Những Nhóm Thực Phẩm Cần Đăng Ký Nhãn Hiệu Thực Phẩm?

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Nhóm Thực Phẩm Cần Đăng Ký Nhãn Hiệu Thực Phẩm? mới nhất ngày 27/10/2020 trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 24,354 lượt xem.

Với tình trạng các sản phẩm hàng hóa, thực phẩm bị làm giả, làm nhái, xâm phạm nhãn hiệu hay giả danh những đơn vị để cung cấp sản phẩm gây nên sự hoang mang cho người tiêu dùng nói chung. Bên cạnh đó những doanh nghiệp mà bị làm giả sản phẩm như thế cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu không có các xử lý triệt để.

Vì vậy mà cách mà họ chọn để bảo vệ cho chính mình cũng như khách hàng chính là đăng ký nhãn hiệu thực phẩm. Do việc xâm phạm nhãn hiệu thực phẩm khá phức tạp nên việc đăng ký cho nhãn hiệu thực phẩm cũng phức tạp không kém. Và không phải thực phẩm nào cũng có chung một cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thực phẩm và đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng ngày càng quan tâm tới sức khỏe của mình hơn. Đó là lý do vì sao họ bận tâm đến nguồn gốc của các loại thực phẩm tác động trực tiếp đến cơ thể.

Người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín, có sự xác minh của pháp luật. Điều đó giúp họ phần nào cảm thấy được yên tâm hơn trước tình trạng thực phẩm đầy rẫy các mối nguy hiểm như hiện nay.

Đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu thực phẩm nói riêng đều là cách thức bảo hộ cho sự độc quyền của doanh nghiệp. Độc quyền trong mọi vấn đề liên quan từ sở hữu cho đến khai thác các giá trị và được sự công nhận của pháp luật. Sự độc quyền đó cũng chính là cách mà bảo vệ được cho cả nguồn khách hàng của đơn vị đang sở hữu nhãn hiệu thực phẩm được đăng ký.

Các nhóm thực phẩm trong đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Dựa trên cơ sở bảng phân loại Nice 11 thì đang có 3 nhóm thực phẩm nói chung có quyền đăng ký cho nhãn hiệu. Khi đơn vị hay doanh nghiệp có một nhãn hiệu đang hoạt động trên các mặt hàng này. Khi đó hoàn toàn có thể yêu cầu được xác lập quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ là các nhóm thực phẩm sau đây:

– Nhóm 5: Thực phẩm và chất dinh dưỡng được làm phù hợp cho việc sử dụng trong y tế hoặc thú y, thực phẩm cho em bé; Chất bổ sung ăn kiêng

– Nhóm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng; Sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

– Nhóm 30: Cà phê, chè, cacao, cà phê nhân tạo; Gạo; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và kẹo; Đá nước; Đường, mật ong, mật đường; Men, bột nở; Muối; Tương hạt cải; Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem.

Chỉ riêng việc phân loại danh mục, nhóm trong đăng ký nhãn hiệu thực phẩm cũng đủ gây ra nhiều rắc rối cho doanh nghiệp. Vì đó mà các chủ sở hữu không thể tự mình thực hiện được quy định này một cách chính xác tuyệt đối. Chính vì thế bạn sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của Phan Law Vietnam.

Bên cạnh việc giúp bạn phân loại danh mục một cách chính xác nhất, đội ngũ chuyên viên còn có thể hỗ trợ trong tất cả các công đoạn khác của một quy trình đăng ký nhãn hiệu. Phan Law Vietnam sẽ hướng dẫn chi tiết về cách thức để nhãn hiệu thực phẩm của thể nhanh chóng được xác lập.

Bạn đang xem bài viết Những Nhóm Thực Phẩm Cần Đăng Ký Nhãn Hiệu Thực Phẩm? trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!