Top 5 # Xem Nhiều Nhất Thiềm Thừ Đổi Màu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Saigonhkphone.com

Đổi Trả Dễ Dàng Thiềm Thừ Ngọc Màu Vàng (Đổi Màu) Biểu Tượng Cho Thịnh Vượng

Ý nghĩa: linh vật giữ và nhả tài lộc, đem lại sự thịnh vượng, tài lộc phú quý, điều may mắn, tốt lành cho gia chủ.

Chất liệu: Bột đá cao cấp

Kích thước: Dài 10,5 * Cao 6,5 cm

Công dụng: Thử nước pha trà, đổi màu khi gặp nước nóng

Sp: Thiềm thừ, cóc ba chân, cóc thiềm thừ, cóc ngậm tiền

Cách sử dụng: đặt phòng khách, phòng làm việc, trang thờ thần tài, thổ địa, két sắt…

Tiết kiệm 88.880đ (34%)

Thanh toán khi nhận hàng

Đổi trả dễ dàng trong 7 ngày

Bán hàng trên toàn quốc

Giới thiệu

Giới thiệu sản phẩm Thiềm thừ ngọc màu vàng (đổi màu) biểu tượng cho thịnh vượng-C3

Dân gian tin rằng nó xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó sẽ có nhiều vàng bạc,nó được mô tả là ” Phun Ra Của Cải ” tại nơi mà nó sinh sống. Đó là truyền thuyết về loài chỉ có 3 chân có tên gọi là ” Cóc Ngậm Tiền ” hay còn gọi là ” Ông Thiềm Thừ “. Thiềm thừ đổi màu là một vật phẩm ít khi xuất hiện bởi sự độc đáo và quý hiếm. Dân gian truyền rằng lúc ” Thiềm Thừ ” đổi màu là lúc CỬA PHẬT ĐƯỢC MỞ giúp sở cầu như nguyện. ☞ Ý nghĩa & công dụng của thiềm thừ đổi màu ( CÓC ĐỔI MÀU ) 1. Thiềm Thừ Vàng : Thiềm thừ ngọc màu vàng biểu tượng cho tiền tài địa vị,danh vọng.may mắn trong kinh doanh.Màu vàng còn là màu của vàng bạc của cải. Nó kích thích tinh thần gia tăng tiền tài, quyền lực. – Vị trí phong thủy : Thích hợp đặt ở bàn thờ thần tài. 2. Thiềm Thừ Đỏ : Biểu tượng của ngọn lửa tình yêu vợ chồng hòa thuận. – Vị trí phong thủy : Đặt trong phòng ngủ vợ chồng – Màu đỏ là màu của niềm đam mê, dũng khí, lãng mạn. Theo phong thủy, màu đỏ là màu mang yếu tố lửa, đồng thời cũng là sắc màu mạnh nhất. – Người Trung Quốc quan niệm màu đỏ là màu của may mắn và hạnh phúc. Nó là màu sắc của hôn nhân ở Ấn Độ. Đó là màu biểu tượng của tình yêu, sự lãng mạn, lòng can đảm và niềm đam mê ở phương Tây. Màu đỏ rực rỡ này sẽ mang đến cho căn nhà bạn nguồn năng lượng của niềm vui, nguồn hứng khởi và khơi dậy niềm đam mê mạnh mẽ. 3. Thiềm Thừ xanh : Thiềm thừ ngọc màu xanh biểu tượng cho sự bình yên,sức khỏe sự mạnh mẽ vượt qua mọi sóng gió. – Màu của sự sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào. Màu xanh lá cây theo phong thủy là màu đại diện của sự đổi mới, năng lượng mới và sự tái tạo. Đây được xem là màu rất có lợi cho sức khỏe vì nó có khả năng tạo trạng thái cân bằng cho toàn bộ cơ thể.

Thông tin

Truyền Thuyêt Thiềm Thừ

TRUYỀN THUYÊT THIỀM THỪ – LINH VẬT VƯỢNG TÀI, HÓA SÁT

Thiềm thừ còn có tên gọi là Kim Thiềm hay Tam Túc Kim Thiềm. “Thiềm” chính là cách gọi của cóc ba chân. Theo truyền thuyết, “Thiềm” có thể phun ra vàng không ngừng, là vượng tài thụy thú, biểu tượng của tiền tài cuồn cuộn. Ngoài ra, Kim Thiềm cũng có thể hóa sát, trừ tà, phòng tiểu nhân.

