Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Của Lộc Bình Gỗ Trong Phong Thủy # Top 9 Like | Saigonhkphone.com

Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Của Lộc Bình Gỗ Trong Phong Thủy # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Của Lộc Bình Gỗ Trong Phong Thủy mới nhất trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

( hay còn gọi là lục bình) ( Lục ) trong nghĩa Hán đồng âm với từ Lộc có nghĩa là phát tài phát lộc .( Bình ) là bình an ( lục Bình ) là phúc lộc an bình đem đến cho Người sử dụng …

Phong thủy có thuyết hình nào khí nấy vì vậy mà dừa vào hình dạng của Lọ lộc bình gỗ được thiết kế với hình dáng phía thân được mở to, phía cổ thắt lại và trên miệng bình xòe ra. lộc bình gỗ thì nó có tác dụng thu và giữ khí rất tốt và là vật trang trí rất đẹp khi kết hợp với hoa văn như phượng, rồng là tăng sự huyền ảo, sự lưu chuyển, hội tụ của trương năng lượng.

Ở một chiếc Lộc bình gỗ trên thị trường được chế tác theo 3 mẫu chính . Lộc bình tiện chơn. Lộc Bình Điêu Khắc và Lộc bình được chế tác kết hợp với hoa lá cây cối rồng phượng tách biệt với thân bình nhưng tạo thành một tác phẩm thống nhất . Lộc bình gỗ đẹp tiêu trí đánh giá cao nhất là dáng . Thân Cổ Đế kết hợp to nhỏ cao thấp hài hòa để tạo lên một tổng thể cân xứng kế tới đó mới kể đến sự tinh xảo của điêu khắc sau cùng là vân hoa ….

của nó, thường thì Tham khảo thêm L ộc bình gỗ thường được các đại gia săn tìm với độ quý hiếm và SX: Đồ Gỗ Phú Hải – Từ Sơn – Bắc Ninh Lộc bình được làm từ ĐT: 02413.502.979 – 0972.690.610 gỗ quý thì giá trị của nó là lớn nhất so với các chất liệu khác. Thời xưa thì chỉ có quan lại và địa chủ hay các bấc quyền quý mới được dùng lộc bình thể hiện địa vị của mình trong xã hội. VP tại TPHCM: Hòa Hưng, Quận 10 ý nghĩa ĐT: 0977.558.168 – 0976.639.992 Nhận giao hàng toàn quốc. Bàn thờ gia tiên gỗ ◄

Ý Nghĩa Con Nghê Trong Phong Thủy

Trong các linh vật phong thủy, nghê là con vật mà chúng ta gặp nhiều và phổ biến nhất. Chúng ta có thể thấy nó tại các địa điểm linh thiêng như đình làng, chùa miếu hoặc được dùng bài trí trong các từ đường. Ý nghĩa con nghê phong thủy là gì? Cách bày trí như thế nào phù hợp thì không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này và xem nên mua nghê phong thủy ở đâu tốt nhất.

1. Con nghê là gì?

Nghê là một linh vật có hình dáng và ý nghĩa đặc biệt. Trông nó có nét rất giống sư tử hoặc Kỳ lân nhưng lại có thân hình giống chó. Nhìn qua, nghê là sự kết hợp của thân chó và đầu kỳ lân, chỉ có điều, nếu kỳ lân mang móng guốc thì nghê lại mang móng vuốt.

Loại linh vật này đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm trước, các thời Lý, Trần, Lê… và được làm với nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi linh vật đều có những hình dáng và ý nghĩa riêng, nghê là con vật có tạo hình gần giống chó, ý nghĩa nghê chính là bảo vệ gia chủ, chống quỷ dữ ma tà.

2. Ý nghĩa con nghê trong phong thủy và vị trí lắp đặt

2.1. Ý nghĩa của con nghê trong phong thủy theo chất liệu

2.1.1. Nghê phong thủy chế tác từ chất liệu đá

thường có kích thước to lớn, trọng lượng cao nên rất khó trong việc di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Người ta thường đặt cố định nghê đá tại một vị trí và rất ít khi di chuyển, trừ trường hợp có thay đổi bất thường. Nghê đá thường hay đặt trước các cổng chùa, đình, nơi thờ cúng linh thiêng.

2.1.2. Nghê phong thủy làm từ chất liệu đồng

Trong các chất liệu thì nghê làm từ đồng có công năng lớn nhất, hay được dùng để trấn trạch, xua đuổi tà ma, hung khí. Người ta cũng hay đặt nghê đồng ở những nơi ngã ba, nhà có đường cong hoặc vật nhọn hướng đâm vào…

Tuy nhiên nghê đồng nặng nên rất khó di chuyển, thường đặt ở đâu là ở nguyên một chỗ. Đồng thời, để có thể phát huy hết ý nghĩa nghê phong thủy chất liệu đồng, chúng ta phải khai quang, và làm lễ bái rất cẩn thận.

2.1.3. Nghê phong thủy bằng chất liệu sứ

Một ưu điểm của chất liệu này là chế tác ra những tượng nghê rất đẹp, nhiều hình dáng, kích thước kèm những ý nghĩa khác nhau. Nghê thường được phủ ngoài một lớp men rạn cổ hoặc men màu. Vì có màu sắc đẹp, hình dáng tinh tế bắt mắt lại nhẹ nhàng nên nghê được bài trí ở rất nhiều vị trí.

