Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xem Tên Doanh Nghiệp Theo Phong Thủy Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Saigonhkphone.com

Đặt Tên Công Ty, Doanh Nghiệp Theo Phong Thủy

Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CÔNG TY

4 nguyên tắc đặt tên: dễ phát âm, ngắn gọn; không bị tự hạn chế; và có cân nhắc giữa tiếng Tây hay tiếng Ta. 4 cách đặt tên: dùng từ có nghĩa, dùng từ vô nghĩa, ghép từ; và dùng tên người hoặc địa danh.

1. Nguyên tắc đặt tên: Có 4 nguyên tắc

– Một: là tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Bạn cứ tưởng tượng mà xem, giả sử cái tên đó khó nhớ quá, hôm nào đó có một “bố cháu” làm việc với công ty của bạn, thấy rất ngon nghẻ, về giới thiệu với “mẹ đốp”.

A: “Hôm nay anh làm ăn với một công ty mới dễ chịu ghê”.

B: “Công ty gì hả anh?”

A: “Cái gì mà loằng ngoằng lắm…Không nhớ được. Hôm nào rỗi đi ngang anh chỉ cho”

– Hai: là cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…Bạn của tớ mà đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Tràng Giang Đại Hải” là tớ không phục đâu.

– Ba: là đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình. Ví dụ “Công ty dịch vụ Cao Bằng” sau một thời gian làm ăn ở tỉnh muốn tiến vào Sài Gòn bình định thiên hạ kể ra cũng khó nhỉ. Ấy là tự cái tên cản trở bước tiến của bạn, là “chưa ra đến chợ đã hết tiền” đó.

– Bốn: là cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó. Đặc điểm của tiếng Việt nó kỳ quái thế.

CÁC QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN CÔNG TY Đặt tên công ty

1. Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình công ty;

2. Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của công ty. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Những điều cấm trong đặt tên công ty

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty

1. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của công ty tại cơ sở của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên của công ty yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của công ty đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký:

a) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên công ty đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên công ty đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c) Tên viết tắt của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của công tyđã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của công ty đã đăng ký;

đ) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của công ty đó, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của dcông ty đã đăng ký;

e) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của dông ty đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của công ty đã đăng ký;

g) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của dcông ty đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký.

– Cách đặt tên công ty thứ 3: là ghép từ, thông thường cách này cũng sẽ tạo ra một từ vô nghĩa cho nên hiệu quả khá giống với cách 2. Miễn sao cái tên này cũng ngắn, dễ đọc là được. Tiêu biểu là kem Kido’s (viết tắt chữ Kinh Đô), giầy Biti’s (viết tắt chữ Bình Tiên), viện mẫu thời trang FADIN (Fashion Design Institute).

– Cách đặt tên công ty thứ 4 là dùng tên người hoặc tên địa danh.

Việc dùng tên người: là “vạn bất đắc dĩ’, sẽ chỉ hợp lý nếu người đại diện doanh nghiệp đã là một người nổi tiếng. Hơn nữa cũng chỉ nên dùng trong những lãnh vực mà quan hệ danh tiếng cá nhân là quan trọng. Một ví dụ là các công ty tư vấn Luật như Luật Gia Phạm; Luật sư Quang và đồng sự v.v…

Dùng tên địa danh đối với các sản vật nổi tiếng là tốt. Như rượu cần Hoà Bình; Phở Nam Định chúng tôi nhiên, cần để ý vấn đề bản quyền, không thì bị kiện vỡ mật đấy.

Đặt Tên Công Ty, Doanh Nghiệp Hay Và Đẹp Theo Tuổi Và Phong Thủy

Việc đặt tên công ty đẹp và gây ấn tượng không chỉ là nguồn cảm hứng cho tất cả thành viên trong công ty mà còn là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. Đây là vấn đề khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đau đầu và tốn nhiều thời gian suy nghĩ trước khi tiến hành làm thủ tục thành lập công ty. Tên công ty vừa phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp, vừa có liên hệ mật thiết với tài vận của doanh nghiệp. Một cái tên mang đầy đủ các đặc điểm như “danh chính ngôn thuận”, thuận miệng, êm tai, độc đáo, không giống với các thương hiệu khác mới có thể xây dựng hình ảnh tốt cho công ty và gây tiếng vang trong thiên hạ.

