núi. Lã Vọng câu cá ở bờ sông. Vài bác tiều phu làm củi bên bờ suối. Và cũng có thể có đủ bốn hình ảnh: ngư, tiều, canh, mục. Với chiếc bể cạn xây gần hòn giả sơn, chủ nhân thường trồng lên đó một số hoa cỏ sống được cả 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc, hoặc mai, liên, cúc, tùng tượng trưng cho tứ thời: xuân, hạ, thu, đông.

    Như vậy, cả không gian lẫn thời gian đều được thu gọn lại trên một mặt bằng mỗi bề năm ba mét. Ở vườn phủ cụ Đô chẳng hạn, trên hòn non bộ còn thể hiện lòng yêu đất nước quê hương. Trước mặt dãy Trường Sơn trùng điệp là hình ảnh chùa Một Cột (miền Bắc), chùa Thiên Mụ (miền Trung), và Tháp Mười (miền Nam). Hình ảnh Tổ quốc Việt Nam đã được thu nhỏ lại một cách gọn gàng, xinh xắn, để hàng ngày chủ nhân nhìn ngắm, nâng niu. Và ở đó, người ta thấy rõ được hình ảnh “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” của Bà huyện Thanh Quan thuở trước.

    Nếu khu vườn rộng của cố đô có Cồn Hến và Cồn Dã Viên thì trong sân vườn này cũng có hai tảng đá hình thù đặc biệt dựng ở hai bên sân trước nhà để tượng trưng cho thế “rồng chầu, hổ phục”. Nếu kinh thành Huế có con sông Hương trước mặt thì vườn nhà ở đây lại có ao trồng sen thả cá với những chiếc ghế đá, ghế gỗ đặt dưới gốc cây dừa, gốc mít trồng dọc bên bờ. Mặt ao là một tấm gương trong suốt phản chiếu hình ảnh các công trình kiến trúc và cảnh vật trong khu vườn ấy. Tất cả là một màu xanh tươi tắn dịu dàng:

    “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

    Trong khu vườn Huế, người ta còn trồng nhiều loại cây lưu niên để cho bóng mát và quả chín bốn mùa. Nhiều loại cây ăn quả ở đây được đưa từ miền Bắc vào và từ miền Nam ra, có cả nhãn lồng Hưng Yên lẫn sầu riêng Nam Bộ.

    Ngôi mộ trong vườn tạo ra cảm giác gần gũi thân thương giữa người đã chết và người đang sống. Đó là một thể hiện tình cảm gắn bó và một sự biết ơn của những người trong gia đình đối với tiền nhân. Và cũng nói lên người nằm dưới mộ như đang còn sống và ăn ở trong vườn, trong nhà cùng con cháu. Người sống và người chết ở bên nhau. Người xưa xem chuyện sinh tử là chuyện bình thường. Có được nhân sinh quan như thế, cuộc sống của con người càng được ung dung, thanh thản.

    Người Huế đã thể hiện lòng khát khao chế ngự thiên nhiên của mình bằng cách khái quát không gian rộng lớn và thời gian vô cùng vào trong bố cục của sân vườn. Nhà vườn Huế thể hiện rõ nét thú tiêu khiển thanh tao, sự chăm sóc kiên trì, tưới bón cẩn thận, bàn tay tài hoa và khối óc đầy chất văn hóa của chủ nhân. Nhà vườn là một nét đặc trưng trong nhân văn Huế. Không thiên hẳn về mục đích kinh tế như một số nơi khác, chủ nhân ở đây vừa dùng nó để nuôi dưỡng chính mình, vừa để bảo tồn một phong cách sống đẹp của con người.

    Dptcons – Sưu tầm và tổng hợp

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tìm Về Huế Xưa Tại Nhà Vườn An Hiên Dịp Cuối Năm
  • Đến Thăm Nhà Vườn An Hiên Đẹp Nhất Tp Huế
  • Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Nhà Trắng
  • Lỗi Phong Thủy Nhà Thấp Hơn Mặt Đường: Hóa Giải Sao Cho Đúng?
  • Lỗi Phong Thủy “nhà Thấp Hơn Mặt Đường” Và Cách Hóa Giải

Đến Thăm Nhà Vườn An Hiên Đẹp Nhất Tp Huế

--- Bài mới hơn ---

  • Tìm Về Huế Xưa Tại Nhà Vườn An Hiên Dịp Cuối Năm
  • Phong Thủy Trong Kiến Trúc Nhà Vườn Huế
  • Không Phải Ai Cũng Biết: Tại Sao Nhà Vườn Huế Luôn Thuận Theo Quy Luật “dịch Lý” Và “phong Thủy”?
  • 10+ Mẫu Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Nhất 2022
  • Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Hiện Đại
  • Nhà vườn An Hiên TP Huế có diện tích rộng gần 5.000 m2 với kiểu kiến trúc nhà rường cổ, độc đáo kết hợp vườn cây ăn quả bốn mùa.

    Giới thiệu về nhà vườn An Nhiên ở Huế

    Địa chỉ của Nhà vườn An Hiên ở phường Kim Long, TP Huế có tuổi đời hơn 120 năm. Bên cạnh những kiến trúc thành quách, cung đình, lăng tẩm… Ngôi nhà vườn độc đáo cổ nhất xứ kinh kỳ vẫn giữ cho mình những nét đẹp riêng, vừa mang nét tinh hoa của giới quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, An Hiên vẫn gần như còn nguyên vẹn cả về cảnh quan và kiến ​​trúc.

    Nhà vườn An Hiên mang dấu ấn đậm nét, vừa có dáng vẻ quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. Cổng nhà vườn được xây bằng gạch cuốn vòm với những đường nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc Huế.

    Nhà vườn nằm ở bờ bắc sông Hương, phía tây kinh thành, thuộc vùng đất Kim Long, nơi xưa kia là thủ phủ của các chúa Nguyễn, nằm cách không xa chùa Thiên Mụ. Từ ngoài cổng đi vào, hai hàng mơ lâu năm đan xen che mát lối đi.

    Kiến trúc nhà vườn An Hiên Huế

    Nhà vườn An Hiên được thiết trí mẫu mực theo chuẩn kiến trúc nhà vườn xứ Huế, chịu ảnh hưởng bởi thuật phong thủy. Kiến trúc và thiên nhiên hòa quyện vào nhau hài hòa. Quần thể công trình này có diện tích rộng 4.608 m2 quay hướng chính về phía sông Hương. Chủ thể là một ngôi nhà rường nằm ở vị trí trung tâm khu vườn, rộng 135 m2.

    Không gian nội thất của ngôi nhà được phân chia rõ ràng theo chức năng sử dụng. Gian giữa của ngôi nhà là gian thờ, với nguyên tắc bài trí “tiền Phật hậu linh” (thờ Phật phía trước, thờ tổ tiên phía sau).

    Giá vé nhà vườn An Hiên là bao nhiêu?

    Theo người trông coi nhà vườn thì các ngày trong năm, nhất là ngày lễ người tới thăm quan ngôi nhà đông hơn. Mỗi người vào đây họ thường bỏ công đức để có thêm tiền sửa sang, dọn dẹp ngôi nhà, vườn cây xung quanh. Thường thì du khách sẽ đi theo tour du lịch Huế 1 ngày, còn nếu tự túc đi thì bạn có thể tham khảo giá vé tham quan nhà vườn An Hiên tp Huế là 20.000 đ/người, đối với đoàn trên 10 người thì giá vé 10.000 đ/ người. Số điện thoại của nhà vườn An Nhiên là 84.0234.3523647.

    Du lịch khám phá nhà vườn An Hiên chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm khó quên trong hành trình du lịch khám phá Huế của du khách đấy!

