Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phong Thủy Và Ngũ Hành Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Saigonhkphone.com

Ngũ Hành Và Phong Thủy Ngũ Hành Trong Đời Sống

“Ngũ hành” là một từ Hán Việt mang nghĩa đen chỉ 5 nguyên tố cơ bản “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa vàThổ” tương ứng với “Kim loại, Cây cối, Nước, Lửa và Đất”. 5 nguyên tố trên cấu thành vạn vật trong vũ trụ và vận hành tương sinh tương khắc với nhau.

Nghiên cứu Ngũ hành được bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại sau đó đã có sức ảnh hưởng lớn đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Đài Loan… Ngũ hành ảnh hưởng mạnh mẽ trên nhiều phương diện đời sống và ngày nay vẫn còn tồn tại như cưới xin, ma chay, làm nhà, bói toán, kiến trúc, y học…

Ngũ hành có quy luật cơ sở là tương sinh tương khắc. Từ đó sinh thêm một số thuyết phản sinh, phản khắc, chế hóa, thừa thắng…

Tương sinh nghĩa là hỗ trợ nhau, giúp nhau phát triển. Ngũ hành cũng không nằm ngoài quy luật này. Các nguyên tố có sự liên kết và tương hỗ nhau.

Kim sinh Thủy: Kim loại nóng chảy tạo thành chất lỏng

Thủy sinh Mộc: Nước tưới cây giúp cây tưới tốt

Mộc sinh Hỏa: Cây khô là chất liệu tạo nên lửa

Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt mọi thứ thành tro bụi, bồi tụ thành đất

Thổ sinh Kim: Kim loại được sản sinh ra từ trong lòng đất.

Quy luật tương khắc của Ngũ hành:

Tương khắc nghĩa là áp chế, triệt tiêu lẫn nhau. Tương khắc nhằm duy trì sự cân bằng cần có để vạn vật có thể phát triển đồng đều.

Kim khắc Mộc: Kim loại (dao, rựa, rìu…) có thể đốn ngã cây

Mộc khắc Thổ: Cây sinh sống, đâm rễ vào đất, hút chất dinh dưỡng làm đất khô cằn

Thổ khắc Thủy: Đất có thể hút nước, ngăn chặn dòng nước

Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa

Hỏa khắc Kim: Lửa có thể nung chảy kim loại cứng rắn.

Hai quy luật tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập mà chúng hòa quyện với nhau. Trong tương sinh có mầm mống của tương khắc và ngược lại trong tương khắc có mầm mống của tương sinh. Đó là tiền đề của thuyết phản sinh, phản khắc.

Có thể hiểu phản sinh chính là việc sinh sôi quá nhiều gây nên hại. Ví như Thủy sinh Mộc, nhưng nếu Thủy quá nhiều sẽ khiến Mộc bị ngập úng mà chết.

Phản khắc được hiểu như hành bị khắc quá mạnh khiến cho hành khắc nó không có tác dụng, thậm chí bị phản tác dụng. Ví dụ Thổ khắc Thủy nhưng khi Thủy đủ mạnh (lũ cuốn, sóng thần…) thì Thủy lúc này sẽ cuốn phăng, phá hủy Thổ.

Quy luật THAM SINH KỴ KHẮC

Quy luật này được áp dụng để hóa giải tương khắc, cải biến mệnh của vạn vật.

Ví dụ để dễ hiểu như sau: Vợ mệnh Thủy lấy chồng mệnh Hỏa, 2 hành này tương khắc nhau khiến vợ chồng thường xuyên lục đục, cãi vã, gia đình không yên. Tuy nhiên khi sinh con mệnh Mộc thì người mẹ sẽ hỗ trợ để đứa con phát triển tốt nhất (Thủy sinh Mộc) và từ đó đứa con vượng người cha phát triển (Mộc sinh Hỏa). Gia đình hòa thuận, yên ấm.