Nguyên tắc đặt tên cho công ty

Danh sách tên công ty hay, danh sách tên công ty đẹp, đặt tên công ty theo phong thủy, đặt tên công ty theo mệnh hỏa.

Nguyên tắc đặt tên thứ 1

Nguyên tắc đặt tên thứ 2

Tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…

Nguyên tắc đặt tên thứ 3

Tên không ty không nên dùng từ mang nghĩa xấu

Bất kỳ sự vật nào đều tồn tại trong thể thống nhất đối lập, có tốt có xấu, có thiện và có ác,…nhưng dù là như vậy ai cũng muốn theo đuổi những gì tốt đẹp nhất. Sử dụng những từ ngữ truyền đạt thông tin may mắn, hạnh phúc, bình an, vui vẻ… là lựa chọn chung của rất nhiều người làm kinh doanh. Các bạn không nên sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ coi thường một đối tượng nào đó như: gái làng chơi, kỹ nữ, bài bạc,… hoặc những từ mang ý nghĩa xấu như: ma, quỷ, tà, độc,…

Nguyên tắc đặt tên thứ 4

Đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình. Cũng như đặt tên công ty theo mệnh Hỏa.

Tên công ty không nên làm ảnh hưởng đến người khác

Tên công ty không phải chỉ bản thân doanh nghiệp sử dụng mà tất cả những người quan tâm đến doanh nghiệp trong đó có các đối tác, khách hàng, các đơn vị truyền thông,… cũng sử dụng. Một tên gọi thiếu lịch sự sẽ gây ra trở ngại tâm lý đối với người khác, ảnh hưởng đến việc trao đổi và hợp tác nên khi chọn tên cho công ty, nhãn hiệu, thương hiệu cần đặc biệt lưu ý đến những từ ngữ thiếu lịch sự hoặc tôn trọng ai đó.

Nguyên tắc đặt tên thứ 5

Cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó.

Cách đặt tên cho công ty theo tuổi

Đặt tên theo tên cá nhân

Tên công ty theo tên cá nhân là điều đầu tiên mà người chủ doanh nghiệp sẽ nghĩ đến, vì nó vừa đơn giản, dễ đọc lại có bản sắc riêng. Mặc dù việc đặt tên công ty như vậy mang tính chất hơi hướng cá nhân và phù hợp với các công ty tư nhân, gia đình nhưng cũng có rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc từ tên của một cá nhân, ví dụ: Dell (công ty công nghệ – chủ sở hữu là Michael Dell), McDonald (hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh do anh em Richard và Maurice McDonald sáng lập), tập đoàn Trump (tên của tổng thống Mỹ Donald Trump), Ford (công ty sản xuất ô tô được thành lập bởi Henry Ford),…

Dựa trên những cách thức sau:

Đặt theo họ tên hoặc tên đệm người chủ công ty: Minh Long, Nam Phương, Vĩnh Tiến, Quang Hanh, Trường Sơn,…

Đặt theo tên ghép của những người sáng lập công ty, của vợ chồng hoặc con cái: Tân Hiệp Phát, Việt Tiến Mạnh, Tân Hoàng Minh,…

Ưu điểm của cách đặt tên này là mang dấu ấn cá nhân nên nếu người chủ công ty là người có danh tiếng, uy tín thì công ty cũng dễ dàng được hưởng lợi ích từ thương hiệu cá nhân có sẵn đó.

Tuy nhiên đây cũng chính là khuyết điểm vì thương hiệu công ty gắn liền với thương hiệu cá nhân nên khi công ty phát triển lớn mạnh sẽ có những thành viên (nhân viên) có tâm lý là đang phục vụ cho một ông chủ nào đó chứ không phải là một thương hiệu chung nên có thể với sự ích kỷ và hẹp hòi, họ sẽ bị giảm nhiệt huyết cũng như khao khát công hiến cho công ty.