    Phạm Trường – Điền Quang

    Sáo trúc Hoàng Anh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Nhà Trắng
  • Lỗi Phong Thủy Nhà Thấp Hơn Mặt Đường: Hóa Giải Sao Cho Đúng?
  • Lỗi Phong Thủy “nhà Thấp Hơn Mặt Đường” Và Cách Hóa Giải
  • Nền Nhà Thấp Hơn Mặt Đường: Hóa Giải Sao Cho Đúng?
  • Những Bất Lợi Phong Thủy Của Nhà Trong Hẻm

Nhà Vườn An Hiên – Chốn Bình Yên Xứ Huế

--- Bài mới hơn ---

  • Nhà Vườn An Hiên – Sự Hồi Sinh Quý Giá
  • Nhà Vườn Huế – Tham Quan Nhà Vườn Huế – Phần 1
  • Ngôi Nhà Hình Vuông Có Phong Thủy Tốt Nhất? – Công Ty Cổ Phần Pnl
  • Hướng Bếp Hợp Phong Thủy Gia Chủ Tuổi Giáp Tuất – Công Ty Cổ Phần Pnl
  • Những Điều Tối Kỵ Cần Tránh Trong Phong Thủy Bếp Ăn
  • Huế đẹp không chỉ vì dòng sông Hương thơ mộng và phong cảnh hữu tình. Huế còn đẹp bởi Huế có một hệ thống di sản kiến trúc, văn hóa dày đặc và phong phú. Bên cạnh những kiến trúc thành quách, cung đình, lăng tẩm… của vương triều phong kiến xưa, Huế còn có một di sản kiến trúc khác – đó là nhà vườn – một dấu ấn đậm nét vừa mang nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống.

    Từ lối vào nhìn ra, phía ngoài cổng là dòng sông Hương

    Kiến trúc chính là ngôi nhà rường 3 gian 2 chái, với hồ nước lớn xây bằng gạch ở phía trước.

    Nhà vườn Huế là một loại hình kiến trúc đặc sắc, riêng biệt và vẫn tồn tại cùng cuộc sống, cùng thời đại chứ không chỉ là dĩ vãng. Trong hàng trăm, hàng ngàn những nhà vườn từ thành nội ra ngoại ô, thì tiêu biểu nhất là nhà vườn An Hiên, nơi còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hình thái quy hoạch – kiến trúc, môi trường, và thể hiện một cốt cách văn hóa của người dân cố đô.

    Hiên nhà với những hàng cột gỗ kê trên chân tảng hình vuông

     Lịch sử lâu đời cùng những thăng trầm của một ngôi nhà

    An Hiên – chiết tự là “hiên nhà bình an”. Nhà vườn An Hiên nằm ở bờ bắc sông Hương, phía tây kinh thành, thuộc vùng đất Kim Long, nơi xưa kia là thủ phủ của các chúa Nguyễn (nay là địa chỉ số 58 Nguyễn Phúc Nguyên, P.Hương Long, TP.Huế). Cũng như kinh thành và nhiều kiến trúc khác ở Huế, nhà vườn An Hiên cũng quay ra dòng sông Hương thơ mộng và cách không xa ngôi chùa Thiên Mụ nổi tiếng.

    Tấm bình phong trước nhà có hoa văn hình chữ “Thọ”

    Nhà vườn An Hiên có lịch sử khá lâu đời, và dù mang tên An Hiên, nhưng lại có số phận thăng trầm và qua tay nhiều chủ nhân. Theo tài liệu của gia đình, thì trước năm 1895, gia chủ sớm nhất là một công chúa con vua Dục Đức (khi đó dinh cơ này là phủ công chúa). Người chủ tiếp theo là ông Phạm Đăng Khanh (còn gọi là Phạm Đăng Thập), cháu của đại thần Phạm Đăng Hưng thời Gia Long (ông Khanh là cháu gọi bà Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ (Phạm Thị Hằng) bằng cô ruột. Năm 1920, ông Khanh bán toàn bộ khu vườn nhà cho người chủ nhân mới là bà Khâm Điệp. Năm 1936, ông Tham Tề – con trai bà Khâm Điệp bán cho ông Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi (bấy giờ giữ chức Tuần phủ Hà Tĩnh). Ông Nguyễn Đình Chi mất năm 1940 ở tuổi 51, vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến thừa kế và tiếp tục quản lý, gìn giữ khu nhà vườn.

    Chi tiết trang trí trên bờ mái

    Chính bà Xuân Yến là chủ nhân lâu nhất, gìn giữ toàn vẹn nhất và đã nâng cao giá trị nhà vườn An Hiên cho tới khi bà qua đời vào năm 1997. An Hiên đã gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của người nữ chủ nhân này – một người yêu nước, một nhà hoạt động chính trị xã hội đã có nhiều đóng góp cho quê hương Huế. Tuy nhiên, phần lớn thời gian khi An Hiên thuộc sở hữu của bà Đào Thị Xuân Yến là lúc đất nước có chiến tranh, những biến động thời cuộc ở Huế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngôi nhà. Có thời gian An Hiên đã đóng cửa bỏ hoang và chịu nhiều hư hỏng, mất mát.

    Hoa văn được chạm trổ tinh tế ở kèo hiên

    Kiến trúc mẫu mực hòa mình vào thiên nhiên

    An Hiên là một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực của nhà vườn xứ Huế, hòa quyện cùng thiên nhiên và được quy hoạch tuân thủ theo những nguyên tắc phong thủy của kiến trúc truyền thống Phương Đông. Hướng chính của nhà quay ra phía sông Hương. Toàn bộ khuôn viên có hình gần vuông, rộng gần 5.000m2, luôn xanh ngắt màu cây lá. Cổng của khu nhà vườn phía ngoài có dáng vẻ khiêm nhường, ẩn sau những vòm cây rợp bóng. Cổng được xây bằng gạch cuốn vòm với những đường nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc Huế. Phần cuốn vòm trên cánh cổng có trang trí hình hổ phù, hai bên trụ cổng là đôi câu đối, phía trên vòm cổng là một bức hoành cuốn thư nổi có hai chữ An Hiên. Tất cả các chi tiết trang trí này đều được khảm sành sứ. Phía trên cổng là hình hai con dơi sải cánh. Hai cánh cổng gỗ có kiến trúc “thượng song hạ bản” mở ra dẫn vào bên trong…

    Bộ khung với kết cấu gỗ chuẩn mực của thể loại kiến trúc nhà rường. Không gian rất lớn về cả chiều rộng và chiều sâu

    Từ cổng vào nhà đi qua một lối nhỏ dưới những vòm cây mơ đan vào nhau, tạo nên chiều sâu và một cảm giác tĩnh lặng, trang nghiêm. Bố cục của ngôi nhà và các hạng mục phụ trợ cùng khu vườn rất chặt chẽ, hợp lý với tỷ lệ kiến trúc đẹp, phù hợp cảnh quan. Phía trước nhà, nơi kết thúc lối đi với hai hàng mơ là một tấm bình phong có vai trò như một “tiền án” trước nhà. Sau bức bình phong là một bể nước thả hoa súng, đây là yếu tố “minh đường” trong phong thủy. Kiến trúc chính là một ngôi nhà rường 3 gian 2 chái nằm gần như ở trung tâm khu vườn. Ngôi nhà rộng 135m2, có kiến trúc mẫu mực của kiến trúc truyền thống nói chung và thể loại nhà rường Huế nói riêng. Toàn bộ hệ khung kết cấu nhà được làm bằng gỗ, liên kết mộng hoàn toàn. Có tất cả 48 cột, cùng hệ thống vì kèo được làm bằng gỗ mít chạm trổ hoa văn tinh xảo; đòn tay gỗ kiền kiền; ván ngăn trong nhà gỗ lim. Các cột được gối trên những bệ đá hình vuông. Mái lợp ngói liệt nhiều lớp, bờ nóc hai bên đắp rồng chầu, ở giữa đỉnh mái có hình hoa sen…

    Lòng nhà sâu với 5 hàng cột

    Không gian nội thất của ngôi nhà được phân chia rõ ràng theo chức năng sử dụng. Gian giữa là gian thờ, với nguyên tắc bài trí: “tiền Phật hậu linh” (thờ Phật phía trước, thờ tổ tiên phía sau), hai gian hai bên là nơi tiếp khách theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, hai chái nhà cũng tương tự, là nơi ở và sinh hoạt của nam (bên trái) và nữ (bên phải), theo quan niệm xưa thời phong kiến. Điều đặc biệt, ngôi nhà có nhiều kỷ vật rất quý của cung đình triều Nguyễn. Đó là bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu” do vua Bảo Đại ban cho gia đình năm 1937, hiện đang treo ở gian giữa, và nhiều bài thơ của Vua Thành Thái, hiện cũng được treo ở nơi tiếp khách trong nhà.

    Bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu” do vua Bảo Đại ban năm 1937

    Chốn bình yên với cây cối 3 miền, hoa trái 4 mùa

    Không chỉ là một ngôi nhà đặc biệt lưu dấu nhiều thế hệ danh gia vọng tộc, không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp hòa quyện cùng cảnh quan thơ mộng, An Hiên thực sự còn là một không gian sinh thái, một vườn cây đây hương sắc của 3 miền đất nước với hoa trái 4 mùa.

    Nhiều hàng cây, gốc cây nơi đây đã có hàng chục năm tuổi, như hàng mơ ở lối vào được trồng từ những năm 1940. Nhiều loại cây ăn quả, nhiều giống cây quý hiếm khắp 3 miền cũng được đưa về đây tụ hội. Có thể kể tới những măng cụt, sầu riêng, thanh long… của miền Nam; mơ, hồng, vài thiều… của miền Bắc; thanh trà, dâu, vả… của miền Trung và Huế. Có những gốc cây thật đặc biệt, như cây hồng xiêm Tiên Điền do cụ Nghè Mai – chắt nội đại thi hào Nguyễn Du mang từ quê hương Nghi Xuân – Hà Tĩnh tặng Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi. Đây là một loài hồng quý, không có hột, rất thơm ngon. Hay có thể kể tới 13 gốc măng cụt Giang Châu, một loại quả quý nổi tiếng xứ Huế chuyên được dâng cho vua.

    Bên cạnh cây ăn quả là các loài hoa. Vườn An Hiên cũng là một vườn hoa. Mùa xuân hoa mơ nở trắng lối vào, mùa hè hoa súng nở đỏ trên mặt nước, và bao nhiêu loài hoa khác thay nhau nở 4 mùa: trà mi, mộc, mẫu đơn, nhài, hải đường, thạch lựu, sứ, thủy tiên, ngọc lan, tường vi, thiên lý, hoàng mai, bạch mai…

    Góc ký ức của ngôi nhà

    Hơn một trăm năm, An Hiên đã trải qua bao đời chủ nhân, trải qua bao thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian. Đã có những lúc nơi này bỏ hoang không người ở, ngôi nhà bị nhiều mất mát, hư hại. Dẫu vậy thì cho đến ngày hôm nay, An Hiên đã chứng minh được sức sống bền bỉ, cũng như một giá trị kiến trúc – văn hóa – tinh thần sâu sắc.

    Giờ đây, nhà vườn An Hiên là một chốn bình yên, một địa chỉ văn hóa của đất cố đô. Ở nơi này, người ta có thể cảm nhận được một thế giới khác cuộc sống bên ngoài: sâu hơn, chậm hơn và bình lặng hơn. Đó là một không gian êm đềm, thư thái, một nơi chốn thâm trầm và yên tĩnh. Đó là nơi giao hòa thiên nhiên và con người, là nơi lắng lại để trở về với quá khứ…

    Bài và ảnh: Hà Thành

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nền Nhà Thấp Hơn Mặt Đường Là Tốt Hay Xấu ?
  • Tương Truyền, Dãy Hoành Sơn Có Long Huyệt, Nơi Chôn Cất Tốt Có “Mả Phát Đế Vương”.
  • 5 Vật Phẩm Phong Thủy Giúp Dược Sĩ Hút Vượng Khí Vào Nhà Thuốc
  • Mẹo Phong Thủy Giúp Dược Sĩ “Hút” Vượng Khí Vào Nhà Thuốc
  • Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn

Tìm Về Huế Xưa Tại Nhà Vườn An Hiên Dịp Cuối Năm

--- Bài mới hơn ---

  • Phong Thủy Trong Kiến Trúc Nhà Vườn Huế
  • Không Phải Ai Cũng Biết: Tại Sao Nhà Vườn Huế Luôn Thuận Theo Quy Luật “dịch Lý” Và “phong Thủy”?
  • 10+ Mẫu Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Nhất 2022
  • Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Hiện Đại
  • Thiết Kế Nhà Lô Góc Phố, Thiết Kế Nhà Phố, Nhà Vát Góc, Nhà 2 Mặt Tiền
  • Vốn là một địa điểm nhỏ nhắn và đơn sơ, nhà vườn An Hiên chỉ mới được biết đến trong một năm gần đây, sau sự ra mắt của dự án quảng bá văn hóa Việt – Hàn “Nàng thơ xứ Huế”. Là một địa điểm “mới” chứa chất không khí “cũ”, nhà vườn An Hiên xứng đáng là một trong những nơi hút khách, đặc biệt là những ai muốn trải nghiệm một chút cổ kính của Cố đô.

    Nhà vườn An Hiên tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, thành phố Huế. Khiêm tốn nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng, phải nói nơi đây có một vị trí địa lí hết sức hữu tình. Nhà vườn vừa mang nét đẹp cổ kính, uy nghiêm của kiến trúc cung đình nhưng đồng thời cũng toát lên sự chất phác, giản dị của kiến trúc dân gian đất Huế.

    Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19 với tổng diện tích hơn 4.600 m 2, nhà vườn thuộc về công chúa thứ 18 của Hoàng Đế Dục Đức. Qua hai lần đổi chủ, năm 1936 ông Nguyễn Đình Chi đã mua lại ngôi nhà từ ông Tùng Lễ. Và kể từ năm 1940, sau khi ông Nguyễn Đình Chi qua đời, bà Đào Thị Xuân Yến là người tiếp quản ngôi nhà vườn cho đến hiện nay. Bà là người có công rất lớn trong việc giữ gìn và quảng bá hình ảnh nhà vườn.

    Qua hơn một thế kỷ tồn tại, nhà vườn An Hiên vẫn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng của nó. Tuy nhiên với thời tiết xứ Huế, nhà vườn vẫn không tránh khỏi số phận rêu phong bào mòn.

    Bước vào cánh cổng giản dị được xây bằng gạch vôi vữa là một con đường đất kéo dài hơn 20 m, bao phủ hai bên bởi hai dãy cây bạch mai đan xen một cách tạo nên sự thanh tĩnh, dẫn đến một cái bình phong đậm chất kiến trúc Huế được trang trí bởi chữ “Thọ” được điêu khắc tỉ mỉ. Thông thường sẽ có bà chủ hoặc một người trông coi đón tiếp bạn tại địa điểm này.

    Rẽ hai bên vượt qua bình phong là sẽ đến với khuôn viên chính của nhà vườn, gồm một căn nhà 3 gian và ở trước là một hồ lớn với hai loại hoa sen và súng bao phủ xanh mướt. Nếu đi đúng mùa sen nở thì còn gì bằng.

    Toàn bộ căn nhà 3 gian đều được xây dựng bằng gỗ. Các cột chính cùng hệ thống vì kèo của căn nhà đều được điêu khắc, chạm trỗ tinh tế. Mái ngói được lợp nhiều lớp ngói, pha lẫn màu nâu của gạch nung và màu rêu qua năm tháng. Hai bên mái ngói trang trí bởi rồng chầu và hoa sen ở trên đỉnh ngói, đúng như phong cách kiến trúc truyền thống Á Đông.

    Chức năng chủ yếu của ngôi nhà cổ này là dùng để thờ phụng và tiếp khách. Nơi đây từng tiếp hàng trăm đoàn khách văn hóa và nhiều đoàn khách VIP trong nước cũng như ngoại quốc khi họ đến thăm hoặc công tác tại Huế.

    Ở gian chính giữa được thiết trí các bàn thờ theo nguyên tắc “tiền phật hậu linh”. Hai gian hai bên được bố trí để sinh hoạt, gồm có nhiều bộ bàn ghế cùng các bộ ấm chén uống chè đậm chất xứ Kim Long. Các người chủ quá cố của ngôi nhà đã cất công sưu tầm rất nhiều bức hoành phi mang nội dung văn học và triết lí sâu sắc.

