Yếu Tố Hình Thế (Phong Thủy Loan Đầu)

--- Bài mới hơn ---

  • Màu Sắc Hợp Mệnh Theo Ngũ Hành Tương Sinh
  • Màu Sắc, Con Số Hợp Mệnh Theo Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
  • Tất Cả Những Gì Cần Biết Về Phong Thủy Màu Sắc Đem Lại Vận Khí Tốt
  • Tư Vấn Cách Chọn Màu Sắc Hợp Với Gia Chủ
  • Xem Mệnh Theo Phong Thủy Và Chọn Màu Hợp Mệnh
  • TRONG PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG

    Ngày nay tuy có rất nhiều môn phái phong thủy khác nhau được lưu truyền, nhưng thông dụng nhất là hai phái: Bát Trạch và Huyền Không Phi tinh. Song, bất kể là môn phái nào,quan niệm về Hình Thế (tức phong thủy Loan Đầu) vẫn là quan niệm chung và làm nền tảng cho mọi trường phái phong thủy, đặc biệt là phái phong thủy Huyền không Phi tinh. Trong các bài viết về” Phong thủy Huyền Không phi tinh” được đăng tải trên mạng, Tôi đã đề cập không nhiều đến phong thủy Loan Đầu . Trong bài viết này, cần đi sâu phân tích phong thủy Loan Đầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà và môi trường sống của con người , đặc biệt trong bối cảnh môi trường hiện đại ngày nay. Tôi có thể khẳng định rằng: Chúng ta ai cũng có thể giải nghĩa hai chữ Phong Thủy, tức Nước và Gió. Nhưng “Phong” ngoài nghĩa đen là gió,nó còn chỉ tác động của gió và các trạng thái của gió và thời tiết. Cũng vậy, “Thủy” (nước) ở đây ngoài việc chỉ Khe, suối, sông rạch, dòng chảy… điều chính yếu còn là tác động của nó.Chúng đều có sức mạnh và có tác động trong các địa hình, hoàn cảnh,vật thể khác nhau gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của con người.Nhà cần thông gió nhưng cũng cần tránh sự tập kích của cuồng phong bão tố.Sông nước cũng vô cùng cần thiết cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể xâm hại đất đai nhà ở khi trở thành bão lụt…Như vậy,một cuộc nhà đất tốt là một cuộc đất phải “Tàng Phong Tụ Thủy”,tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước,nơi đó sông nước phải trôi chảy êm đềm,uốn lượn hiền hòa không gây lũ lụt… Khi nói đến phong thủy “Loan Đầu” tức là nói đến phép tầm long,phép xem hình thể đất đai lồi lõm,.đốn khởi, hay nói cho rõ hơn là phép tìm xem ở đâu có “Huyệt kết”(tức là nơi dừng tụ lại của Long mạch),phải phân tích xem “Huyệt kết” đó là thế đất lớn hay thế đất nhỏ(tức đại cuộc hay tiểu cuộc),đâu là Thái tổ sơn,Thiếu tổ sơn,đâu là Huyền vũ-Thanh long – Bạch hổ – Án Sa – Minh đường, Thủy khẩu, thế Long sinh hay tử,cường hay nhược.v.v…Trước khi vào phần chính của bài viết, ta cũng nên phân tích và diễn giải một số Danh từ cơ bản của Địa lý Loan Đầu,bởi nó là nền tảng cho quá trình phân tích yếu tố Loan đầu trong phong thủy Huyền không với quang cảnh môi trường cuộc sống hiện đại ngày nay đang thay đổi hàng ngày hàng giờ.

    Đại cuộc: là đại thế của cuộc đất mà bên trong nó có nhiều Tiểu cuộc đất.

    Thái tổ sơn: là cội nguồn của sơn mạch được phân ra các nhánh Tổ sơn hoặc Thiếu tổ sơn ở nơi khác,chính những Thiếu tổ sơn này dẫn mạch khí vào Huyệt kết

    Long mạch :là mạch của đất chạy trên mặt đất trong đó có khí mạch(ví như cành cây trong đó có nhựa cây),Long mạch có thể đi cao như những dãy đồi núi trùng điệp và cũng có thể đi rất thấp trên mặt ruộng .

    Nước nước do Long mạch chảy ra lại chạy theo nuôi dưỡng và hộ vệ Long, những chỗ có nước tụ có khí là Minh đường và có khí là hộ tống thủy (nước dẫn long)

    Long nhập thủ :Long mạch chạy băng qua rừng núi,đồng bằng khi đến một điểm nào đó nhập thủ là kết huyệt ở đó,Long nhập thủ là Thiếu tổ long.

    Huyệt tràng: là một khu đất có Huyệt kết .

    Huyền vũ: Là thế đất phía sau huyệt kết trước khi đến huyệt kết (tức phía sau lưng nhà)

    Thanh Long: là thế đất bên trái của huyệt kết mọc ra ôm chầu vào huyệt

    Bạch Hổ :Là thế đất bên phải huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt

    Án : là thớ đất nổi lên trước mặt huyệt,hộ đỡ cho huyệt.Án với Huyệt như bàn làm việc trước mặt người ngồi .

    Sa : Là các gò đống, chứng ứng nổi lên, hiện ra xung quanh huyệt cả trước lẫn sau.

    Thủy khẩu: là nơi nước đến và nơi nước đi tại minh đường.

    Minh Đường: Là nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt kết

    Long sinh : là long mạch sống động, ta quan sát và cảm nhận được nó bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi như con lươn con rắn sống đang bò.

    Long tử: Long mạch nằm ngay đơ,đuồn đuỗn như con lươn con cá chết

    Long cường: Long mạch nổi lên to lớn,hùng vĩ uy nghi.

    Long nhược: Long mạch nhỏ nhắn,dài,sắc thái thư thả ung dung.

    1)-Cần xem xét ngoại cục cuộc nhà đất gồm: cảnh quang môi trường xung quanh ngôi nhà(xa và gần) như sông,núi,nhà cửa,các vật cứng mềm,cột điện,bể bơi,đường giao thông,cầu cống,ao-hồ-sông-suối,kênh rạch,chùa chiền,Đình đền miếu mạo…

    2)-Cần xem xét nội cục cuộc nhà đất gồm : Hình thể của cuộc nhà đất như:hình Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ,kích thước nhà đất rộng-hẹp phía trước hay phía sau,lồi lõm,thiếu góc,thừa góc, cổng Thành môn,cửa chính,phòng khách,phòng ngủ,nhà bếp,nhà vệ sinh,phòng làm việc,cầu thang,hệ thống đường nước và tất cả các đồ vật đã đặt trong nhà …

    3)-Cần xác định cho được và chính xác phần Lý Khí của cuộc nhà đất như:Vượng hay Suy,chính hướng hay kiêm hướng,Đại không vong hay Tiểu không vong,Thượng

    sơn hạ thủy,hạ thủy,thượng sơn,phản Phục Ngâm,hay Hợp thập,Ly hay Khảm Đả Kiếp và Phân kim(nhiều thì xả bớt,ít thì thêm vào).Sau khi đã xác định đầy đủ ba yếu tố này, đối chiếu với quang cảnh môi trường nội-ngoại cục,tùy theo từng trường hợp cụ thể mà dùng yếu quyết riêng của phong thủy Huyền Không Phi Tinh để xử lý.

    HÃY QUAN SÁT MÔI TRƯỜNG

    NGOẠI CỤC NGÔI NHÀ

    Phong thủy Huyền Không Phi Tinh đặc biệt coi trọng cảnh quan thiên nhiên môi trường ngoại cục cho một cuộc nhà đất. Một ngôi nhà phía hướng có sông nước, phía tọa có núi, hai bên trái -phải của ngôi nhà nổi lên những giải núi, hoặc gò đồi chạy thẳng lên phía hướng bao bọc,đó là một ngôi nhà đã có đủ Chu Tước – Huyền Vũ – Thanh Long -Bạch Hổ, mục đích là để bảo vệ và che chắn cho ngôi nhà không bị tán khí,khi một cuộc nhà đất không tụ khí, sẽ báo hiệu sự suy thoái về tài lộc và nhân đinh, Ta hãy cảm nhận xem khi được ngồi trên một chiếc ghế Bành,sau lưng có chỗ để dựa, bên phải và trái của ghế có chỗ để tay ôm bao tạo thoải mái,vững vàng và bảo vệ cho người ngồi bình an không thể ngã bất cứ lúc nào như chiếc ghế không có dựa lưng,đặc biệt sẽ thấy lưng mình hơi nóng lên vào mùa hè,và ấm áp vào mùa đông, vì khí không bị tán và được tụ lại nơi ta ngồi, ngôi nhà ở của con người cũng tương tự như vậy mà thôi. Phải nói thêm rằng: phía hướng của ngôi nhà có thủy thuộc khí Dương đại diện cho tài lộc, Dương khí thì động, có động mới có nạp khí và phát triển mạnh trên con đường tài lộc, phía sau ngôi nhà có núi để dựa thuộc khí âm đại diện cho Nhân đinh, âm khí thì tĩnh, có tĩnh con người sống trong đó mới được bình an – yên ổn . Ở đây Tôi mới phân tích đến nguyên tắc hình thế cần có cho một cuộc nhà đất, chưa phải yếu tố quyết định sự vượng-suy cho một cuộc nhà đất, bởi vì, 3 yếu tố đã nêu ở phần trên cho bất cứ cuộc nhà đất nào,chúng phải hòa quyện vào nhau,bổ trợ và không đối nghịch nhau,đó là đặc trưng của phong thủy Huyền Không Phi Tinh . Ở trên, Tôi vừa phân tích nơi hướng và tọa ngôi nhà có Chu Tước – Huyền Vũ , còn Thanh Long – Bạch Hổ thì sao? Từ trong nhà nhìn ra phía hướng, bên tay trái là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ. Một ngôi nhà có đủ Thanh Long-Bạch Hổ là ngôi nhà tốt, nếu có Hổ nhưng thiếu Long, mà biểu tượng Long là đàn ông, con trai trưởng, là quân tử, là dương khí, là động. Như vậy, ứng với biểu tượng trên ta thấy ngôi nhà đó sẽ thiếu Nam giới hoặc ít Nam nhiều Nữ,trong cuộc sống thường nhật, Nam giới chụi lép vế bị Nữ giới lấn át,sẽ không có con trai trưởng,nếu có thì bị lụn bại ,bệnh tật,nghèo khó,công danh sự nghiệp sa sút,không được những người có chức quyền nâng đỡ trợ giúp,hoặc con trai trưởng đi xa,ở nơi xa không nhờ cậy được gì.Trong nhà nhiều Nữ, thường xảy ra bất hòa,đi ra ngoài làm ăn không thuận buồm xuôi gió, thường bị lừa gạt và thua lỗ, gặp tiểu nhân quấy phá, vận hội làm ăn bị trì trệ và đi đến chỗ suy thoái…