Đặt tên sử dụng ngoại ngữ hoặc ký tự viết tắt

Ban đầu những tên công ty này có thể là tên dịch sang tiếng Anh hoặc tên viết tắt theo tiếng Anh để thuận tiện trong việc giao dịch quốc tế nhưng khi nền kinh tế hội nhập và giao thoa văn hóa giữa các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng thì việc đặt tên công ty có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Một số cách đặt tên công ty như sau:

Tên công ty dựa trên ký tự ghép của các chữ viết tắt tên địa danh và ngành nghề kinh doanh: ví dụ Habeco (Hanoi Beer Alcohol and Beverage Joint Stock Corp), Sabeco (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), rồi hàng loạt các tên tuổi lớn bắt đầu bằng chữ Vina (Việt Nam) như VinaMilk (Milk là sữa), VinaPhone (Phone là điện thoại), VinaGame (Game là trò chơi),…

Tên công ty viết tắt từ tên đầy đủ: IBM (International Business Machines), BMW (Bayerische Motoren Werke AG), ACB (Asia Commercial Bank),…

Tên công ty sử dụng tiếng nước ngoài: Kangaroo, Mimoza, Ezado, Minano, Apollo, Language Link, Oxford,…

Đây hiện đang là xu hướng mới của các doanh nghiệp trẻ tạo ra sự tươi mới trong nền kinh tế hiện đại. Với tham vọng vươn ra thế giới, kết nối toàn cầu thì những bạn trẻ cũng khá tự tin và luôn muốn khẳng định thương hiệu, cá tính bản thân với bạn bè quốc tế – nhất là với những công ty công nghệ.

Có rất nhiều người sử dụng cách này để đặt tên cho công ty đơn giản nó có quan hệ trực tiếp, gợi nhắc đến lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Ví dụ: Công ty cổ phần nội thất ABC, Công ty cổ phần xây dựng số 1, Công ty TNHH dệt may XYZ,…

Tên phản ánh mơ ước hoặc triết lý kinh doanh

Đây là một trong những cách đặt tên công ty rất hay được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế bởi nó phản ánh những mong ước hoặc khẳng định triết lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Ví dụ:

Những cái tên gợi lên sự may mắn, thành công: Thành Đạt, Tài Lộc, Hưng Thịnh, Đức Phúc,… Những cái tên gợi lên uy tín, tin cậy, mang lại cảm giác an tâm cho khách hàng: Bảo Tín, Trung Tín, Trọng Tín, Đại Tín, Tín Nghĩa, Tâm An, Bình An, Thành Tâm,… Những cái tên gợi lên khát vọng dẫn đầu: Tiên Phong, Tiến Lên, Nhất Nghệ, Số 1, TOP 1,… Những cái tên khẳng định triết lý kinh doanh: Hòa Bình, Vì Dân, Hoàn Hảo, An Toàn,…

Đặt tên theo những danh từ gợi nhắc

Tên công ty lấy cảm hứng từ một trong các vị thần trong thần thoại Hy Lạp như: Zeus (là vua của các vị thần), Hera (là vợ thần Zeus, nữ thần của hôn nhân và gia đình), Ares (vị thần chiến tranh), Helios (thần mặt trời),…

Tên công ty là tên một trong các hành tinh trong vũ trụ như: Sao Chổi, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…

Tên công ty là một trong các loài hoa: Hoa Anh Đào, Hoa Mười Giờ, Hoa Hướng Dương, Hoa Hồng Xanh, Hoa Mai, Hoa Ban,…

Tên công ty là một trong các loài động vật: Công ty TNHH Tiger Việt Nam (Tiger là con hổ), Công ty TNHH may Sư Tử Vàng, Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong, Công ty TNHH Gấu Trúc,… Tên công ty lấy cảm hứng từ trong phim ảnh, thi ca: Bông Sen Vàng, Núi Đôi, Vầng Trăng Khuyết, Tre Làng,…

Tên đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ

Một cái tên đôi khi không cần phải có ý nghĩa gì đặc biệt, chỉ cần đơn giản, dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ là được. Đây cũng là một trong những xu hướng chọn tên công ty rất hay được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Ví dụ: Lozi, Sudo, Kaia, Tino,…