    Nếu muốn tận dụng thời gian, bạn có thể ra ngoài dạo quanh vườn vì khuôn viên thực sự rộng hơn nhiều so với những gì trong ảnh thể hiện. Vườn có nhiều loại cây ăn quả như măng cụt, mít,… cùng hàng trăm loài hoa quý hiếm được các đời chủ sưu tầm tìm giống và chăm sóc.

    Sau nhiều thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, nhà vườn An Hiên vẫn còn đó, thầm sống một cách điềm tĩnh trước một thành phố Huế đang hiện đại hóa. Bước một chân vào cổng nhà vườn An Hiên chính là bước một chân về với Kinh Đô những năm của hai thế kỷ trước. Đến lần một rồi, bạn sẽ muốn đến lần hai. Vì ma lực nơi đây đã khiến bạn yêu Huế từ lúc nào không hay!

    • Với lệ phí duy trì kiến trúc là 20.000 VND / người, bạn có thể tham quan tự do trong khuôn viên nhà vườn mà không hề bị giới hạn thời gian. Phải nói là “bèo” hơn nhiều so với phí tham quan các công trình lịch sử ở Huế.

    Tác giả: Nguyễn Đức Lê Hoàng *Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đến Thăm Nhà Vườn An Hiên Đẹp Nhất Tp Huế
  • Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Nhà Trắng
  • Lỗi Phong Thủy Nhà Thấp Hơn Mặt Đường: Hóa Giải Sao Cho Đúng?
  • Lỗi Phong Thủy “nhà Thấp Hơn Mặt Đường” Và Cách Hóa Giải
  • Nền Nhà Thấp Hơn Mặt Đường: Hóa Giải Sao Cho Đúng?

Nhà Vườn Huế: Nơi Bảo Tồn Thuần Phong Mỹ Tục Của Dân Tộc

--- Bài mới hơn ---

  • Chữ L Ngược Và Hai Vụ Thảm Sát Rúng Động Dư Luận
  • 30+ Mẫu Nhà Hình Vuông Đẹp Mê Mẩn Cho Năm 2022 Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
  • Phong Thủy Nhà View Sông Liệu Có Tốt ?
  • Lý Do Bất Động Sản Ven Sông Được Ưa Chuộng
  • Chọn Nhà Ven Sông: Chọn Phong Cách Sống Khác Biệt
  • Ở một khía cạnh khác, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính thì nhận xét: “Huế – một đô thị không gào thét; một đô thị khảm nạm vào thiên nhiên, và thiên nhiên vẫn còn ngự trị với vai trò chủ đạo”…

    Đúng vậy, là kinh đô của triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945), xứ Thuận Hóa, đặc biệt là vùng trung tâm Phú Xuân – Huế, nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, với sông Hương, núi Ngự hòa quyện vào nhau tạo nên một thể thống nhất, với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình đậm chất Huế. Chính yếu tố thiên nhiên hữu tình, cộng thêm con người từ lâu đã muốn hoà mình vào với thiên nhiên, trời đất cây cỏ, đặc biệt là quan niệm nếp nhà phải gắn với mảnh vườn là cơ sở để Huế quy tụ nhiều khu vườn ngự, vườn lăng, vườn phủ, vườn nhà… mà gọi chung là nhà vườn Huế.

    Đa số nhà vườn Huế tập trung nhiều ở nội thành và vùng phụ cận như các khu phố Gia Hội, Kim Long, Nguyệt Biều, Bao Vinh và Vĩ Dạ bởi lẽ, thời xưa đây là nơi ở của những hoàng tử, công chúa, các quan đại thần được nhà vua ban, cấp đất để xây dựng phủ đệ cho mình.

    Theo nhiều tài liệu lịch sử được ghi chép lại, dưới triều Nguyễn có quy định cho các hoàng tử, hoàng thân khi đến tuổi 16-18 bắt đầu được phong tước, cấp đất lập phủ riêng, rồi thành gia lập thất. Việc cấp đất cho các công chúa đã hạ giá (lấy chồng) và quý thích (họ ngoại) cũng diễn ra. Bên cạnh đó, các thương gia giàu có cũng lập cho mình một chốn đi về an yên. Từ đó, đã tạo nên một hệ thống phủ đệ quy mô lớn, những phủ đệ này khi chủ nhân qua đời sẽ trở thành nơi thờ cúng. Tùy theo chức tước và sở thích của chủ nhân mà mỗi vườn, mỗi phủ đều có tên gọi khác nhau tạo nên một hệ thống vườn, phủ riêng có ở Huế. Những cảnh nhà, cảnh vườn ở đây được chăm bẵm và xây dựng thành một thể thống nhất, tạo nên một môi trường sống mở, mà ở đó con người có thể hòa mình vào với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá.

    Lối vào ngôi nhà vườn được chủ nhân trồng hai hàng cây xanh phủ bóng mát rượi. Nhiều nhà vườn bị biến mất

    Như Phan Thuận An – nhà nghiên cứu văn hóa Huế – từng nói: “Nhà vườn Huế là sư kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đó là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong đó có đạo lý truyền thống gia đình. Nhìn cảnh quan của một nhà vườn Huế, con người có thể nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân”…

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có khoảng 690 ngôi nhà truyền thống (còn gọi là nhà rường) trong đó có hơn 50 ngôi nhà được xem là di sản có một không hai của nhân loại. Kiến trúc phủ phòng phản ánh cho văn minh văn hóa cố đô Huế thế kỷ XIX. Riêng TP. Huế còn khoảng 330 nhà vườn, bao gồm các loại hình phủ đệ và nhà ở của dân, đều gắn với mảnh vườn rộng ít nhất từ 400 mét vuông trở lên để tạo nét đặc trưng nhà vườn Huế. Đa số tập trung ở khu phố cổ Gia Hội, tập trung tại các trục đường chính Chi Lăng – Bạch Đằng – Nguyễn Du – Nguyễn Chí Thanh.

    Được xây theo luật “dịch lý” và “phong thủy”, nhà vườn Huế là tập hợp của một hệ thống kiến trúc sắp xếp theo chiều Bắc – Nam. Tuy rộng hẹp mỗi nhà vườn, phủ đệ khác nhau, nhưng nhà nào cũng có kiến trúc tổng thể giống nhau, bao gồm: cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà. Cổng thường xuyên xây bằng gạch, lối vào ngõ thường được trồng những hàng cây dâm bụt hoặc chè tàu cắt xén cẩn thận. Bình phong thường được xây bằng gạch. Sau bình phong là bể cạn có hòn non bộ để nuôi cá cảnh, một mảnh sân rộng rồi mới đến nhà. Xung quanh nhà trồng rất nhiều cây ăn trái, hoa quanh năm tươi tốt. Giữa khu vườn tươi đẹp, một ngôi nhà rường truyền thống thường được xây dựng. Nhà rường được làm bằng gỗ, kết cấu thay vì đóng đinh là kỹ thuật ghép mộng cực kỳ tinh xảo. Nhà rường có nhiều dạng, nhỏ thì một gian hai chái, ba gian hai chái, hoặc rộng lớn năm gian hai chái. Trong nhà rường thường trưng bày sập gụ, tủ chè, các bức hoành phi, câu đối và rất nhiều đồ cổ.

    Có thể nói, nhà vườn là nơi toát lên một phong cách sống của người Huế, là một nét đẹp trong tổng thể kiến trúc – nghệ thuật – văn hóa Huế. Nói như nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì đó là “môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

    Tuy nhiên, khi đời sống văn hóa đang phải đối diện với tình hình mất cân đối giữa phát triển và bảo tồn, sự “khủng hoảng” về nhà ở đã từng bước làm biến dạng những khu nhà vườn do phải chia nhỏ để xây nhà phục vụ dân sinh, cộng thêm nhiều yếu tố khách quan khác đã làm cho nhiều nhà vườn Huế dần bị biến mất.

