Từ trước tới nay, lý thuyết Phong thủy được nghiên cứu rất nhiều với nhiều cuốn sách đã được lưu truyền trong dân chúng tôi nhiên trên thực tế, lịch sử phong thủy Đông phương từ sau Công nguyên đến nay lần lượt xuất hiện những phương pháp ứng dụng bằng bản văn chữ Hán trong suốt thời gian kéo dài gần 2000 năm – quen gọi là các trường phái Phong thủy, với lý luận và cách thực hiện nhiều khi trái ngược và mâu thuẫn với nhau. Những khái niệm trong ứng dụng, những nguyên tắc, nguyên lý, những qui luật …vv…trong các phương pháp ứng dụng đó cũng hết sức mơ hồ. Hệ thống phương pháp luận chủ yếu trong tất cả các trường phái phong thủy tồn tại và có xuất xứ được coi là của văn minh Hoa Hạ là Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái thì cho đến nay vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn. Phong thủy nói riêng và hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung, vốn đã mơ hồ và bí ẩn, lại xuyên qua một bề dày thời gian trải hàng thiên niên kỷ với những không gian văn hóa khác trong lịch sử nên chúng được giải thích khác nhau tùy theo từng thời kỳ nhận thức của con người trong quá trình phát triển của lịch sử. Những yếu tố thần bí, hoang đường như: “Con Long mã hiện lên trên sông Hoàng Hà, mang Hà Đồ”, “Con thần qui hiện lên trên sông Lạc Thủy mang Lạc thư”. Rồi Hậu thiên bát quái do vua Văn Vương bị giam trong ngục Dữu Lý phát minh ra cũng chẳng biết căn cứ vào đâu. Người ta chỉ gán cho vua Văn Vương hai chữ Thánh nhân và cứ thế lưu truyền. Xu hướng thần bí hóa trong cách giải thích về phong thủy và sự đan xen của các loại hình tín ngưỡng khiến Lý học Đông phương nói chung và phong thủy trở nên một cái gì đó huyền bí, khó hiểu và một thời được coi là “mê tín dị đoan”.
Nhưng có thể nói rằng: Phong thủy nói riêng và Lý học Đông phương nói chung là những di sản văn hóa phi vật thể mang tính ứng dụng có hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực của xã hội Đông phương cổ như dự báo, y học, kiến trúc…..vv…
II – Sơ lược về lịch sử phong thủy Đông phương
Các phương pháp Phong thuỷ đã tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh Đông phương cổ. Những tư liệu khảo cổ lâu nhất đã tìm thấy được, mà người ta cho rằng mang dấu ấn của Phong thuỷ có từ 1500 năm trước Công Nguyên, qua những di vật khảo cổ tìm thấy ở Ân Khư – Thủ đô của nhà Hạ Ân trong lịch sử cổ đại Trung Hoa. Nhưng lý thuyết và phương pháp ứng dụng thực sự lưu truyền qua bản văn chữ Hán thì lại gần 2000 năm sau mới xuất hiện, cuốn sách cổ nhất được ghi nhận của Quách Phác đời Tấn, tựa là “Táng thư”. Từ đó về sau, những phương pháp ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở, dinh thự và cả phương pháp chôn cất với mục đích làm phát vượng cho dòng tộc đời sau (Âm trạch) tiếp tục xuất hiện và nhiều nhất vào khoảng thời Đường Tống. Những phương pháp ứng dụng sau đó – chủ yếu là dùng trong Dương Trạch – gần như khác nhau và xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nên người ta cho rằng nó thuộc về những trường phái khác nhau. Ngoài những sách vở chính thống thì phong thuỷ còn được lưu truyền một số phương pháp có tính bí truyền và chỉ truyền miệng trong dân gian, qua các giang hồ thuật sĩ. Phong thuỷ cũng như Tử Vi, Bốc Dịch ….chỉ là những phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bản thân lý thuyết này đã thất truyền và rất mơ hồ. Trong thuật Phong thủy hiện nay có những trường phái đang được lưu truyền như:
1/ Bát trạch Minh cảnh.