    Như vậy,một câu hỏi đặt ra : Ngôi nhà ở nơi có địa hình đồi núi-sông nước sẽ dễ nhận ra Chu Tước-Huyền Vũ-Long-Hổ,còn những ngôi nhà ở vùng đồng bằng và thành phố thì nhìn nhận việc này như thế nào ? Cổ Nhân đã dạy rằng: “Muốn chọn đất trước hết phải xem Nước (thủy)”, như vậy nguồn Nước ở đây được mang tính quyết định cho một cuộc nhà đất tốt. Nước có thể là sông-ngòi-kênh-rạch,hồ-ao,bể bơi,đài phun nước hoặc là đường đi trước mặt ngôi nhà,đường đi ví như những dòng sông đang chảy.Núi phía sau nhà (Huyền Vũ) có thể là nhà cao tầng hoặc lùm cây xanh cao lớn đại thụ. Long – Hổ trái phải có thể là nhà dân sát bên cạnh hoặc tường bao xung quanh ngôi nhà của mình. Tất cả những biểu tượng đó được nhà phong thủy nhìn nhận đánh giá cát-hung tùy thuộc vào hình thế xuất hiện của nó.Chẳng hạn một con đường trước nhà biểu tượng cho một dòng sông đang chảy,nhưng con đường đó lại chạy đâm thẳng vào mặt tiền ngôi nhà,khiến cho người cư ngụ trong ngôi nhà đó bị tai họa khốn cùng, Nước (thủy) là đại biểu của tài lộc, nếu đến đúng chỗ thì đại vượng phát về kim ngân châu báu, một khi xuất hiện không đúng chổ nó sẽ đưa đến tai ương suy thoái.Ngoài ra,còn có các vật thể khác xuất hiện nơi hướng nhà trước hoặc sau khi người vào ở cũng tác động đến môi trường khí của ngôi nhà dẫn đến bất lợi cho người cư ngụ .Tôi đã xử lý nhiều ngôi nhà trong đó có ngôi nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu phường 5 quận 3 tp HCM nằm trong một hẻm nhỏ có 3 lầu. Chủ ngôi nhà phụ nữ , Chị yêu cầu Tôi xem phong thủy ngôi nhà tốt hay xấu, chị cho biết thời gian ngôi nhà được xây dựng rồi dọn về ở cuối năm 2004, ngoài thông tin này chị không nói một lời nào nữa.Sau khi tầm soát tổng thể nội cục ngôi nhà và lập tinh bàn phi tinh khí vận 8 kiêm Quý – Đinh 4 độ phương Nam, toàn bàn được Hợp Thập, Cửu khí niên vận không bị tác động xấu trong nội cục. Phần ngoại cục có Huyền Vũ – Long – Hổ khá cân đối, nơi phía hướng ngôi nhà, đối diện có một căn nhà cấp 4 lụp sụp mái tôn. Ngồi trong phòng khách quan sát ngôi nhà đối diện cách một hẻm nhỏ,Tôi thấy có một quầng khí màu xám tro mờ ảo lớn bằng chiếc đĩa phát ra,Tôi chỉ vị trí và nói chị ra quan sát căn nhà đối diện, chị nói chỉ nhìn thấy một cây gỗ thả đà lợp tôn có đầu cháy đen nhọn chĩa sang nhà chị và cho biết căn nhà này trước đó vẫn thấp lụp sụp như bây giờ,đã bị cháy một lần mới được dựng lại cách nay không lâu.Căn cứ vào Nội-ngoại cục ngôi nhà và bàn phi tinh vận khí kiêm hướng, Tôi khẳng định ngôi nhà của chị rất tốt,từ ngày ở ngôi nhà này, công việc làm ăn thương mại vô cùng thuận lợi,gia đình vợ chồng con cái rất hạnh phúc, con cái học hành khá giỏi, nếu làm công chức thì được thăng tiến.Tuy nhiên người trong nhà dễ mang bệnh trong người.Chị rất vui mừng về ngôi nhà của mình và thừa nhận những điều Tôi nói là đúng. Chị kể những tháng gần đây vợ chồng chị thường xuyên bị nhức đầu,chồng chị đi khám y khoa được khẳng định không có bệnh gì nhưng cứ mệt mỏi như người hụt hơi, 2 ngày nghỉ cuối tuần cả gia đình thường hay đi chơi xa, bệnh tự tan biến hết, nhưng về đến nhà ở thì bệnh lại như thế. Tôi đã lý giải và chỉ cho chị thấy nguyên do gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình chính là môi trường khí ngoại cục nơi phía hướng ngôi nhà đưa tới và hướng dẫn chị cụ thể cách xử lý bất lợi đó, sau đó một tuần lễ chị ĐT cho Tôi biết hiện tượng gây bất lợi cho sức khỏe đã biến mất. Có thể khẳng định rằng : Khí là Vô hình nó có thể tạo cho con người mạnh khỏe – thành đạt nhưng nó cũng có thể quật ngã con người bất cứ lúc nào khi nó tồn tại trái với quy luật tự nhiên… (Bài viết nhiều kỳ)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Lục Bình Gỗ Hiểu Đúng Chơi Đúng: Ý Nghĩa, Vị Trí, Phân Loại
  • Phong Thủy Lục Bình Mà Bạn Chưa Biết ?
  • 8 Bí Quyết Phong Thủy Thu Hút Sự Giàu Có
  • Biết Những Mẹo Phong Thủy Này Để Giàu Ngay Lập Tức!
  • La Bàn Phong Thủy Là Gì? Cách Xem La Bàn Phong Thủy

Những Thế Nhà Không Thể Ở Trong Phong Thủy Loan Đầu

--- Bài mới hơn ---

Phong Thủy Loan Đầu Ngũ Quyết

--- Bài mới hơn ---

  • Nhập Môn Loan Đầu Tầm Long Điểm Huyệt Thực Tiễn
  • Mệnh Kim Phát Tài Nhờ Lộc Bình Phong Thủy ! Theo Chuyên Gia Phong Thủy
  • Lọ Lộc Bình Phong Thủy Chạm Tứ Quý Đồng Vàng Catut Cao 1M2
  • Lọ Lộc Bình Phong Thủy Với Họa Tiết Chọn Lọc, Dồi Dào Vượng Khí
  • Mệnh Mộc Hợp Màu Gì? Kỵ Màu Gì ?
  • (5 yếu tố cơ bản của hình thể trong phong thủy) Như đã nói qua ở bài trước, thuật Phong Thủy có một trường phái nghiên cứu môi trường sống con người dựa trên hình và thế của cuộc đất. Ban đầu, thuật này chính là các thuật “tướng địa”, “trạch cư” dùng để tìm cuộc đất cho khu dân cư và nơi táng địa. Hay nói cách khác, thuật phong thủy “Loan Đầu” được áp dụng trước tiên cho Âm trạch. Về sau, trong quá trình phát triển, lý thuyết Loan đầu được áp dụng cho cả hệ thống Dương trạch. Về tổng thể, phái Loan đầu dựa trên hình thể cá biệt của một đối tượng phong thủy (nhà cửa, khu chung cư, mộ phần,…) hoặc dựa trên không gian tổng thể xung quanh của đối tượng đó để luận đoán cát hung. Theo tổng kết, có 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lý thuyết Loan đầu, vì thế gọi là “Loan đầu ngũ quyết”. Năm yếu tố đó là: Long, Huyệt, Sa, Thủy, Hướng. Nói chung, trong lý thuyết Phong thủy. – Địa lý cũng chủ yếu là nghiên cứu đến 5 yếu tố này. Mặc dù khóa học của chúng ta chủ yếu nghiên cứu về Dương trạch, nhưng khi nghiên cứu về Loan đầu, chúng ta phải lược qua về Âm trạch để hiểu rõ hơn 5 yếu tố này.