    Từ năm 1976 đến năm 1990, nhiều nhà vườn ở Huế bị biến dạng trầm trọng, việc cắt đất trong khuôn viên nhà vườn để chia chác, mua bán là nguyên nhân làm biến mất hẳn một số phủ đệ như phủ Diên Khánh vương (Vỹ Dạ), phủ An Phước quận vương và phủ Hoài Đức (Gia Hội), vườn Mai Viên của cụ Đào Tấn ở đường Nguyễn Du cũng cùng chung số phận. Sau khi các cơ quan thông tấn báo chí, Hội Kiến trúc sư cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa Huế lên tiếng, từ năm 2006 trở lại đây, nhà vườn Huế đã được hồi sinh.

    Hồi sinh làm du lịch

    Và, khi nhiều nhà vườn Huế đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, ngày 25/4/2015 HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và hỗ trợ nhà vườn Huế đặc trưng”, theo đó, sẽ tập trung từ 25-40 nhà vườn Huế đặc trưng để hỗ trợ bảo tồn trong giai đoạn 2022-2020. Tùy theo quy mô, vị trí, giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử, hiện trạng nhà vườn sẽ được hỗ trợ đến 700 triệu đồng/ nhà (loại 1), không quá 500 triệu đồng/ nhà (loại 2) và không quá 400 triệu đồng/ nhà (loại 3) để trùng tu, hỗ trợ người dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao giá trị hình ảnh Cố đô Huế.

    Trong 2 năm 2022 và 2022 đã có 21 nhà vườn được phê duyệt kinh phí hỗ trợ trùng tu, bảo tồn. Chính sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền đã từng bước làm hồi sinh nhiều nhà vườn có giá trị văn hóa – lịch sử – kiến trúc tiêu biểu của xứ Huế. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa bảo tồn và làm du lịch nhà vườn còn là một hướng đi mới đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.

    Nhiều năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình ở hai làng cổ Lương Quán và Nguyệt Biều (thuộc phường Thủy Biều, TP Huế) nơi có đặc điểm sinh thái lý tưởng cùng hệ thống nhà vườn cổ rất đặc trưng của xứ Huế đã chủ động kết nối, tổ chức các tour du lịch homestay, tham quan trải nghiệm và nghỉ dưỡng dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

    Nhiều chủ nhà vườn phối hợp với chính quyền, các công ty lữ hành xây dựng thành một chuỗi liên kết đã làm cho số lượng khách du lịch đến thăm nhà vườn tăng lên theo từng năm. Cùng với việc phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sản phẩm du lịch nhà vườn đang là một thế mạnh không thể phủ nhận của du lịch Huế. Tiêu biểu như nhà vườn An Hiên ở Kim Long hay vườn nhà cụ Đô ở Gia Hội, nhà vườn công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn Gia Hưng vương, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc… đang là thế mạnh của ngành du lịch Thừa Thiên – Huế.

    Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: hiện UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu ngành Du lịch phối hợp với chính quyền địa phương mời gọi các công ty du lịch, đơn vị lữ hành mở rộng loại hình tour, tuyến và tham gia vào các hoạt động du lịch tại nhà vườn Huế.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nhà Thấp Hơn Mặt Đường Và Cách Hóa Giải Hợp Phong Thủy
  • Chọn Hướng Nhà Theo Tuổi, Theo Mệnh Gia Chủ
  • Long Mạch Của Vương Triều Tây Sơn
  • Tương Truyền, Dãy Hoành Sơn Có Long Huyệt, Nơi Chôn Cất Tốt Có “mả Phát Đế Vương”.
  • Dược Sĩ Bài Trí Nhà Thuốc Thế Nào Để Hút Tài Lộc?

Không Phải Ai Cũng Biết: Tại Sao Nhà Vườn Huế Luôn Thuận Theo Quy Luật “dịch Lý” Và “phong Thủy”?

--- Bài mới hơn ---

  • 10+ Mẫu Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Nhất 2022
  • Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Hiện Đại
  • Thiết Kế Nhà Lô Góc Phố, Thiết Kế Nhà Phố, Nhà Vát Góc, Nhà 2 Mặt Tiền
  • Ngôi Nhà Hình Vuông Có Phong Thủy Tốt Nhất?
  • Nhà Hình Vuông Là Tốt Nhất Trong Phong Thủy
  • Không gian văn hóa nhà vườn Huế bảo lưu những giá trị văn hóa vật thể và cả phi vật thể từng gia đình. Trải qua bao năm tháng, thời gian vẫn không làm phai mờ vẻ đẹp văn hóa nghệ thuật, kết tinh thành vẻ đẹp văn hóa kiến trúc đặc trưng trên mỗi di tích nhà vườn.

    Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, “nhà vườn Huế là sư kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

    Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được xây dựng năm 1921 trên mảnh vườn rộng gần 2.400 m2 tọa lạc vùng đất Gia Hội xưa, có kiến trúc cổng tam quan lạ mắt. Lối vào phủ thờ được mở từ phía sau ngôi nhà uốn lượn giữa hai hàng cau và hàng chè tàu trước mặt đường.

    Đó là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong đó có đạo lý truyền thống gia đình. Nhìn cảnh quan của một nhà vườn Huế, con người có thể nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân”.

    Kiến trúc nhà vườn Huế được chia làm hai yếu tố “Nhà” và “Vườn”. Hầu hết kiến trúc nhà vườn Huế đều xây dựng theo quy luật “dịch lý” và “phong thủy” gồm: Cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân nhà.

    Cổng thông thường được xây bằng gạch, lối vào được trồng những hàng dâm bụt hoặc chè tàu được cắt xén cẩn thận dẫn vào bức bình phong, sau bình phong là bể cạn, hòn non bộ, hồ trồng sen, hoa súng và nuôi cá cảnh…

    Khác với ngôi nhà truyền thống, phủ thờ có tổ hợp kiến trúc lạ mắt với bể cạn trồng hoa súng và tiền án hòn non bộ được tạo tác từ những khối đá với mô hình thu nhỏ đình, tạ, cầu, tháp kỳ thú.

    Hồ sen rộng phía trước phủ thờ ví như minh đường khiến du khách ghé qua đây cảm nhận được không khí trong lành, thanh tịnh bên cạnh những loại thảo mộc bon sai, tiểu cảnh, chậu hoa đầy hương sắc.

    Trong khu nhà vườn, không thể thiếu ngôi nhà rường. Nhà rường thường được làm bằng gỗ, cầu kỳ hóa bằng nhiều nét hoa văn chạm trổ, có kết cấu kỹ thuật mộng tinh xảo.

    Nhà rường có nhiều dạng: một gian hai chai, ba gian hai chái, năm gian hai chái, nhà rường lầu,…Trong nhà bày sập gụ, tủ chè, treo hoành phi, câu đối, đồ đạc được bài trí hợp lý tạo thần thái riêng biệt.

    Không gian đẹp nhà vườn Huế tọa lạc tại phường Kim Long, Gia Hội, Phú Hiệp Vỹ Dạ, Phú Mộng, Phường Đúc, An Cựu, Bao Vinh, Nguyệt Biều…Trong đó, sản phẩm du lịch nhà vườn như nhà vườn An Hiên ở Kim Long, nhà vườn Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc, nhà vườn Gia Hưng Vương,.. đang là thế mạnh của du lịch Huế.

    Nội thất phủ thờ Ngọc Sơn bố trí trong nhà rường 3 gian hai chái theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” với hoành phi, câu đối …đặc sắc. Đây là một trong những ngôi nhà vườn được đưa vào đề án bảo tồn loại 1.

    Ngôi nhà rường chất liệu quan trọng nhất là gỗ có cột, kèo, xuyên, trến, xà, đòn tay, rui, phần giữa có rầm thượng, phía trên lợp ngói liệt trông rất chắc chắn giúp mát mẻ trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông.

    Nhà vườn An Lạc Viên, ngôi nhà đặc trưng vùng Phú Mộng- Kim Long được xây dựng năm 1888. Gia chủ ngôi nhà này trước kia là vị quan nhỏ thời vua Thành Thái.