Tên hài hước và ấn tượng

Hiếm khi có một vị sáng lập nào nghĩ đến một cái tên công ty thật hài hước và gây ấn tượng mạnh vì có thể mọi người sẽ chỉ thấy buồn cười lúc đầu nhưng khi nghe nhiều lần lại thấy nhạt và không còn hấp dẫn nữa. Mặt khác nó cũng dễ khiến cho đối tác và khách hàng có cảm giác không yên tâm khi làm việc với một đơn vị “thích trêu đùa” như vậy. Thực tế vẫn có những người chủ doanh nghiệp vô cùng hài hước và bản lĩnh khi đặt tên cho “đứa con” của mình như ví dụ sau đây: Công ty TNHH Tự Nhiên Thấy Đói (đăng ký ngành nghề Bán buôn thực phẩm), Công ty TNHH MTV Cười Lên Cái Coi (đăng ký ngành nghề Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động),…

Tên là những con số

Vận dụng một cách khéo léo chữ số cũng như tổ hợp chữ số cũng là một ý tưởng hay để đặt tên cho công ty của bạn. Tổ hợp chữ số nên được kết hợp để có thể phát âm trôi chảy, đọc thuận miệng. Các con số nên có ý nghĩa, giúp người nghe liên tưởng đến những sự kiện lịch sử hoặc ngày sinh ngày mất của một danh nhân văn hóa nào đó sẽ dễ nhớ hơn. Ví dụ: công ty cổ phần xây dựng 88, công ty TNHH nội thất 68, công ty cổ phần in 69, công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ 113,…

Trước đây Luật Doanh Nghiệp cũ cho phép sử dụng tên danh nhân, địa danh nổi tiếng để đặt tên cho doanh nghiệp nhưng hiện nay thì không

Quy định về tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):

a) Loại hình doanh nghiệp.

Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: – Công ty TNHH Hoa Hồng; – Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hồng; – Công ty TNHH một thành viên Hoa Hồng; – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Hồng; – Công ty cổ phần Hoa Hồng; – Công ty Hợp danh Hoa Hồng; – Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng;

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. (Tham khảo Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. (Tham khảo Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

(Tham khảo Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví du: – Hoa Hong company limited; – Rose company limited; – Hoa Hong Corporation; Hoa Hong joint stock company; – Rose Corporation; Rose joint stock company; – Hoa Hong Private Enterprise; – Hoa Hong partnerships; (Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. (Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Đặt Tên Cho Doanh Nghiệp

Để cho cả một “uỷ ban” tham gia vào quyết định của bạn

Chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ và dường như có vẻ đúng khi tất cả mọi người (bạn bè, gia đình, nhân viên và khách hàng) tham gia vào quyết định quan trọng này. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này cho thấy có một số vấn đề cần phải được tìm hiểu.

Một thực tế đầu tiên và rõ ràng nhất là cuối cùng bạn cũng chỉ chọn được một cái tên, vì vậy bạn có nguy cơ phải bỏ qua nhiều cái tên khác mà những người xung quanh đã gợi ý cho bạn. Thứ hai, bạn thường kết thúc việc chọn tên với một quyết định được nhất trí cao, thường là một cái tên rất an toàn, rất ngọt ngào.

Một phương pháp tốt hơn là chỉ tham khảo ý kiến của một số người trụ cột-càng ít càng tốt và chỉ lựa chọn người mà bạn cảm thấy họ có tâm huyết với công ty.

Sự cảm nhận cá nhân có thể đem đến một kết quả sai lệch, vì vậy bạn cần những người tư vấn có thể khoanh vùng nhận thức của họ ở một mức nhất định. Hãy chắc chắn rằng bạn có một vài bộ óc thông thái và phá cách trong một đống hỗn độn ấy, bạn sẽ chọn được một cái tên rất văn vẻ và đầy sức gợi.

Dùng phương pháp “xác tàu” để đặt tên

Khi bắt buộc phải tạo ra một cái tên hấp dẫn, có sức lôi cuốn, nhiều nhà quản lý tham vọng cho rằng chỉ việc đơn giản thêm vào danh từ một tính từ, kết quả là những cái tên có vẻ hợp lý nhưng nhìn và nghe thì thật tệ hại.

