(Bài tham luận tại hội thảo “Tính khoa học của Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng”)
Đã không ít ý kiến cho rằng: Phong thủy là một thứ tín ngưỡng, hoặc là một hình thức mê tín dị đoan..vv….
Nhưng dù được giải thích như thế nào thì khoa Phong thủy Đông phương vẫn là một thực tế khách quan tồn tại vượt không gian và thời gian, sừng sững thách đố trí tuệ của cả nhân loại từ những bí ẩn của nó với những hiệu quả đạt được – là nguyên nhân để khoa phong thủy có sức sống đến ngày nay.
Khi thế giới hiện đại ngày càng hội nhập với thông tin mạng, khi khoa học kỹ thuật ngày nay đã vượt xa nhận thức thế giới của con người thời cổ đại từ hàng ngàn năm trước – thì khoa phong thủy vẫn không hề bị loại trừ khỏi thế giới văn minh. Ngược lại, nó ngày càng phát triển và hòa chung với văn hóa hiện đại cùng với sự phát triển của xã hội loài người.
Sức sống mãnh liệt trên thực tế khách quan đó, khiến những tri thức khoa học tỉnh táo nhất, phải có một thái độ nghiêm túc để tìm hiểu về bản chất của khoa Phong thủy Đông phương cổ và những di sản văn hóa Đông phương nói chung.
Hay nói rõ hơn: Những tinh thần khoa học thật sự và có trách nhiệm với chính tư duy khoa học của mình, cần phải khám phá những thực tại khách quan nào làm nên phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy Đông phương – qua sức sống mạnh mẽ vượt không gian và thời gian của nó?
Những nhà nghiên cứu về phong thủy hay tổng quát hơn – về Lý học Đông phương – đều biết rằng:
Phong thủy không phải là sự ứng dụng của hàng loạt những kinh nghiệm. Mà – những phương pháp ứng dụng của phong thủy – dù theo trường phái nào theo cái nhìn phổ biến hiện nay – đều có phương pháp luận từ một lý thuyết vẫn còn mơ hồ bởi những khái niệm và tính bất hợp lý trong hệ thống cấu trúc nội tại, từ cái nhìn của tri thức khoa học hiện đại – Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Nhưng mặc dù có sự tồn tại của những bí ẩn đó, khoa Phong Thủy – trong từng phương pháp mà chúng ta quen gọi là trường phái – lại có tính cấu trúc hệ thống, có nguyên tắc, quy ước và quy chuẩn rõ ràng, tính khách quan, có tính quy luật trong phương pháp ứng dụng. Cho dù những phương pháp ứng dụng phong thủy theo những văn bản cổ ghi nhận, rất rời rạc và mâu thuẫn giữa những phương pháp ứng dụng mà các nhà nghiên cứu quen gọi là trường phái.
Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để đặt một giả thuyết cho rằng:
* Thứ nhất: Hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa phong thủy đã thất truyền và sai lệch. Và bản chất khởi nguyên của bộ môn này trong thời đại văn minh sinh ra nó, vốn là một hệ thống hoàn chỉnh, nhất quán trong phương pháp ứng dụng.
* Thứ hai: Phải chăng khoa Phong thủy ngày nay chỉ là những mảnh vụn còn sót lại sau những thăng trầm của lịch sử con người.
Từ giả thuyết này, chúng ta có thể tiếp tục đặt vấn đề về những nguyên tắc, quy ước, những khái niệm trong phương pháp ứng dụng của khoa phong thủy – đã phản ánh một thực tại khách quan nào được nhận thức, để chúng có những hiệu quả thực tế vượt không gian và thời gian trong lịch sử văn minh nhân loại?
Từ những giả thuyết này, chúng ta cùng khám phá bản chất đích thực của khoa Phong thủy Đông phương với góc nhìn của tri thức khoa học hiện đại. Đây cũng là mục đích của cuộc hội thảo ngày hôm nay.
Phong thủy Đông phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kỹ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Mà khoa Phong Thủy Đông phương có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, qui định, có phương pháp luận và là sự thể hiện kiến thức của các yếu tố Địa lý, Khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể. Bởi vậy, để xác định tính khoa học của Phong thủy không thể chỉ căn cứ vào hiệu quả của nó, cho dù đó là những hiệu quả kỳ vĩ xuyên thời gian và không gian trong lịch sử văn minh nhân loại. Mà chúng ta cần có tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết, một phương pháp, một lý thuyết được coi là khoa học.
* Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:
Tính hợp lý trong toán học, không thể từ trên trời rơi xuống. Nó phải chứng tỏ một chân lý khách quan đứng đằng sau nó.