    Bên ngoài nhà, xây dựng hai bể cạn xi măng đựng nước đặt hai bên nhà bên trên có hòn giả sơn tượng trưng cho “sơn”, thủy” làm tăng vẻ đẹp ngôi nhà và đề phòng khi lửa cháy. Theo gia chủ Võ Văn Long, đây là loại gốm sứ làm từ thời nhà Thanh bên Trung Quốc.

    Nhà vườn An Hiên (thôn Xuân Hòa, Hương Long) hướng ra dòng Hương thơ mộng được hình thành từ cuối thế kỷ 19, đánh giá là nhà vườn đẹp nhất đất Thần Kinh. Nhà vườn An Hiên là kiến trúc mẫu mực, tiêu biểu cho nhà vườn xứ Huế.

    “Tiền án” bình phong trước nhà có kiến trúc thanh thoát, nhẹ nhàng, ở giữa có chữ “thọ” và hai bên có chữ “song hỉ”.

    Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật quý cung đình triều Nguyễn hoành phi, câu đối, thơ văn. Đặc biệt, bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu”do vua Bảo Đại ban cho gia chủ năm 1937.

    Với tổng diện tích gần 5.000 m2, xung quanh ngôi nhà được trồng hơn 50 loài hoa và cây ăn quả xum xuê từ ba miền đất nước như măng cụt, hồng, sầu riêng, bưởi, mít, vả… Người Pháp từng ví nơi đây như thiên đường thu nhỏ giữa lòng Huế.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phong Thủy Trong Kiến Trúc Nhà Vườn Huế
  • Tìm Về Huế Xưa Tại Nhà Vườn An Hiên Dịp Cuối Năm
  • Đến Thăm Nhà Vườn An Hiên Đẹp Nhất Tp Huế
  • Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Nhà Trắng
  • Lỗi Phong Thủy Nhà Thấp Hơn Mặt Đường: Hóa Giải Sao Cho Đúng?

Có Một Nhà Vườn An Hiên Đẹp Nhất Xứ Huế Vẫn Còn Giữ Nét Cổ Kính

--- Bài mới hơn ---

  • Thiết Kế Nhà Vát Góc Hai Mặt Tiền
  • 10+ Mẫu Thiết Kế Nhà 2 Mặt Tiền Vát Góc Đẹp Nhất 2022
  • Nhà Hình Vuông Trong Phong Thủy
  • Đầu Năm Nói Chuyện Phong Thủy Nhà Ven Sông
  • Đầu Năm Nói Chuyện Phong Thủy Nhà Ven Sông ” Saigon Villas
  • Cùng với Cầu Gỗ Lim Huế, thì Nhà Vườn An Hiên cũng là một trong những địa chỉ mà có rất nhiều du khách tìm đến để tham quan và du lịch và là đẹp nhất xứ Huế.

    I. Vì sao Nhà Vườn An Hiên đẹp nhất xứ Huế

    1.Vị trí của Nhà Vườn An Hiên

    Tọa lạc tại vị trí vô cùng đắc địa trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (58 Nguyễn Phúc Nguyên ) , thành phố Huế .Với hướng nhìn ra dòng sông Hương thơ mộng cùng với kiến trúc đặc trưng của ngôi nhà vườn ở Huế . Giữa những lăng tẩm cổ kính , những ngôi nhà hiện đâị của thời đại HIện đại hóa đất nước , ngôi Nhà vườn An Hiên này vẫn giữu được cho mình những gì mộc mạc nhất , cổ kính nhất của một ngôi nhà vườn được xem là đẹp nhất xứ Huế .

    2.Nhà vườn An Hiên được xây dựng khi nào

    Nhà Vườn An Hiên được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX , chính xác là vào năm 1883, được xây dựng cho vị công chúa thứ 18 của vua Dục Đức . Lúc bấy giờ nơi này trở thành phủ công chúa và lấy tên là Phủ An Hiên. Đến năm 1895,ngôi nhà vườn này thuộc về quyền sở của ông Phạm Đăng Khanh, con trai của một vị Đại thần thời Gia Long, cháu ruột gọi cô của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ.

    Đến năm 1920, ông Khanh nhường lại toàn bộ khu nhà vườn ấy cho ông Tùng Lễ, một ông phú có nhiều ruộng đất, nhà cửa khắp tỉnh lúc bây giờ , ông nổi tiếng là người có tấm lòng nhân đức đối với dân nghèo.

    Năm 1936, sau khi nghe được câu chuyện nhân đức của chủ ngôi nhà vườn này , ông Nguyễn Đình Chi, bấy giờ đang giữ chức Tuần phủ tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định mua lại khu nhà vườn để được sống ttrong sự nhân đức ấy.

    Sau khi ông mất, vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến (hay còn gọi là bà Tuần Chi) tiếp tục quản lý, chăm sóc và nâng cao giá trị khu nhà vườn An Hiên cho đến khi bà tạ thế vào năm 1997.

    Lúc sinh thời , 2 vợ chồng Tuần Chi đều là những người có địa vị và được coi trọng trong xã hội .Bà Tuần Chi là người phụ nữ miền trung đầu tiên đỗ tứ tài tây , bà còn là hiệu trưởng của trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế vào thập niên 1950.

    Nhà vườn An Hiên cũng vì thế mà trở thành nơi thường lui tới của biết bao mặc khách tao nhân và trí thức, trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như , nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Huy Cận,nhạc sĩ Phạm Tuyên…

    Đây cũng là nơi bà đã từng tiếp hàng trăm đoàn khách văn hóa và ngoại giao trong và ngoài nước .sau này ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của người con dâu là bà Phan Thị Hoàng Oanh và bốn người cháu nội hiện nay đag sinh sống tại Pháp .Đến tháng 7 năm 2022 , với mong muốn bảo tồn và phát triển nhà vường hơn nữa ngôi nhà đã được nhượng lại và thuộc quyền cở hữu của công ty Công ty TNHH Khách sạn Silk Path.

    3.Phong Thủy Nhà Vườn An Hiên

    Trải qua hơn một thế kỷ , sau nhiều lần trùng tu do những cơn bão , chiến tranh ,ngôi nhà vườn này hầu như vẫn dũ đưcọ nguyên vẹn kiến trúc ban đầu của nó .

    Nằm trên nền khu đất rộng gần 6500m2, nhà vườn An Hiên có lối kiến trúc mang đậm nét độc đáo , đặc trưng của người Huế ,lối kiến trúc này cũng cũng chịu hảnh hưởng từ quan niệm phong thủy .

    Ngôi nhà như hòa quyện với thiên nhiên : phía trước có sông Hương thơ mộng, qua cổng là lối đi dài và rộng , tiếp đến là bình phong, hòn non bộ , sân, bồn hoa, cây cảnh , cuối cùng là ngôi nhà rường cổ uy nghi nằm khiêm tốn giữa khu vườn rộng rãi, thoáng mát.

    Theo quan niệm của người xưa khi xây dựng nhà ,thì cổng nhà , hàng rào thể hiện được cái riêng của chủ nhà . Lối đi từ nhoài cổng thường được làm từ những hàng cây hay những hàng chè tàu được cắt tỉa cẩn thận .

    Tiếp đến là bức bình phong , mang ý nghĩa vô cùng quan trọng , nó vừa tạo vẽ kính đáo cho căn nhà mà còn có mục đích ngặn những thứ xấu xa không cho vào nhà . Hòn non bộ ,Sân ,cây cảnh , hoa tạo cảm giác thoải mát và thanh bình cho khách khi bước vào đây .

    4.Kiến trúc Nhà Vườn An Hiên

    Kiến trúc chính là một ngôi nhà rường cổ này là 3 gian 2 chái rộng 135m2, mái nhà được lợp theo kiểu mang cá xếp chồng lên nhau , trên mai là hình ảnh rồng chầu 2 bên và có bông sen ngay chính giữa thể hiện sự thanh tao của ngôi nhà.

    Toàn bộ hệ thống khung, cột, kèo đỡ trong nhà đều được làm hoàn toàn bằng gỗ mít với những hoa văn, họa tiết chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo. Đặc biệt, ngôi nhà vườn này còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật quý của cung đình triều Nguyễn : bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu” do vua Bảo Đại ban tặng cho gia đình năm 1937 treo ở gian giữa, và nhiều bài thơ của vua Thành Thái treo ở nơi trong phòng khách trong nhà.