Những đôi nghê lớn có thể đặt ở trước cửa nhà. Nếu là các cặp nghê nhỏ có thể bày trong các điện thờ, lăng tẩm, lăng mộ hoặc đền chùa… Chất liệu sứ không chỉ đảm bảo những ý nghĩa con nghê phong thủy mà còn tạo sự thân thiện gần gũi với gia chủ và những người xung quanh.

2.1.4. Nghê phong thủy bằng chất liệu gốm

2.2. Ý nghĩa con nghê theo vị trí đặt nghê

Khác với những con linh vật thường ở nguyên một chỗ thì nghê có mặt ở khắp mọi nơi. Nhìn vào hình tượng những con nghê đó, chúng ta có thể thấy một sự mộc mạc, gần gũi, thân thiện như những người dân Việt Nam hiền lành, chân chất.

Mỗi vị trí, con nghê lại có một ý nghĩa phong thủy khác nhau.

– Người ta thường đặt nghê ở cổng làng, cổng đình chùa: Nghê thường được đặt ở vị trí trên cao nhìn xuống. Ý nghĩa con nghê phong thủy ở vị trí này là để đoán đọc và kiểm soát được tâm hồn, ý nghĩ của mỗi người đang ra vào chốn linh thiêng. Qua đó, nghê sẽ biết được con người đó có tâm địa ra sao, có đứng đắn hay không và có xứng đáng để bước vào đền hay không.

– Nghê đặt ở những nơi như ngã ba đường, trước cửa nhà: Người ta đặt nghê ở đó với một ý nghĩa tâm linh để hóa giải những điểm xấu, sát khí, hung dữ có thể xảy ra cho chủ nhà. Tuy nhiên, đặt nghê cần được thực hiện đúng phong thủy, không được quá lớn mà phải để kích thước vừa phải. Đồng thời, phải đặt nghê một đôi để đảm bảo cân bằng âm dương và phát huy cao nhất công năng, ý nghĩa con nghê phong thủy.

– Nghê cũng hay được dựng tượng tại các lăng mộ dòng họ, người có quyền thế, chức vụ: Người ta tâm niệm rằng, nghê sẽ canh gác cho giấc ngủ của người dưới mộ, giữ cho họ có một sự ra đi thanh thản, bình yên. Một số cho rằng, nghê xuất hiện trước mộ cũng thể hiện niềm thương xót, kính cẩn của người sống với người đã khuất.

3. Nguồn gốc của ý nghĩa của con nghê trong phong thủy

Không phải tự nhiên con nghê có ý nghĩa phong thủy đặc biệt và được khách hàng lựa chọn nhiều cho các chốn linh thiêng. Điều này bắt nguồn từ những truyền thuyết xa xưa, khi trâu và chó là hai con vật được con người sử dụng thân thuộc trong nhà. Nếu trâu đi cày, kéo xe, chở lúa thì chó tham gia vào các cuộc đi săn và bảo vệ chủ.

Con người từ lâu coi chó như một người bạn thân, người đầy tớ trung thành. Ông cha ta đã dựng tượng chó để trấn yểm cho vùng đất, ngôi nhà chủ mình và thổi hồn vào đó thông qua những ho a văn, họa tiết. Từ đó tượng nghê ra đời có thân chó nhưng đầu và móng vuốt như sư tử và rồng. Ý nghĩa nghê phong thủy trấn giữ, xua đuổi tà ma và bảo vệ linh đường, miếu mạo là như vậy.

CÁC MẪU NGHÊ PHONG THỦY

4. Mua nghê phong thủy ở đâu?

Thanh Hải là doanh nghiệp hàng đầu và duy nhất tại Bát Tràng với hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất và thi công trang trí gốm sứ nội ngoại thất. Đến với chúng tôi, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt của những sản phẩm gốm sứ thủ công, tinh tế và cuốn hút.

Đặc biệt, sản phẩm linh vật nghê phong thủy rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì sự đa dạng, thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm. Một số mẫu nghê tiêu biểu như nghê Cao Đại, nghê Bát Hoa, nghê Cõng Nến, nghê Đuôi Lửa, nghê Rạn Bé…

Với ý nghĩa con nghê trong phong thủy như vậy nên sản phẩm rất được yêu thích và đặt trong các chùa chiền, chốn linh thiêng, thành kính. Nghê thậm chí còn mang lại sự an tâm cho mỗi người nếu từ đường, nhà thờ hoặc lăng mộ người thân mình có đặt một cặp nghê.

Liên hệ với chúng tôi:

– Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gốm sứ xây dựng Thanh Hải

– Địa chỉ 41B- Giang Cao- Bát Tràng- Gia Lâm- Hà Nội.

– Website: https://gomsuxaydung.vn

– Hotline: 0966 558 808.

Thanh Hải sẽ đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của bạn với một thế giới gốm sứ hoàn hảo nhất.