2/ Dương trạch tam yếu.
3/ Huyền không học.
4/ Hình lý khí (hay còn gọi là phái Loan đầu)
II. Sơ lược một số trường phái trong Phong thuỷ
Phương pháp ứng dụng trong Bát Trạch Minh Cảnh, người ta xét đến mối quan hệ giữa chủ nhà và hướng nhà, mà không xem xét sự tốt xấu của cấu trúc ngôi nhà và vận nhà trong tương quan thời gian. Trường phái này lấy năm sinh của gia chủ phối Bát quái và liên hệ với tám hướng để định cát hung – tốt xấu giữa căn nhà với người ở trong nhà. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng phía trước nhà và hướng sau (Sơn) nhà là những yếu tố căn bản quyết định tốt xấu. Ngoài ra các hướng cửa phòng, bếp cũng liện hệ giữa sơn hướng với cung phi bản mệnh của gia chủ.
Tương truyền là do Triệu Cửu Phong đời nhà Tống biên soạn. Phái này cho rằng 3 yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến sự vượng suy của chủ nhà, đó là đại môn (Cửa chính), phòng chủ và bếp. Ngoài ra, Dương trạch tam yếu lấy bát quái trong Dịch học để biến quái trong phương pháp phiên tinh du niên cho những ngăn phòng theo một quy luật nhất định. Nên coi trọng sự phân phòng, buồng trong ngôi nhà qua phương pháp trên để định cát hung, tốt xấu.
Xem xét hình thể ngôi nhà trong mối tương quan cảnh quan môi trường để luận đoán cát hung . Phái này không đặt vấn đề trạch và hướng nhà cũng như cấu trúc bên trong như phái Bát trạch và Dương trạch. Trường phái này lấy cảnh quan môi trường của căn hộ làm yếu tố căn bản để nhận xét luận đoán cát hung, tốt xấu cho căn hộ. Cảnh quan môi trường cũng dựa trên phương vị la kinh, để phân tích cát hung, như đường nước chảy (Thủy Pháp), vị trí núi, sông, hồ cảnh quan ở phương vị khác nhau so với ngôi nhà sẽ có tác dụng khác nhau.
Nội dung phương pháp của trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho căn hộ. Qua phần sơ lược về các trường phái nêu trên thì chúng ta đều nhận thấy:
Đối tượng để nghiên cứu của các trường phái đều giống nhau (tức là con người với môi trường, điều kiện và hoàn cảnh sống của họ); nhưng lại được xem xét dưới các góc độ khác nhau mà chưa bao quát toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu. Khái niệm thời gian và không gian và đối tượng nghiên cứu được mỗi trường phái xem xét và nâng tầm quan trọng dưới nhiều tiêu chí khác nhau.
III – Sự khác biệt và mâu thuẫn giữa các trường phái phong thủy trong cổ thư
Nội dung của phương pháp Huyền Không là căn cứ vào tính quy ước có quy luật của cửu tinh trên cửu cung để miêu tả sự suy vượng của cuộc đất theo thời gian. Nhưng phái này lại không hề nói ảnh hưởng của hình thể hay cấu trúc của ngôi nhà như phái Dương trạch tam yếu, cũng không nói đến sự ảnh hưởng tương quan giữa cảnh quan với ngôi nhà như phái Loan Đầu và cũng không nói đến hướng trạch với những người sống trong ngôi nhà như Bát trạch Minh cảnh. Yếu tố quyết định tốt xấu của phái này cho căn nhà ảnh hưởng đến con người sống trong nhà là do sự phân bổ có tính quy luật cửu tinh trên các sơn hướng. Rồi căn cứ vào tính chất tốt xấu của cửu tinh và vị trí của nó để quyết định tính chất tốt xấu của toàn bộ căn nhà.