Ngũ hành có đặc tính lưu chuyển, luân phiên biến đổi không ngừng

Ngũ hành không bao giờ mất đi mà luôn lưu chuyển từ vật chất này sang vật chất khác xuyên suốt không gian và thời gian. Đó là nền tảng để vũ trụ tồn tại và phát triển.

Màu sắc tượng trưng cho ngũ hành:

Hành Kim: Màu trắng, xám

Hành Mộc: Màu xanh lá cây

Hành Thủy: Màu đen, xanh nước biển

Hành Hỏa: Màu đỏ

Hành Thổ: Màu vàng, nâu

Chính vì ngũ hành có những quy luật tương sinh, tương khắc cũng như tham sinh kị khắc nên mỗi người luôn tìm cách hóa giải những điều xấu, thu hút may mắn, tài lộc, điềm lành về cho bản thân.

Để làm được điều ấy, con người phải dùng đến các vật lợi dụng ngũ hành. Có thể kể đến như:

– Dùng kim trong phong thủy: Các bức tượng kim loại (kỳ lân, thiềm thừ, 12 con giáp…) được dùng để bài trí ở các vị trí khác nhau trong nhà nhằm mang lại tác dụng mong muốn.

– Dùng mộc trong phong thủy: các loại cây được dùng nhiều như Kim Tiền, Lưỡi Hổ, Thường Xuân, Vạn Thọ… tùy theo mạng của mỗi người mà có những loài cây phù hợp khác nhau.

– Dùng thủy trong phong thủy: Thường thấy nhất là các bể cá, ao hồ, đài phun nước…được dùng trong các công trình xây dựng

– Dùng Hỏa trong phong thủy: Chủ yếu áp dụng màu sắc (đỏ) trong phong thủy

– Dùng Thổ trong phong thủy: Hòn non bộ, các loại đá trang sức, tạc tượng linh vật…

Khi hiểu rõ về Ngũ hành, chúng ta có thể ứng dụng được vào trong đời sống thường nhật, mang lại cuộc sống tốt hơn, tránh khỏi những điều không may.

Phong Thủy Và Âm Dương Ngũ Hành

Phong thủy và Âm Dương Ngũ hành

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tất cả các sự vật đều có hai mặt, bất kỳ sự vật nào cũng được tồn tại dưới thể thống nhất của các mặt đối lập, mâu thuẫn. Đây chính là biểu hiện của nhận thức và triết lý “Âm dương hòa hợp”. Con người có nam có nữ, tạo thành một xã hội loài người; động vật có cái, có đực, như vậy vạn vật mới sinh sôi nảy nở được; tương tự, thực vật cũng vậy, có loại thuộc Dương tính và có loại thuộc Âm tính, tạo thành một thế giới màu xanh phong phú và hấp dẫn. Đen và trắng, Mặt Trăng và Mặt Trời, sáng và tối,… tất cả đều là một cặp đối lập nhau, tồn tại song song với nhau, tạo thành một thế giới vô cùng đa dạng.Theo quan điểm của khoa học hiện đại, bất kỳ sự vật nào đều tồn tại dưới dạng chỉnh thể của hai mặt đối lập. Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất cấu thành vật chất, trong nguyên tử có các ion dương và ion âm. Sự phát triển của khoa học đã chứng minh nguyên tử được tạo thành bởi các hạt, trong các hạt có ion dương và ion âm. Thực tế đã chứng minh, tất cả mọi sự vật trên thế giới này đều tồn tại dưới dạng vật thể thống nhất của các mặt đối lập.

Phong thủy và âm dương ngũ hành

Cũng chính vì vậy mà người xưa đã chia vạn vật trong Vũ Trụ thành Âm và Dương. Khái niệm về Âm Dương đầu tiên được bắt đầu từ cảm nhận về thời gian của con người: Mặt Trời là Dương, Mặt Trắng là Âm; ban ngày là Dương, ban đêm là Âm, mặt hướng về ánh sáng của vật thể là Dương, mặt quay vào hướng tối tăm là Âm. Cứ suy diễn như vậy, người ta đã lấy Âm và Dương để giải thích cho các hiện tượng tự nhiên và các hiện tượng xã hội.