    LONG : (nghĩa là rồng) được hiểu là các thế đất, đồi núi nhấp nhô không ngừng, cuộn vòng, ẩn hiện có hình dáng tựa như rồng thì gọi là Long Sơn hay gọi tắt là Long. Để hiểu rõ hơn về long ta lật ngược lại theo lý thuyết Âm Dương: khi thế giới hình thành, Ban đầu từ lúc “hỗn mang chi sơ” tức là lúc mọi thứ còn hỗn độn chưa hình thành một cái gì cả, đây chính là trạng thái Vô Cực, rồi sau đó mọi thứ bắt đầu phân chia định vị, những thứ “khinh-thanh” (nhẹ mà trong) thì bay lên mà hình thành Dương khí, những thứ “trọng-trọc” (nặng mà đục) thì lắng xuống mà hình thành Âm khí. Nói nôm na, khí nhẹ bay lên thành dương, khí nặng lắng xuống thành âm, đây chính là trạng thái Thái Cực. Sau khi âm dương hình thành, thiên địa định vị thì khí âm và khí dương tiếp tục giao hòa với nhau để tạo nên vạn vật. Theo xu hướng thì khí âm luôn thăng lên, khí dương luôn giáng xuống để giao hòa với nhau. Vì thế, ở những nơi núi cao, thể hiện của khí âm thăng lên mạnh nhất, là nơi giao hòa được với khí dương (gió, mây, ánh sáng,…) được coi là nơi linh khí, âm dương giao hòa và sinh khí được sinh ra. Đến đây ta hiểu thêm rằng: sinh khí phải bao gồm cả khí âm và khí dương vì độc âm hay độc dương thì đều cô quả và không sinh sôi được, sách viết “Cô âm bất sinh, cô dương bất dưỡng”. Từ những nơi núi cao đó, thế đất tạo nên các mạch núi nhấp nhô, uốn lượn ẩn hiện tựa như hình tượng của con rồng vậy. Mạch núi đó được hiểu là mạch khí âm và tương ứng với nó mạch khí dương mang theo sinh khí vận chuyển trong các cuộc đất, vì thế được gọi là Long mạch. Việc tìm nơi cư ngụ hay để an táng thì cũng phải thừa được sinh khí, tức là phải tìm được long mạch. Các thầy địa lý xưa phải mất rất nhiều công sức để “tầm long tróc mạch” tức là chỉ để tìm ra được long mạch. Long mạch có chủ mạch (mạch chính) và chi mạch (mạch nhánh). Nơi xuất phát của Chủ mạch được gọi là “Tổ sơn”, từ “Tổ sơn” chạy đi theo hướng Long mạch có các “Thiếu tổ sơn”. Theo quan niệm truyền thống, núi Côn Lôn trên đỉnh Himalaya tức “nóc nhà của thế giới” được gọi là “Thái Tổ sơn”.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Lục Bình Gỗ Mít 1,6M
  • Vị Trí Đặt Lục Bình Gỗ Trong Nhà Mang Lại Phúc Lộc Cho Gia Chủ
  • Những Ý Nghĩa Phong Thủy Của Lục Bình Và Cách Bày Trí
  • Đặt Thứ Này Trong Nhà Sẽ Giúp 12 Cung Hoàng Đạo Tránh Được Đại Kỵ
  • Cây Phong Thủy Tuổi Kỷ Mùi 1979 Là Những Cây Nào, Giúp May Mắn.

Phong Thủy Loan Đầu Hình Thể

--- Bài mới hơn ---

  • Ý Nghĩa Phong Thủy Của Lộc Bình Tứ Qúy Bằng Gỗ
  • 03 Ý Nghĩa Phong Thủy Lộc Bình Sứ Khổng Tước Đào Hoa
  • Cách Đặt Lộc Bình Gốm Sứ Hợp Phong Thủy Để Tài Lộc Ùn Ùn Gõ Cửa
  • Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Phong Thủy Của Lọ Lộc Bình Men Rạn
  • Những Điều Cần Biết Khi Chơi Lộc Bình Sứ Phong Thủy
  • a/ Về Thế nhà, thế đất theo hướng:

    – Bốn phía nhà nhô cao là tốt. Phúc lộc dồi dào, làm ăn phát đạt, con cái tài giỏi.

    – Phía trước nhà có gò cao, phía sau có núi đồi, phía Đông có dòng nước, phía Tây có đường là đại cát. Con cháu đời đời làm quan, hưởng lộc may mắn.

    – Phía Đông cao, Tây thấp, phía Bắc có núi nhiều là đại cát. Tiền của như núi, trên dưới vui vẻ, thuận hòa.

    – Tây ngắn, Đông dài, chủ nhà may mắn, của cải dồi dào, con cháu thịnh vượng.

    – Phía Nam có gò đất, phía Bắc có đồi, phía Tây có dòng nước chảy về phía Nam, địa thế thấp dần về phía Đông, kéo dài hơn 1 dặm là tốt.

    – Hai bên Đông, Tây có dòng sông chảy qua là tốt. Gia chủ luôn gặp may, hậu thế đời đời hưởng phúc.

    – Phía Tây Nam có hồ nước, Đông Bắc có đồi núi là tốt. Gia chủ giàu sang, con cháu hưởng lộc trời.

    – Hướng Tây Nam có gò đất cao, là cát. Càng ở lâu, con cháu càng vinh hiển, đời đời thịnh vượng.

    – Hướng chính Bắc cò gò mộ là cát. Ở chốn này, người quân tử làm quan hưởng lộc, bình dân thì gia đạo êm ấm.

    – Phía Tây Bắc có gò đồi, tốt. Gia đình ngày càng thịnh vượng. Con cháu thành đạt làm rạng rỡ tổ tông.

    – Phía Nam và phía Bắc có núi cao, phía Đông và phía Tây có bãi cát, ao hồ, chủ nhà phú quý, trường thọ.

    – Phía Đông Bắc có gò đồi là cát. Của cải dồi dào, con cháu hưng thịnh.

    – Phía Bắc nhà ở có gò đồi, phía Nam gần ao hồ, địa thế cao dần về phía Tây Bắc là tốt. Con cháu vinh danh rạng rỡ tổ tông.

    – Phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc có đồi cao, phía Tây Nam có núi đồi, phía Nam thoai thoải là tốt. Dựng nhà nơi đây, lắm của nhiều con. Con cháu tài ba, vinh hiển.

    – Phía Tây Bắc có núi dài hơn vạn dặm, hướng Đông Nam lại có núi cao trùng trùng điệp điệp, địa thế Tây Nam, Đông Bắc bằng phẳng thì giàu sang.

    – Phía Bắc có núi, phía Đông có dòng nước trong xanh, hướng Tây có đường đi là tốt. Con cháu làm vinh hiển.

    b/ Về thế sân vườn và ngoại cảnh xung quanh những điều kiêng kỵ:

    Nếu nhà được xem như kho chứa tài lộc của một gia đình thì vườn chính là con đường dẫn tài lộc ấy đi vào đúng nơi đúng chỗ.

    – Vườn nhỏ mà trồng cây quá lớn lấy bóng râm thì nhà dễ gặp vận suy.

    – Trồng liễu dễ xào xáo tình cảm gia đình nên những ai chuộng sự bình yên thường tránh trồng.

    – Trồng trúc mang may mắn, nhưng nên trồng trong bồn hay chậu cứng để rễ cây mọc tập trung bên trong, không phá đất.

    – Giữa sân nên trồng các loại hoa nhỏ có nhiều màu vì chúng sẽ giúp người trong nhà sống thoải mái, dễ chịu.

    – Không nên trồng những loại cây phát triển thành dáng kỳ quái vì chúng bị cho là tướng hung.

    Trong vườn, những nơi có thảm cỏ nên thiết kế thêm đá (tảng, cuội). Chúng đại diện cho sức mạnh, sẽ hài hòa với nét mềm mại của thảm cỏ để gia đạo và gia phong của mái ấm được hài hòa, vừa cứng rắn lại vừa mềm mỏng.

    Nước là năng lượng cho vườn nên tốt nhất là vừa có khoảng nước lặng để thu khí trời đất, vừa có khoảng nước lưu chuyển để mang tài lộc vào nhà. Cá thả trong hồ nên có màu vàng và màu trắng vì chúng tượng trưng cho vàng, bạc.

    Chuông gió: là vật bổ sung cho tiếng nước róc rách khiến “phong” và “thủy” thêm hòa quyện. Bạn nên sắm loại chuông gió chất liệu tốt, chịu đựng được mọi thời tiết. Không nên treo một chiếc chuông gió quá lớn ở phía Đông khu vườn.

    Đèn vườn: Thay thế ánh sáng mặt trời vào ban đêm, đèn mang vào khu vườn yếu tố “hỏa”, tạo cảm giác hưng phấn tràn đầy năng lượng cho vườn. Cần bố trí sao cho tất cả các vị trí trong vườn đều đủ ánh sáng.

    Tượng điêu khắc: Những bức tượng điêu khắc to, nhỏ như thiên thần, trẻ em, chim muông, chó, ngựa… sẽ làm cho khu vườn của bạn tràn đầy sinh khí tươi vui.

    Ngoài ra theo phong thủy, ngoài việc tuân theo các nguyên tắc trong bài trí nhà ở thế nhà, thế đất hay sân vườn thì điều trước tiên bạn cần chú ý chính là cảnh quan xung quanh nhà.

    Điều này có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tài vận của bạn. Theo phong thủy, ngoài việc tuân theo các nguyên tắc trong bài trí nhà ở thì điều trước tiên bạn cần chú ý chính là cảnh quan xung quanh nhà.

    1. Nếu xung quanh nhà là rãnh nước – nơi chứa nhiều chất uế tạp sẽ ảnh hưởng rất xấu tới gia chủ. Nếu cư trú lâu ngày, người sống trong nhà có thể sẽ mang mệnh tật, tiền tài bị hao tổn.

    2. Nếu cư trú lâu ngày trong ngôi nhà mà hai bên nhà là đường giao thông thì gia chủ sẽ dễ mắc bệnh thần kinh, thậm chí có thể gặp tai họa bất ngờ.

    3. Nếu nhà nằm ở giữa hai ngôi nhà cao tầng khác thì gia chủ dễ mắc bệnh tật, tài vận kém.

    4. Giữa hai nhà cao tầng có ngõ nhỏ ngăn cách gọi là thiên trảm sát (lưỡi dao từ trên trời rơi xuống). Nếu ngõ này chiếu thẳng vào nhà bạn thì sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, dễ bị phá sản.

    5. Hai nhà đối diện mở cửa đối xứng nhau, phong thủy gọi là đấu môn sát. Nhà ở vào trường hợp này sẽ có một nhà bị suy kiệt, nhà nào có cửa to thì đỡ bị hại hơn.