Tính mâu thuẫn của phái này với các trường phái khác là nó gần như một phương pháp ứng dụng biệt lập và tách biệt hẳn với các phương pháp ứng dụng khác.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về phong thủy của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, chúng tôi nhận thấy có một mối liên hệ và những điểm chung rất căn bản giữa các trường phái tưởng chừng như rời rạc và mâu thuẫn. Chúng tôi nhận thấy, chúng đều có những yếu tố bổ sung cho nhau và đều xuất phát từ một phương pháp luận nhất quán là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngoài ra chúng còn có những điểm chung rất căn bản sau đây:
Trong các trường phái lưu truyền qua các văn bản còn lại, thì khái niệm khí là một khái niệm đều được nhắc đến.
– Trong Bát trạch và Huyền Không.
Khái niệm khí được nhắc đến trong các trường hợp “Tiểu không vong”, “Đại không vong” tùy theo hướng nhà nằm giữa các sơn trong một hướng hay, hay giữa các phương vị trong tám hướng.
– Trong Dương trạch tam yếu:
Khái niệm khí được nhắc đến trong các trường hợp suy khí hay vượng khí của các sao trong phương pháp phiên tinh du niên.
– Trong Hình lý khí, nó được thể hiện rất rõ ràng như sách Táng thư đã viết “khí tụ là hình”, “hình nào khí ấy”. “Âm (khí – tụ ở nơi) nhô cao, Dương (khí – tụ ở nới) trũng thấp. Ở các nơi đất cao, gò cao, núi cao – trong phong thuỷ qui ước thuộc Âm – vì Âm khí tụ ở đó. Chính vì khí Dương giáng, nên ở những nơi ao, hồ, khuyết lõm… – trong phong thuỷ qui ước thuộc Dương – vì khí dương tụ ở đó.
– Huyền Không đặc biệt coi trọng sự vượng suy của khí của những sao qui ước tùy thuộc vào vị trí của các sao trong cửu cung.
Khí không chỉ là một khái niệm rất quan trọng được nhắc tới trong phong thủy mà có thể nói rằng: Nó là một yếu tố quan yếu trong toàn bộ các phương pháp ứng dụng trong Lý học Đông phương theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Các trường phái đều lấy cơ sở phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái trong dịch học làm căn bản cho phương pháp luận ứng dụng. Điều này cho thấy khoa phong thủy chính là hệ quả ứng dụng của học thuyết này.
Như trên chúng tôi đã trình bày, Phái Bát trạch lấy yếu tố năm sinh Nam nữ để qui ước cung phi bản mệnh làm dữ kiện ban đầu thực hiện các phương pháp ứng dụng tiếp theo. Nhưng dữ kiện ban đầu rất quan yếu của phái Bát trạch lại chính là qui luật phi tinh quan yếu của phái Huyền Không – là một trường phái xuất hiện rất muộn trong lịch sử phong thủy có nguồn gốc từ các bản văn chữ Hán.
Nam là Dương phi nghịch và nữ là Âm phi thuận.
Du niên phiên tinh là một yếu tố quan trong có tính cốt lõi của phái này lại có xuất xứ liên hệ chặt chẽ với qui ước tốt xấu có xuất xứ từ mối liên hệ tốt xấu với phi cung bản mệnh của phái Bát trạch với các phương vị trong phong thủy. Chính tính tốt xấu trong 8 cung phương vị của Bát trạch lại thay đổi tên thành 8 du niên tinh trong Dương trạch Tam yếu.
V – Tính thống nhất của các trường phái trong Phong thuỷ Lạc Việt
Trong các công trình nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chứng minh sự mơ hồ của những khái niệm trong Lý học Đông phương và những nguyên tắc cơ bản trong ứng dụng của Phong Thủy trong các bản văn chữ Hán và mâu thuẫn của nó. Không thể có cùng một hệ thống lý thuyết, nhưng lại có hệ quả là những phương pháp ứng dụng mâu thuẫn và mơ hồ trong phong thủy. Trên cơ sở này, ông cho rằng:
Phong thủy với những hiệu quả trên thực tế ứng trải hàng thiên niên kỷ, vượt không gian và thời gian với cùng một mục đích là phục vụ con người. Điều này đã xác định đằng sau sự tồn tại với hiệu quả vượt thời gian và không gian đó phải là một chân lý; một thực tại khách quan mà những qui luật của nó được tổng hợp và phản ánh trong phương pháp luận và phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy. Nhưng chính tính thất truyền và sự sai lệch đã khiến nó trở nền huyền bí trải hàng ngàn năm qua.
Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.
Trên cơ sở này, chúng tôi thống nhất cho rằng: Những trường phái phong thủy qua bản văn chữ Hán thực chất chỉ là những phát hiện riêng phần, rời rạc từ một nền văn minh đã mất. Nên nó mơ hồ, bí ẩn chính vì tính thất truyền và sai lệch trong quá trình Hán hóa nền văn minh này. Bởi vậy, chúng tôi xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học là:
Từ tiêu chí xác định tính khoa học thì một lý thuyết, một phương pháp được coi là khoa học phải thỏa mãn các tiêu chí khoa học giành cho nó.
Chúng tôi cũng xác định trên cơ sở khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp được coi là khoa học thì phải gồm ba yếu tố căn bản sau đây:
1 – Lịch sử hình thành lý thuyết.
2 – Tính hợp lý về nội dung của học thuyết đó theo tiêu chí khoa học hiện đại.
3 – Tính phản ảnh thực tại khách quan của phương pháp hoặc lý thuyết.
Khái niệm Phong thủy Lạc Việt đã xác định tiến trình lịch sử và cội nguồn của nó thuộc về nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Sử Ký Tư Mã Thiên thừa nhận: “Nam Dương tử là nơi Bách Việt ở”. Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa hiện đại cũng xác nhân rằng: Ở Nam Dương tử đã có một nền văn minh rực rỡ và bị biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành, Kinh Dịch không thuộc về nên văn minh Hoa Hạ thì cũng không thể từ trên trời rơi xuống. Bởi vậy, tính hợp lý cho một giả thuyết khoa học xác định nó phải thuộc về nền văn minh Bách Việt ở nam Dương tử.
Khoa Phong thủy Đông phương là hệ quả ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và thực tế hoàn toàn ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây cũng chính là nền tảng của Lý Học Đông phương và là mục đích nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học về mọi phương diện, chúng tôi xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán với nguyên lý xuyên suốt chính là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ“.
Từ nguyên lý căn để xuyên suốt một cách nhất quán này, chúng tôi đã hiệu chỉnh những sai lệch, bất hợp lý và thống nhất tất cả những trường phái rời rạc, mâu thuẫn chúng tôi nhận trong bản văn chữ Hán trong khoa phong thủy Lạc Việt.
Trong Phong thủy Lạc Việt được phục hồi trên cơ sở tiêu chí khoa học, chúng tôi xác định rằng:
Qui luật tương tác là yếu tố căn bản hình thành nên phương pháp ứng dụng của Phong thủy. Khoa học hiện đại xác định rằng:
Vũ trụ đã hình thành từ sự tương tác, hình thức tương tác như thế nào thì bản chất sự việc sẽ như thế đó.
Trên cơ sở khoa học này, Phong Thủy Lạc Việtxác định rằng:Các trường phái thể hiện rời rạc và mâu thuẫn trong cổ thư chữ Hán thực chất là sự phản ánh quy luật ứng dụng của 4 trạng thái tương tác căn bản lên điều kiện sống của con người. Đó là:
1) Tương tác giữa từ trường của Địa cầu với con người – chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong môn Bát trạch.
2) Tương tác giữa cảnh quan môi trường với con người qua vị trí nhà ở của con người – chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong môn Loan đầu (Hình lý khí).
3) Tương tác giữa cấu trúc, hình thể căn nhà với con người – chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong Dương trạch Tam yếu.
4) Tương tác của sự vận động vũ trụ với căn nhà – chính là những yếu tố và phương pháp ứng dụng trong môn gọi là Huyền không.