I/ Truyền thuyết về Thiềm Thừ

Dân gian Trung Quốc tới nay vẫn lưu truyền câu chuyện “Lưu Hải hí Kim Thiềm”.

Trong “Thần tiên liệt truyện” có kể: Vào thời cổ đại, có một người tên Lưu Hải, là đệ tử nhập môn của bát tiên Lã Động Tân. Người này công lực cao thâm, thích vân du tứ hải, hàng ma trừ yêu. Một ngày nọ, hắn hàng phục được yêu tinh Kim Thiềm đã gây hại cho bách tính nhiều năm, đồng thời chặt đứt một chân của nó, cũng vì thế mà Kim Thiềm chỉ còn lại ba chân. Từ đó về sau, Kim Thiềm thần phục Lưu Hải, nhằm lấy công chuộc tội, nó dùng tuyệt chiêu cắn vàng bạc tài bảo của mình để trợ giúp cho Lưu Hải trong việc tạo phúc thế gian, trợ giúp người nghèo, phát tán tiền tài.

Cổ ngữ Trung Hoa có câu “Nguyệt trung hữu thiềm thừ” (Cung trăng có con cóc – 月中有蟾蜍). Trong “Hậu Hán thư – Thiên văn chí” có chú thích rằng: “Nghệ xin Tây Vương Mẫu thuốc bất tử, Nga trộm lấy lên cung trăng”; Hằng Nga nương nhờ cung trăng bởi nơi này có “Thiềm Quang”( 蟾光). Còn trong “Thần thoại Trung Quốc” thì kể rằng Hằng Nga ăn vụng thuốc tiên của chồng, bay lên cung trăng, sau biến thành con cóc. Cũng vì lẽ đó, trong những bức họa cổ vẫn thường xuất hiện hình ảnh một con cóc ba chân nằm trong vòng tròn, đó là biểu tượng cho “Nhật Nguyệt”, dụ ý gặp dữ hóa lành.

Lấy ngọc tự nhiên điêu khắc thành thiềm thừ sẽ có công dụng trừ độc, đề phòng bệnh tật và những chuyện xui xẻo, hơn nữa còn có thể chiêu tài mà không hề xung khắc với bất kì tuổi nào.

Ngoài những ý nghĩa như thường thấy, thực chất, Kim Thiềm còn có một hàm nghĩa khác là “Tiền đồ rộng mở”, bởi lẽ từ xa xưa, người ta thường dùng câu “Bảng vàng đề tên” (蟾宫折桂) để chỉ những người thi đậu tiến sĩ, mà mặt trăng nơi có cóc ở chính là “Cung trăng” (蟾宫). Vậy nếu có bạn bè mới thăng chức hoặc bạn bè có con mới đỗ đạt, kim thiềm sẽ là một lựa chọn tốt để chúc mừng.

II/ Công dụng:

1/ Vượng tài, tụ tài

Đặt Kim Thiềm trong nhà hoặc văn phòng, cửa hàng trợ giúp tài vận cuồn cuộn, đại phú đại quý.

2/ Trừ tà, trừ tiểu nhân

Kim Thiềm giúp trấn trạch, trừ tà hóa sát, phá giải sự quấy nhiễu của tiểu nhân.

Đặt Kim Thiềm ở góc bên trái trên cùng của bàn làm việc giúp hóa giải sự thù ghét đến từ đồng nghiệp.

3/ Hóa giải cạnh tranh ở nơi làm việc

Nếu là chủ công ty, có thể đặt Kim Thiềm ở hướng chính tây trong văn phòng để hóa giải tranh đấu, thù hằn giữa các nhân viên tại nơi làm việc, giúp gia tăng tinh thần làm việc nhóm, đồng thời trợ giúp tài vận của công ty.