Những kiểu cắt bỏ phổ biến khác và rất chung chung như Tech, Corp (hay đặc biệt ở Việt Nam, doanh nghiệp thường có đuôi Mex…) khiến cho khách hàng thường bị nhầm lẫn và không tạo được nét riêng biệt. Vấn đề xảy ra với cách tiếp cận này là nó không có sức lôi cuốn và bị lọt thỏm khi người ta xướng tên nó lên.

Dùng những từ quá đơn giản tới mức chúng chẳng bao giờ nổi bật trước đám đông

Công ty đầu tiên trong một lĩnh vực nào đó có thể theo cách này, như bạn đã từng nghe tới General Motors, General Electric và nhiều tên khác nữa. Nhưng một khi đã xuất hiện sự cạnh tranh, nó đòi hỏi bạn phải có sự khác biệt. Hãy tưởng tượng Yahoo! Cũng có cái tên chúng tôi xem sao?

Dùng cách tiếp cận atlas và bản đồ để đặt tên

Trong trạng thái sốt sắng bắt đầu một công ty mới, nhiều doanh nghiệp chọn cách sử dụng tên thành phố nơi họ mở công ty, quận hay vùng như là một phần trong tên doanh nghiệp. Trong khi đó có thể là cứu cánh hiện tại, vào thời điểm bắt đầu nhưng lại thường trở thành một lực cản khi doanh nghiệp phát triển hơn.

Một khách hàng từng than thở với tôi anh ta đang phục vụ cho thị trường nhiều hơn cho chính mình với cái tên của anh ta. Anh ta đã đặt tên doanh nghiệp mình là St. Pete Plumbing khi anh ta tới từ St. Petersburg, Florida. Nhưng trang vàng những cửa hàng lại kết luận đó cũng là cái tên cho toàn vùng.

Nhiều công ty khác đã phải vật lộn với vấn đề tương tự. Minnesota Manufacturing & Mining đang phát triển vượt ra khỏi ngành công nghiệp và bang của mình. Để tránh hạn chế tầm phát triển, họ đổi tên thành 3M, một công ty hiện đang nổi tiếng về sáng tạo. Kentucky Fried Chicken hiện đổi thành KFC, xóa nhòa bớt sự nổi bật của tên vùng và tên nguyên gốc. Từ bài học này, bạn có thể biết mình cần phải làm gì ngay từ đầu.

Biến tên công ty thành một lời sáo

Một khi bỏ qua được tính văn vẻ, miêu tả, quá trình suy nghĩ của bạn hầu hết quay về phép ẩn dụ. Đây có thể trở thành điều tuyệt vời nếu chúng không bị lạm dụng để trở nên nhàm chán. Ví dụ, từ khi có nhiều công ty tự cho rằng mình đứng đầu lĩnh vực, các tên thường được họ dùng là Summit, Apex, Pinnacle, Peak toàn mang nghĩa là đỉnh, chóp cả.

Thay vì vậy, hãy tìm cách kết hợp các từ tích cực với nhau và dùng phép ẩn dụ, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn nhiều. Một ví dụ rất hay là công ty lưu trữ dữ liệu Iron Muontain, một cái tên truyền được sức bền và độ an toàn mà không bị nghe như tầm thường ,sáo rỗng.

Làm cho tên công ty trở nên quá khó hiểu, khách hàng không thể biết nó có ý nghĩa gì

Điều tuyệt vời là khi bạn chọn được một cái tên có ý nghĩa đặc biệt, nó có thể bao gồm cả một câu chuyện nói về thông điệp của công ty. Nhưng nếu nó quá mập mờ và khó phát âm, bạn có thể không bao giờ có cơ hội nói điều đó với khách hàng vì họ dễ dàng bỏ qua bạn.

Dùng cách hỗn hợp để chọn tên

Bị cuốn theo suy nghĩ cần ghi dấu trên lĩnh vực hoạt động, nhiều công ty đã phải cầu viện tới việc xây dựng vụng về hoặc viết sai chính tả những cái tên có mục đích. Kết quả là những cái tên công ty nghe giống như miêu tả một loại ma túy hơn là tên công ty.

Lỗi Dùng phương pháp “xác tàu” để đặt tên đôi khi kết hợp với lỗi này và kết quả là tạo nên một cái tên kiểu như KwaliTronix. Điều thú vị là một vài cái tên bắt đầu được thay đổi sau khi đặt: để tránh dùng “K” thay bằng dùng “Q” hay “Ph” thay bằng “F”. Điều này làm cho việc phát âm tên công ty cũng như tìm kiếm nó trên Internet trở nên khó khăn hơn.