Bốn yếu tố tương tác này có mối tương quan chặt chẽ phản ánh những yếu tố căn bản nhất tác động lên môi trường sống của con người qua căn nhà của mình. Không thể xét phong thủy cho một căn nhà mà thiếu một trong những yếu tố tương tác này.
Phong thủy Lạc Việt chính là sự ứng dụng tính tương tác theo quy luật của tự nhiên lên cuộc sống con người mà con người nhận thức được ở nền văn minh cổ xưa nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chính con người.
Đó là những thực tại của mối quan hệ giữa con người với hiệu ứng từ trường trên Địa cầu, sự vận động của vũ trụ, ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên trên Trái Đất lên cuộc sống con người. Chúng tôi đã minh chứng điều này qua những tham luận của các thành viên Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương trong hội thảo hôm nay.
Chính vì biết rõ những quy luật tương tác này, mà khoa phong thủy đã hiệu chỉnh nó phù hợp với mục đích của cuộc sống mưu cầu hạnh phúc của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên.
Khoa học lấy thực tế làm cơ sở, còn tín ngưỡng thì đặt vào vị trí thấp hơn, do đó tính thống nhất của khoa học là mạnh mẽ. Tôn giáo lấy tín ngưỡng làm chính, tính thực tế hoàn toàn không quan trọng cho nên tính thống nhất của tôn giáo cũng yếu hơn. Bây giờ xét xem phong thủy học có đủ các điều kiện của khoa học không ?
Trước tiên, khoa học có nguồn gốc từ định luật mà phong thủy lại bắt nguồn từ “hiệu ứng trường xoắn vũ trụ”; hơn nữa còn dựa vào số lớn quy luật và định luật đã tổng kết qua thực tế, có lợi cho sự cư trú của loài người như các quy luật “núi vòng quanh, nước bao bọc – tất có khí”, “Bên phải sông là cát, bên trái sông là hung”,”Ngoằn ngoèo, uốn khúc là có tình”,… Ngoài ra còn có các quy luật vận hành cua thiên thể như thiên can, địa chi, tam nguyên vận khí,… Nếu là khoa học, tính thực tế phải rất mạnh. Phong thủy học quyết không phải là thuyết giáo lý luận. Có rất nhiều thực tế là căn cứ có thể nghiệm chứng trong các công trình ở các quốc gia châu Á. Nếu là khoa học, tín ngưỡng phải yếu hơn. Cát hung của phong thủy học là sự tác động lẫn nhau giữa năng lượng của trường khí vũ trụ với hoàn cảnh và nơi ở, là kết quả khách quan của sự ảnh hưởng qua lại với con người, không hề có mối liên hệ với tôn giáo.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị !
1. Hà đồ trong văn minh Lạc Việt – Tác giả : Nguyễn Vũ Tuấn Anh
2. Định mệnh có thật hay không – Tác giả : Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
3. Bát trạch Minh Cảnh – Tác giả : Thái Kim Oanh.
4. Dương trạch Tam yếu – Tác giả : Triệu Cửu Phong
5. Trạch vận Tân án – Tác giả : Thẩm Trúc Nhưng
6. Ứng dụng trường khí trong đời sống và kiến trúc – Tác giả : Trương Huệ Dân
7. Dương cơ chứng giải – Tác giả : Lộc Dã Phu
8. Phong thủy Huyền không học – Tác giả : Bình Nguyên Quân
9. Các tài liệu sưu tầm trong một số trang Web về lý học đông phương.
1. Tiêu chí khoa học xác định tính khoa học trong Phong thủy
2. Khí trong phong thủy và mô hình đồng dạng cơ chất lưu
3. Tính Khoa Học trong Phong Thủy và Kiến trúc hiện đại.
4. Về định tâm nhà đất trong Phong thủy Lạc Việt
5. Tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong xây dựng dân dụng
6. Khái niệm khí trong Lý học Đông Phương nhìn từ Văn Hiến Lạc Việt
7.
Nguyên lý Quái cấn ở Trung cung trong Phong thủy Lạc Việt