III/ Cách sử dụng

Người thường thì đặt Kim Thiềm trên nóc két sắt để chiêu tài, giữ lộc. Người làm ăn thì để ngoài cửa hoặc cổng để thu hút tiền tài. Khi bày Kim Thiềm lần đầu phải thành kính, rửa mặt rửa tay, lau sạch sẽ vị trí sẽ bày Kim Thiềm, đồng thời suy nghĩ về nguyện vọng của mình, sau đó có thể đặt Kim Thiềm xuống, khoảng thời gian tốt nhất để bày Kim Thiềm là từ 7-9h sáng.

Có hai tạo hình cho Kim Thiềm và hai cách sử dụng tương ứng như sau:

1/ Với Kim Thiềm không ngậm tiền:

Mỗi sáng phải quay đầu Kim Thiềm ra ngoài để hút tài, đến tối thì quay hướng vào trong phòng, lúc xoay phải hô một câu “Tiên ông Lưu Hải tới!”, khi ấy Kim Thiềm nghe chủ nhân đến thì mừng, nó sẽ nhả hết tiền tài mình hút được vào buổi sáng ra.

Chú ý không thể quay Kim Thiềm ra chính giữa cửa mà nên để chếch chéo để tránh phạm vào Môn Thần.

2/ Với Kim Thiềm ngậm tiền:

Ngược lại với Kim Thiềm không ngậm tiền, loại này cần phải quay miệng vào trong nhà hoặc trong công ty, nếu làm ngược lại sẽ khiến Kim Thiềm phun tiền tài ra bên ngoài, không thể mang lại hiệu quả chiêu tài.

IV/ Chú ý khi bày:

Vì là vật chiêu tài nên cách bày Kim Thiềm không thể qua loa, nếu bày sai thì không chỉ mất tác dụng chiêu tài mà còn khiến chủ nhân hao tài, thậm chí là rủi ro. Phải lưu ý một số điểm sau đây:

1/ Ngoại trừ người nhà, không nên để người ngoài sờ vào Kim Thiềm, tránh ảnh hưởng tới linh khí.

2/ Không đặt Kim Thiềm ở vị trí ngay dưới xà ngang.

3/ Không bày Kim Thiềm quay về phía hồ cá, bể cá hoặc ao hồ bởi sẽ khiến “tài hóa thủy” (tiền tài biến thành bọt nước)

4/ Không đặt Kim Thiềm đối mặt với tượng Phật, tượng Quan Âm, đồng thời không được đặt Kim Thiềm ở vị trí cao hơn những vị này.

5/ Không đặt Kim Thiềm đối diện với nhà vệ sinh hoặc đặt cạnh nhà vệ sinh.

V/ Chú ý khi đeo:

1. Đeo Kim Thiềm làm trang sức ở cổ thì tốt nhất là để đầu thiềm hướng lên trên nhằm thu hút tiền tài từ trời xuống.

2/ Đeo Kim Thiềm trên tay có thể tùy ý, tuy nhiên dân gian có câu “Tay trái tiến tài, tay phải xuất tài”, vậy nên để cẩn thận thì nên đeo bên tay trái.

3/ Đặt Kim Thiềm trong ô tô có thể hóa sát.

4/ Kim Thiềm lấy việc hút tiền tài làm vui, vậy nên đeo Kim Thiềm ra vào những nơi tiền tài cuồn cuộn thì có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

VI/ Khai quang

Kim Thiềm bày nhà sau khi khai quang sẽ đem lại hiệu quả tụ tài tốt hơn. Vì Tam Túc Kim Thiềm là linh vật, sau khi sinh ra cần hấp thụ tinh hoa vũ trụ trời đất, cũng cần sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát để kết duyên với linh khí vũ trụ.

VII/ Một số câu hỏi thường gặp

1/ Thanh tẩy Kim Thiềm bằng cách nào?

Có thể dùng nước sạch để tắm cho Kim Thiềm, với những chất liệu hoặc kích cỡ không thể tắm thì dùng khăn sạch màu trắng để lau. Không được dùng nước bẩn hoặc khăn bẩn, không dùng bột giặt cũng như các chất hóa học để thanh tẩy.

2/ Kim Thiềm bị hư hại thì phải làm sao?