Ý Nghĩa Một Số Vật Phẩm Phong Thủy

Đặc điểm các hướng và Vật phẩm Phong thủy phù hợp cho các hướng 1. Tỳ Hưu:

Về hình dáng Tỳ Hưu hiện đang lưu hành từ trước đến nay, vẫn là loại Tỳ Hưu trên đầu có một cái sừng, có bờm, có một số con có hai cánh, lông đuôi có tua. Tỳ Hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc (Hươu Trời).

Con vật này là con vật huyền thoại. Nó có cánh nhưng không có … hậu môn. Chỉ biết ăn vào, không biết nhả ra. Người ta làm Tượng Tỳ Hưu nhưng vẫn phải vuốt ve vỗ về nó. Không được sờ vào mắt để nó luôn tinh tường. Không được sờ vào răng để nó luôn khoẻ mạnh. Đặt tượng Tỳ Hưu tượng trưng cho TÀI LỘC dồi dào, bởi con vật này hiền lành, không hung dữ và kênh kiệu. Nó chiều lòng và phụng sự cho mọi thân chủ. Người ta nói rằng Tỳ Hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ, mang lại điều tốt lành … (khi đặt đầu hướng ra ngoài).

Tỳ Hưu trong Phong thủy có một số tác dụng sau đây:

Về màu sắc : Tỳ Hưu màu đen thì có tác dụng chiêu tài, phát lộc. Tỳ Hưu màu trắng thì có tác dụng bảo trợ sức khỏe. Tỳ Hưu màu xanh thì có tác dụng may mắn trong công danh.

Ngoài các tác dụng cá biệt như trên, Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí. Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi đi tà khí …

Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong Phong thủy, khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ : Mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.

2. Thiềm Thừ:

Là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên gọi là Thiềm Thừ (một số nơi gọi là Thiền Thừ), chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, là vật phẩm phong thủy được cho là mang lại điềm lành và tài lộc.

Trên đầu con cóc có hình “Lưỡng nghi” (biểu tượng âm dương). Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại Hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ.

Cóc thường ngậm đồng tiền cổ trong miệng, tượng trưng cho việc Cóc mang tài lộc vào nhà.

Theo truyền thuyết của người Hoa, thì Thiềm Thừ vốn là yêu tinh, được tiên ông Lưu Hải thu phục, theo tiên ông Lưu Hải để tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền giúp đỡ mọi người, thể hiện sự phục thiện, cải tà quy chánh với tiên ông Lưu Hải. Vì vậy, Thiềm Thừ được người Hoa trân trọng như là một trong những con vật linh thiêng trong Phong thủy về tài lộc và sự yên lành.

Việc an vị Thiềm Thừ tốt nhất là tại hai góc của cửa chính phía bên trong phòng khách, và đầu của Thiềm Thừ đang ngậm đồng tiền cổ quay vô nhà để mang của cải tài lộc vô nhà cho gia chủ. Cũng có thể đặt Thiềm Thừ nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ, trang thờ Thần tài – Thổ địa, … nhưng nên nhớ là đầu Thiềm Thừ phải quay vô trong.

3. Sư tử (Nghê):

Nghê là con vật huyền thoại có từ rất lâu đời (giống như sư tử), là loài thú đại diện cho sức mạnh. Nghê là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà, miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà. Vì vậy, trong mỗi đình chùa ta thường thấy có tượng hai con nghê đá canh cửa.

Trong Phong Thuỷ, tượng Nghê thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà …, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho 1 cơ quan, 1 công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho nhà ở …

Sư tử (Nghê) luôn đặt có đôi, 1 đực, 1 cái mới đúng, xin thận trọng, đừng mua nhầm. Ngoài ra, khi đặt sư tử nên lưu ý nó có nhiều chất liệu, nhiều màu sắc, nên chọn chất liệu và màu thích hợp với Ngũ hành nơi đặt nó . Và 1 điểm rất quan trọng nữa là sư tử luôn đặt ngó ra ngoài, không được ngó vào nhà.

Sư tử đá rất thích hợp với những người sống bằng nghề nước bọt như luật sư , diễn viên. Trong phòng làm việc của những người làm nghề này có thể đặt 1 đôi để gây thêm thanh thế , tăng tài lộc.

Sư tử đồng hay dùng để hóa sát ngăn ngừa tai họa. Nó hay được dùng khi : – Nhà ngay giao lộ – Cột đèn trước cửa – Cây to trước cửa hay cửa sổ – Các vị trí Họa Hại và Tuyệt Mệnh trong nhà như: nhà mà có người mạng Thủy, nên đặt sư tử đồng, vì được Kim sinh Thủy thêm Vượng Tài. Nhớ cũng đặt quay đầu sư tử ra ngoài.

4. Hổ mạ vàng:

Trong phong thuỷ thường dùng hai khái niệm là “Tả thanh long, hữu bạch hổ” để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt. Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vị tướng quân chuyên phù trợ chánh pháp.

Hổ dùng tiếp khí cho các cát tinh Lục Bạch, Bát Bạch. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần.

Là pháp khí của công danh và sự tăng tiến trong kinh doanh, tài lộc và quyền lực, chống lại tiểu nhân. Cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng.

Cách sử dụng: Đặt nơi phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch phối chiếu. Trấn yểm nơi hung tinh chiếu đến, hỗ trợ cho bản mệnh người Dần, Ngọ, Tuất, Mão,Thìn. Tránh đặt trong phòng ngủ, nơi hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến.