* Tiêu chí khoa học cũng phát biểu rằng:
Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta có thể chi ra chỉ cần một mắt xích sai trong toàn bộ chuỗi mắt xích làm nên hệ thống cấu trúc của nó mà lý thuyết đó không tự biện minh được.
* Tiêu chí khoa học cũng xác định rằng:
Một cái nhìn, một sự nhân danh khoa học thì phải có tiêu chí khoa học để thẩm định, khi chúng ta xác định một giả thuyết được coi là khoa học hay không. Do đó, chúng ta cần giải quyết để xác minh tính khoa học và bản chất khoa học của phong thủy thì phải căn cứ theo tiêu chí khoa học.
Gồm:
* Tính hệ thống – trong đó bao gồm cả lịch sử khoa Phong thủy Đông phương.
* Tính nhất quán và hợp lý – Thể hiện trong nội dung trong hệ thống cấu trúc trong phương pháp luận của khoa Phong Thủy.
* Tính tiên tri – tức cũng thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức. Bởi vì không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri.
* Tính khách quan, tức bao gồm cả khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó.
Như vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu khoa Phong Thủy Đông phương từ góc độ khoa học, đặt ra cho chúng ta những vấn đề phải khám phá và minh chứng:
Phục hồi và hiệu chính tính hợp lý, nhất quán trong hệ thống cấu trúc của thuyết Âm Dương Ngũ hành là phương pháp luận chủ đạo trong khoa phong thủy.
Xác định một thực tại khách quan là cơ sở nhận thức và được tổng hợp, khái quát hóa trong phương pháp luận của Phong thủy thể hiện trong ứng dụng.
Cội nguồn lịch sử của khoa Phong thủy Đông phương.
Trên cơ sở tiêu chí khoa học và các vấn đề được đặt ra, chúng ta mới có thể có cơ sở minh chứng và liên hệ tính khoa học của phong thủy với kiến trúc hiện đại.
I. Những vấn đề của các phương pháp ứng dụng trong phong thủy hiện nay.
Nếu mọi khái niệm trong hệ thống phương pháp luận của Phong Thủy Đông phương qua các di sản còn lại đều rõ ràng, hệ thống cấu trúc nhất quán hợp lý trong nội dung, thì mọi chuyện đã rõ ràng và không có gì phản bàn cãi. Nhưng chính vì tính bí ẩn và tính bất hợp lý trong cấu trúc hệ thống phương pháp luận, sự mơ hồ về những khái niệm và những thực tại nó phản ảnh, sự hoài nghi về tính nhất quán trong lịch sử hình thành, nên chúng ta cần phải làm sáng tỏ.
Nhưng nếu áp dụng tiêu chí này để tìm hiểu tính hệ thống, tính nhất quán, tính hợp lý qua các bản văn cổ còn lại thì chúng ta không thể xác minh được tính khoa học của phong thủy Đông phương qua các văn bản còn sót lại. Bởi vì sự rời rạc, thiếu tính nhất quán, tính hợp lý và sự mơ hồ của các khái niệm trong phương pháp luận trong từng cái quen gọi là trường phái trong phong thủy cổ như: Bát trạch, Dương trạch tam yếu, loan đầu và Huyền không. Thâm chí chúng mâu thuẫn lẫn nhau. Chưa nói đến các phương pháp ứng dụng khác trong phong thủy còn rải rác lưu truyền trong dân gian, không thể sắp được vào một trường phái nào, như các phương pháp trấn trạch, yểm đất..vv….
Không chỉ riêng phong thủy, mà ngay cả một bộ môn ứng dụng khác trong học thuật cổ Đông phương – ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, thí dụ như Đông y cũng trong tình trang như vậy.
Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng: Giữa hiệu quả thực tế trải hàng thiên niên kỷ, xuyên qua mọi không gian, thời gian lịch sử trong xã hội loài người của học thuật cổ Đông phương và tính mơ hồ, thiếu nhất quán, mâu thuẫn trong hệ thống cấu trúc phương pháp luận của thuyết Âm Dương ngũ hành – khiến hàng ngàn năm nay , con người không thể khám phá ra những bí ẩn huyền bí của nó. Thực tế hiệu quả là không thể phủ nhận. Vậy chúng ta hoàn toàn hợp lý khi giả thuyết rằng: Tính thất truyền và sự sai lệch từ nguyên lý căn để của một thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ sử Đông phương.
Sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để ứng dụng trong mọi lịnh vực của Lý học Đông phương là “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư” thành “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, đối chiếu với tiêu chí khoa học, chúng tôi đã từng bước hệ thống hóa và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong đó có khoa Phong Thủy – là một bộ môn ứng dụng của học thuyết này với phương pháp luận của nó.