Không sao cả, đa phần Kim Thiềm hộ chủ, ngăn cản tai họa, vậy nên bạn không cần lo lắng về việc gặp báo ứng hoặc chuyện không may do Kim Thiềm bị hư hại. Nếu Kim Thiềm bị hư hại, bạn chỉ cần chôn xuống đất, trả nó về với tự nhiên là được.

3/ Nếu dùng Kim Thiềm làm trang sức đeo cổ, đeo tay thì có thể thay đổi dây đeo không?

Có thể đổi, không ảnh hưởng gì cả.

4/ Kim Thiềm của tôi bị người khác động vào thì phải làm sao?

Người thân thì không sao cả, bạn yêu ai, Kim Thiềm sẽ yêu người đó. Nếu là người ngoài sờ vào thì chỉ cần dùng khăn trắng sạch hoặc nước sạch để thanh tẩy rồi đặt dưới ánh nắng dịu khoảng mười phút là được.

Trang Lê – Tổng hợp và biên dịch từ các nguồn:

1/ http://zhaocai.jiyun360.com/jinchan.html

2/ https://baike.baidu.com/item/%E9%87%91%E8%9F%BE

Biên tập và xuất bản: Chuyên gia đá Đỗ Quang Khánh

Thiềm Thừ Đồng Nguyên Chất, Cách Khai Quang Điểm Nhãn Thiềm Thừ

Thiềm Thừ hay còn gọi là Cóc Ba Chân được đúc bằng đồng nguyên chất, đúc nguyên khối với công nghệ đúc hút chân không tinh xảo, sắc nét đến từng chi tiết nhỏ nhất. Màu sắc của Thiềm Thừ là màu sắc nguyên bản của đồng vàng. Tạo hình tượng là Linh vật Thiềm Thừ (Cóc Ba Chân) ngậm một đồng tiền cổ, và một xâu tiền, hai chân trước ôm một đĩnh bạc lớn, nằm trên một nền toàn tiền vàng biểu trưng cho tài lộc, sung túc

Cách đặt Thiềm Thừ

– Thiềm Thừ là linh vật phong thủy rất linh thiêng, có tác dụng rất lớn trong việc chiêu tài lộc đến với gia chủ nhưng việc an vị Thiềm Thừ ở vị trí nào trong nhà, cửa hàng, công chúng tôi đúng để phát huy tốt nhất tác dụng của Thiềm Thừ không phải ai cũng biết.

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc đặt Thiềm Thừ quay đầu vào trong nhà, hay quay ra ngoài cửa nhưng tựu chung lại thì có hai cách đặt đúng như sau và các bạn có thể tùy chọn theo điều kiện sử dụng của mình

– trưng bày Thiềm Thừ miệng ngậm đồng tiền cổ trên trang thờ Thổ Địa, Thần Tài ban ngày quay đầu ra ngoài, tối cho quay đầu vào nhà. Điều này được giải thích như sau: Ban ngày Thiềm Thừ quay đầu ra ngoài để đi kiếm tiền vàng, tài lộc, tối đến quay đầu vào nhà nhả tài lộc, tiền vàng cho gia chủ.

– cách đặt này có điều bất tiện là phải luôn xoay vị trí của Thiềm Thừ hàng ngày, nếu quên có thể phản tác dụng nên ít được sử dụng

– trưng bày Thiềm Thừ ở hai góc cửa chính phía bên trong phòng khách và đầu của Thiềm Thừ quay vào trong nhà. Đối với trang thờ Thần Tài, Thổ Địa thì có thể đặt tại hai góc ở phía trước và xoay về hướng trang thờ.

điều này được giải thích như sau: Thiềm Thừ khi đặt ở hai góc cửa chính quay đầu vào nhà giống như đang nhảy vô nhà ngậm tiền vàng, tài lộc mang đến cho gia chủ. Đối với trang thờ Thổ Địa – Thần Tài, đặt ở góc trước quay vào trong, điều này thể hiện Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo, Thần Tài là vị thần của tài lộc, chiêu tài tác lộc cho gia chủ còn được Thiềm Thừ tác động thêm là mang tài lộc vô nhà cho gia chủ nữa.