Khi đặt tượng hoặc treo tranh, người ta thường kết hợp: ngựa (biểu tượng phát đạt, tấn tới), hổ (biểu tượng quyền lực, công danh), lợn (biểu tượng no đủ, giàu sang), để trở thành “tam cát”.

5. Long thần tọa:

Rồng là con vật đứng đầu trong Tứ Linh, là 1 loại thú lành (nam giới dùng thích hợp hơn nữ), nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó càng có hiệu quả lớn.

Rồng mang lại rất nhiều may mắn. Rất thích hợp cho người làm việc hành chính, hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời dèm pha, đè ép bọn tiểu nhân và tăng cường quyền uy. Nếu gia chủ muốn quan hệ ngoại giao ngày càng tiển triển thuận lợi thì nên đặt Vật phẩm này ở góc trái bàn viết, treo biểu tượng này ở hướng bên trái (tính từ trong nhà nhìn ra – Tả Thanh Long) hoặc có thể đặt tượng rồng nhìn ra cửa.

Nói chung về loại Rồng, thì không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ, nhất là phòng ngủ trẻ em. Nếu treo tranh Rồng thì tốt nhất là dùng khung màu kim.

Chín con rồng biểu tượng cho sức mạnh, thành công và mạnh mẽ. Số lượng Rồng trong tranh nếu nhiều thì phải có 1 con chủ bầy, nếu không là Quần Long Vô Chủ, chỉ gây hại chứ không có lợi.

6. Kỳ Lân:

Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh, nên uy lực rất mạnh.

Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân.

Theo truyền thuyết, Kỳ lân thuộc loài nai, hình dáng giống như con hươu, mình vằn, có một sừng trên đầu, chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ). Đôi Kỳ lân là vật khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo, tài lộc dồi dào.

Cách trưng bày: Bày ngoài cửa hoặc trong phòng khách, văn phòng làm việc. Dùng (Kỳ lân gốm – hành Thổ) bày phía Đông Bắc, Tây Nam, Chính Nam, Đông Nam.

Ngoài việc hóa sát, Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài, Thêm Đinh. Nam nữ đều dùng được.

7. Rùa (Quy):

Đây là 1 trong Tứ Linh (4 con vật linh thiêng được xếp vào hàng tứ quý: Long Lân Quy Phụng), hấp thu Linh Khí Trời Đất nên sống rất thọ.

Nó vừa là biểu tượng của Trường thọ , vừa có tác dụng hóa sát. Trong Phong thủy, không phải lúc nào chúng ta cũng dùng Cương chọi Cương theo kiểu đặt Sư Tử , Kỳ Lân , Tỳ Hưu , Long Mã , v.v … mà cũng có lúc ta phải dùng Nhu khắc Cương theo cách đặt Rùa (Quy). Nhất là trong phòng người già , nếu đặt 1 con rùa đầu hướng ra cửa sổ là rất hay.

Rùa (Quy) sống cũng có khả năng hóa sát. Chỉ xin lưu ý, khi dùng Rùa (Quy) sống để hóa sát, nếu nó chết hãy lập tức thay ngay con khác, không cần lo lắng.

Để hóa sát với biểu tượng Rùa, nên lưu ý chất liệu của nó và Ngũ Hành nơi đặt, và CHỈ KHI HUNG SÁT MẠNH, ngại dùng Sư tử không chống nổi mới phải dùng Rùa, nên tránh lạm dụng.

8. Long Quy (Nửa Rùa – nửa Rồng):

Đây là 1 loại thú lành, chuyên đem điều may mắn đến, nên thường được dùng để hóa giải tai ương. Trong Phong thủy, Long Quy thường được dùng nơi có Thủy khí nặng, hoặc nơi Tam Sát chiếu đến. Nơi có Thủy khí nặng thường phát sinh chuyện đôi co, nên đặt Long Quy nơi đó, ngoài việc hóa giải đôi co, Long Quy còn tăng thêm nhân duyên nữa đấy!

9. Ngựa đồng:

Ngựa là con vật trung thành nhất, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn …

Ngựa đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Dùng cho những người hay đi xa, chuyến đi sẽ thành công tốt đẹp. Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân.

Nói đến ngựa là nói đến việc xoay chuyển tài vận khiến sự nghiệp phát triển. Chính vì thế, trong nhà treo tranh mang hình này thúc đẩy sự nghiệp ngày càng phát đạt, tấn tới. Ngựa đồng mang nguyên khí của Kim, không những đem lại tài lộc, công danh mà còn có tác dụng hoá giải sát khí của sao Nhị – Ngũ hành Thổ vốn đem lại hoạ về bệnh tật, sa sút trong vận 8 là hung khí. Nên đây là vật khí dùng bổ trợ cho Phong Thuỷ nhà ở, văn phòng, cửa hàng rất hiệu quả.

Đàn ngựa đang chạy tượng trưng cho sự thành công, thuận lợi trong mọi công việc.

Nói chung với việc dùng ngựa, xin lưu ý máy điểm sau :

Hướng tốt nhất để đặt hay treo tranh là hướng Nam. Đây là phương vị mang lại nhiều tài lộc nên chủ nhân cần lưu ý thì mới phát huy tác dụng. Đặt trên bàn làm việc và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ đại cát. LƯU Ý tránh đặt ngựa trong bếp, trong nhà tắm.