Như vậy, sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành – “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” làm cơ sở đối chiếu, hiệu chỉnh các bộ phận rời rạc còn sót lại của nền Lý học Đông phương và căn cứ vào tiêu chí khoa học, chúng tôi nhận thấy tính nhất quán, tính phản ánh và giải thích thực tại khách quan, tính hệ thống trong cấu trúc phương pháp luận, tính quy luật và dần dần làm sáng tỏ những thực tại khách quan mà thuyết Âm Dương ngũ hành phản ánh và giải thích nó. Đó chính là sự vận động, tương tác có tính qui luật của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Riêng khoa Phong thủy, chúng tôi nhận thấy rằng: Những phát hiện rời rạc trong lịch sử văn minh Hán thực chất là những phương pháp ứng dụng cụ thể của từng trạng thái tương tác gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người và chúng là những bộ phận khác nhau trong một môn khoa học ứng dụng nhất quán, quen gọi là “Phong thủy Đông phương”. Đó là bốn trạng thái được miêu tả như sau:
1 – Tương tác của từ trường trái Đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Bát trạch
4 – Tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu trời không gian của Thái Dương hệ. Được ứng dụng chủ yếu trong phương pháp quen gọi là Trường phái Huyền Không.
KẾT LUẬN
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương chúng tôi đã kết luận khái quát về tính khoa học của Phong Thủy Đông phương chính là sự ứng dụng những nhận thức thực tại qui luật vận động và tương tác của thiên nhiên, cuộc sống và vũ trụ trong việc phục vụ cho cuộc sống của con người. Phương pháp Phong Thủy được phục hồi với danh xưng phong thủy Lạc Việt hoàn toàn có tính hệ thống, tính nhất quán, tính khách quan, tính qui luật và khà năng tiên tri phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Trên cơ sở tiêu chí khoa học, chúng tôi xác định phong thủy là một một bộ môn khoa học ứng dụng trên cơ sở những hiệu ứng vận động và tương tác có tính qui luật, tính khách quan trong kiến trúc và xây dựng nhằm phục vũ cuộc sống con người. Khoa Phong Thủy xác định những tiêu chí, những nguyên tắc, qui ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến trúc và xây dựng cổ xưa . Nhưng tiêu chí, nguyên tắc này không phủ nhận những tri thức và tiêu trí cũng như những yêu cầu trong kiến trúc hiện đại. Mà nó xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống của con người trên cơ sở qui luật nhận thức được và phản ánh trong khoa phong thủy.
Như vậy, tính khoa học của Phong thủy được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học, nếu nó thỏa mãn tiêu chí đó. Nhưng cần phải xác định rằng: Tính hệ thống và nhất quán trong phong thủy Đông phương – một trong những tiêu chí khoa học – chỉ được xác định khi phục hồi trện nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyyết Âm Dương Ngũ hành là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Không căn cứ trên nguyên lý này thì Phong thủy theo bản văn cổ không có tính hệ thống, tính nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan làm nền tảng của hệ thống phương pháp luận của nó, cũng như tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống của nó. Ngoại trừ hiệu quả ứng dụng.
Trong thời gian hạn hẹp chúng tôi chỉ xin được giới thiệu những nét khái quát nhất về tính khoa học của Phong thủy Đông phương được phục hồi trên cở sở hiệu chỉnh nguyến lý xuyên suốt “Hậu thiên lạc Việt phối Hà Đồ”. Từ cơ sở này, chúng tôi sẽ trình bày những sự giải thích cụ thể những nguyên lý, thực tại được khám phá trong việc phục hồi và minh chứng tính khoa học trong phong thủy và sự liên hệ với kiến trúc hiện đại trong các bản tham luận sẽ trình bày ngày hôm nay trong cuộc hội thảo này.
Với một bề dày thời gian trải hàng thiên niên kỷ tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại, với những khái niệm cổ xưa khái quát những thực tại chưa được biết đến và khác với ngôn ngữ hiện đại. Cho nên chúng tôi chưa thể phục hồi một cách hoàn hảo những bí ẩn của khoa Phong thủy Đông phương và của Lý học Đông phương nói chung. Nhưng chúng tôi tin rằng: Với tinh thần khoa học và sự đam mê khám phá, chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trong việc đem ánh sáng khoa học soi sáng bức màn huyền bí của văn hóa Đông phương cổ đại và phục hồi lại toàn bộ những tri thức của người xưa trong việc nhận thức bản thể của vũ trụ, thiên nhiên và con người.