Ngoài ra cũng có thể đặt Thiềm Thừ dưới gầm bàn, bên trong tủ nhưng đầu phải quay vào trong, nếu quay ra ngoài sẽ phản tác dụng

Kiêng kỵ:

– Không đặt Thiềm Thừ trong nhà bếp, trong phòng tắm, toilet vì làm như vậy sẽ kích hoạt tính hung dữ của Thiềm Thừ, thay vì chiêu tài lộc, Thiềm Thừ sẽ hút khí xấu và những điều không hay về

Để mua được Thiềm Thừ đúc bằng đồng nguyên chất, hoặc mạ vàng 24k tăng thêm cát khí các bạn có thể đến trực tiếp showroom tại 66 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội (cách ngã tư Nguyễn Trãi – Khất Duy Tiến 50m) hoặc liên hệ hotline: 0912 417 168/ 0985 870 858 để được tư vấn. Ngoài ra đồ đồng Hoàng Gia nhận đặt đúc Thiềm Thừ hàng độc, đúc Thiềm Thừ

video sản phẩm

Thiềm Thừ Là Gì? Cách Đặt Thiềm Thừ Cầu Tài Lộc Phong Thủy

Con thiềm thừ (cóc ngậm tiền) là một linh vật vô cùng quen thuộc với người Việt. Chúng được bày ở hầu hết các bàn thờ ông địa – thần tài và những góc trong nhà. Tuy thông dụng nhưng có lẽ ít ai biết về truyền thuyết cũng như ý nghĩa của linh vật này. Hôm nay Thiên Mộc Hương sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh linh vật thiềm thừ. Đặc biệt là cách đặt thiềm thừ sao cho may mắn, tài lộc.

I. Khái niệm thiềm thừ trong phong thủy

Sẽ có rất nhiều người chưa biết thắc mắc “thiềm thừ là gì?”. Thiềm thừ phong thủy hay còn có tên khác là kim thiền hay còn gọi là cóc vàng, cóc tài lộc. Đây là một trong những linh vật được người chơi phong thủy vô cùng ưa chuộng cả ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong phong thủy, cóc vàng là một trong những linh vật được dùng để thu và cầu tài lộc. Và mang lại điềm lành về cho gia chủ. Nó sở hữu những đặc điểm như:

Đầu có hình Lưỡng Nghi giống như hai con cá quay đầu vào nhau. Miệng có ngậm đồng tiền.

Có 3 chân, 3 chân này đạp trên 2 lớp tiền vàng.

Trên lưng mang 7 nốt sần đặc trưng. Giống hình dáng của chòm sao Đại Hùng.

Trên lưng có đeo 2 xâu tiền

II. Truyền thuyết về con thiềm thừ

Tương truyền rằng, tiên ông Lưu Hải là một nhân vật có thật thời Ngũ Đại Thập Quốc. Vốn là đệ tử của Lã Động Tân, một trong bát tiên cùng với Lý Thiết Quải, Hán Chung Ly, Trương Quả, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô, Hàn Tương Tử và Tào Quốc Cữu. Ông cũng là người đã nghĩ ra cách đúc tiền đồng để dân chúng dễ dàng giao dịch, mua bán, trao đổi. Có sở thích chu du tứ hải, trừ yêu diệt ma, cứu giúp những người nghèo, những người gặp khó khăn.

Còn thiềm thừ vốn là yêu tinh độc ác tu luyện vạn năm. Chuyên đi ức hiếp, hãm hại dân lành. Sau này đã bị Lưu Hải thu phục. Trong lúc giao tranh con thiềm thừ đã bị Lưu Hải đánh cụt một chân nên chỉ còn 3 chân. Sau khi được thu phục nó cùng ông tu thành chính quả. Đi khắp nơi để cứu giúp người nghèo bằng cách nhả tiền vàng. Truyền thuyết kể lại rằng nếu nhà nào có được sự xuất hiện của con thiềm thừ vào đêm trăng tròn sẽ là điềm báo gia chủ sắp nhận được sự giàu có, tài lộc. Từ đó, cóc ngậm tiền được người đời tôn xưng là linh vật biểu tượng cho vượng tài.