Người tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa.

Nếu đặt nhiều con ngựa, thì chọn 6 con ngựa là tốt nhất cho việc sinh tài lộc, 8 con ngựa tốt nhất cho việc sum họp gia đình, ĐẠI KỴ dùng 5 con ngựa (“Ngũ Mã Phanh Thây”!).

Ngựa không dùng cho hóa sát.

10. Cá chép vượt vũ môn hoá rồng:

Trong truyền thuyết ai cũng biết câu chuyện ” Cá chép vượt vũ môn hoá rồng”, vì thế cá chép được coi là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng, cao quý. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.

Ngũ hành: Thuỷ. Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào.

Cách trưng bày: trong phòng khách, phòng làm việc.

11. Gà đồng:

Con Gà trong hán tự có âm đọc là Kê đồng âm với chữ Kiết trong từ Kiết Tường. Đồng thời con gà tượng trưng cho người quân tử, trung tín bởi thế nó có tác dụng hoá giải đào hoa sát như thói trăng hoa, dâm tình như các bộ sao 1-7. Ngoài ra, con gà còn tượng trưng cho tính cần cù chăm chỉ. Vì vậy sẽ mang lại tài lộc và sự no đủ. Nên đặt tại vị trí có bộ sao 1-7, 1-6. Có thể đặt ở tủ quần áo của vợ hoặc chồng, phải dùng một đôi, mỗi góc tủ một con để tránh sự trăng hoa. Gà đồng cũng dùng cho việc hóa giải hình sát Ngô Công Sát.

Tức là bên ngoài nhà có các cấu trúc giống hình sâu, rết với các chân chìa ra 2 bên. NHƯNG nên nhớ rằng : Nếu nó chỉ chỉa vào nhà thì không sao, chỉ khi nào nó chỉa vào BẾP hoặc GIƯỜNG hay PHÒNG NGỦ TRẺ EM thì mới cần hóa giải. Loại gà này nên chọn loại gà trống, tối đa chỉ là 2 con, mỏ gà nên để về hướng phía có hình sát.

12. Con dơi:

Người Trung Quốc quan niệm con Dơi là loại thú tốt lành, họ gọi con dơi là Phúc Thử vì hình dáng nó giống con chuột. Chữ Phúc trong “con Dơi” đồng âm với chữ Phúc trong tốt phúc, nên với người Trung Quốc con dơi là biểu tượng của Phúc, quả đào tượng trưng cho chữ Thọ và 2 đồng tiền tượng trưng cho chữ Lộc. Đây cũng là 1 biểu tượng giống như ý nghĩa của bộ Tam Đa. Đặt vật này trong nhà, phòng làm việc sẽ chiêu tài dẫn lộc đến cho bạn. Đặt trong tủ trên kệ nơi huyệt tụ tài.

Ngũ phúc lâm môn

Trên đồ sứ hoặc trên bức tranh, người ta vẽ năm con dơi đậu bên cửa, tức là bao hàm ý nghĩa “ngũ phúc lâm môn”. Năm điều phúc đó là gì? Trong sách “thượng thư” giải thích rằng: Phúc có 5 loại, một là thọ (sống lâu), hai là phú (giàu có), ba là khang (khỏe mạnh), bốn là đức (làm nhiều điều nhân nghĩa), năm là khảo chung mệnh (sống đến già). Nhưng trong dân gian lại cho rằng năm điều phúc là phúc, lộc, thọ, hỷ, tài. Do đó đồ ngọc khí đeo trên người thường được chạm hình 5 con dơi biểu thị cho điềm tốt lành.

Phúc đáo nhỡn tiền

Chúng ta đều biết, người Trung Quốc thích dùng hình ảnh con dơi để biểu tượng cho phúc, còn lỗ vuông đục giữa đồng tiền là biểu tượng cho con mắt của đồng tiền, trên đồng tiền cổ thường chạm thêm hình một con dơi, như vậy gộp hai hình lại sẽ thành “phúc đáo nhỡn tiền”. Ta thấy những bức vẽ này rất nhiều trên tranh và trên bề mặt đồ sứ.

13. Voi:

Từ hàng ngàn năm nay, con voi đã được xe là một biểu tượng của quyền lực, trí tuệ, uy dũng, trung thực, và tuổi thọ. Niềm tin này không chỉ có tại một nền văn hóa duy nhất mà ít nhất là của ba nước: Trung Quốc, Châu Phi, và Ấn Độ. Vật khí này được sử dụng chủ yếu để thúc đẩy tình yêu và lòng trung giữa các cặp vợ chồng. Nhưng một số cũng sử dụng nó để tăng cường những phẩm chất bẩm sinh của họ mà cụ thể là nhân phẩm, tình báo, và sựự khôn ngoan. Thủy là biểu tượng của tiền của, nếu đặt một con voi đồng cỡ vừa trong nhà dùng để “hút thủy” thì đại tài, tiểu tài sẽ đến, trong nhà luôn có điềm lành. Nếu đặt ở chỗ tài vị thịnh, thì cả nhà được lộc. Nên đặt ở cung tài lộc trong phòng hoặc phòng khách, phòng học và phòng ngủ.