    6. Nhà xây cao vọt hơn các nhà khác, phong thủy gọi là lộ phong sát. Gia chủ dễ bị cô đơn, dễ mắc bệnh tật, bị mọi người xa lánh.

    7. Phía trước nhà có một ngôi nhà hoang phế thì của cải khó tích lũy, gia đình bất hòa, sức khỏe suy yếu.

    8. Trước nhà có tảng đá hay vật nhọn chiếu vào thì gia chủ dễ bị thương tổn. Nếu ở hướng Nam của nhà có vật nhọn chiếu vào thì nhà dễ bị hỏa hoạn.

    9. Trước cửa nhà là một hố nước hoặc một ao nhỏ là rất hung (xấu), gia đình không hòa thuận, gặp nhiều chuyện thị phi.

    10. Nhà ở gần bãi rác (càng lớn càng hung) thì dễ xảy ra tiêu cực, sức khỏe kém, con cái ngỗ nghịch.

    11. Trước cửa nhà hoặc trong sân có hai cây bắt chéo nhau sẽ khiến gia đình không hòa thuận, vợ chồng dễ có chuyện tình cảm bất chính.

    12. Nhà ở đối diện với khu vui chơi giải trí thì ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của trẻ.

    13. Nhà ở hoặc cửa hàng có đoạn đường cong trước mặt thì gia chủ rất dễ gặp nguy hiểm như tai nạn, phá sản; con cái ngỗ ngược…

    14. Trước cửa có cây to sẽ ngăn cản dương khí vào nhà, âm khí sinh sôi. Người sống trong nhà này dễ sinh bệnh tật, dễ bị sét đánh vào nhà.

    15. Nhà ở hoặc cửa hàng không nên ở chính giữa ngã ba đường. Nếu là phố rộng thì gọi là lộ xung, nếu là phố hẹp thì gọi là lộ sát. Hai trường hợp này gọi là lộ không vong, đều khiến gia chủ dễ lâm vào cảnh bị phá sản hoặc bị kiện tụng.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Mở Cổng Nhà Theo Phong Thủy
  • Khám Phá Bí Ẩn Phong Thủy Cổng Nhà Chữ L Ngược Tin901029
  • ‘nói Cổng Nhà Hình Chữ L Ngược Mang Điềm Xấu Là Suy Diễn’
  • Phong Thủy Nhà Hình Chữ L Và 9 Cách Hóa Giải Đúng Nhất
  • Nên Mua Lục Bình Gỗ Hay Lục Bình Gốm Trong Thay Đổi Vận May Phong Thủy ?

Phong Thủy Loan Đầu (P2)

--- Bài mới hơn ---

  • Cuốn Thư Đá Chấn Phong Thủy Cho Khu Lăng Mộ, Nhà Thờ, Đình Làng
  • Cách Chơi Lục Bình Sứ Phong Thủy Bát Tràng
  • Lục Bình Sứ Và Những Ý Nghĩa Phong Thủy Gia Chủ Nên Biết
  • Độc Bình Hay Lộc Bình? Chơi Lục Bình Sứ 1 Chiếc Được Không?
  • Ý Nghĩa Của Những Đôi Lục Bình Tứ Quý Trong Phong Thủy
  • Nói chung, thủy pháp là một quan niệm quan trọng trong thuật phong thủy, với bối cảnh xã hội hiện nay, khi luận về thủy pháp, nhà phong thủy vẫn chú trọng đặc biệt.

    NGUYÊN LÝ TU TÁN CỦA THỦY PHÁP

    Nói chung, thủy pháp là một quan niệm quan trọng trong thuật phong thủy, với bối cảnh xã hội hiện nay, khi luận về thủy pháp, nhà phong thủy vẫn chú trọng đặc biệt.

    1. Nghịch Thủy

    – Cuộc nghịch thủy tức là thủy khí đi ngược đến. Theo lý luận Loan Đầu cuộc Nghịch Thủy là cuộc vượng tài, vì nó tụ được thủy khí, do nguyên lý thủy chủ về tiền tài, Trái lại cuộc Thuận thủy là thủy chảy đi – là phá tài. Đối với kiến trúc dương trạch đón Nghịch thủy hay tiễn đưa Thuân thủy là căn cứ vào hướng cửa chính và đường đi bên ngoài, hoặc phối hợp với hành lanh bên ngoài trước nhà để phán đoán.

    – Đối với loan đầu dương trạch, người ta có tập quán lấy cửa chính để thu nhận thủy khí, cho nên cửa chính mở hướng nào là một điều quan trọng,nó ảnh hưởng tốt xấu đến đối với tài vận của bản trạch.

    – Đường sá, hành lanh đi bộ bên ngoài cửa đều có thể luận là “thủy”, nếu cửa đón được thủy tới được gọi là “thu thủy” hay “tiếp thủy” – chủ về tài vận hanh thông.

    Đối với đường sá hay hành lang đi bộ, việc đoán định thủy tới không phải là đơn giản, chúng ta có thể khái quát thành những nguyên tắc sau:

    – Từ bên trái tới, bên phải tiếp: Nếu thủy (đường sá, hành lang đi bộ) đến từ bên trái thì cửa hiệu hay nhà nên mở của bên phải để đón thủy khí. Đây là lấy phương vị của Bạch hổ để đón thủy khí của Thanh long.

    – Từ bên phải tới, bên trái tiếp: Nếu thủy (đường sá, hành lang đi bộ) đến từ bên trái thì cửa hiệu hay nhà nên mở của bên trái để đón thủy khí. Đây là lấy phương vị của Thanh long để đón thủy khí của Bạch hổ. Các nhà phong thủy hiện đại còn phân biệt sự giới định thủy khí tới và đi của cầu vượt hay các con đường lớn với việc định thủy khí tới và đi ở các hành lang đi bộ của những căn hộ trong chung cư.

    – Trước tiên chúng ta bàn qua sự giới định thủy khí tới, hành lang đi bộ của những căn hộ trong khu chung cư.

    a. Hành lang đi bộ bên trái dài là thủy khí tới, hành lang bên phải ngắn là thủy khí đi.

    b. Hành lang đi bộ bên phải dài là hướng thủy khí tới, hành lang đi bộ bên trái ngắn là hướng thủy đi.

    c. Trên là phương pháp cơ bản để đoán định hướng thủy khí tới hay đi. Ngoài ra, trường hợp căn hộ ở trong các chung cư cao tầng, nhà Phong thủy hiện đại lại căn cứ hướng nào có thang máy thì hướng ấy phương thủy tới. (Xem hình 5, 6).

    – Cửa của nhà đối diện với cửa thang máy được xem là đối với thủy khẩu, Thủy khí thu được khó tụ. Đây là cuộc tài vận tụ tán thất thường, vì thủy đến và thủy đi đều cùng một vị trí. Có 2 cách hóa giải như sau:

    – Nếu hướng cửa ở phương quẻ đương vận ( theo lý luận của phái Huyền không phi tinh) hoặc ở phương vị cát (theo Phái Bát trạch) thì co thể vô hiệu hóa sự xung chiếu này.

    – Đặt tấm bình phong ở phía trong cửa.

    – Trong trường hợp cửa mở ngay ở chính giữa ở phương vị chu tước thì tốt nhất nên có một minh đường nhỏ để thủy tụ khí, như vậy tài vận mới thuận.

    2. Thuận Thủy

    Tương phản với Cuộc nghich thủy là cuộc Thuận thủy (tức thủy đi). Nếu trước cửa nhà đường bên trái dài hơn đường bên phải ngắn, chiều xe lưu thông từ trái qua phải, nhưng lại mở cửa phương vị thanh long (bên trái) thì đó là cuộc tống thủy. Ngược lại, nếu trước cửa nhà đường bên phải dài, bên trái ngắn, xe lưu thông từ bên phải sang bên trái, nhưng lại mở cửa bên phải thì cũng gọi là cuộc tống thủy. Đều chủ về tài vận đến rồi đi, khó tích tụ. (Xem hình 7, 8)

    4. Cách luận đoán tụ khí hay tán khí

    Hướng thủy khí đến là tụ, hướng thủy khí đi là tán, như đã nói ở mục trên, đường sá trước cửa nhà (tức hư thủy), bên dài là thủy khí đến, bên ngắn là thủy khí đi. Nhưng khí cửa hiệu đối diện với đường sá thì không thể dùng phương pháp đó mà phải phối hợp với chiều xe lưu thông.

    CÁCH LUẬN ĐOÁN THỦY KHÍ TỤ HAY TÁN

    Hướng thủy khí đến là tụ, hướng thủy khí đi là tán, như đã nói ở mục trên, đường sá trước cửa nhà (tức hư thủy), bên dài là thủy khí đến, bên ngắn là thủy khí đi. Nhưng khí cửa hiệu đối diện với đường sá thì không thể dùng phương pháp đó mà phải phối hợp với chiều xe lưu thông.

    – Nếu phía trước cửa nhà tiếp cận quá gần đường xe lưu thông, mà chiều xe lại chạy từ bên phải qua bên trái thì hướng thủy khí tới là bên phải và hướng thủy đi là bên trái, lúc ấy nên mở cửa bên trái tức bên thanh long để thu thủy khí của bên bạch hổ.

    Đường xe lưu thông tiếp cận từ bên trái qua bên phải, đây là thủy khí đi từ bên trái qua bên phải, nên mở cửa phương bạch hổ để tiếp thủy khí.

    Đường xe lưu thông tiếp cận từ bê phái qua bên trái, đây là cuộc thủy khí từ bên phải đến, nên mở cửa bên thanh long để tiếp thủy khí.

    Ngoại trừ việc dùng chiều xe lưu thông, có một số con đường người ta phải căn cứ vào địa hình để định đoán thủy khí tới.