Cùng với tác dụng chiêu tài lộc; đem lại may mắn cho thân chủ. Tỳ hưu chính là linh vật sánh vai chung với Thiềm thừ. Bạn có thể sử dụng một chiếc vòng tay tỳ hưu hoặc tượng để có được những tác dụng kì diệu mà linh vật này mang lại.

III. Ý nghĩa phong thủy

Hình tượng con cóc vàng ngậm tiền vốn là linh vật đem lại tiền tài và may mắn cho gia chủ. Vì thế mà người Việt rất chuộng đặt Thiềm Thừ trong nhà.

Cóc Thiềm Thừ là linh vật phun ra của cải. Theo truyền thuyết, linh vật này xuất hiện ở gần nhà ai sẽ đem lại phú quý, giàu có. Thiềm Thừ mang trên đầu hình tượng Lưỡng Nghi, có ý nghĩa bảo vệ. Do đó, đặt vật phẩm này trong nhà còn giúp mang lại sự bình yên; thuận lợi cho các thành viên. Trên lưng Cóc ngậm tiền có hình chòm sao Đại Hùng.

Đây là chòm sao mang hình ảnh một con gấu lớn có sức mạnh và tinh thần mạnh mẽ. Thiềm Thừ có khả năng hóa giải sát khí từ những kẻ tiểu nhân. Ngoài ra, nó còn ngăn cản những điều xui xẻo, tránh sự thất thoát về tiền bạc. Như vậy, đây là linh vật có sức mạnh lớn; mang lại cả tiền bạc và sự bảo vệ cho gia chủ. Do đó, Thiềm Thừ được lựa chọn để đặt ở vị trí quan trọng, đặc biệt là với những người làm kinh doanh.

IV. Chọn vị trí đặt Thiềm thừ chuẩn nhất

Bạn cần nắm rõ những quy tắc sau đây để mang lại hiệu quả tối đa khi sử dụng. Nên nhớ phải khai quang trước khi đặt cóc ngậm tiền ở các vị trí.

Mỗi người có 1 phương vị lộc mã quý nhân quý nhân. Đây là yếu tố để đặt cóc ngậm tiền đúng vị trí.

Đặt ở vị trí cố định. Không thay đổi vị trí quá nhiều.

Cóc nên được đặt ở gần cửa ra vào và quay hướng vào trong nhà. Nếu đặt ở phòng làm việc, bàn thu ngân thì nên quay vào phía người ngồi.

Thiềm thừ là linh vật phong thủy nên phải đặt ở vị trí quan trọng như bàn thờ thần tài, phòng khách, phòng làm việc. Tuyệt đối không để ở nhà vệ sinh, phòng ngủ, bếp và không đặt trực tiếp xuống sàn nhà.

Không để vật gì che mắt cóc ngậm tiền. Nếu có vật cản trở tầm nhìn sẽ không mang lại tác dụng cho gia chủ.

Do sống dưới nước nên cóc ngậm tiền cần có thủy dưỡng. Vì vậy nếu đặt ở vị trí Thủy Mộc tương sinh sẽ tăng thêm công dụng. Tuy nhiên không đặt đối diện các hồ cá, bể nước.

Chỉ nên lau vệ sinh 5 lần 1 năm vào những ngày cố định.

Hướng dẫn đặt tại phòng khách

Đặt tại phòng khách không có quá nhiều điều kiêng kị. Thiên Mộc Hương sẽ hướng dẫn bạn tường tận để công năng của thiềm thừ (cóc ngậm tiền) được phát huy tối đa.

Bước 1: Chọn ngày đẹp để khai quang, nên vào các ngày đại an, tiểu cát và tốc hỷ.

Bước 2: Chuẩn bị nửa thùng nước mưa và nửa thùng nước giếng.

Bước 3: Tắm rửa Thiềm Thừ bằng cách hoà nước mưa, nước giếng với nhau vào một thùng sạch rồi để tượng vào đó.

Bước 4: Sau khi ngâm Thiềm Thừ trong thùng ba ngày ba đêm lấy ra lau khô bằng khăn mới.

Bước 5: Cuối cùng là điểm nhãn bằng cách lấy rượu trắng nhỏ vào mắt Thiềm Thừ. Lưu ý bước này chỉ thực hiện một mình, không để người khác bên cạnh.