14. Trâu vàng kéo xe:

Con trâu là biểu tượng của sự hiền lành, nhẫn nại, siêng năng, và sức mạnh. Trâu Vàng tượng trưng cho ước vọng về mùa màng tốt đẹp, công ăn việc làm được thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc, … Biểu tượng con Trâu vàng kéo xe rất thích hợp với sự phát triển “chậm mà chắc”, với những xu hướng nền tảng như: hài hòa, chất phác, chăm chỉ, cần cù lao động, tình nghĩa thủy chung, kiên cường … Gốc có bền, cây mới vươn cao, nền móng có chắc chắn thì ngôi nhà mới vững chãi được. Trong Phong thủy, Trâu vàng được coi là biểu tượng cát lợi. Đặt tượng theo hướng Đông Bắc thiên về Bắc thì gia chủ sẽ lại càng đại cát đại lợi …

Trâu ơi ta bảo trâu nàyMau mang tài lộc chất đầy nhà taDù phú hộ hoặc nông giaCho ai cũng khỏe, cũng ‘lì’ như trâu …

15. Hươu

“Lộc” nghĩa là hươu, có âm trùng với “Lộc” trong Phúc Lộc, vì vậy hình tượng con hươu tượng trưng cho điều may mắn, tài lộc, thích hợp để bày biện nơi văn phòng, nhà ở…

Trên tranh, người ta hay vẽ một con dơi biểu tượng cho Phúc và một con hươu biểu tượng cho Lộc, hai con ở bên nhau mang ý nghĩa Phúc Lộc vẹn cả đôi, một số bức tranh khác, bên cạnh hươu và dơi còn vẽ thêm ông Thọ cho đủ tam tinh “Phúc Lộc Thọ toàn”.

16. Hổ Phù:

Một trong những vật khí đặc trưng được dùng nhiều trong các ngôi nhà cổ, sang trọng. Nhiều nơi còn cải biên thành nắm tay có vòng khuyên để gõ cửa, kéo cửa. Tác dụng chính là xua đuổi tà ma, tăng sự uy nghiêm cho ngôi nhà. Treo trước hoặc sau cửa ra vào chính. Ngoài ra còn có thể dùng ở các vị trí cần thiết khác.

17. Quan Công cưỡi ngựa:

Quan Vân Trường là một võ quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc. Ông là một võ tướng trung nghĩa hàng đầu, sau khi mất đã được hiển thánh và được nhân dân đời đời thờ phụng.

Quan Công là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại tà ma ngoại đạo. Những hướng nhà xấu không hợp với tuổi của gia chủ thì nên dùng tượng Quan Công trấn giữ ở cửa. Hướng nhà bị sao xấu chiếu tới cũng dùng tượng Quan Công để chế hoá. Đặc biệt là dùng trong các trường hợp căn nhà, căn phòng nhiều âm khí dễ sinh tai hoạ và bệnh tật cho gia chủ.

Tượng Quan Công phải làm bằng đồng hoặc vàng, thuộc Kim khí mới có tác dụng chống lại tà khí, sau khi khai quang, điểm nhãn sẽ có năng lực rất mạnh chống lại tà khí – phát sinh ra tai hoạ, đặc biệt dùng trấn áp sao Ngũ Hoàng, Nhị Hắc, Hoạ Hại, Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ vốn là các hung tinh gây hoạ chủ yếu …

18. Phúc – Lộc – Thọ:

Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ (bính âm: Fú Lữ Shòu, Giản thể: 福禄寿; Phồn thể: 福祿壽;) là thuật ngữ thường được sử dụng trong văn hóa Trung Hoa và những văn hóa chịu ảnh hưởng từ nó, để nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ). Mỗi điều tượng trưng bởi một vị thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc-Lộc-Thọ hay Tam Đa, và thường không được tách rời.

Tam Đa này nếu được làm bằng đồng mang nguyên khí của sao Lục Bạch Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8 (từ 2004 – 2023: nguyên khí Thổ). Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khoẻ và cầu sinh thêm con cái …

Ông Phúc

Ông Phúc thường được đặt ở giữa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống gần ông (dơi phát âm giống “phúc”).

Ông Lộc

Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh ra tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, “lộc” phát âm gần với “lục”, tay cầm “trượng như ý” hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống “lộc”).

Ông Thọ

Ông Thọ tượng trưng cho sống lâu, trường thọ với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.

12 chữ thọ tượng trưng cho sự thành đạt, tài vận và thuận lợi trong kinh doanh, sự trường tồn vĩnh cửu …

19. Quả cầu phong thuỷ

Trong vận 8, từ năm 2004 đến năm 2023, cát khí của sao Bát Bạch Thổ tinh phát ra mạnh nhất chi phối toàn bộ Tinh Bàn. Quả cầu phong thủy mang cát khí của Thổ, lại được thiết kế trên bệ quay nên khí của nó càng phát ra mạnh mẽ.

Vì thế quả cầu phong thủy là vật khí có năng lượng vô cùng mạnh mẽ cho những ai theo đuổi việc học hành cũng như thúc đẩy bạn quan tâm, chú ý hơn đến việc học hành.