Chu dịch – Học thuyết Âm Dương đầu tiên trong lịch sử

Khái niệm Âm Dương được phát triển thành học thuyết Âm Dương thời nhà Chu, đặc biệt trong cuốn “Chu dịch”, người xưa đã bao quát toàn diện và hệ thống lại một cách chi tiết về thật lý Âm Dương, được coi là học thuyết Âm Dương đầu tiên trong lịch sử. Trong “Chu dịch – Thoán truyện có viết: “Đại tai càn nguyên, vạn vật dẫn thủy”; “Đại tai Khôn nguyên, vạn vật tư sinh”, “Nhị khí cảm ứng dĩ tương vu… nhi vạn vật hóa sinh” (Đức nguyên của quẻ Càn lớn đến như vậy, mọi vật đều bắt nguồn từ đó; Hai nguyên khí này cảm ứng lẫn nhau, hóa sinh vạn vật). Trong đó “Nguyên” là Càn thuộc Dương, Khôn thuộc Âm. Khí Âm Dương hòa hợp, là ngọn nguồn của vạn vật. “Chu dịch – Hệ từ thượng truyện” cũng nói: “Cố dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái”.

Điều đó chỉ ra rằng, Thái cực bao gồm cả Càn Khôn, Lưỡng nghi Âm Dương, từ đó mà sinh ra vạn vật trên thế gian. Người xưa dùng hình thức Thái cực đồ trắng phân minh, một Âm một Dương, tượng trưng cho tất cả đều ở trạng thái thống nhất giữa các mặt đối lập. Đồng thời, kết cấu của Thái cực đồ, phần Âm bao bọc quấn quýt với phần Dương, trong phần đen (hắc ngư) có chấm tròn trắng và trong phần trắng (bạch ngư) có chấm tròn đen, biểu thị trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, đối lập nhưng thống nhất nhau.

Biểu tượng Âm dương hòa hợp trong phong thủy

Trong “Kinh dịch”, người xưa có viết: “Nhất Âm nhất Dương vị chi đạo” (Một Âm một Dương gọi là đạo). Điều này cũng có nghĩa là một Âm và một Dương tồn tại một quy luật đối lập. Sự đối lập của Âm và Dương không tồn tại dưới dạng tĩnh mà nó chuyển động, biến hóa, cả hai cùng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cùng di dịch, cùng chuyển hóa, tuần hoàn. Cũng giống sự chuyển hóa của ngày và đêm trong thế giới tự nhiên, hay sự thay đổi của bốn mùa trong một năm; hay sự luân chuyển cát hung, họa phúc, tốt xấu trong xã hội loài người.

Âm Dương sinh ra từ Thái cực, Thái cực sinh ra từ Khí. Hạt nhân của Phong thủy cũng là Khí, còn gọi là Trường khí. Vấn đề Âm Dương trong Phong thủy có nghĩa là làm thế nào để nhận thức được sự cấu thành Trường khí của Âm Dương hòa hợp. Người xưa nghiên cứu về Phong thủy, mục đích là để phát hiện, lựa chọn và bài trí sao cho Âm Dương hòa hợp, Âm Dương cân bằng.

Trên thế gian này, vạn sự, vạn vật đều tồn tại dưới dạng thống nhất của hai mặt Âm Dương đối lập, vậy làm thế nào để đạt được trạng thái ổn định, cân bằng Âm Dương? Nói tóm lại, vạn sự vật trên thế gian đều tương sinh tương khắc, cùng điều tiết chi phối nhau tạo nên thế ổn định, cân bằng Âm Dương.