    Thí dụ như trong các khu thương nghiệp lớn, việc đoán định hướng thủy tới và hướng thủy đi trong ấy sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Thông thường người ta lấy vị trí của các cầu thang lên xuống để định hướng thủy tới. Mà việc đoán ảnh hưởng của tốt xấu do thủy tới và thủy đi cho các cửa hiệu cần phải lấy các tiêu chuẩn như: Hình dạng ôm lại, hay phản cung, đường bên trái dài hay bên phải dài.

    Bạn cần tư vấn vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

    Website : chúng tôi

    Hỗ trợ tư vấn: 0983762829 Mr. Thi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Làm Giàu Từ Bất Động Sản
  • Chuyện Làm Giàu Theo Phong Thủy Của Đại Gia Châu Á
  • Bí Mật Làm Giàu Nhờ Phong Thủy Của Người Châu Á
  • Thương Nhân Châu Á Ứng Dụng Phong Thủy Để Làm Giàu
  • Làm Giàu Bằng Nghề Gì? Top 7 Nghề Dễ Kiếm Tiền Nhất 2021!

Hướng Dẫn Đo Toạ Độ Và Hình Ảnh Loan Đầu Trong Phong Thuỷ

--- Bài mới hơn ---

  • Mẹo Phong Thủy Giúp Cửa Hàng Kinh Doanh Phát Đạt
  • Các Loại Tượng Phong Thủy Dành Cho Người Kinh Doanh, Buôn Bán
  • Cách Hút Khách Trong Phong Thủy Kinh Doanh Bán Lẻ
  • 7 Kiến Thức Phong Thủy Trong Bất Động Sản Cơ Bản Bạn Nên Biết
  • Phong Thủy Ứng Dụng Trong Kinh Doanh Bất Động Sản
  • Bước 1: Hướng dẫn vẽ mặt bằng nhà / Bước 2: đo toạ độ nhà (dùng la bàn trên điện thoại) / 3: Hình ảnh bên ngoài nhà / Bước 4: hình ảnh bàn làm việc

    1. Hướng dẫn vẽ mặt bằng nhà

    Với nhà căn hộ khi lấy tọa độ: từ tầng trệt đến tầng 5 ta dùng tọa độ của cả tòa nhà, từ tầng 6 trở lên ta dùng cửa chính của căn hộ. Tức từ tầng 5 trở xuống, để xác định tọa độ, ta cần xác định cửa chính của cả tòa nhà làm hướng (cho quẻ HKPT), sau đó xác định vị trí căn hộ trong tòa nhà hoặc tọa độ hướng ban công.

    3. Cung cấp hình ảnh bên ngoài nhà (chụp góc rộng)

    Tìm cung Kích sao Hàm trì, dịch mã…

    * Tải app La bàn trên ios: https://apps.apple.com/vn/app/la-ban-phong-thuy-laban/id965688990?l=vi

    Ví dụ Mùi tìm “hướng Tỵ” là dịch mã. Hoặc tuổi Mùi tìm “hướng TÝ” là Hàm trì, khi kích sao, những người ở cùng nhà cùng tuổi sẽ có thể ứng nghiệm.

    * : 0 độ

    * Ngọ: 180 độ

    * Mão: 90 độ

    * Dậu: 270 độ

    * Dần: 60 độ

    * Thân: 240 độ

    * Tỵ 150 độ

    * Hợi: 330 độ

    1. Hai cửa chính nhà không được đối xung với nhau (1 nhà Thịnh 1 nhà suy)

    2. Đầu giường không được gần cửa vào, cửa nhà vệ sinh, bếp, cửa sổ (ảnh hưởng sức khoẻ)

    3. Đầu giường không nên tựa tường “nhà vệ sinh”, tầng dưới không nên ngay bếp nấu.

    4. Bếp và bồn rửa chén nên có 1 khoảng cách nhất định (ngăn Thuỷ Hoả xung)

    5. Cửa không nên thấy cửa (khí quá mạnh)

    6. Tránh nhà hướng Tây hoặc ban công căn hộ hướng Tây (nắng hại, oi bức)

    7. Không nên gắn gương trong phòng ngủ và bếp (người thứ 3 xuất hiện)

    8. Bàn thờ không được ở tầng trên hoặc dưới nhà vệ sinh, không nên đối xung với cửa nhà, cửa vệ sinh.

    9. Họ tên hàng xóm bên cạnh ảnh huởng g đến nhà bạn

    10. Từ cửa chính hoặc ban công nhìn ra nên thoáng (kỵ vật nhọn xung, cao lớn bị áp bức…)

    11. Không nên sống trong nhà ngõ cụt (phá tài, không lối thoát)

    12. Không nên bày trí vật nhọn trong nhà (nhọn là hung)

    13. Nhà nên là vuông vắng không được khuyết góc (nơi khuyết ảnh hưởng đến thành viên đó).

    14. Căn hộ tránh đối diện thang máy, gần nhà rác, gần phòng kỹ thuật (giá luôn rẻ hơn vì phạm: sát, hôi, thanh sát)

    Phong thuỷ Khải Toàn

    * Có duyên lĩnh hội Thiền định – Phong thuỷ – Tâm linh, dùng những kiến thức này giúp người trong tâm thế cẩn trọng, giúp ai và không nhận ai. Truyền tải thông điệp Thiền đến mọi người để có được sự an nhiên trong đời sống, sống tích cực, hướng thiện, giúp đỡ nhân sinh.

    * Tôi không nhiều hứng thú khi dự đoán tương lai của ai đó, nhưng rất thích nói về “cải vận” luận về làm thế nào thay đổi cuộc sống tốt hơn. Các luận đoán trong kết quả gửi đến gia chủ chỉ nói hạn chế về tương lai, đa phần hướng dẫn cách cho tâm tính tích cực, chỉ ra Mệnh khuyết để cải vận.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tọa Hung Hướng Cát Là Gì? Cách Đặt Bếp Tọa Hung Hướng Cát Mang Tài Lộc
  • Tọa Hung Hướng Cát Là Gì? Nguyên Tắc Chọn Tọa Hung Hướng Cát Cho Bếp
  • Tài Vị Và Những Lưu Ý Khi Bố Trí Tài Vị
  • Mệnh Hỏa Hợp Với Màu Gì Phong Thủy Theo Mệnh Tập 4
  • Số Sinh Là Gì? Cách Tính Số Sinh Trong Phong Thủy Sim

Kiến Thức Phong Thủy Cho Người Mới Bắt Đầu

--- Bài mới hơn ---

  • Phong Thủy Số Là Gì? Cách Tính Phong Thủy Số Theo Bát Tự
  • Tự Học Tứ Trụ (Bát Tự, Tử Bình)
  • Công Dụng Của Bát Tụ Bảo Trong Phong Thủy
  • Bát Tụ Bảo Là Gì? Công Dụng & Ý Nghĩa Của Bát Tụ Bảo Phong Thủy
  • Lá Số Bát Tự Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lập Lá Số Bát Tự
  • Vậy, việc học phong thủy nên bắt đầu từ đâu?

    Trước tiên, cần bắt đầu với nguồn gốc của Phong Thủy học.

    Khi nhắc đến phong thủy, nhiều người thường nghi ngờ mê tín dị đoan nhưng khi tiếp cận và tìm hiểu thì đây thực sự là bộ môn khoa học. Theo đó, phong thủy học nghiên cứu tổng thể các yếu tố: hướng gió, hướng khí, mạch nước tác động đến họa phúc và đời sống con người. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi tách đôi hai chữ “Phong”, “Thủy”. “Phong” nghĩa là gió, không khí chuyển động. “Thủy” là nước, đại diện cho địa thế.

    Phong thủy cơ bản gồm những trường phái nào?

    Đây là phái hình thế tiên phong. Bởi lẽ, ông tổ của phái này là Phong Thủy tổ sư Quách Phác, vốn là người khởi sự cho môn phái hình thế. Chủ trường phái này chú trọng nhất vào 3 vấn đề mà các nhà nghiên cứu phong thủy học cần để tâm:

    • Hình thế của cuộc đất
    • Hình thế của các bộ phận long huyệt sa thuỷ
    • Hướng đi đến để luận cát hung.

    Hình thế phải phân chia ra làm 3 tiểu môn phái là Loan ĐầuHình TượngHình Pháp.

    Ba tiểu môn này hỗ trợ cho nhau khó có thể phân chia rạch ròi.

    • Phái loan đầu: Phái này chú trọng xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, long mạch đến, long mạch đi để tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy đi luận cát hung cho huyệt.
    • Phái hình tượng: Là dòng phái vô cùng cao thâm thượng thừa. Phái này căn cứ vào hình thế tự nhiên của các mạch núi dòng sông. Ngoài ra, phái này còn hình tượng hoá cuộc đất thành những biểu tượng như những con rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương… Sau đó, căn cứ vào hình tượng ấy để tìm ra nơi huyệt toạ lạc cũng như luận đoán phúc họa.
    • Phái hình pháp: Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc, khuôn khổ nhất định trên cơ sở phái loan đầu đã quan sát thế cục. Chủ yếu luận sự Cát – Hung của huyệt trường phụ thuộc vào những quy tắc của loan đầu. Ví dụ như có một đường đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm.

    3 tiểu phái trên có ranh giới không rõ ràng, chủ yếu căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt. Bởi trong loan đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.

    Dòng phái này chủ yếu dựa vào lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Bát Quái, Hà ĐồLạc Thư làm căn cứ luận đoán. Sau đó áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các yếu tố, từ đó luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Ngoài ra, lý khí áp dụng rất quan trọng trong dương trạch nhà ở. Phái lý khí bao gồm các tiểu phái sau:

    Phái Bát Trạch

    Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc. Sau đó, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao:

    Tứ Cát Tinh Tứ Hung tinh

    Trong bài trí, thích hợp Phương cát, Kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị, kỵ Đông Tây hỗn loạn.