Qủa cầu phong thủy mang lại sự thông tuệ, uyên bác, sáng suốt, trôi chảy và mở mang mối quan hệ, giao tiếp cho bạn. Tất cả các doanh nghiệp thành đạt, những người giàu có, học vấn cao, luật sư, chính trị gia, đều đặt quả cầu phong thủy trên bàn làm việc.

Qủa cầu phong thủy cũng đem lại sự tôn trọng, tự tin, may mắn đến cho bạn. Qủa cầu phong thủy không những đem lại sự thông minh, của cải, tài lộc mà còn có tác dụng chế ngự hung khí đem lại bệnh tật và thị phi đấu đá do hai sao Thất Xích và Cửu Tử gây ra …

Đặc biệt với các nhà doanh nghiệp, quả cầu phong thủy đảm bảo công việc kinh doanh trôi chảy, phát đạt, đó cũng là lý do tại sao rất nhiều logo của các công ty làm ăn phát đạt có hình quả cầu.

Cách sử dụng: Đặt trên bàn làm việc, bày trong phòng khách, phòng đọc sách. Và đặt trên phương vị Đông-bắc, so với trung tâm bàn làm việc hoặc trung tâm phòng khách…

20. Thuyền buồm

Theo phong thủy, thuyền buồm được xem là biểu tượng của thành công trong kinh doanh. Do đó nó rất được các doanh nhân yêu thích. Trước đây, những thương nhân Trung Quốc thường chọn hình ảnh thuyền buồm làm logo.

Bởi vì, nó tượng trưng cho gió, mang lại nhiều cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được nhiều lợi nhuận. Sau biểu tượng rồng, hình ảnh thuyền buồm là biểu tượng được giới doanh nhân Trung Quốc ưa chuộng nhất.

Để kích hoạt vận may trong kinh doanh, bạn hãy đặt một chiếc thuyền buồm trên bàn làm việc hay gần cửa ra vào sao cho chiếc thuyền di chuyển theo hướng đi vào bên trong văn phòng, công ty. Không nên để thuyền buồm hướng ra ngoài cửa, vì như thế nó lại mang ý nghĩa chạy mất. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự cho nhà ở.

Ngoài ra, cũng có thể treo một bức tranh có hình chiếc thuyền buồm đang căng gió tiến về phía bạn để tăng thêm vận may và tài lộc.

Bạn lưu ý rằng thuyền buồm căng gió mang nhiều điềm lành hơn mô hình tàu Titanic bị chìm ở đáy Đại Tây Dương. Trong phong thủy, thuyền buồm lộng gió chở đầy vàng đến cho bạn được xem là thuận lợi nhất. Bạn có thể mua một chiếc thuyền buồm, tiếp theo là chất đầy trong lòng chiếc thuyền những nén, thỏi vàng của Trung Quốc hoặc những đồng xu, sau đó đặt vào những vị trí như đã nêu trên. (Tham khảo mô hình thyền buồm).

Ý Nghĩa Và Cách Đặt Linh Vật Phong Thủy Trên Bàn Làm Việc

Các linh vật phong thủy trên bàn làm việc có ý nghĩa giúp mang lại may mắn, tiền tài, sức khỏe dành cho chủ nhân. Cùng Nội thất Đức Khang tìm hiểu cách đặt các linh vật phong thủy “chuẩn” trên bàn làm việc.

Ba linh vật trên đều có những khả năng xuất chúng, được dân gian truyền tụng và coi là hình tượng mang lại nhiều may mắn. Khi đặt Tỳ Hưu, Kỳ Lân, Long Mã trên bàn làm việc phải đặt hướng đầu về phía cửa chính hoặc cửa sổ. Lý do để giải thích cho điều này chính là việc các linh vật thiêng luôn hướng mình ra bốn phương, ăn tài khí của bốn phương, trừ tà, chiêu tài, hoạch tài… rất phù hợp cho cương vị quyền cao, chức trọng.

Tỳ Hưu (còn được gọi là Tịch tà, Thiên lộc): Là loài thú có 1 sừng, mình có lông dài, xoắn quăn có nhiều công dụng trừ tà (tịch tà), mang lại tài lộc (thôi tài)… Tỳ Hưu cũng là vật tượng trưng cho tiền tài, bởi vậy thường được thờ cúng, hoặc xuất hiện trên mặt nhẫn, dây chuyền của nhiều người.

Kỳ Lân (Nghê): Linh vật không có sừng, lông uốn xoăn, hàm răng nanh sắc nhọn thường được sử dụng để trấn sát, trừ tà, mang tính bảo vệ chủ nhân là chính. Nếu để trên bàn, con đực đặt bên trái, con cái đặt bên phải (từ ghế ngồi nhìn ra bàn).

Long Mã (ngựa rồng): Linh vật đặc biệt, có hình dạng kỳ lạ, thân là thân con ngựa bạch Mã, ngựa trắng, đầu rồng. Thân ngựa biểu thị khát vọng lớn, tinh thần cạnh tranh, sức khoẻ tốt, tính kiên trì và danh tiếng mang tính hỗ trợ cho chủ nhân. Đầu Rồng thể hiện sự bá chủ trong thiên hạ, giống như hình tượng con Hổ là chúa sơn lâm của muôn loài.