Tương sinh tương khắc trong ngũ hành

Thông qua sự quan sát sự vật trong thời gian dài, người xưa phân định được các sự vật thuộc hành nào trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Họ cho rằng, các nhân tố (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) này chính là nguyên tố cơ bản tạo nên sự vật. Các hành trong Ngũ hành vốn có tính tương sinh, tương khắc lẫn nhau. Quan hệ tương sinh giữa các hành trong Ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Mối quan hệ tương khắc giữa các hành trong Ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Mỗi nguyên tố trong Ngũ hành đều được sinh ra từ nguyên tố khác, và bản thân nó sẽ sinh ra một nguyên tố khác; vừa bị khắc bởi một nguyên tố khác, vừa khắc nguyên tố khác. Như vậy, sự tương sinh và tương khắc luôn tồn tại trong Ngũ hành, tạo nên sự cân bằng ổn định về Âm Dương cho vạn vật.

Mối tương quan giữa Âm dương và Ngũ hành

Các thiên thể trong Vũ Trụ tác dụng xuống Trái Đất, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời tạo ra bốn mùa. Trường khí của mùa xuân thuộc Mộc (Mộc vượng), thích hợp để vạn vật sinh trường; Trường khí mùa hạ thuộc Hỏa (Hỏa vượng), cây cối um tùm xanh tốt; Trường khí mùa thu thuộc Kim (Kim vượng), tiết trời lạnh lẽo, thê lương, cây cối rụng lá trơ trọi; Trường khí mùa động thuộc Thủy (Thủy vượng), tiết trời cô cùng lạnh lẽo, vạn vật héo tàn; thời tiết của mười tám ngày cuối năm thuộc Thổ (Thổ vượng), lúc này mặc dù thời tiết lạnh lẽo song vào thời điểm Tiểu hàn và Đại hàn, cây cối bắt đầu mọc mầm dưới đất, chờ tới khi thời cơ thuận lợi là đâm chồi nảy lộc. Đây chính là vòng tuần hoàn hàng năm, khiến cho Âm Dương cân bằng, thể hiện sự biến hóa Ngũ hành của sự vật theo thời gian.

Con người sinh sống trên Trái Đất, xét về phương phương vị trí địa lý, được chia thành 8 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc; phân tích một cách cụ thể hơn, người ta chia phương vị thành 64 hướng (8 nhân 8).Căn cứ vào sự xoay chuyển vận hành của Trái Đất và vị trí của Trái Đất so với 28 chòm sao (Nhị thập bát tú), sự tương ứng của năng lượng từ trường trong Vũ trụ, người xưa đã liên hệ 8 hướng này với Ngũ hành. Khí của phương Đông thuộc Mộc (Mộc vượng); Khí của phương Nam thuộc Hỏa (Hỏa vượng); Khí của phương Tây thuộc Kim (Kim vượng); Khí của phương Bắc thuộc Thủy (Thủy vượng); Khí của Đông Bắc và Tây Nam thuộc Thổ (Thổ vượng); Đông Nam thuộc Mộc; Tây Bắc thuộc Kim; giữa (Trung ương) thuộc Thổ; giữa chúng có mối quan hệ (Ngũ hành) tương sinh tương khắc với nhau, tạo nên sự cân bằng Âm Dương trên Trái Đất.

Âm dương ngũ hành và bát quái

Tổng hợp các phương vị của Âm Dương Ngũ hành và Bát quái, chúng ta có thể hiểu được khái niệm Phong thủy của người xưa. Trên cơ sở cân bằng Âm Dương giữa Mặt Đất, không gian và thời gian mà xét từng vật cụ thể khác nhau, xét Trường khí xung quanh cũng như sự hung cát của người và vật (sự hòa hợp giữa con người với môi trường xung quanh).