Chọn tên sai, sau đó không chịu thay đổi

Nhiều chủ doanh nghiệp biết cái tên của công ty mình có vấn đề và hi vọng tự nó sẽ làm nên điều kì diệu. Tên công ty ban đầu của một khách hàng của tôi là “Portables” gợi cho khách hàng ý nghĩ về một phòng học di động-một cái tên chưa từng được chủ của nó nghĩ tới, điều này càng nặng nề hơn khi chính người chủ một đại lý cũng cố gắng giải thích quan niệm mới của họ về vận chuyển và lưu kho.

Sau nhiều suy nghĩ, chúng tôi đã quyết định chọn tên PODS, có nghĩa Portable On Demand Storage. Phần còn lại nhanh chóng trở thành một kỳ tích khi họ mở rộng ra cả quốc gia và quốc tế.

Và cũng như vậy, 3M hay KFC đã quyết định đúng khi họ có sự thay đổi cần thiết để duy trì sự lớn mạnh và hình ảnh trong mắt khách hàng.

Một cái tên gắn liền với sự phát triển của một doanh nghiệp, một công ty, một tổ chức… Không những thế nó còn gắn liền với sự nghiệp của những người sáng lập, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau, rất quan trọng. Do đó để được chuyên gia phong thủy Mr.Thắng (chú Thắng, chủ biên Blog Phong Thủy) tư vấn đặt tên chi tiết hoặc đổi lại tên mới cho phù hợp nhất bạn có 2 cách sau đây:

+ 145 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, chúng tôi – Tel: 028 2248 2256 [bản đồ]

– Khu vực Miền Bắc:

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, chúng tôi – Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 362 Đường 3/2, P.12, Quận 10, chúng tôi – Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, chúng tôi – Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

+ 24A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Tel: 024 66 731 741 [bản đồ]

+ 256 Xã Đàn (KL Mới), Đống Đa, Hà Nội – Tel: 024 66 553 989 [bản đồ]

Bình Luận Facebook

Phong Thủy Cho Doanh Nghiệp Và Cơ Sở Kinh Doanh

Phong Thủy làm gì được cho doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh? Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm nhưng để có câu trả lời đầy đủ và chính xác thì quả thực không dễ dàng chút nào. Bài viết sau đây hy vọng sẽ đáp ứng phần nào ước muốn tìm hiểu của mọi người về vấn đề này.

Ngoài việc kiến trúc phải đảm bảo tính hợp lý và thẩm mỹ, Phong Thủy còn giúp ta có một sự sắp xếp ngăn nắp, hợp lý nơi làm việc, tạo ra nguồn năng lượng Dương mạnh mẽ chứa đầy Sinh khí, đem lại vận may cho doanh nghiệp. Phong Thủy giúp cho việc bố trí các chỗ ngồi của nhân viên, giúp cho các nhân viên làm việc tốt hơn, hăng say hơn và dĩ nhiên như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn. Phong Thủy giúp cho doanh nghiệp tăng thêm đối tác, giúp cho việc ký kết hợp đồng thuận lợi hơn, giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp luôn đưa ra những quyết sách hữu ích kịp thời. Với một cơ sở buôn bán, kinh doanh, Phong Thủy giúp tăng lượng khách hàng, tăng doanh thu, chống thất thoát…..

Nói đến Phong Thủy cho doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, trước tiên phải nói đến địa thế. Bởi Phong Thủy không thể nào tách rời cá thể một ngôi nhà, một doanh nghiệp, một cơ sở kinh doanh ra khỏi cái tổng thể của khu vực đó được.