    Không gian nội thất của ngôi nhà được phân chia một cách rõ ràng theo từng chức năng sử dụng .Đây là mẫu kiến trúc truyền thống và tiêu biểu thể hiện rõ nét nghệ thuật xây dựng của Huế dưới thời Nguyễn.

    5.Vườn cây trái 4 mùa

    Ngoài kiến trúc tuyệt đẹp và đọc đáo kết hợp với những cảnh quan thơ mộng tiêu biểu cho lối nhà vườn xưa, An Hiên còn là không gian sinh thái hội tụ đủ các loại cây trái của 3 miền và hương vị của 4 mùa .

    Nơi đây có nhiều góc cây có tuổi thọ lâu đời và là nơi hôi tụ cây trái 3 miền như :mơ, hồng, vải thiều… của miền Bắc; thanh trà, dâu, vả… của miền Trung; măng cụt, sầu riêng, thanh long… của miền Nam.

    Đặc biệt, trong vườn có giống cây hồng xiêm Tiên Điền do cụ Nghè Mai , là chắt nội đại thi hào Nguyễn Du mang từ quê hương Nghi Xuân – Hà Tĩnh tặng Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi và 13 gốc măng cụt Giang Châu, một loại quả quý nổi tiếng xứ Huế dành để dâng cho vua.

    6.Nhà vườn An Hiên với du lịch Huế

    Hiện nay khi đến tham quan nhà vườn An Hiên bạn có thể thưởng thức chương trình ca Huế hằng ngày tại nhà vườn vào 2 khung giờ: Buổi sáng: 9h – 10h15; Buổi chiểu:15h – 16h15. Giá vé vào nhà vườn là 20.000 / người .

    II. Tổng kết

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nhà Biệt Thự Trước Cao Sau Thấp Và Cách Hóa Giải Đơn Giản Mà Khoa Học
  • Thăm Ngôi Nhà Đẹp Của Nước Mỹ
  • Hé Lộ Lời Giải Phong Thủy Cho Nhà Trong Hẻm Cụt Khiến Ai Cũng Giật Mình Pt219107
  • Đặt “tên” Và “bảng Hiệu” Nhà Thuốc Theo Phong Thủy Như Thế Nào Để Phát Tài, Phát Lộc?
  • Cẩm Nang Phong Thủy Giúp Nhà Thuốc Buôn May Bán Đắt

Đá Phong Thủy Thừa Thiên Huế, Cửa Hàng Đá Phong Thủy Ở Huế

--- Bài mới hơn ---

  • 9 Quy Luật Đặt Bàn Làm Việc Theo Phong Thủy
  • Phong Thủy Tại Đất Nước Singapore
  • Phương Vị Và Cách Bố Trí Bàn Làm Việc Theo Tuổi Hợp Phong Thủy
  • 6 Lưu Ý Bài Trí Phong Thủy Bàn Làm Việc Mang Lại May Mắn
  • 【Thước Lỗ Ban Chuẩn 】
  • Đá Phong Thủy cái tên dường như đã rất quen thuộc với tất cả người dân nơi Thừa Thiên Huế. Nhà Sàn chúng tôi là 1 cửa hàng bán Đá Phong Thủy với rất nhiều loại đá khác nhau cùng với hàng trăm mẫu mã rất bắt mắt và đẹp đẽ. Đá Phong Thủy đã được hình thành cách đây hàng triệu năm trở về trước và ngày nay đã hoàn toàn trở thành 1 người bạn với tất cả mỗi gia đình.

    Đá Phong Thủy đã được người dân Thừa Thiên Huế ứng dụng trong rất nhiều việc khác nhau từ trấn trạch nhà cửa hay làm trang trí cho căn phòng của mình. Đá Phong Thủy mang lại cho người sử dụng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Việc sử dụng Đá Phong Thủy giúp bảo vệ chủ nhân tránh khỏi những nguy hiểm cũng có thể giúp phòng chống được 1 số căn bệnh trên cơ thể.

    1. Đá Thạch Anh Phong Thủy Thừa Thiên Huế

    – Trong tất cả các loại đá dùng trong phong thủy hóa giải năng lượng thì Đá Thạch Anh được xem như là loại đá được sử dụng nhiều nhất và Đá Thạch Anh cùng là loại đá đang phân bố rộng rãi và nhiều nhất trên thế giới.

    Đá Thạch Anh rất da dạng và phong phú về màu sắc, mang rất nhiều màu sắc khác nhau (đen – tím – xanh – vàng – hồng – trắng,…)

    – Đá Thạch Anh mang trong mình 1 nguồn năng lượng dượng mạnh mẽ có thể bảo bệ chủ nhân tránh khỏi những nguy hiểm, đem lại sự bình an cho người sử dụng. Nếu gia đình có Đá Thạch Anh đặt trong nhà sẽ giúp phong thủy nhà, đẩy các luồng khí âm, các luồng khí độc hại ra khỏi ngôi nhà, làm cho gia đình luôn luôn được bình an và hạnh phúc.

    2. Gỗ Hóa Thạch Phong Thủy Thừa Thiên Huế

    còn có tên gọi khác là Gỗ Hóa Thạch đang được Nhà Sàn chúng tôi tìm kiếm và đã có rất nhiều sản phẩm đẹp và thu hút người nhìn. Gỗ Hóa Thạch là tiềm thân của những cây gỗ bị chôn vùi hàng triệu năm trong nham thạch, các dung dịch chảy vào các thớ cây rồi hóa thành đá, vì vậy Gỗ Hóa Đá và có độ cứng tương đương với Đá Mã Não và Đá Caxedon. Gỗ Hóa Thạch

    – Gỗ Hóa Thạch giúp bồi bổ cơ thể, khơi dậy tiềm năng tiềm ẩn và có thể đuổi trừ âm khỉ – làm tăng cường năng lượng. Gỗ Hóa Thạch được ứng dụng rất nhiều trong việc chữa bệnh: giúp ngăn ngừa và cải thiện 1 số căn bệnh như đau nhức khớp – viêm thấp khớp và 1 số căn bệnh lên quan đến thân. Những người hay có triệu chứng sợ hãi vô cớ thì đây là 1 trong những phương pháp giải quyết hiện tượng này.

    3. Đá Caxedon Phong Thủy Thừa Thiên Huế

    – Được mệnh danh là Đá Niềm Vui cho nên có thể xua đi được nỗi buồn phiền, những cơn giận dữ, tạo ra được 1 tâm trí thoải mãi và tiếp bước cho động lực. Thúc đẩy mạnh mẽ theo đuổi ước mơ, niềm đam mê của chính mình.

    – Đá Caxedon có rất nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là trắng xám, xám xanh và nâu đến đen, có ánh sáp và đôi khi mờ. Đá Caxedon không hoàng toàn là Đá Quý mà được xem là Đá Bán Quý, trong tự nhiên có rất nhiều loại khác nhau.

    là 1 loại Đá Phong Thủy đang được rất nhiều chủ nhân tìm đến, là biểu tượng của sức khỏe, sự hưng thịnh và trường thọ.

    – Sử dụng Đá Mã Não sẽ giúp cho củ nhân trở nên dễ mến hơn trong giao tiếp và biết cách ăn nói hơn, còn có khả năng bảo vệ chủ nhân chống lại được kẻ thù thâm độc.

    – Đá Mã Não làm tăng tiềm năng, có thể điều trị được căn bệnh ho khan lâu ngày và 1 số căn bệnh ở vùng họng. Giảm được cơn co giật, bảo vệ cơ thể chống lại được bệnh nhiễm khuẩn, bệnh ở dạ dày và có khả năng chống lại sự sợ hãi.

    Đá Thạch Anh Vụn Phong Thủy Thừa Thiên Huế

    Tại Thừa Thiên Huế chúng tôi chuyên cung cấp Đá Thạch Anh Vụn đổ móng nhà giúp trấn trạch – trừ tà – khử tia ác xạ trong ngôi nhà, ngoài ra Đá Thạch Anh Vụn còn có tác dụng khác như:

    Thu hút năng lượng tốt, đem lại may mắn trong cuộc sống và công việc.