Nguồn: Sưu tầm

Vật Liệu Xây Dựng Và Ngũ Hành

Tôi đang chuẩn bị hoàn thiện nhà và bắt đầu tìm kiếm vật liệu ốp lát, đóng tủ bếp… Nghe nói gia chủ mạng gì thì nên dùng vật liệu tương ứng với mạng đó cho hợp phong thuỷ. Nhưng tôi không hiểu người mạng thuỷ thì dùng vật liệu gì là hợp, và có nhất thiết cứ phải tuân theo ngũ hành của mạng mình không? Thời điểm tháng 6 bắt đầu mùa mưa là lúc nhiều ngôi nhà đang xây dựng đi vào giai đoạn hoàn thiện. Nhiều gia chủ thắc mắc rằng không biết nên chọn vật liệu sao cho không những đẹp, bền mà còn hợp với nhà mình, bản thân mình về mặt phong thuỷ. Nếu hiểu thêm về đặc tính ngũ hành của vật liệu thì sẽ thuận lợi trong quá trình chọn lựa và bố trí nội thất phù hợp. Trong sử dụng vật liệu xây dựng nhà cửa, ngũ hành biểu hiện chủ yếu ở cách thức chọn lựa vật liệu và kỹ thuật tương ứng để khai thác hiệu quả các tính năng của vật liệu ấy. Thực tế không có ngôi nhà nào chỉ thuần tuý một hành mà luôn có sự phối hợp nhiều hành trong quá trình chế tác, tạo nên bề mặt và hoàn thiện. Có thể xem xét một số vật liệu cơ bản theo ngũ hành như sau:

– Gạch, đá, gốm: những nơi cư trú đầu tiên của loài người là các hang đá, và nhóm vật liệu thuộc thổ này luôn đem lại cảm giác vững bền, ổn định, nguyên sơ. Đây cũng là vật liệu chủ yếu trong xây dựng hiện nay với nhiều khả năng biến đổi, phối ghép sinh động và dùng hầu hết trong các không gian nội ngoại thất bởi tính trung dung, dễ phối kết với các chất liệu khác. Vật liệu thuộc thổ sẽ hợp với gia chủ mạng thổ (bình hoà), kim (tương sinh), khắc với người mạng thuỷ và vượng bởi người mạng hoả.

– Thép và các kim loại khác: thuộc kim và gắn liền với các kỹ thuật hiện đại, đem lại tính năng động và mới mẻ. Các vật liệu màu trắng, sơn phủ ánh bạc và đồng cũng được xem là hành kim. Phòng làm việc, garage, mặt tiền công ty… là những không gian hợp với hành kim. Vật liệu thuộc hành kim sẽ hợp với gia chủ mạng kim (bình hoà), thuỷ (tương sinh), khắc với người mạng mộc và vượng bởi người mạng thổ. Thép và kính phối hợp nhau tạo nên bề mặt hiện đại và có tính lạnh vì là kim phối với thuỷ.

– Thuỷ tinh, kính các loại: đây là vật liệu vừa có đặc tính sáng bóng, sắc bén của hành kim, vừa có sự lung linh dẫn truyền ánh sáng của hành thuỷ. Với cát là nguyên liệu chính chế tạo và đặc tính mặt phẳng nên thuỷ tinh cũng thuộc hành thổ nữa. Không gian vệ sinh, giải trí, phòng trẻ em… có tính thuỷ cao. Vật liệu thuộc hành thuỷ sẽ hợp với gia chủ mạng thuỷ (bình hoà), mộc (tương sinh), khắc với người mạng hoả và vượng bởi người mạng kim.

– Đa số các vật liệu xây dựng (gạch, ximăng, sứ, kính…) đều qua quá trình gia nhiệt khi sản xuất, vì vậy không thể thiếu yếu tố hoả, nhất là vật liệu tổng hợp như nhựa, chất dẻo. Mặt khác, khả năng lưu nhiệt và giãn nở do nhiệt của bề mặt vật liệu cũng là thước đo tính hoả nhiều hay ít của vật liệu đó. Bề mặt vật liệu có màu đỏ, cam cũng được xem là hành hoả. ví dụ một bức tường sơn màu đỏ hay lan can sơn đỏ thì tính hoả là trên bề mặt, tính thổ hoặc kim nằm trong kết cấu, có tác động đến thị giác, tâm lý người sử dụng. Vật liệu thuộc hành hoả sẽ hợp với gia chủ mạng hoả (bình hoà), thổ (tương sinh), khắc với người mạng kim và vượng bởi người mạng mộc.