Thí dụ : Giả sử cơ sở kinh doanh của ta là…một quán bán nước giải khát. Như vậy, Ngũ Hành của cơ sở chúng ta là hành Thủy. Nếu bây giờ, xung quanh chỗ đó toàn là các nhà biệt thự tường vây vuông vức thuộc Thổ, hay các công ty, cơ sở thuộc Thổ như công ty kinh doanh địa ốc, công ty xây dựng…thì quán nước của chúng ta trước sau cũng sập tiệm thôi, vì bị Hành xung quanh tương khắc. Do đó, điểm đầu tiên khi ta muốn tìm một mặt bằng để mở doanh nghiệp, hay mở ra kinh doanh, hãy chịu khó đến đó rảo một vòng quan sát thật kỹ, xem xung quanh đó Ngũ Hành chung của khu vực là gì, có tương khắc với Ngũ Hành của ngành nghề mà ta làm hay không. Hãy lưu ý các kiến trúc của xung quanh, không nhất thiết phải là Ngũ Hành của ngành nghề, mà kiến trúc cũng có thể xung khắc. (KIM tròn- vòm, THỦY nhấp nhô- không đều- cái cao cái thấp, HỎA tam giác-nhọn-chóp, MỘC hộp dài- hộp đứng, THỔ vuông). Không chỉ có “các ông bạn láng giềng” xung khắc với ta, đôi khi do tự ta khắc mình cũng có, đấy là do Ngũ Hành của kiến trúc của chúng ta vậy. Tỷ như công ty kinh doanh địa ốc là thuộc Thổ, xây cất kiến trúc mái vòm hình Kim, thì tiền bạc sẽ thất thoát, làm ăn lỗ lã (do Thổ sinh kim, bị tiết khí); nếu xây cất kiến trúc hình hộp chữ nhật là thuộc Mộc, thì công việc làm ăn tất luôn bị trở ngại, giao dịch thất bại, nhà đất khó bán, tất cả như có một lực vô hình nào đó ngăn trở vậy (do Mộc khắc Thổ)….. Do vậy, kiến trúc của ta không chỉ phù hợp với môi trường xung quanh, mà còn phải phù hợp với… chính mình nữa.

Nói địa thế, tất nhiên ta cũng không thể bỏ qua những Hung Sát bên ngoài, về điểm này thì nhà ở cũng giống như doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cũng chịu những Hung Sát y vậy. Nên khi đến đó, nhất định ta phải quan sát thật kỹ mới được, nhất thiết phải tránh các Hung Sát: THƯƠNG SÁT, PHẢN CUNG SÁT, CÔ PHONG SÁT, BẠCH HỔ SÁT, THIÊN TRẢM SÁT, XUYÊN TÂM SÁT, THIÊN KIỀU SÁT, PHÁO ĐÀI SÁT, ĐẠO SÁT, CÔ DƯƠNG SÁT, ĐỘC ÂM SÁT, THANH SÁT, VỊ SÁT, TIÊM XẠ SÁT, HỎA HÌNH SÁT, LIÊM TRINH SÁT, THÍCH DIỆN SÁT, HOẠCH HÌNH SÁT, ĐỈNH TÂM SÁT, KHAI KHẨU SÁT.

Rất nhiều sách bày bán trên thị trường, khi nói về cơ sở buôn bán, thường chỉ đề cập đến 3 loại: _ Thương Sát (đến từ con đường hay hành lang đâm thẳng vào) _ Khai khẩu Sát (đối diện phòng thang máy, thang cuốn) _ Hỏa hình Sát (đến từ các góc nhọn, góc tường nhà, đòn đông)

Có lẽ các tác giả ấy quá xem nhẹ những Hung Sát khác chăng? Nếu làm theo thế e chẳng tồn tại lâu bền được. Trong thực tế, khó kiếm 1 địa thế thoát khỏi hết ngần ấy Hung Sát được, ta chỉ hạn chế đến mức thấp nhất những Hung Sát có từ bên ngoài, nhưng cái nào còn vướng lại thì ta hóa giải vậy.Phía bên ngoài cơ sở không chỉ như thế, bởi nó cũng giống nhà ở, cần có đủ Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ hợp cách. Huyền Vũ phải cao lớn để có chỗ dựa vững chắc. Thanh Long phải cao hơn Bạch Hổ, nhưng cả 2 không có thế đè áp với cơ sở mình. Chu Tước không quá to lớn che án hết Sinh khí. Được 3 điểm giống nhà ở rồi, cũng còn điểm khác biệt vậy, đó là:_ Mặt tiền cơ sở: Mặt tiền nhà cũng cần đẹp,và đẹp một cách trang nhã sơ sài được. Nhưng mặt tiền cơ sở thì không thể. Nó không chỉ đẹp mà còn cần tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác; vừa bắt mắt, dễ nhìn, khiến người ta phải chú ý mỗi khi đi gần tới; vừa có nét trang trọng, lại không kém phần thân thiện. _ Bảng hiệu cơ sở: Điểm này thì nhà ở hoàn toàn không có. Việc chọn tên cho bảng hiệu, đòi hỏi phải tính Bát Tự của người chủ cơ sở hay người giám đốc của doanh nghiệp, rồi Ngũ Hành của ngành nghề kinh doanh nữa, lại thêm tính số nét của tên đó xem việc làm ăn đó có trọn tốt không mới chọn, không đơn giản như một số người cho rằng đặt tên đẹp đẹp là xong.