    Ngoài ra, Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương tự cho Tây tứ mệnh.

    Mặt khác, quan niệm căn cứ vào Bát Trạch mà các học giả nghiên cứu phong thủy có căn cứ để phân chia công cửa phòng, vốn được gọi là phương pháp tĩnh. Quan niệm này không hợp với quan điểm Dịch lý, có phần thô lậu, giản đơn. Về vấn đề này, chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh mới khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.

    Mệnh lý phái

    Dựa chủ yếu vào mệnh cung của thân chủ, kết hợp với Huyền Không phi tinh của các sơn hướng để có thể tìm ra các sao chiếu. Sau đó, luận theo âm dương ngũ hành Hỷ Kỵ nhằm tìm ra phương vị phù hợp. Ngoài ra, còn kết hợp thêm với trang sức, màu sắc và nội thất trong nhà để bày bố, hoả giải phù hợp.

    Phái tam hợp

    Các nhà nghiên cứu phong thủy cần căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long để có thể xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch liệu có tương hợp hay không. Với ” thủy ” thì phân ra 12 cung vị trường sinh để có cơ sở lựa chọn đường thuỷ đến thủy đi. Trong đó,

    • Thuỷ đến thì chọn phương sinh vượng bỏ phương suy tử.
    • Thuỷ đi thì chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch.

    Phái Phiên Quái

    Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hình thành Cửu tinh Bát Quái, bao gồm: Tham lang, Lộc tồn, Cự môn, Liêm trinh, Văn khúc, Vũ khúc, Phá quân, Hữu bật, Tả phụ phối hợp với Sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để có thể luận đoán cát hung.

    Phái tinh túc

    Dùng 28 tinh tú để phối chiếu, căn cứ ngũ hành của sao. Ngoài ra, phối hợp với loan đầu núi sông để luận đoán cát hung một cách chính xác nhất.

    Đây là một phái lớn, đặc biệt chú ý đối với những bạn mới bắt đầu học phong thủy. Bởi lẽ, phái này căn cứ vào rất nhiều yếu tố:

    Nhờ vào những yếu tố này mà có thể bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng tọa huyệt. Căn cứ vào phi tinh và vận tinh để luận đoán sự phối hợp với hình thế núi non, sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.

    Trong kiến thức phong thủy học nói chung, các trường phái thì được chia rất nhiều. Nhưng mấu chốt là người học phong thủy cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó, kết hợp với những luận đoán mà tổng hợp lại và dung hòa giữa tinh hoa các phái.

    Tuy các phái có nhiều, nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất. lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm.

    Kiến thức phong thủy cơ bản ứng dụng vào cuộc sống như thế nào?

    Việc nghiên cứu về phong thủy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: trong thiết kế nội thất nhà ở, xây nhà và đặc biệt trong việc kinh doanh. Cùng tham khảo một số kiến thức phong thủy trong những lĩnh vực này!

    Kiến thức phong thủy cơ bản trong việc chọn nhà ở thế nào?

    Trước khi chọn vị trí xây nhà, cần hiểu về nguyên lý tự nhiên:

    • Người phụ nữ khi lấy chồng, toàn bộ điện tích, cung mạng sẽ bị điện tích người chồng lấn áp. Nên khi chọn nhà, cần phải coi theo tuổi của chồng.
    • Vợ phải nằm theo hướng của chồng.
    • Nếu chồng mất thì phải coi theo con cả.
    • Khi con mất, xem theo con rể.

    Hay người xưa còn gọi là ” Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử “.

    Về từ trường (cung) của gia chủ được chia làm 2 phe: Đông tứ Mạng và Tây tứ Mạng. Trong đó,

    • Con nhà Đông Mạng (Khảm-Ly-Chấn-Tốn) thì tìm nhà Đông tứ trạch (Chánh Bắc, Chánh Nam, Chánh Đông, Đông Nam – 3 chánh, 1 lai).
    • Con nhà Tây Mạng (Càn-Khôn-Cấn-Đoài) thì tìm nhà Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Chánh Tây – 3 lai, 1 chánh).

    Kiến thức phong thủy cơ bản trong gia đạo thế nào?

    Trong gia đạo, nếu biết áp dụng những kiến thức phong thủy một cách thông minh sẽ giúp việc xử lý các vấn đề gia đình thích hợp hơn. Cụ thể, phong thủy trong gia đạo có thể giúp:

    • Xem Cung Mạng hợp/khắc của vợ – chồng.
    • Tính tuổi sanh con cho hợp với cha mẹ để dễ nuôi dạy.
    • Hóa giải các xung khắc giữa vợ – chồng, cha mẹ & con cái.
    • Đặt tên con theo phong thủy ý nghĩa, hợp năng lượng để có thể tạo phúc khí cho con cái.

    Kiến thức phong thủy cơ bản trong thiết kế kiến trúc thế nào?

    Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, việc ứng dụng kiến thức phong thủy giúp:

    • Thiết kế nội thất phù hợp mệnh từng gia chủ.
    • Chọn vật liệu trang trí nội thất phù hợp và gia tăng năng lượng.
    • Chọn màu sơn trang trí phù hợp với từng không gian sống.
    • Chọn màu sơn cho tòa nhà, công trình hợp với chức năng sử dụng.

    Kiến thức phong thủy cơ bản trong sức khỏe thế nào?

    Ứng dụng kiến thức phong thủy vào việc cân bằng sức khỏe thông qua 4 yếu tố sau:

    • Chọn thực phẩm phù hợp và cân bằng Âm Dương.
    • Chọn thực phẩm bổ dưỡng với năng lượng Bovis cao để dùng.
    • Kiểm tra các loại thực phẩm có độc hại hay không, có ảnh hưởng tới “thân tâm trí” hay không.
    • Biết cách điều trị và cân bằng cho bản thân qua công cụ Reiki.

    Nguyễn Ngoan – Chuyên gia hàng đầu Việt Nam tiên phong mang đến giải pháp toàn diện về Phong thủy & Quản trị cho cá nhân và Doanh nghiệp. Hãy kết nối với chuyên gia Nguyễn Ngoan để tăng giá trị cả bạn qua kho tri thức sẵn có giá trị triệu đô bên dưới:

    Youtube channel:

    1. chúng tôi chúng tôi thông tin cá nhân: Saigonhkphone.com các dịch vụ tư vấn: chúng tôi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phòng Thủy Là Gì? Nguồn Gốc Của Phong Thủy Bắt Đầu Từ Khi Nào? Nội Thất Việt Á Đông Nội Thất Việt Á Đông
  • Nguồn Gốc Phong Thủy Có Từ Đâu? Ứng Dụng Phong Thủy?
  • Những Điều Kiêng Kỵ Xây Nhà Của Đài Loan
  • Xem Tử Vi Năm 2021 Tuổi Nhâm Thân 1992 Nữ Mạng
  • Tử Vi Người Mệnh Kim Năm Canh Tý 2021: Giáp Tý, Ất Sửu Đều Phát Về Đường Tài Lộc

Nguồn Gốc Phong Thủy Có Từ Đâu? Ứng Dụng Phong Thủy?

--- Bài mới hơn ---

  • Phòng Thủy Là Gì? Nguồn Gốc Của Phong Thủy Bắt Đầu Từ Khi Nào? Nội Thất Việt Á Đông Nội Thất Việt Á Đông
  • Kiến Thức Phong Thủy Cho Người Mới Bắt Đầu
  • Phong Thủy Số Là Gì? Cách Tính Phong Thủy Số Theo Bát Tự
  • Tự Học Tứ Trụ (Bát Tự, Tử Bình)
  • Công Dụng Của Bát Tụ Bảo Trong Phong Thủy
  • Nguồn gốc phong thủy từ đâu mà có?. VẠN AN GROUP xin được làm rõ qua bài viết này.

    Có rất nhiều người khi xây nhà hay đơn giản là mua sắm các vật dụng treo, để trong nhà đều nói “phải lựa chọn cho hợp phong thủy”. Vậy phong thủy là gì? Nguồn gốc phong thủy có từ đâu? Nghe có vẻ huyền bí và còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất, song phong thủy lại rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.

    Theo từ điển Hán Việt, khi tách 2 chữ Phong Thủy ra thì “Phong” là gió, tức chỉ hiện tượng không khí chuyển động. “Thủy” là nước, tượng trưng cho địa thế. Do đó, phần lớn quan niệm về phong thủy chính là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí đến đời sống phúc họa của con người.

    Về cơ bản, phong thủy là một hệ thống dựa trên sự quan sát rất kỹ các vật thể, sức mạnh của thiên nhiên. Gồm có trời (thời gian) và đất (không gian bên trong và bên ngoài) và “khí” của các yếu tố tương tác với nhau như thế nào.

    Nhiệm vụ của phong thủy là làm cân bằng các yếu tố này. Khi đạt được sự cân bằng thì có thể có sức khỏe, tài lộc và các mối quan hệ tốt hơn; mang lại cho bạn sự thúc đẩy và động lực để đi tới thành công.

    Nguồn gốc phong thủy từ đâu và có liên hệ gì với đời sống con người

    Phong thủy không phải là những yếu tố đơn lẻ mà nó tổng hợp các yếu tố về địa hình, địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố, mồ mã, hướng gió, nguồn nước…cùng với tọa hướng, hình dạng, bố cục không gian xây dựng.

    Nói đến Phong thủy là nói đến việc tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng, cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong Thủy. Giống như mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý số, thuyết âm dương ngũ hành.

    Hai lĩnh vực Âm Trạch và Dương Trạch trong phong thủy . Nguồn gốc phong thủy từ đâu

    Trong phong thủy được chia ra làm hai lĩnh vực là: Âm trạch và Dương trach

    Âm Trạch chính là đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Trong phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn ở nơi đất có phong thủy tốt thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.