Khác với 3 linh vật trên: Long ngư (cá chép đã vượt ải vũ môn), voi, cóc ba chân được gọi là Tam cước thiềm thừ – 3 vật thiêng đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Khi đặt Voi, cá chép hay cóc ba chân trên bàn làm việc thì phải quay đầu hướng vào nhà, không hướng ra của sổ hay cửa chính. Tức là, hướng đầu quay vào gia chủ.

Tam cước thiềm thừ (còn gọi là Kim thiềm): trong truyền thuyết của người Hoa thực chất là “yêu tinh” và được tiên ông Lưu Hải thu phục. Cóc có ba chân, linh thú này trên lưng cõng Bắc Đẩu thất tinh, đầu đội thái cực lưỡng nghi, chân đạp nguyên bảo sơn miệng ngậm hai xâu tiền, theo tương truyền linh thú này thổ tiền nên phải quay đầu vào gia chủ.

Cá chép, Long ngư (cá đầu rồng): Hẳn bạn đã từng nghe qua hoặc nhìn qua hình tượng cá chép vượt ngỗ môn, đó là linh vật thân cá, đầu rồng – hình tượng mang tài lộc sự giàu sang, tiền bạc và sự phát triển mạnh mẽ…

Voi: Linh vật khổng lồ biểu trưng cho sự vững mạnh, bề thế, linh thú này là một trong bảy báu vật của đạo Phật, tiếp thêm sức mạnh và quyền lực cho chủ nhân…

Bạn cũng có thể đặt trên bàn một số linh vật tương tự khác như:

Tê giác: Tượng trưng cho sức mạnh ( đặt hướng quay đầu ra).

Lạc đà: Tượng trưng cho sự kiên nhẫn và khả năng kiềm chế cũng như khả năng tích trữ, cầm cự (đặt theo hướng quay đầu vào)…

Rùa – Quy long (rùa đầu rồng): Dù đây là vật phẩm cát tường biểu thị cho khát vọng, trí thông minh, địa vị, tuổi thọ, sự hoà thuận nhưng tuyệt đối không nên bài trí trên mặt bàn làm việc. Chúng chỉ có thể bày trên bàn làm việc khi kết hợp với hình tượng gậy như ý, đồ hình bát quái, lưỡng nghi.

Như ý cát tường: Là một vật được làm bằng gỗ hoặc đá có hình dáng cong mà phần đầu lớn, xưa vốn là vật để gãi lưng, về sau thành biểu tượng. “Như ý” có nghĩa là thỏa mãn ước nguyện và việc gì cũng như ý muốn.

Cầu thủy tinh, ngọc, thạch anh là những khối chất đặc hình cầu mang ý nghĩa:

Người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí từ vũ trụ thì mới minh mẫn trong công việc. Bởi vậy, để tăng khả năng tiếp nhận sinh khí từ vũ trụ, trên bàn làm việc phải đặt cột thuỷ tinh trong không màu, vật dụng này được phong thuỷ gọi là tháp văn xương.

Cầu thủy tinh, ngọc, thạch anh

Mang lại sự thông tuệ, uyên bác, sáng suốt, trôi chảy và mở mang mối quan hệ, giao tiếp.

Cầu thủy tinh không những đem lại sự tôn trọng, quyền uy, thông minh, của cải, tài lộc có tác dụng chế ngự hung khí gây bệnh tật và thị phi đấu đá do hai sao Thất Xích và Cửu Tử gây ra.

Đối với những chiếc bàn làm việc quan trọng chức vụ thiên về kinh doanh thì linh vật này thúc đẩy phát triển, phát đạt, làm ăn trôi trảy đó cũng là lý do tại sao rất nhiều logo của các công ty làm ăn phát đạt có hình quả cầu.

Tháp văn xương

Bên cạnh việc sử dụng các vật phẩm phong thủy như vừa nêu ở trên thì quan trong nhất là bạn cần phải giữ cho bàn làm việc của mình được sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng, giúp sinh khí luân chuyển, tránh các dòng khí bị ngưng trệ.

Đặc biệt là phần giữa bàn không được để bám bụi, rác hoặc những vật dụng sắc nhọn. Về mặt khoa học, bàn làm việc sạch sẽ, được trang trí thêm các vật phong thủy mà bạn yêu thích sẽ tạo ra cảm giác thật dễ chịu, tinh thần thật sảng khoái.

Cách đặt 1 số vật dụng văn phòng hợp lý

Chồng hồ sơ bên trái nên cao hơn bên phải

Đặt điện thoại hợp với hướng tuổi.

Hướng Bắc nên đăth tách trà, ly nước hoặc cà phê…

Phía Đông đặt một bình hoa tươi.

Hướng Nam của bàn làm việc đặt các loại đèn nhằm cung cấp năng lượng.

Hướng Tây hoặc Tây Bắc của bàn làm việc đặt các thiết bị văn phòng bằng kim loại: như máy tính, theo thứ tự từ thấp lên cao, từ trái qua phải.

Tránh đặt cây xương rồng trên bàn làm việc vì loại cây này có lá sắc nhọn, đem lại những điều không tốt đẹp.

Lời kết

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Của Lộc Bình Gỗ Trong Phong Thủy trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!