Ta lại xét đến các bài trí bên trong của cơ sở, doanh nghiệp. Điều đầu tiên muốn nói là : Không chỉ nhà ở mới cần xem trọng cửa cái, mà các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh cũng cần. Bởi nó là nơi đầu tiên mà khách hàng, đối tác tiếp xúc với cơ sở của chúng ta vậy. Cho nên cửa luôn phải mở và không đẩy ra. Tốt nhất, nếu có điều kiện, nên gắn loại cửa vừa kéo vào vừa đẩy ra được, để khi khách hàng, đối tác đến bàn việc xong ta có thể mở cửa ra phía ngoài tiễn khách vậy (loại cửa này thường thấy ở các khách sạn). Một loại cửa có tác dụng tốt đối với các siêu thị (supermarket), các trung tâm mua sắm là loại cửa xoay. Đây là 1 loại vật thể chuyển động trong 9 giải pháp cơ bản của Phong Thủy, có tác dụng kích hoạt khí rất hay. Mặt khác, nơi đây người ra vào đông đúc, nhờ cửa xoay như vậy mà dòng khí thường xuyên được thay đổi, luân lưu khắp nơi, đưa Sinh khí đến các gian hàng bên trong, rất là tốt. Các loại cửa trượt cảm ứng không thích hợp cho những nơi mua sắm như thế này. Về kiểu dáng, ĐẠI KỴ làm cửa cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, văn phòng có hình dáng các Bia Mộ. Vị trí của cửa đương nhiên vẫn là ở mặt tiền, NHƯNG nhích sang bên này một tý, hay nhích sang bên kia một tý, hoặc ở ngay giửa, phải tính theo 64 quẻ Dịch. Ba cửa quan trọng trong 1 cơ sở, doanh nghiệp là : Cổng chính, cửa chính và cửa sau. 1/. BÀI TRÍ VĂN PHÒNG: Trong các văn phòng làm việc, quan trọng nhất chính là sắp xếp bàn làm việc vậy. Trong bất kỳ văn phòng nào, góc quyền lực nhất chính là góc chéo với cửa ra vào văn phòng. Một người tổ trưởng của một phòng ban, nếu ngồi chung phòng với các tổ viên của mình thì nên đặt bàn ngay tại vị trí này. Ngay cả khi người tổ trưởng, trưởng phòng có văn phòng riêng; hay phòng riêng của các Giám Đốc, Tổng Giám Đốc cũng thế; vị trí đặt bàn làm việc cũng nên đặt nơi vị trí quyền lực này_ nơi có độ kiểm soát tối đa, sự tập trung và quyền lực. Đó là nơi tốt nhất để mở rộng công việc làm ăn.

Để làm việc được tốt, các bàn làm việc phải bố trí sao cho nhân viên ngồi ở đó luôn: Đưa lưng vào tường, không quay lưng ra bất kỳ cửa nào (dù là cửa văn phòng, cửa sau, cửa sổ), không ngồi dưới một xà nhà, không trực diện với cửa chính, không ngồi sát bên cửa ra vào. Vì sao ư? Bàn dựa lưng vào tường cũng như một căn nhà có Huyền Vũ che chắn phía sau vậy, khiến người ngồi đó cảm thấy an tâm hơn, như tạo thêm một chỗ dựa tinh thần khiến người ngồi ở đó tự tin hơn trong công việc.