    Dương Trạch là đất được dùng vào mục đích xây nhà cửa, đình, chùa, miếu, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố…. Theo phong thủy, dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, đất trời, nơi có môi trường tốt đẹp mới làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt

    Người xưa quan niệm, số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (giờ, ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần.

    Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai họa khi vào vận xấu, giúp tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

    Xét về nguyên lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kỹ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.

    Trong Phong Thủy người ta chia ra làm 2 phái chính: Phái Hình thế và Phái Lý Pháp.

    Trường phái Hình thế do Dương Quân Tùng, đời Đường khởi xướng.

    Phái Hình thế còn gọi là phái Loan đầu, vì học thuyết này chú trọng hình dạng của núi sông. Thuyết này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp.

    Lý luận của phái Hình Thế là chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết quy nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian.

    Phái Lý Pháp (còn gọi là Lý khí hay phái Phúc Kiến), thuyết khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung (Phúc Kiến) đến Vương Cấp thời nhà Nam Tống thì rất thịnh hành.

    Trường phái lấy la bàn làm công cụ chính, căn cứ vào nguyên lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng, để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung.

    Chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi. Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp.

    Thực tế cho đến ngày nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói được chính xác ai là người đã sáng tạo ra Phong thủy. Ngay cả khoảng thời gian mà khoa Phong thủy xuất hiện cũng vẫn chưa có được câu trả lời chính xác. Tất cả chỉ là những phỏng đoán theo tiến trình lịch sự của Trung Hoa mà nơi này đã hình thành nên khoa Phong thủy.

    Truyền rằng, thuật phong thủy hình thành rất sớm, ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đế những ảnh hưởng của tự nhiên đối với đời sống của mình nên đã tiến hành lựa chọn có chủ đích.

    Nguyên sơ của phong thủy chính là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà… Từ cuộc sống thực tế và sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở, bao bọc, lại gần nguồn nước, sông ngòi.

    Ở thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà chủ yếu là muốn an toàn nên thường chọn nơi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn, người ta dần dần biết cách chọn vùng đất hướng về mặt trời, khuất gió.

    Những người nghiên cứu về phong thủy nghĩ rằng, Lão Tử – vị giáo chủ của đạo Lão là người đã có góp công lớn cho khoa Phong Thủy. Bởi dựa vào Kinh Dịch Lão Tử cho rằng phong thủy đã xuất hiện cách đây khoảng 600 trước Công Nguyên. Người thứ hai là Hồng Phạm, thời Hán, ông đã lập ra hệ phái Cửu Tinh Bát Môn dựa vào những chòm sao có thật trên bầu trời.

    Sau đó, khoảng năm 618 sau Công Nguyên đã xuất hiện nhiều nhà Phong Thủy nổi tiếng, có công trong việc hoàn chỉnh và phổ biến sâu rộng khoa Phong thủy trong nhân gian. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy.

    Tại Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng, các cung điện đền thờ đều được xây dựng với những nét tương đồng về phong thủy. Đặc biệt, trong các đền thờ còn có bàn thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ.

    Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí đối lập nhau.

    Cho đến ngày nay dù ở Phương Tây hay Phương Đông khi xây dựng nhà ở hay treo các vật dụng trong nhà. Người ta vẫn thường quan tâm đến những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn để có thể lợi về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt.

    Phong thủy cho đến hiện tại vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với con người. Tuy nhiên trong thực tế phong thủy luôn song hành với chúng ta trong đời sống hàng ngày, dù có huyền bí nhưng lại rất thực tế và gần gũi.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Điều Kiêng Kỵ Xây Nhà Của Đài Loan
  • Xem Tử Vi Năm 2021 Tuổi Nhâm Thân 1992 Nữ Mạng
  • Tử Vi Người Mệnh Kim Năm Canh Tý 2021: Giáp Tý, Ất Sửu Đều Phát Về Đường Tài Lộc
  • Tử Vi Tuổi Nhâm Thân 1992 Năm 2021
  • Xem Tử Vi 2021 Tuổi Kỷ Tỵ 1989 Nữ Mạng

Tranh Chữ Phúc Lộc Thọ Nên Treo Ở Đâu? Ý Nghĩa Trong Phong Thuỷ

--- Bài mới hơn ---

  • Treo Tranh Rồng Phượng Bằng Đồng Hợp Phong Thủy Cho Phòng Khách
  • Tranh Long Phụng Sum Vầy Có Ý Nghĩa Gì? Hợp Tuổi Nào?
  • Tranh Thư Pháp: 8 Lưu Ý Phải Đọc Trước Khi Mua Để Tránh Xui
  • 1000++ Mẫu Tranh Thư Pháp Treo Tường Đẹp
  • Tranh Thư Pháp Chữ Lộc
  • Tranh chữ Phúc Lộc Thọ nên treo ở đâu? Ý nghĩa trong phong thuỷ của bộ chữ Phúc Lộc Thọ.

    1. Tranh chữ Phúc, ý nghĩa, cách treo tranh chữ Phúc:

    Chữ Phúc là biểu tượng cho may mắn, hạnh phúc. Bên trái của chữ Phúc là bộ thị thể hiện ước mơ của con người; bên phải gồm 3 bộ chữ: Bộ miên chỉ một mái nhà, dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng, dưới cùng là bộ điền.

    Như vậy chữ Phúc là một ước mơ bình dị về một cuộc sống yên bình, mong sao cho gia đình có người, có nhà, nề nếp hiếu thuận, ấm êm; có ruộng để làm ăn sinh sống. Đó là ước mơ ngàn đời của những con người lao động.

    Tranh chữ Phúc bằng đồng Hán ngữ:

    Chữ phúc lần hồi được hiểu là “điều tốt lành” hoặc “việc may mắn” . Do đó, nhiều kết hợp từ có yếu tố phúc nhằm chỉ sự vui vẻ, no ấm, an lành: phúc đức, phúc ấm, phúc tinh, phúc hạnh, hạnh phúc, hồng phúc, diễm phúc, v.v.

    Người xưa thường treo tranh chữ Phúc phía trong cửa ra vào với ngụ ý phúc rơi vào đầu, phúc sẽ đến với gia đình. Với ngày nay, tranh chữ Phúc treo tại phòng khách mang lại hạnh phúc, bình an, phú quý cho cả gia đình. Treo tại phòng làm việc sẽ mang lại may mắn, thuận lợi và thông suốt cho công việc.

    Ngày Tết, có nhà dán hoặc treo chữ phúc Hán tự lộn ngược, nhất là nhà bà con dân tộc Hoa. Đây là một phong tục độc đáo và có nhiều cách giải thích khác nhau. Trên phương diện ngôn ngữ, đây lại là lối “chơi chữ” đặc sắc dựa theo tính chất đồng âm.

    Chữ phúc lộn ngược gọi là Phúc đảo. Tiếng Bắc Kinh đọc là phú dào, y hệt như… phúc đáo, nghĩa là “điều tốt, vận may đến”.

    Người ta cũng thường dùng khái niệm ngũ Phúc hoặc bách Phúc.

    Khái niệm ngũ phúc được các từ điển giảng giải không thống nhất. Có quan niệm cắt nghĩa: “Năm thứ hạnh phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh”. Phú là giàu. Quý là sang. Thọ là sống lâu. Khang là mạnh khỏe. Ninh là bình an. Theo một quan điểm khác thì ngũ Phúc là: thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (mạnh khoẻ bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết già, chứ không phải chết non hoặc chết vì tai nạn). Đây lại là quan niệm dựa theo thiên “Hồng phạm” trong Kinh thư.

    Phần lớn ở các nước phương đông, trong đó có Việt Nam thì phòng khách người ta hay treo một số chữ điển hình hay các bức tranh một chữ thể hiện những đức tính cần có của con người như Tâm, Đức, Nhẫn, Hiếu… hoặc ước mơ bình dị về cuộc sống như Phúc, Phú, Quý… là những chữ mang tính chất tổng thể cho cả một gia đình, cộng đồng và đều được treo ở vị trí trang trọng của phòng khách. Còn ở cổng thì thường treo bốn chữ là Ngũ Phúc Lâm Môn.

    Chữ Phúc với ý nghĩa của nó, có thể treo ở phòng khách, thư phòng, phòng làm việc, phòng thờ đều được.

    Tranh chữ Phúc mạ vàng 24k toàn bộ:

    2. Ý nghĩa tranh chữ Lộc, tranh chữ Lộc nên treo ở đâu?

    Thời xưa, Lộc tức là bổng lộc mà các Quan được nhận. Có thứ Lộc của Vua ban, có thứ Lộc của dân biếu. Vua ban để ghi nhận công lao của các Quan đã chí công vô tư, thay Vua cai quản, chăn dắt đám dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu Quan, để bày tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó, quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân, mà làm. Như vậy hoàn toàn có thể nói Lộc chính là sự ghi nhận công lao các Quan: công lao với dân và công lao với Vua, với nước. Lộc là thành quả, sự đền đáp xứng đáng của công lao.

    Từ xưa đến nay, Lộc biểu tượng cho một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người đó là tài tộc dồi dào. Lộc còn bao hàm ý nghĩa may mắn, phúc tốt lành. Mỗi độ Tết đến, cùng với chữ Phúc, Thọ, người Việt Nam thường treo bộ tranh ba chữ Phúc – Lộc – Thọ để cầu mong tài lộc đến với mỗi người. Người dân còn có tục lệ đi hái lộc vào những ngày đầu năm mới. Người ta hái những lộc non về như đem tài lộc, may mắn về với gia đình trong suốt năm.