Như vậy, có thể thấy mỗi gia chủ với một tính chất theo ngũ hành của mình sẽ có rất nhiều khả năng phối kết, gia giảm các chủng loại vật liệu khác nhau, chứ không chỉ đơn điệu vài loại nào đó. Cụ thể người mạng thuỷ có thể dùng vật liệu thuộc nhóm kim, thuỷ và mộc là bộ ba tương sinh với thuỷ ở giữa. Còn hai hành tương khắc với thuỷ là thổ và hoả thì dùng hạn chế, nhấn nhá và phối hợp trong sự ảnh hưởng của ba hành tương sinh đã nêu.

Cùng Danh Mục

Lợi Và Hại Của Ngũ Hành Trong Phong Thủy Nhà Ở

Các yếu tố Ngũ hành luôn hiện diện trong mỗi ngôi nhà, chúng có mặt lợi và có mặt hại. Cùng điểm qua tác động của các yếu tố Ngũ hành trong phong thủy nhà ở.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các yếu tố Ngũ hành luôn hiện diện trong mỗi ngôi nhà, chúng có mặt lợi và có mặt hại. Cùng điểm qua tác động của các yếu tố Ngũ hành trong phong thủy nhà ở.

Gỗ tạo sức mạnh trong sáng tạo và sự phát triển, đại diện cho sự sinh sôi, lớn lên, linh hoạt và nhạy cảm. Ngôi nhà có quá nhiều yếu tố Mộc sẽ khiến chủ nhân cảm thấy ngột ngạt, cảm giác luôn không chủ động, thiếu sáng tạo và cứng rắn quá mức. Ngược lại, yếu tố này nếu quá ít sẽ làm cho người trong nhà cảm thấy thất vọng, trì trệ và mâu thuẫn trong tư tưởng.Sử dụng Khi sử dụng quá nhiều yếu tố Hỏa sẽ khiến người cư ngụ có cảm giác bực bội, tức giận, không kiểm soát được hành vi. Nhưng nếu thiếu yếu tố Hỏa trong nhà sẽ khiến mọi thứ trở nên hời hợt, thiếu cảm hứng.Yếu tố Thổ ảnh hưởng tới sức khỏe, tạo cảm giác yên ổn và cân bằng. Khi sử dụng quá nhiều trong không gian sống, con người sẽ rơi vào tình trạng nặng nề trong cảm xúc, buồn tẻ, uể oải. Còn ngược lại, người cư ngụ sẽ có cảm giác bối rối, hỗn loạn và không tập trung.Nhưng khi quá nhiều Kim, sẽ hình thành sự vô định, không có khả năng kiểm soát bản thân. Và ngược lại, cảm giác dễ nhận thấy là sự lạnh lẽo và thiếu tập trung.Sự cân bằng trong việc sử dụng

► chúng tôi gửi đến bạn đọc công cụ xem thước lỗ ban online, xem hướng nhà theo tuổi chuẩn xác

Hỏayếu tố Hỏa trong phong thủy nhà ở là cách để giúp tăng sự phấn khích. Yếu tố phong thủy này cũng được tạo ra để mang đến cảm hứng và một chút liều lĩnh cần thiết. Thổ

KimYếu tố Kim trong phong thủy nhà ở tượng trưng cho sự minh bạch và logic. Sự hiện diện của vật liệu bằng kim loại trong một không gian sống sẽ cho ta cảm giác gọn gàng, ngăn nắp.Thủyyếu tố Thủy trong phong thủy nhà ở sẽ mang tới cảm giác hứng thú, sự sâu sắc trong suy nghĩ và hành động.

ST

Mộc Quá nhiều Thủy sẽ tạo ra một cảm giác như bị chôn vùi, nặng nề. Trong khi đó, nếu quá nhẹ nhàng, bạn sẽ hiểu thế nào là một không gian sống cô độc, cách ly. Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (XemTuong.net)