    ⇒ Bạn đang cần mua Đá Phong Thủy tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để sắm cho mình 1 sản phẩm phù hợp với phong thủy nhất.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Ong Làm Tổ Trong Nhà Tốt Hay Xấu? Giải Mã Điềm Báo Tương Lai
  • Ong Làm Tổ Trong Nhà Có Sao Không?
  • Nuôi Chó Theo Phong Thủy Để Mang Lại Vận May Cho Gia Đình Và Kinh Doanh!
  • Nuôi Chó Phong Thủy: Màu Lông Ảnh Hưởng Phong Thủy
  • Cách Nuôi Chó Trong Nhà Hợp Phong Thủy

Phong Thủy Nhà Vườn Và Sân Vườn

--- Bài mới hơn ---

  • Những Điều Cần Biết Để Đối Với Phong Thủy Nhà Vườn
  • Lưu Ý Về Phong Thủy Nhà Vườn
  • Phong Thủy Nhà Bếp Và Nhà Vệ Sinh Làm Nên Vận Khí Gia Đình
  • Những Lưu Ý Trong Thiết Kế Phong Thủy Nhà Vệ Sinh Và Bếp
  • 13 Quy Tắc Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Theo Phong Thủy Tối Kỵ
  • Thoáng mát là những yêu cầu đầu tiên cho “mặt tiền” khu vườn.

    Quang đãng, thoáng mát là những yêu cầu đầu tiên cho “mặt tiền” khu vườn. Cần đặt những vật kiên cố, có nét vững mạnh như: Cây cao to, đá tảng, cụm tre … phía sau vườn tạo thế vững chắc. Bên trong vườn có thể thiết kế dòng nước chảy nhẹ, hòn non bộ hay hồ nước để lưu thông luồng sinh khí cho khu vườn.

    Nhà vườn thường có diện tích đất rộng từ vài trăm m2 đến vài nghìn thậm chí vài chục nghìn m2 và mỗi khu nhà vườn đều mang những đặc tính khác nhau về địa lý như: Thế đất, hình dáng, hướng đất, kích thước… Với mục đích xây dựng để nghỉ ngơi, thư giãn nên nhà vườn thường thiết kế một thế giới thiên nhiên thu nhỏ: hòn non bộ, dòng nước chảy hoặc vòi phun nước, bể nước nhỏ, dãy đồi giả …

    Nhà vườn thường được thiết kế tạo ra một môi trường hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Vì vậy, nếu kiến trúc nhà vườn biết phối hợp hài hòa giữa các kiến trúc, cây cối, màu sắc với môi trường xung quanh sẽ tạo được môi trường cân bằng và có lợi cho cuộc sống và sức khỏe của con người.

    Đồng thời, khi bố trí các điểm xanh trong khu vườn cũng cần phải nhìn từ góc độ sinh học và phong thủy học để nhận biết mối quan hệ giữa con người và cây cối, vận dụng một cách khoa học vào các mối quan hệ này.

    Theo lý thuyết của phong thủy học thì bản thân thực vật cũng có linh tính và có sự ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp cũng như sức khỏe của con người. Những loại cây phù hợp với vận mệnh của chủ nhân và thế đất, có thể có tác dụng là thần bảo hộ của cả khu nhà ở, bảo vệ sinh mệnh cho chủ nhân.

    Sân vườn là một bộ phận vô cùng quan trọng trong ngôi nhà vườn bởi nó không chỉ có tác dụng làm đẹp cho khu nhà ở mà đó còn là nơi điều hoà khí hậu cho cả khu nhà. Có thể trồng các loại hoa cỏ, cây cối hoặc tạo các bể nước nhỏ, trong xanh trong sân vườn. Như vậy vừa có thể giảm thiểu được ô nhiễm không khí, tiếng ồn xung quanh vừa có thể làm tăng thêm sắc màu và hương vị cho cuộc sống nhà bạn.

    Mỗi khu vườn sẽ có một đặc thù riêng về hình dáng, thế đất và các tài nguyên trên đất (cây xanh, nguồn nước, …). Vì thế, cần có những hiểu biết nhất định về phong thủy và kiến trúc cảnh quan để bố trí để lựa chọn vị trí đặt nhà và bố cục cho khu vườn hợp lý, hài hòa.

    Tạo cảnh quan cho sân vườn trong nhà vườn

    Những loại cây phù hợp với vận mệnh của chủ nhân và thế đất, có thể có tác dụng là thần bảo hộ của cả khu nhà ở, bảo vệ sinh mệnh cho chủ nhân.

    Nếu khoảng sân vườn rộng rãi, bạn có thể xây một bồn hoa nhỏ và trồng nhiều loại hoa cỏ khác nhau. Bạn có thể trồng theo cấu trúc “trong cao ngoài thấp” hoặc “trước thấp sau cao” với các loại hoa như cúc bát nguyệt, thạch cúc, hoa nhân tiêu, hoa mào gà, xuyên hồng, kim ngân, tường vi, kim ngư thảo.

    Dưới chân tường bao vườn có thể thiết kế những bồn hoa hẹp, trải dài chạy dọc chân tường với các loại cây họ mây có nhiều cành nhiều lá như bà sơn hổ (cây dây leo bám vào tường và đá), tử mây, hoa khiên ngưu…

    Nếu có điều kiện, bạn nên thiết kế những hòn non bộ nhỏ hoặc những vũng nước nhỏ trong sân vườn thiết kế, xung quanh thiết kế các bồn hoa độc lập trồng các loại hoa như hoa mẫu đơn, hoa đỗ quyên, hoa tầm xuân, hoa đón xuân hoặc hoa hồng để hình thành một bức tranh lập thể có sơn có thủy, trăm hoa đua nở và ngát hương thơm.

    Trường hợp sân vườn nhà bạn có diện tích nhỏ thì có thể trồng các khóm cây mai vàng, hoa hải đường bên ngoài cửa sổ hoặc dưới chân tường thì khi mùa xuân về sẽ được thưởng ngoạn những đóa hoa nhỏ chớm nở như những khóm mây.

    Mùa xuân có thể trồng các loại thực vật như: bà sơn hổ, thường xuân đằng, mướp hoặc đậu mai dưới các chân tường hoặc chân các công trình kiến trúc, đến mùa hè những cây này sẽ giúp nhà bạn tránh nắng và giảm được nhiệt độ trong phòng và vẫn tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo cho toàn thể sân vườn.

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trồng các bồn hoa kim cúc, hoa hồng, hoa dạ đinh hương, mễ lan, hoa hàm tiếu. Những loại hoa này sẽ tạo sự sum suê, tươi tốt, trăm hoa đua sắc suốt 4 mùa và đem đến cho bạn một cảm giác thư thái tuyệt vời sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng bởi hương thơm lan tỏa của các loài hoa.

    Chọn vật trang trí cho sân vườn

    Trang trí thêm những giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí cho khu vườn và căn nhà.

    Bạn nên chọn những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa để đặt trong vườn. Bởi theo phong thủy, các vật này sẽ đem đến sự trường thọ, sức khỏe và tạo vận may cho gia đình.

    Bạn cũng có thể trang trí thêm những giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí cho khu vườn và căn nhà. Bạn hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở trong trường hợp hành lang nằm phía sau nhà.

    Để thu hút khí và mang lại sự may mắn cho khu vườn, bạn nên đặt những bình gốm lớn. Đối với khu vườn trang trí bằng đá, không nên chọn các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Vì nó sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Điều Cần Tránh Trong Phong Thủy Nhà Vệ Sinh
  • Hóa Giải Phong Thủy Xấu Nhà Vệ Sinh Trong Chung Cư
  • Phòng Vệ Sinh Nên Đặt Ở Đâu Trong Nhà Là Hợp Phong Thủy?
  • Hóa Giải Phong Thủy Xây Nhà Đinh Mão 1987 Năm 2022
  • Xem Hướng Nhà Hợp Tuổi Kỷ Hợi 1959 Theo Phong Thủy