    Tài Lộc cũng như chồi lộc non mùa xuân. Mùa xuân chồi lộc đua nhau xanh mơn mởn. Lộc non là thành quả của những ngày đông rét mướt trong kén lá. Lộc non tô điểm cành đào ngày Tết. Người Việt Nam chuộng những cành đào có cả lộc non xanh mơn mởn và hoa đào tươi hồng. Giống như, bên cạnh sức khỏe và hạnh phúc, người người đều mong muốn tài lộc để đủ đầy thêm hạnh phúc của mình. Lộc như chồi non, làm mơn mởn cuộc sống sung túc của mỗi người.

    Cách treo tranh chữ Lộc trong nhà

    • Treo tranh chữ Lộc trong nhà không quá quan trọng vấn đề phong thuỷ, ai cũng có thể trưng trang trí, chơi tranh.
    • Tránh treo ở những nơi ẩm thấp, mùi tạp uế như nhà vệ sinh
    • Không treo quá thấp, hoặc quá cao, thông thường các bức tranh chữ thường treo cao hơn đầu gia chủ khoảng 20cm
    • Cần thường xuyên vệ sinh tranh để không bám những bụi bẩn, ảnh hưởng không tốt cho phong thủy

    3. Tranh chữ Thọ, ý nghĩa chữ Thọ:

    Thời xưa, chữ Thọ xuất hiện nhiều trong kiến trúc như cung điện, tư gia của các bậc vương giả và cả ngôi nhà của người dân thường. Nó được xem là biểu tượng có tác dụng tăng cường năng lượng cho ngôi nhà, đồng thời giúp người sống trong nhà được bảo vệ.

    Thọ là phúc đức mà mỗi người đều mong muốn. Thọ không phải chỉ là sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Một con người sống lâu trăm tuổi rất quý, nhưng người đó trường thọ cùng gia đình hạnh phúc, con cháu đầy đàn, phú quý đề huề còn quý giá hơn. Giống như thế giới loài cây, một loài cây sống lâu năm thường là loài cây quý, nhưng loài cây ấy đếu đơm hoa, kết trái hoặc đem lại lợi ích từ sự lâu năm của mình còn đáng quý và được trọng vọng hơn.

    Trong kiến trúc và trang trí nội thất, chữ Thọ được xử lý cách điệu qua các hình dạng vuông hoặc tròn với những đường thẳng, cong, khỏe mạnh, cân xứng. Điều này đã mang lại tính thẩm mỹ rất cao, đặc biệt là khi được phóng to trên các bức tường hoặc cửa sổ. Đối với chất liệu đồng hay gỗ, qua nghệ thuật điêu khắc những chữ Thọ uốn lượn cầu kỳ theo mô tuýp trang trí vân mây, hoa lá… trở nên rất đẹp mắt.

    Không chỉ tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng này còn có khả năng tạo ra năng lượng, giúp bạn luôn có sức khỏe tốt.

    Xã hội càng tiến lên, khoa học dinh dưỡng càng phát triển thì tuổi thọ càng được nâng cao, Nhưng hạnh phúc của đời người không chỉ phụ thuộc vào việc thọ bao nhiêu tuổi mà quan trọng hơn là được sống thanh thản trong những năm tháng cuối đời.

    Trong nhà hoặc trong phòng khách, vị trí treo tranh chữ Thọ phát huy tốt nhất chính là cung phía Tây bắc hay còn gọi là cung Càn trong Khoa Phong thủy, cung này chủ về quí nhân cũng như về may mắn, phúc đức và trường thọ.

    Trang trí chữ Thọ lên lưng ghế sofa, mặt tủ, thậm chí, bạn còn có thể lồng vào khung rồi treo lên tường. Nên chọn những gam màu nổi như đỏ, vàng hoặc cam để tăng thêm năng lượng cho biểu tượng này.

    Ngày nay, chữ Thọ dùng trong thiết kế, trang trí nội thất được biến thể rất phong phú. Ngoài ra, không nhất thiết bạn phải viết thật đúng chữ Thọ theo tiếng Hán mà còn các dạng Hán Nôm, chữ thư pháp…

    4. Tranh chữ Phúc Lộc Thọ bằng đồng đẹp treo tường, trang trí:

    Tranh đồng Phúc Lộc Thọ được ưa chuộng bởi sự sắc sảo, sang trọng, đường nét tinh tế, hoạ tiết tươi sáng và sự bền vững theo thời gian với chất lượng vượt trội.

    Tranh chữ Phúc Lộc Thọ bằng đồng có các dạng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Hán hoá rồng, chữ thư pháp… Tranh bằng đồng có khung liền đồng hoặc tranh đồng khung gỗ mặt kính với những nét đẹp riêng.

    Ngoài ra, tranh đồng có thể mạ vàng, mạ bạc nổi bật và trang trọng. Chữ và hoạ tiết được để màu đồng, màu vàng sáng…, nền sơn đỏ, sơn đen hoặc để toàn bộ màu vàng ta đều rất nổi bật.

    Xưởng sản xuất Tranh đồng cao cấp Bảo Long, chuyên các sản phẩm tranh đồng mỹ nghệ, tranh chữ đồng các loại hàng kỹ cao cấp cực kỳ tinh xảo bền đẹp.

    Dòng tranh chữ đồng cao cấp, khác hẳn với dòng tranh chữ đồng trên nền mika mỏng, khung gỗ công nghiệp, khung nhựa Đài Loan. Nhận đặt hàng theo mọi yêu cầu đảm bảo uy tín chất lượng hàng đầu.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Ý Nghĩa Tranh Chữ Phúc Và Cách Treo Chữ Phúc Trong Nhà
  • Tranh Chữ Phúc Và Những Ý Nghĩa Phong Thủy
  • Ý Nghĩa Và Cách Treo Tranh Chữ Phúc
  • Tranh Phù Điêu Phòng Khách Nghệ Thuật
  • Tổng Hợp Hơn 20 Mẫu Phù Điêu Phong Cảnh Phong Thủy Cho Gia Đình

Tìm Thầy Phong Thủy Giỏi Uy Tín Ở Đâu?

--- Bài mới hơn ---

  • Quan Niệm Về Ý Nghĩa Của Màu Sắc Trong Phong Thủy
  • Quan Niệm Phong Thủy Của Các Loại Tiền
  • Phong Thủy: Truyền Thuyết Tổ Sư Phong Thủy Quách Phác
  • Các Truyền Thuyết Về Phượng Hoàng Và Ý Nghĩa Phong Thủy
  • 4 Truyền Thuyết Phong Thủy Chấn Động Trung Quốc
  • Xem Bảng Giá và Lời Ngỏ Tư Vấn Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/bang-gia-va-loi-ngo-tu-van-phong-thuy/

    Thầy phong thuỷ giỏi uy tín trước tiên là phải có kiến thức sâu rộng về các trường phái: Loan đầu – khí – tam hợp – dương trạch tam yếu – bát trạch – huyền không – tứ trụ. Loan đầu là xem về địa hình, địa thế. Huyền Không chuyền về các thuật toán, tướng số. Cuối cùng là đến xem lá số Tứ trụ coi tài khi cá nhân người nào đó. Nói tóm lại, thầy phong thuỷ giỏi trước hết là phải biết các lĩnh vực trên.

    Các thầy phong thuỷ giỏi và uy tín khi đứng trước một mảnh đất, họ có thể biết ngay được mảnh đất này tốt hay xấu. Long mạch của đất nằm ở đâu? Hay như khi bước chân vào nhà, thầy phong thuỷ có thể nói rõ về tình trạng ngôi nhà. Hướng nhà tốt xấu ra sao? Mà không cần gia chủ cung cấp bất kỳ thông tin nào. Thầy phong thuỷ giỏi sẽ đoán được 80% độ chính xác. Sau đó thầy sẽ sắp xếp lại mọi thứ trong gia đình nhằm mang lại vượng khí cho gia chủ.

    Vậy nên để biết được thầy phong thuỷ có giỏi hay không thì gia chủ không nên nói hết thông tin với thầy. Nếu thầy giỏi, thầy sẽ biết vận khí căn nhà từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

    Thầy Tam Nguyên là một trong những thầy phong thủy hàng đầu Việt Nam. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong giới phong thủy, thầy được dự án lớn mời về. Các dự án như: khu đô thị An Hưng – Hà Đông, Dược Đông A, các resort ở Cam Ranh…

    Thầy Tam Nguyên chuyên về xem phong thủy nhà cửa, bất động sản; xem ngày cưới hỏi; xem tứ trụ, bát tự, tử vi… Ngoài ra, thầy Tam Nguyên mở lớp online đào tạo các thầy phong thủy tương lai.

    Thầy chuyên xem phong thủy cho các dự án bất động sản, nhà cửa, văn phòng. Với sự am hiểu về kiến trúc cùng với nhiều năm nghiên cứu phong thủy. Thầy được nhiều người tín nhiệm và mới về tư vấn cho các dự án lớn nhỏ trong cả nước.

    Thầy phong thủy Hoàng Trà

    Xuất thân từ kiến trúc sư nổi tiếng tại Hà Nội, thầy Hoàng Trà nổi tiếng là một chuyên gia phong thủy trong lĩnh vực bất động sản như: nhà ở, biệt thự, văn phòng, đất đai…

    Với kiến thức của kiến trúc sư và uyên thâm trong lĩnh vực phong thủy. Thầy Hoàng Trà rất được nhiều người tin tưởng và mời về. Thầy còn nhận tư vấn qua điện thoại.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thầy Xem Phong Thủy Giỏi Ở Thanh Hóa Nhiều Người Xem
  • Những Ông Tổ Môn Địa Lý Phong Thủy
  • Lời Giới Thiệu Về Nguồn Gốc Phong Thủy Và Ông Tổ Phong Thủy Việt Nam
  • Bậc Thầy Phong Thủy Tưởng Đại Hồng Và Huyền Không Phong Thuỷ
  • Đồng Tiền Phong Thủy Cho Toàn Bộ Người Dân Việt Nam